Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 28 (29)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 28 (29)

 Tập đọc - Kể chuyện:

 CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG.

YCCĐ: Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con . Hiểu nội dung làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo . kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ .KNS : Tự nhận thức lắng nghe , phê phán

 Các hoạt động dạy chủ yếu:

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 28 (29)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2011
 Tập đọc - Kể chuyện:
 CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG.
YCCĐ: Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con . Hiểu nội dung làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo . kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ .KNS : Tự nhận thức lắng nghe , phê phán 
	 Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ 
-GV nhận xét bài kiểm tra giữa kì II.
-Công bố kết quả, chữa bài nào HS hay sai.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: + Đọc đúng: Sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, thảnh thốt, tập tểnh... 
+Đọc đúng câu kể, câu hỏi.
+Biết phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa con.
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải
PP: Hỏi đáp, thảo luận
ĐD: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ
Hôm nay, chúng ta học bài “Cuộc chạy đua trong rừng’’ để thấy điều gì đã xảy ra với Ngựa Con? Chú đã chiến thắng hay thất bại trong cuộc đua? Lí do vì sao?
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
-Bài có 28 câu, mỗi em đọc một câu -Luyện đọc từ khó: tập tễnh, ngúng nguẩy, thảng thốt, khoẻ khoắn,...-HS đọc cá nhân - đồng thanh
-Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
-Bài có 4 đoạn , GV gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
-HS thảo luận cách đọc: 
Người cha thấy thế, / bảo :
 	-Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. // Nó cần thiết cho cuộc đua / hơn là bộ đồ đẹp. // (giọng âu yếm, ân cần) 
Ngựa con không rời mắt mình dưới nước, / ngúng nguẩy đáp : //
 	-Cha yên tâm đi. // Móng của con chắc chắn lắm. // Con nhất định sẽ thắng mà ! // (giọng tự tin, chủ quan)
-HS hiểu nghĩa các từ: Nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan Phần chú giải
-HS tập đặt câu với từ thảng thốt, chủ quan.
VD:	Cả lớp em thảng thốt khi nghe tin buồn đó.
	Ngựa con thua vì chủ quan.
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 2
-Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
-Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh toàn bài: Cả lớp.
-2 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì phải thất bại.
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK, tranh
-Gọi một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
 +Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
 +Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?
-Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH:
 +Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
 +Ngựa Con rút ra bài học gì?
-HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì phải thất bại.
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
PP: Học nhóm
ĐD: SGK
-GV đọc mẫu đoạn 2 của bài.
-Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 3. Luyện đọc theo các vai: Người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con.
-Thi đọc truyện theo vai: 3 nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất. -GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: Dựa vào tranh minh hoạ HS biết kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa con; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung.
PP: Học nhóm, thuyết trình
D: Tranh vẽ ở SGK
a.GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào tranh minh hoạ của 4 đoạn câu truyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con.
b.HS kể:
-Một HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS tự tìm hiểu: Kể lại bằng lời của Ngựa Con là như thế nào?
(Nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, nhưng “tôi” hoặc xưng “mình”)
Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nưới nước.
Tranh 2: Ngựa Cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn.
Tranh 3: Cuộc thi. Các đối thủ đang ngắm nhau.
Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng.
-HS tập kể theo nhóm 4.
-4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Non.
-Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể có tiến bộ. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
-Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ:
 +Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
 +Chuẩn bị bài sau: Cùng vui chơi.
Toán
 SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000.
YCCĐ: Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.Biết tìm số lớn nhất , số bế nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số . 
 Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
-HS đọc các số sau:	13465; 27921; 37860.
-Tìm số liền trước số:	23789; 30000; 96251.
Hãy nêu quy tắc so sánh các số trong phạm vi10000?
-HS nêu: 3 em, các bạn khác lắng nghe và nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Tìm hiểu ví dụ
MT: Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. 
