Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 28 (25)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 28 (25)

TOÁN

So sánh các số trong phạm vi 100 000

I.MỤC TIÊU:Giúp HS:

- Học sinh luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 .

- Rèn kỹ năng so sánh số,kỹ năng làm bài.

- HS chăm học toán và vận dụng vào cuộc sống.

II.CHUẨN BỊ:

- GV:Bảng phụ, SGK,phấn màu

- HS:Vở,SGK,bảng con,nháp.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 28 (25)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Chào cờ
Nhận xét tuần 27
Toán
So sánh các số trong phạm vi 100 000
I.Mục tiêu:Giúp HS:
- Học sinh luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 .
- Rèn kỹ năng so sánh số,kỹ năng làm bài.
- HS chăm học toán và vận dụng vào cuộc sống.
II.Chuẩn bị:
- GV:Bảng phụ, SGK,phấn màu
- HS:Vở,SGK,bảng con,nháp.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Tìm số liền trước và số liền sau cuả số:99 999.
 (Giúp HS ôn lại kiến thức cũ)
2.Bài mới:
a, Giới thiệu bài- Ghi bài (trực tiếp)
b, Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.(Như SGK)
+ Kết luận :
- Số nào có nhiều số chữ số hơn thì lớn hơn.
- So sánh các cặp chữ số ở cùng hàng .
c, Luyện tập- Thực hành:
+ Bài 1: GV ghi bảng như SGK
 - Cho HS tự làm bài
(Củng cố về so sánh số)
- Cho HS làm bài tập 2:
(Tương tự)
- Cho HS làm bài tập 3:
(Rèn kỹ năng tìm số lớn nhất,số bé nhất trong dãy số) 
- Cho HS làm bài 4
(Rèn kỹ năng viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé)
3.Tổng kết-dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 -Tuyên dương em làm bài tốt.
5’
10’
18’
2’
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
- HS so sánh.
- HS làm vào bảng con-bảng lớp nêu lý do
điền dấu.
- Chữa bài:
458935 275
8000=7999+1 99 999<100 000
3527>3519 86 573<96 573
89 156<98 516 67 628<67 728
69 731>69 713 89 999<90 000
79 650=79 650 78 659>76 860
- HS lên bảng khoanh vào số:
- Số lớn nhất là:92 368
- Số bé nhất là:54 307.
a.8258;16999;30620;31855.
b.76253;65372;56372;56327.
Tự nhiên xã hội
Thú (Tiếp)
I.Mục tiêu:Giúp HS:
- Kiến thức:HS biết được các bộ phận chính của cơ thể thú rừng, biết ích lợi của thú rừng
- Kỹ năng:biết chỉ và nêu tên các bộ phận chính của cơ thể thú rừng,nêu được ích lợi của thú rừng,kể tên một vài loài thú rừng.
- Thái độ: HS có ý thức yêu quý và bảo vệ thú rừng.
II.Chuẩn bị:
- GV: Các hình minh hoạ trongSGK.
- HS: Tranh ảnh thú mà HS sưu tầm được,giấy bút màu vẽ.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Hoạt động khởi động:Trò chơi:”con gì đây”
- Giới thiệu bài. 
(Giới thiệu bài)
2.Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể thú.
(Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể thú rừng).
H: Cơ thể của thú có các bộ phận nào?
+ Toàn thân thúđược phủ bằng gì?
+ Cơ thể loài thú có xương sống không?
+ Thú đẻ con hay đẻ chứng? Chúng nuôi con bằng gì?
3.Hoạt động 2 : ích lợi của thú rừng.
(Giúp HS nêu được ích lợi của thú rừng)
Hỏi: Thú rừng thường có ích lợi gì?
Kể tên một số loài thú rừng?
4.Hoạt động 3: Bảo vệ thú rừng.
- Cho HS quan sát tranh một số động vật quý hiếm:Hổ,báo,voi,gấu trúc,
- Hỏi: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài thú quý?
5. Hoạt động kết thúc(Nêu ghi nhớ trong SGK)
 - Nhắc nội dung bài.
 - Tổng kết giờ học. - Tuyên dương.
 - Ôn lại kiến thức trong phần tự nhiên.
5’
10’
10’
8’
2’
- HS đoán tên con vật
- Hoạt động nhóm:Các thành viên trong nhóm quan sát tranh của mình để biết loài thú gì, tên các bộ phận của con thú đó.
- Đại diện nhóm trình bày
- Đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Phủ bằng lông mao.
- Có xương sống
-Thú đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Kết luận: Các loài thú rừng có hình dạng bên ngoài khác nhau và kích thước khác nhau, nhưng chúng có điểm chung là: có xương sống, lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Kết luận: Thú rừng thường có ích lợi :Cung cấp dược liệu quý, nguyên liệu để làm đồ mỹ nghệ, trang trí.
- Hổ, báo, hươu nai, tê giác, voi,
- Bảo vệ, không săn bắt thú rừng bừa bãi, không chặt phá rừng.
