Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (52)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (52)

 TUẦN 6 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN ( TIẾT 16 VÀ 17)

 BÀI TẬP LÀM VĂN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

+ TĐ:

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật: tôi và lời người mẹ.

- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm làm cho được điều muốn nói.

 + KỂ CHUYỆN:

-Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

- Học sinh khá giỏi : - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.

 + GDKNS :Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân . Ra quyết định .Đảm nhận trách nhiệm

 + PP/KTDH .Trải nghiệm -Đặt câu hỏi -Thảo luận cặp đôi-chia sẻ

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (52)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
 TUẦN 6 TAÄP ĐOÏC-KEÅ CHUYEÄN ( TIEÁT 16 VAØ 17) 
	 BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
+ TĐ:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật: tôi và lời người mẹ.
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm làm cho được điều muốn nói. 
 + KỂ CHUYỆN:
-Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa. 
- Học sinh khá giỏi : - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ. 
	+ GDKNS :Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân . Ra quyết định .Đảm nhận trách nhiệm
	+ PP/KTDH .Trải nghiệm -Đặt câu hỏi -Thảo luận cặp đôi-chia sẻ
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- SGK. Bảng phụ
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp Hát bài hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh đọc lại bài: Cuộc họp của chữ viết.
3.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. 
- Giáo viên đọc xong gọi 1 học sinh đọc lại. 
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
- Học sinh luyện đọc từng câu. 
+Giáo viên viết bảng: Lui-xi-a , Cô-li-a ; mời 1 hoặc 2 học sinh đọc ; cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. Cho các em đặt câu với từ ngắn ngủn: Chiếc áo ngắn ngủn. Đôi cánh của con dế ngắn ngủn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 
C. tìm hiểu bài.
- Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là gì ?
- Cô giáo ra cho lớp đề văn thế gì ?
- Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn.
*Giáo viên chốt lại: Cô-li-a khó kể ra những việc đã làm để giúp đỡ mẹ vì ở nhà mẹ Cô-li-a thường làm mọi việc. Có lúc bận, mẹ định nhờ Cô- li-a giúp việc này việc nọ nhưng thấy con đang học lại thôi.
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô- li- a làm cách gì để bài viết dài ra? 
- Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
- Vì sao sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ? 
- Giáo viên hỏi: Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?
Tiết 2
d. Luyện đọc lại 
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 và 4.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
KỂ CHUYỆN 
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ:
 +GDKNS Ra quyết định
+PP/KT Thảo luận cặp đôi-chia sẻ
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
b) Kể lại một đoạn văn của câu chuyện theo lời của em:
- Cả lớp và giáo viên nhận xét từng bạn: Kể có đúng với cốt truyện không? Diễn đạt đã thành câu chưa? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? Kể có tự nhiên không?
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
- Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
- Chuẩn bị bài: Nhôù laïi buoåi ñaàu ñi hoïc.
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên đọc.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn:
- Học sinh đọc đoạn 1: Giải nghĩa từ: Khăn mùi soa.
- Học sinh đọc đoạn 2: Giải nghĩa từ : Viết lia lịa 
- Học sinh đọc đoạn3: Đặt câu với từ ngắn ngủn. 
- Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn 
- 1 học sinh đọc cả bài .
- Học sinh cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời các câu hỏi: 
- Cô-li-a
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- Học sinh trao đổi trong nhóm rồi phát biểu ý kiến: Vì thỉnh thoảng Cô- li-a mới làm một số việc vặt, dành thời gian cho Cô-li-a học.Vì Cô-li-a chẳng phải làm việc gì đỡ mẹ 
- Một học sinh đọc thành tiếng đoạn 3 , cả lớp đọc thầm
- Cô-li-a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, áo sơ mi và quần. 
- Một học sinh đọc thành tiếng đoạn 4, trả lời.
- Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ em bảo bạn làm việc này. 
- Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm.
Những điều đã tự nói tốt về mình phải cố làm cho bằng được.
- Bốn học sinh tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn.
- Học sinh quan sát lần lượt 4 tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh. 
- Một học sinh đọc yêu cầu kể chuyện: Một lần, cô giáo ra cho lớp của Cô-li-a một đề văn 
- Một học sinh kể mẫu 2 hoặc 3 câu 
- Từng cặp học sinh tập kể. 
- Ba, bốn học sinh tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hấp dẫn. 
Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 6 TOÁN
	 LUYỆN TẬP (TIEÁT 26)
	(Trang 26 ) 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
- Học sinh khá giỏi : Làm tốt các bài tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh ảnh , bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp: 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
3. Luyện tập:
Bài1: 
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm ½ của một số, 1/6 của một số và làm bài. 
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
- Đề bài cho chúng ta điều gì?
- Đề bài hỏi gì?
- Muốn biết Vân tặng bao nhiêu bông hoa, chúng ta phải làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
- Cả lớp nhận xét và sửa bài. 
Bài 3: 
- Tiến hành tương tự như với bài tập 2
- Cả lớp nhận xét và sửa bài. 
Bài 4: 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông. 
- Hãy giải thích câu trả lời của em 
+ Mỗi hình có mấy ô vuông ?
+ 1/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông ?
+ Hình 2 và hình 4 , mỗi hình tô màu mấy ô vuông ? 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
- Muốn tìm 1 phần mấy của một số ta làm thế nào ?(Ta lấy số đó chia cho số phần ). 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
Bài tập 1: 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Bài 2:
- Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy, Vân tặng bạn 1/6 số bông hoa đó. Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa ?
- Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy, Vân tặng bạn 1/6 số bông hoa đó.
- Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa?
 Bài giải 
Vân tặng bạn số bông hoa là 
 30 : 6 = 5 ( bông hoa )
 Đáp số : 5 bông hoa 
Bài tập 3: Bài giải 
Số học sinh đang tập bơi là 
 28 : 4 = 7 ( học sinh )
 Đáp số : 7 học sinh 
Bài tập 4:
- Hình 2 và hình 4 có 1/5 số ô vuông đã được tô màu 
+ Mỗi hình có 10 ô vuông 
+ 1/5 của 10 ô vuông là 10 : 5 = 2
 ( ô vuông )
- Mỗi hình tô màu 1/5 số ô vuông 
 Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 6 ĐẠO ĐỨC 
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH ( TIẾT 2)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
- Học sinh khá giỏi biết tự làm lấy việc của mình
 *GDKNS : Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.).Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân 
 *PP/KT -Thảo luận nhóm-Đóng vai, xử lí tình huống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Sách giáo khoa , bảng phụ
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ : Vì sao ta phải tự làm lấy việc của mình ?
3.Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Hoạt động 1: Liên hệ thực tế .
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ :
- Các em đã từng tự là lấy những việc gì của mình ?
- Các em đã thực hiện việc đó như thế nào 
- Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
- Giáo viên kết luận, khen ngợi những em đã biết tự làm công việc của mình. 
c. Hoạt động 2: Đóng vai. 
- Giao nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, còn nhóm khác xử lý tình huống 2.
Tình huống 1: Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
+Tình huống 2:.Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó ?
*Giáo viên kết luận: Nếu có mặt ở đó, các em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao. 
- Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
d. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. 
- Giáo viên kết luận theo từng nội dung.
* 4.Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi: Ai chăm chỉ hơn. Giáo viên nhận mẹ. 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Một số học sinh trình bày ý kiến của mình, các bạn khác nhận xét.
Học sinh thảo luận nhóm và xử lí tình huống.
- Các nhóm học sinh độc lập làm việc.