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình
ĐD: Bảng phụ
Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 +So sánh hai số có số các chữ số khác nhau:
-GV ghi bảng:	99 999 ... 100 000
-Yêu cầu HS điền dấu thích hợp >, < , = vào chỗ trống và giải thích tại sao?
-GV khẳng định: Khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, ta có thể so sánh về số các chữ số của hai số đó với nhau.
-Hay so sánh số 100 000 với 99 999. (100 000 > 99 999)
 +>So sánh hai số có cùng chữ số:
GV nêu vấn đề: Chúng ta đã dựa vào số các chữ số để so sánh các số với nhau, vậy với các số có cùng các chữ số chúng ta sẽ so sánh thế nào ?
-GV yêu cầu HS điền dấu >, < , = vào chỗ trống 76200 ... 76199
-HS giải thích vì sao điền dấu >.
H: Khi so sánh các số có bốn chữ số với nhau, chúng ta so sánh như thế nào? (Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải).
GV khẳng định: Với các số có năm chữ số, ta cũng so sánh như vậy.
Hoạt động 2: 
Thực hành (18/)
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
-GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, 4 / 147 SGK 
-GV theo dõi, động viên các em làm, giúp đỡ đối với những em còn lúng túng.
Lưu ý Bài 4: 
a,Chọn số lớn nhất (viết ở vị trí đầu tiên), sau đó trong các số còn lại ta chọn số lớn nhất (viết ở vị trí thứ 2),...cứ như thế cho đến hết.	31 855; 30 620; 16 999; 8258.
b,Cách làm như bài a nhưng ngược lại.
-HS nào làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: Tổng kết (3/)
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em tiếp thu nhanh, làm bài tốt.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4, 5 / 57 VBT.
 Tự nhiên và Xã hội:	
 THÚ (T2)
YCCĐ: Nêu được ích lợi của thú đối với con người . Chỉ được bộ phận bên ngoài của thú .KNS : kiên định , tìm kiếm xây dưngụ niềm tin hợp tác , bảo vệ 
	Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1Bài mới: 
Hoạt động 1: (10/)
Quan sát và thảo luận
MT: Chỉ và nói lên tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.
PP: Thảo luận nhóm, động não.
ĐD: -Các hình trong SGK trang 106, 107.
-Sưu tầm các tranh, ảnh về các loài thú rừng.
Phiếu giao việc 
 Bước 1: Làm việc theo nhóm-GVchia nhóm:4 
-GV yêu cầu HS quan sát các loài thú rừng trong SGK trang 106, 107 và ảnh các loài thú rừng sưu tầm được để trả lời các câu hỏi sau:
 +Kể tên các loài thú rừng mà em biết.
 +Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loại thú đã quan sát.
 +So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa 1 số loài thú rừng và thú nhà.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Mỗi nhóm trình bày 1 con, các nhóm khác bổ sung và phân biệt thú nhà và thú rừng.
GV kết luận: 
-Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
-Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay. Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
Hoạt động 2: (10/)
 Thảo luận cả lớp
MT: Nêu được sự cần thiết về việc bảo vệ các loài thú rừng.
PP: Nhóm, trò chơi
ĐD: Phiếu học tập
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Từng nhóm phân loại các tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo: Thú ăn thịt, thú ăn cỏ,...
Bước 2: 4 nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
-GV nhận xét chung.
c,Liên hệ: Nêu kế hoạch hành động góp phần bảo vệ các loài thú rừng như: bản thân và vận động gia đình không săn bắt hay ăn thịt thú rừng...
Hoạt động 3: (11/) 
Làm việc cá nhân 
MT: Biết vẽ và tô màu con thú rừng mà HS ưa thích.
PP:Quan sát, thảo luận
ĐD: Hình vẽ SGK
Bước 1: HS vẽ 1 con thú rừng mà em ưa thích.
-Cần ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.Bước 2: Tổ chức cho trưng bày
-Từng tổ dán bài của bạn trong tổ vào tờ giấy A0, gọi 1 số bạn giới thiệu về bức tranh của mình.