- HS đọc ghi nhớ bài.
Đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu
 - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
 - Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 - Có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
- Vở BT đạo đức.Tài liệu sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở địa phương
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Khởi động: GV giới thiệu bài.
2.Các hoạt động: 
*HĐ1: Xem tranh ảnh
- GV yêu cầu HS xem ảnh SGK và chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất và nêu lí do.
- GV hỏi: Nếu không có nước cuộc sống sẽ như thế nào?
- GV chốt : Nước là nhu cầu cần thiết không thể thiếu được....
HĐ2: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS nhận xét đánh giá các hành vi, việc làm trong mỗi bức tranh. Nêu rõ lí do. Nừu em ở đấy em sẽ làm gì? Vì sao ? 
- Các nhóm trình bày trước lớp - nhận xét .
- GV chốt lại
HĐ3: Thảo luận nhóm
- GV phát phiếu ghi sẵn các câu hỏi để học sinh trả lời.
- Các nhóm trình bày trước lớp - nhận xét.
- GV tổng kết ý kiến khen gợi một số học sinh trả lời tốt.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tuyên dương một số em
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Cùng vui chơi
I- Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm đúng: đẹp lắm, nằng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống,... Ngắt nghỉ đúng.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu: từ mới, nội dung bài: Các em học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: sách giáo khoa, tranh minh hoạ, bảng phụ.
- Học sinh: sách giáo khoa.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: kể lại câu chuyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bài:
b. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn giải thích nghĩa từ mới.
- Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng.
c. Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS đọc thầm từng khổ thơ, trao đổi nội dung bài dựa theo câu hỏi SGK.
* Câu hỏi 1: 
+ Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?
* Câu hỏi 2:
+ Học sinh chơi vui và khéo léo ntn?
* Câu 3:
+ Vì sao nói “Chơi vui học càng vui”
d. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS học thuộc từng khổ thơ
3. Tổng kết dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương em thuộc bài.
- Về nhà học thuộc bài thơ.
5’
10’
10’
8’
2’
- 2 em nối tiếp nhau đọc.
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- Học sinh nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc khổ thơ trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc khổ trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm khổ thơ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
+ Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
+ Trò chơi rất vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. HS vừa chơi vừa cười, hát.
+ Các bạn chơi rất khéo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, cố gắng để giữ quả cầu luôn bay trên sân, không bị rơi xuống đất.
+ Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn .
- HS thi đọc tiếp sức.
- HS thi đọc thuộc bài.
- Bình chọn bạn đọc thuộc, đọc hay.
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Học sinh luyện đọc và nắm thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn,tròn trăm.Tính viết và tính nhẩm.
- Rèn kỹ năng so sánh số,kỹ năng làm bài,kỹ năng tính nhẩm.
- HS chăm học toán và vận dụng vào cuộc sống.
II.Chuẩn bị:- GV:Bảng phụ, SGK,phấn màu
 - HS:Vở,SGK,bảng con,nháp.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS so sánh:
14 214 và 14 114;16 320 và 460.
 (Giúp HS ôn lại kiến thức cũ)
2.Bài mới:
a, Gthiệu bài- Ghi bài (trực tiếp)
b, Luyện tập- Thực hành:
+ Bài 1: GV ghi bảng như SGK
 - Cho HS tự làm bài
(Củng cố về thứ tự số)
- Cho HS làm bài tập 2:
(Rèn kỹ năng so sánh số)
- Cho HS làm bài tập 3:
(Rèn kỹ năng tính nhẩm)
- Cho HS làm bài 4
- Cho HS làm bài 5:
(Rèn kỹ năng đặt tính)
3.Tổng kết-dặn dò:
 -Nhận xét giờ học.
 -Tuyên dương em làm bài tốt.
5’