- Một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp.
Học sinh đánh dấu X trước ý kiến mình đồng ý.
- Từng học sinh làm việc độc lập.
- Học sinh trình bày,các em khác nhận xét bổ sung 
- Học sinh chia 2 đội để chơi 
 Rút kinh nghiệm 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	TUẦN 6	 Taäp ñoïc
 	NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC (Tieát 18 ) 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài : Những kĩ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đi học.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ) 
- Học sinh khá giỏi :Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Sách , bảng phụ
CÁC HOẠT  ... t bảng con các từ : Chu Văn An,Chim 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:. 
b) Luyện viết chữ hoa: 
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Giáo viên nêu cách viết chữ D: 
- Cách viết chữ Đ như chữ D, nhưng ta thêm một nét ngang ở đường kẻ 2 .
- Cách viết chữ K. Giáo viên vừa viết vừa chỉ cho học sinh xem. 
c) Luyện viết từ ứng dụng: 
- Giáo viên mời 2 học sinh nói những điều các em đã biết về anh Kim Đồng. Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh năm 1943, lúc 15 tuổi. 
c)Luyện viết câu ứng dụng: 
- Nội dung câu tục ngữ : Con người có chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
d) Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết: 
- Giáo viên nêu yêu cầu. 
+ Viết chữ D : 1 dòng 
+ Viết các chữ Đ, K : 1 dòng 
+ Viết tên Kim Đồng : 2 dòng 
+ Viết câu tục ngữ : 5 lần 
- Giáo viên chấm bài và nhận xét bài viết của các em. 
3 .Củng cố - Dặn dò: 
- Học sinh nhắc lại điểm bắt đầu và điểm kết thúc khi viết chữ D, Đ, K 
- Nhắc những học sinh chưa viết xong về nhà viết tiếp; khuyến khích học sinh học thuộc câu tục ngữ
- Chuẩn bị: Ôn chữ hoa E, Ê
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài : K, D, Đ
Học sinh tập viết chữ D, Đ và chữ K trên bảng con.
*Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong . Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh năm 1943, lúc 15 tuổi.
- Học sinh đọc từ ứng dụng: Kim Đồng.
- Học sinh tập viết trên bảng con.
-Học sinh đọc câu ứng dụng : D ao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- Học sinh viết vào vở 
+ Viết chữ D : 1 dòng 
+ Viết các chữ Đ, K : 1 dòng 
+ Viết tên Kim Đồng : 2 dòng 
+ Viết câu tục ngữ : 5 lần 
 Rút kinh nghiệm 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Thứ sáu, ngày tháng
 TUẦN 6 TẬP LÀM VĂN 
KỂ BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC ( Tiết 6 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn( khoảng 5 câu).
-Học sinh khá giỏi ; viết tốt và kể được 1 đoạn văn ngắn từ 5-7 câu
	*GDKNSGiao tiếp-Lắng nghe tích cực
	*PP/KTThảo luận nhóm. Trình bày 1 phút .Viết tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giấy nháp , bảng phụ 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra học sinh. 
2 Bài mới: a) Giới thiệu bài:
Bài tập 1: Kể lại buổi đầu em đi học. 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp.
- Giáo viên gợi ý : Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường?Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó. 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. 
- Ba hoặc bốn học sinh thi kể tiếp trước lớp 
Bài tập 2: Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn. 
- Giáo viên nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Các em có thể viết từ 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn. Chỉ cần viết được những đoạn văn ngắn, chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu. 
- Giáo viên mời 5 đến 7 em đọc bài. Cả lớp và giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- 2 học sinh có bài hay, đọc cho cả lớp cùng nghe.
- Học sinh khác nhận xét. Giáo viên tuyên dương và nhận xét chung tiết học. 
- Về nhà hoàn chỉnh bài viết ở lớp.
- Chuẩn bị bài: Nghe - kể: Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Một học sinh khá, giỏi kể mẫu
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình 
- Một học sinh đọc yêu cầu: (Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu).
- Học sinh viết những điều mình biết vào vở.
- Học sinh viết xong, vài học sinh đọc bài cho cả lớp tham khảo và nêu nhận xét.
 Rút kinh nghiệm 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 TUẦN 6 TOÁN 
LUYỆN TẬP( Tieát 30 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Xác định các phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