-GV theo dõi, cho các nhóm nhận xét, đánh giá xem tổ nào trình bày đẹp.
Hoạt động 4: (3/)
 Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.-GV giao nhiệm vụ:
+Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. 
+Chuẩn bị bài sau:Mặt trời 
Thứ 3 ngày tháng năm 2010
 Đạo đức:
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC.(T1)
YCCĐ: Biết cần phải sử dụng tiuết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước . Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nước khỏi bị ô nhiểm .
KNS : Lắng nghe , trình bày , tìm kiếm , bình luận , đảm nhận .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
*.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)Xem ảnh
MT:HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. 
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD:-Vở bài tập đạo đức. . 
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
Cách tiến hành: 
-GV cho HS xem ảnh.
-Thảo luận cả lớp:
 +Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào?
Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
Hoạt động 2: (10/)
Thảo luận nhóm
MT: HS biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Thẻ xanh, đỏ
Cách tiến hành: 
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 6 người. Phát phiếu và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng ha ...  ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh toàn bài: Cả lớp.
-2 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. 
¢m nh¹c(NC) :
T¢P KE KHOA SON
I- Môc tiªu:SGV
YCC§:
- HS biÕt kÎ khu«ng nh¹c vµ viÕt kho¸ son.
II- ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn: 
- Trùc quan: B¶ng phô kÎ s½n khu«ng nh¹c cã kho¸ son.
III- C¸c ho¹t ®éng D¹y- Häc chñ yÕu:
1. Ho¹t ®éng 1: æn ®Þnh tæ chøc líp(1phót) 
2. Ho¹t ®éng 2: KiÓm tra bµi cò
- KiÓm tra ®an xen trong qu¸ tr×nh d¹y häc. 
3. Ho¹t ®éng 3: Bµi míi(31phót) 
Ho¹t ®éng d¹y cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng häc cña häc sinh
Néi dung 1: ¤n tËp bµi h¸t TiÕng h¸t b¹n bÌ m×nh(11phót).
- Cho HS nghe giai ®iÖu bµi h¸t, hái HS tªn bµi h¸t, t¸c gi¶? 
- H­íng dÉn HS «n tËp bµi h¸t b»ng nhiÒu h×nh thøc.
. 
Néi dung 3: TËp kÎ khu«ng nh¹c vµ viÕt kho¸ son(19phót).
- Treo b¶ng phô cã kÎ s½n khu«ng nh¹c vµ kho¸ son lµm mÉu ®Ó híng dÉn HS tõng b­íc, 
+ Khu«ng nh¹c gåm 5 dßng kÎ vµ 4 khe n»m song song c¸ch ®Òu nhau. Kho¸ son ®­îc ®Æt ë ®Çu khu«ng nh¹c, nèt son n»m ë gi÷a dßng kÎ thø 2.
- Yªu c©u HS thùc hiÖn kÎ khu«ng nh¹c cã kho¸ son vµo vë.
- HS ngåi ngay ng¾n, l¾ng nghe vµ tr¶ lêi c©u hái cña GV.
- HS «n bµi h¸t:
+ H¸t ®ång thanh
+ Tõng d·y.
+ C¸ nh©n.
- ®Ó thÓ hiÖn bµi h¸t cho sinh ®éng.
.
- Thùc hiÖn tËp kÎ vµo vë khu«ng nh¹c cã kho¸ son theo yªu cÇu cña GV. 
4. Ho¹t ®éng 4: Cñng cè - DÆn dß(3phót)
- Cho c¶ líp h¸t l¹i bµi TiÕng h¸t b¹n bÌ m×nh. 
- DÆn dß HS vÒ nhµ häc bµi.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết: 	 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: (20/)
MT: Đánh giá tuần trước
PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát
B1: Lớp sinh hoạt văn nghệ.