28’
2’
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận rút ra quy luật.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài:
99 600; 99 601; 99 602; 99 603; 99 604.
18 200; 18 300; 18 400; 18 500; 18 600.
89 000; 90 000; 91 000; 92 000; 93 000.
- HS làm bảng con- bảng lớp - nêu lý do
điền dấu.
- Chữa bài:
8357<8257 3000+2<3200
36478<36488 6500+200<6621
89429>89420 8700-700=8000
8398<10010 9000+900<10 000
- HS tính nhẩm
- Lần lượt nêu kết quả.
+ HS thảo luận đưa ra kết quả
a.99 999
b.10 000
- HS làm vào vở-Bảng lớp
- Chữa bài:
+3254 8326 1326
 2473 - 4916 X 3
 5727 3410 3978
Tập đọc - kể chuyện
Cuộc chạy đua trong rừng
I- Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm đúng: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, thảng thốt, lung lay,. Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu: từ mới, nội dung bài: Làm việc gì cúng phải cận thận, chu đáo. nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. 
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: sách giáo khoa, tranh minh hoạ, bảng phụ.
- Học sinh: sách giáo khoa.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: kể lại câu chuyện Quả Táo.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bài:
b. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc bài văn.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn giải thích nghĩa từ mới.
- Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng.
c. Tìm hiểu bài:
- GVtổ chức cho HS đọc thầm từng đoạn, trao đổi nội dung bài dựa theo câu hỏi SGK.
* Câu hỏi 1: 
 + Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi ntn?.
* Câu hỏi 2:
+ Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?
* Câu hỏi 3:
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
* Câu hỏi 4: 
+ Ngựa Con rút ra bài học gì?
d. Luyện đọc lại:
e. Kể chuyện:
- GV giao nhiệm vụ
- GV nhận xét cho điểm
3. Tổng kết dặn dò:
- Liên hệ.
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương em đọc tốt.
- Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện
- Chuẩn bị bài sau
5’
25’
15’
8’
15’
2’
- 2 em đọc.
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- Học sinh nghe
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu kết hợp phát âm đúng từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn, thảo luận nh ... 
Tập đọc
Cùng vui chơi
I- Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm đúng: đẹp lắm, nằng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống,... Ngắt nghỉ đúng.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu: từ mới, nội dung bài: Các em học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: sách giáo khoa, tranh minh hoạ, bảng phụ.
- Học sinh: sách giáo khoa.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: kể lại câu chuyện Cuộc chảy đua trong rừng.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bài:
b. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn giải thích nghĩa từ mới.
- Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng.
c. Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS đọc thầm từng khổ thơ, trao đổi nội dung bài dựa theo câu hỏi SGK.
* Câu hỏi 1: 
+ Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?
* Câu hỏi 2:
+ Học sinh chơi vui và khéo léo ntn?
* Câu 3:
+ Vì sao nói “Chơi vui học càng vui”
d. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS học thuộc từng khổ thơ
3. Tổng kết dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương em thuộc bài.
- Về nhà học thuộc bài thơ.
5’
10’
10’
8’
2’
- 2 em nối tiếp nhau đọc.
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- Học sinh nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc khổ thơ trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc khổ trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm khổ thơ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
+ Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
+ Trò chơi rất vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. HS vừa chơi vừa cười, hát.