-Bài tập cần làm .Bài 1 , bài 2 ( cột 1,2,4.) bài 3,4.
- Học sinh khá giỏi :Làm tốt các bài tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1 Kiểm tra bài cũ: Mời 2 học sinh lên bảng làm bài 1c.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- Yêu cầu từng học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn 
- Tìm các phép tính chia hết trong bài 
- Giáo viên chữa bài và nhận xét bài. 
Bài 2 :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành tương tự như với bài 1. 
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài 
- Giáo viên chữa bài và nhận xét bài
Bài 4: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
- Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là số nào? Có số dư lớn hơn số chia không?
- Học sinh nhận xét cách nêu của các bạn.
3 Củng cố - Dặn dò- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Về nhà luyện tập thêm về các phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, phép chia hết và phép chia có dư.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
Bài tập 1:- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 4 học sinh lên bảng làm bài,học sinh cả lớp làm bảng con.
Học sinh 
 17 2
 16 8
 1
*17 chia 2 được 8 , viết 8 
*8 nhân 2 được 16,17 trừ 16 bằng 1.
Bài 3:
- Một lớp học có 27 học sinh trong đó có một phần ba số học sinh là học sinh giỏi. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh giỏi 
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
 Lớp đó có số học sinh giỏi là 
 27 : 3 = 9 ( học sinh )
 Đáp số : 9 học sinh 
Bài 4: Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của các phép chia đó là: A. 3; B.2; C.1; D.0.
- Trong phép chia khi số chia là 3 thì số dư có thể là 0, 1, 2.
- Không có số dư lớn hơn số chia. 
- Trong các phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số 2. 
- Khoanh tròn vào chữ B.
 Rút kinh nghiệm 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 TUẦN 6 TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
CƠ QUAN THẦN KINH ( Tiết 12 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên hình vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Tranh ảnh thư viện , bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ .Mời 2 học sinh và hỏi:
- Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ta phải làm gì ?
2. Bài mới: a)Giới thiệu :
b) Làm việc theo nhóm: 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát cơ quan thần kinh ở hình 1 và hình 2 trang 26, 27 SGK và trả lời câu hỏi:
- Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống.
- Bước 2 : Làm việc cả lớp. 
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Giáo viên giảng : Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể.Từ các cơ quan bên trong của cơ thể có các dây thần kinh về tuỷ sống và não. 
*Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não(nằm trong hộp sọ), tuỷ sống, (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh. 
c) Thảo luận:
Bước 1 : Chơi trò chơi. 
- Cả lớp cùng chơi một trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Ví dụ trò chơi: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang.
- Kết thúc trò chơi, giáo viên hỏi học sinh: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi?
Bước 2: Thảo luận nhóm. 
- Não và tuỷ sống có vai trò gì?
- Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan. 
- Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng.
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
- Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi.
 3.Củng cố - Dặn dò
- Gọi 3 học sinh đọc phần bạn cần biết.
- Tập quan sát và chỉ các cơ quan thần kinh trên cơ thể. Chuẩn bị bài : Hoạt động thần kinh. 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh trang 26, 27 và trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
- Học sinh chỉ và nói tên các cơ quan thần kinh trên sơ đồ .
- Não và tủy.
-Học sinh thực hành trên cơ thể mình.
- Học sinh thực hành trên bảng. 
- Học sinh theo dõi giáo viên giảng bài.
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Học sinh cả lớp tham gia trò chơi.
- Học sinh đọc phần: Bạn cần biết /27. 
- Não và tuỷ sống có vai trò giúp điều hành trí nhớ, suy nghĩ.
- Bị liệt, mất trí nhớ . . . sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng.
- Các nhóm tham gia trả lời các câu hỏi.
 Rút kinh nghiệm 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(24).doc