 B2: Lớp trưởng điều khiển
- GV quan sát giúp đỡ.
- GV nêu vấn đề để các tổ thực hiện:
* Các tổ tự sinh hoạt phê bình, tuyên dương đánh giá các bạn các bạn trong tổ của mình theo 10 tiêu chí cơ bản sau. Mỗi tiêu chí được tính một điểm, nếu không thực hiện tốt tiêu chí nào thì trừ đi 1 điểm.
1. Học bài và làm bài tập đầy đủ.
2. Đi học đúng giờ.
3. Hăng say phát biểu xây dựng bài.
4. Không nói chuyện trong gìơ học.
5. Không ăn quà vặt.
6. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
7. Vệ sinh trường lớp chăm chỉ.
8. Chữ viết sạch đẹp.
9. Đoàn kết với bạn bè.
10. Đồ dùng học tập đầy đủ.
B3: GV nhận xét chung:
- GV dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá xếp loại thi đua của từng em trong tuần.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Kế hoạch cho tuần tới.
PP: Thuyết trình
- GV đánh giá nhận xét việc học tập của từng em, tuyên dương những em học tập tốt, nhắc nhở những em chưa cố gắng.
- GV đề ra nhiệm vụ của tuần sau:
- Nói lời hay làm việc tốt
- GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ.
Về nhà nhớ học bài và làm bài tập.
- Hoàn thành tốt các bài học trong ngày.
- Chú ý trong giờ học: 
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
- Tiếp tục nộp các khoản tiều còn thiếu
- Dặn tổ trực nhật tuần sau.
Hoạt động ngoài giờ GIÁO DỤC QUYỀN TRẺ EM.
 Tiết 	 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (10/)
MT: HS biết được quyền và bổn phận của trẻ em.
PP: Thuyết trình, thảo luận nhóm
ĐD: Các điều luật về quyền trẻ em.
*Bước 1: GV nêu nội dung bài học
-Giao nhiệm vụ cho các nhóm :
-HS thảo luận theo nhóm 6Để tyar lời các câu hỏi sau.
 +Em biết trẻ em có những quyền lợi nào? 
 +Em hãy kể một số quyền lợi của trẻ em mà đã được luật pháp qui định.
*Bước 2: Đại diện nhóm trình bày.
-GV chốt: Chương II gồm 11 điều (từ điều 5 đến điều 15) quy định rõ các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, VD:
 +“Tất cả mọi trẻ em Việt Nam sinh sống trên đất Việt Nam; có cha mẹ hoặc không rõ cha mẹ; là người kinh hoặc dân tộc thiểu số; là người lành lặn hoặc khuyết tật, đều được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự(Từ điều 5 đến điều 8).
 +Tất cả mọi trẻ em Việt Nam đều có quyền chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (điều 9)...
Hoạt động 2: (15/)
MT: HS phân biệt được những việc làm đúng hay chưa đúng khi người lớn đối xử với mình.
PP: Thảo luận 
ĐD: Phiếu bài tập.
*Bước 1: GV phát phiếu học tập HS thảo luận nhóm đôi đánh dấu nhân vào ý kiến em cho là đúng với các quyền lợi của trẻ em.
Nội dung của phiếu như sau:
 +Trẻ em đúng độ tuổi phải được đi học.
 +Trẻ em không biết gì nên không cần phải tôn trọng.
 +Mỗi trẻ em đều được yêu thương và chăm sóc.
 +Trẻ em hư cha mẹ hoặc người lớn có thể đánh đập.
 +Trẻ em không có tiền thì không được khám chữa bệnh.
 +Tất cả mọi trẻ em Việt Nam đều có quyền được vui chơi.
 +Tất cả mọi trẻ em Việt Nam đều có quyền có tài sản, quyền thừa kế.
 +Trẻ em phải làm việc để kiếm tiền.
*Bước 2: Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.-GV chốt lại ý kiến đúng.