+ Các bạn chơi rất khéo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, cố gắng để giữ quả cầu luôn bay trên sân, không bị rơi xuống đất.
+ Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn .
- HS thi đọc tiếp sức.
- HS thi đọc thuộc bài.
- Bình chọn bạn đọc thuộc, đọc hay.
Luyện từ và câu
Nhân hoá. ôn tập cách đặt câu hỏi và trả lời: để làm gì? Dấu ?; .; !
I- Mục tiêu: giúp HS
- Tiếp tục học về nhân hoá, ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
- Luyện tập về dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than.
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 3 tờ phiếu viết truyện vui ở BT3
- Học sinh: sách giáo khoa, vở BT.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Dán phiếu lên bảng, mời HS lên bảng làm bài.
3. Tổng kết dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS chú ý các hiện tượng nhân hoá sự vật, con vật khi đọc thơ, văn
- Tập kể lại truyện vui Nhìn bài của bạn.
5’
28’
2’
- 2 HS làm miệng
- Nhận xét.
* Bài tập 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Chữa bài 
+ Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như những người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
* Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
+ Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng
+ Cả một vùng sông Hồng nô nức làm 
lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
+ Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất
* Bài tập 3:
Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à?
- Vâng! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.
Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con nhìn bài của bạn?
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
Tiếng Việt
Ôn: Luyện từ và câu
I- Mục tiêu:
 - HS luyện tập làm các bài tập trong vở BTT
 - HS hiểu chắc về biện pháp nhân hoá, kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi “ Để làm gì?”
 - Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong đặt câu và viết văn. 
II- Đồ dùng dạy học: Vở BTT trắc nghiệm
III- Các hoạt động dạy học:
 1, Giới thiệu bài
 2, Luyện tập: - HD h/s làm vở BTT
 Bài 1:HS nêu yêu cầu và làm vào vở
HS chữa bài và nhận xét kết quả
GV chữa bài
 Bài 2 + 3: HS tự làm bài vào vở
HS chữa bài
GV củng cố, chữa bài
III- Củng cố- dặn dò; Nhận xét giờ học.
 Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 26 tháng3 năm 2010
Toán
Đơn vị đo diện tích.xăng- ti-mét vuông.
I.Mục tiêu:Giúp HS:
- Học sinh biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Rèn kỹ năng đọc,viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
- HS chăm học toán và vận dụng vào cuộc sống.
II.Chuẩn bị:
- GV:Bảng phụ, SGK,phấn màu, miếng bìa hình vuông có cạnh 1 cm. 
- HS:Vở,SGK,bảng con,nháp,mỗi HS 1 hình vuông có cạnh 1 cm.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài 2,3(150)
 (Giúp HS ôn lại kiến thức cũ)
2.Bài mới:
a, Giới thiệu bài- Ghi bài (trực tiếp)
b ,Giới thiệu xăng – ti-mét vuông:
- Treo trực quan để cho HS quan sát để HS thấy được biểu tượng về xăng-ti-mét vuông.(Như SGK)
c, Luyện tập- Thực hành:
+ Bài 1: GV treo bảng phụ phần mẫu lên bảng như SGK
- Cho HS tự làm bài
(Củng cố về đọc,viết số đo diện tích theo cm2)
- Cho HS làm bài tập 2:cho HS hiểu được số đo diện tích một hình theo cm2 có trong hình đó.
(Rèn kỹ năng so sánh diện tích các hình)
- Cho HS làm bài tập 3:
(Rèn kỹ năng cộng trừ,nhân,chia với số đo diện tích cm2)
- Cho HS làm bài tập 4:
(Củng cố về giải toán với số đo cm2)
3.Tổng kết-dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Tuyên dương em làm bài tốt.
5’
10’
18’
2’
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- HS lấy hình vuông cạnh 1 cm đó là 1 xăng-ti-mét vuông.
- Nhiều HS đọc.
- HS tập viết trên bảng lớp,bảng con.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài:5 cm2;120 cm2;1500 cm2;
10 000 cm2.
- HS làm bài cá nhân:HS đếm số ô vuông ở các hình,
-1 HS lên bảng làm bài.
-Chữa bài
- Hình B gồm 6 ô vuông 1 cm2.Diện tích hình B là 6 cm2
Diện tích hình A=Diện tích hình B
- HS làm bài-Chữa bài:
18cm2+26 cm2=44 cm2
40 cm2-17 cm2=23 cm2
6 cm2 X 4 =24 cm2