Hoạt động 3: (5/)
Củng cố dăn dò
-HS nhắc lại một ssố điều luật đã học.
-GV nhận xét tiết học, về nhà thực hiện tốt những điều đã học
Đạo đức:	TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (T2).
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (11/)Xác định các biện pháp
MT: HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Tình huống VBT
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
-Các nhóm lần lượt trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
-Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
-Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
-GV nhận xét.
Kết luận chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 2: (10/)Thảo luận nhóm
MT: HS biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Thẻ xanh, đỏ
Cách tiến hành: GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 6 người. Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến và giải thích lí do.
- Nội dung phiếu như bài tập 4 VBT.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét.
c,GV kết luận: 
 a) Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
 b) Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.
 c) Đúng, vì không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
 d) Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
 đ) Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
 e) Đúng, vì sử dụng nước ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho người. 
Hoạt động 3: (10/)Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
MT: HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
PP: động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Phiếu bài tập
-GV chia nhóm: 3 nhóm và phổ biến cách chơi:
 +Trong 5 phút, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
-HS làm việc theo nhóm.
-Đai diện từng nhóm lên trình bày kết quả.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả chơi.
Hoạt động 4: (3/)
 Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, khen những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sống..
-Chuẩn bị bài sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Thủ công:	 LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (T3).
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ : (5/)
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (7/) 
MT: HS nhớ lại quy trình gấp.
PP: Làm mẫu, giảng giải, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Mẫu lọ hoa gắn tường.
-Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
*HS thực hành làm lọ hoa gắn tường.
-GV gọi HS thao tác các bước làm lọ hoa gắn tường đã hướng dẫn.
-HS trả lời: 3 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
-HS quan sát tranh quy trình và nêu lại các bước làm lọ hoa gắn tường. 
 +Bước 1: Gấp phần giấy đê làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
 +Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
 +Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
-GV gợi ý cho các em: 
-Mời 2 em lên bảng mở dần , HS suy nghĩ cách gấp
Hoạt động 2: (20/)
GV tổ chức cho các em thực hành.
MT: HS làm được lọ hoa gắn tường
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: -Giấy nháp, giấy thủ công.
-Bút màu, kéo thủ công, hồ dán.
 +Kéo, bút chì, hồ.
 +Quy trình gấp
-HS thực hành Làm thành lọ hoa gắn tường.
-GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm lọ hoa gắn tường. 
-Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
-GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
Hoạt động 2: (5/)
 Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng.
-GV giao nhiệm vụ:
 +Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công.
 +Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học bài “Làm đồng hồ để bàn”.
Tự nhiên và Xã hội:
 THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN.
YCCĐ: Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cây , con vật đẫ gặp khi đi thăm thiên nhiên .	 
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Đi thăm thiên nhiên
MT: +Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
PP: Đàm thoại, thực hành
ĐD:-Các hình trong SGK trang 108, 109.
Vở nháp
-GV nêu yêu cầu bài tập 
-GV ghi đề lên bảng. Vài HS đọc lại
Cách tiến hành: 
-GV dẫn HS đi thăm thiên nhiên ở vườn cây trong chùa Sắc Tứ.
-HS đi theo nhóm 6. Các nhóm trưởng quản lí bạn không ra khỏi khu vực quy định.
-GV giao nhiệm vụ: 
 +Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
*Lưu ý: 
-Từng HS ghi chép hay vẽ độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm.
-GV theo dõi, nhắc nhở các em giữ trật tự, không đùa nghịch.
Hoạt động 2: (16/)
MT: Đánh giá kết quả đi thăm thiên nhiên.
PP: động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: nnBảng phụ
-GV hỏi: Qua quan sát em đã nhìn thấy được những gì?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV kiêm rtra tranh vẽ của một số nhóm.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em quan sát tốt, không làm ảnh hưởng đến nơi công cộng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-Về nhà:
 +Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. 
 +Chuẩn bị bài sau: Tiết sau thực hành tiếp. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28.doc