32 cm2 : 4 =8 cm2
- HS đọc đề bài-Làm bài vào vở,chữa bài:
 300- 280 = 20 (cm2)
 Đáp số:20 cm2
Chính tả ( Nghe- viết)
Cùng vui chơi
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kỹ năng viết chính tả: nhớ – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp các khổ thơ 2, 3, 4 của bài Cùng vui chơi..
- Học sinh làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có các âm, dấu thanh dễ viết sai l/n và dấu hỏi / dẫu ngã.
- Thái độ: học sinh cẩn thận, nề nếp.
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: bảng phụ, phấn mầu.
- Học sinh: sách giáo khoa, vở BT, bút, bảng con.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: viết: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng, lạnh buốt.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bài:
b. Hướng dẫn viết:
c. Đọc cho HS viết
- GV đọc thong thả từng câu.
- Uốn nắn tư thế ngồi viết
- Quan sát chung
- Chấm bài, nhận xét.
d. Hướng dẫn làm bài tập
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài, chữa bài.
3. Tổng kết dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương em viết đẹp
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài sau
5’
8’
15'
5’
2’
- HS viết bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- 2 HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối
- Hs đọc thầm 2, 3 lượt các khổ thơ 2,3,4 để thuộc các khổ thơ, tập viết các từ ngữ dễ viết sai.
- HS viết bài
- Chữa lỗi.
* Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm VBT:
- Chữa bài:
+ Câu a: bóng ném – leo núi – cầu lông
+ Câu b: bóng rổ – nhảy cao – võ thuật
Tập làm văn
Kể lại trận thi đấu thể thao
I- Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói: Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật giúp người nghe hình dung được trận đấu.
- Rèn kỹ năng viết: viết lại được một tin thể thao mới đọc được (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) – viết gọn, rõ, đủ thông tin.
II- Đồ dùng dạy học - Giáo viên: tranh minh hoạ
 - Học sinh: vở BT.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra HS đọc lại bài viết về những trò vui trong ngày hội (tiết TLV tuần 26)
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài
- GV nhắc HS:
+ Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi; cũng có thể kể một buổi thi đấu nghe tương thuật,
+ Có thể kể theo gợi ý, nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý.
- Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác (cần nói rõ em nhận được tin từ nguồn nào: đọc trên sách, báo, tạp chí nào; nghe từ đài phát thanh, chương trình ti vi nào.
3. Tổng kết dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương em viết đẹp
- Về nhà học thuộc tiếp tục kể câu chuyện.
5’
28’
2’
- 2 HS đọc bài.
- Nhận xét.
* Bài tập 1:
- 1 HS giỏi kể mẫu
- Từng cặp HS tập kể.
- Một số HS thi kể trước lớp
(VD (có thể bắt đầu): Chiều chủ nhật tuần trước, anh em cho em cùng đi xem trận bóng đá giữa đội bóng trường anh và trường bạn
* Bài tập 2:
- HS viết bài
- Học sinh đọc các mẩu tin đã biết.
- Nhận xét.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp- Sinh hoạt sao
I- Mục tiêu:
- HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua. Có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Tiếp tục thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
 - Rèn thói quen làm việc đúng giờ giấc và có kỉ luật, trật tự
 - GD ý thức phê và tự phê.
II- chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III- Các hoạt động chủ yếu:	
1, Sinh hoạt lớp:
 * Kiểm điểm công tác tuần qua:
 - Các tổ báo cáo về các mặt: + Nề nếp :
 + Học tập: .
 - Lớp trưởng ghi lại những kết quả từng tổ và đọc lại trước lớp
 - GV n. xét chung - khen - động viên kịp thời.
 * Kế hoạch tuần tới:
 - Khắc phục thiếu sót- tiếp tục ổn định nề nếp
 - Tham gia đóng góp các loại quỹ đầy đủ
 - Thi đua học tập tốt để chào mừng ngày sinh nhật Bác 19 – 5
 - .. .
 .
2, Sinh hoạt sao:
 - Tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
 - Các sao tự sinh hoạt
 - Vui văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dien tu.doc