Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (46)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (46)

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I.YÊU CẦU:

 A. TẬP ĐỌC

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 Đọc trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ: lùi dần lộ rõ sôi nổi, mệt mỏi, .

 Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.(Đám trẻ, ông cụ ); bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với ND từng đoạn đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.

 2. Rèn kĩ năng đọc -hiểu:

 Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện (sếu, u sầu, nghẹn ngào.).

 Giáo dục mọi người trong cộng đồng phải quan tâm, sẵn sàng chia sẽ giúp đỡ mọi người xung quanh, làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

doc 50 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (46)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày  tháng năm 200.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I.YÊU CẦU: 
 A. TẬP ĐỌC 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ: lùi dần lộ rõ sôi nổi, mệt mỏi, ...
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.(Đám trẻ, ông cụ ); bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với ND từng đoạn đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.
 2. Rèn kĩ năng đọc -hiểu: 
 Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện (sếu, u sầu, nghẹn ngào...).
 Giáo dục mọi người trong cộng đồng phải quan tâm, sẵn sàng chia sẽ giúp đỡ mọi người xung quanh, làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
B.KỂ CHUYỆN: 
 1 Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một nhân vật, kể lại toàn bộ câu chuyện câu chuyện. 
 2. Rèn kĩ năng nghe. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Tranh minh hoạ trong SGK.
III.Lên lớp 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1p
5p
52
P
20p
3p
1.Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Bận
+Mọi người xunh quanh bé bận những gì?
+Vì sao mọi người bận mà vui?
- GV nhận xét - ghi điểm 
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ đọc một truyện về các bạn nhỏ với, một cụ già qua đường. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy bạn nhỏ trong truyện đã biết quan tâm đến người khác như thế nào, sự quam tâm của các bạn có tác dụng như thế nào đối với cụ già đang buồn khổ, lo âu - Ghi tựa
b.Luyện đọc: 
* GV đọc toàn bài . 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp tìm hiểu: 
- Gv cho mỗi em đọc một câu, (Chú ý từ khó) GV theo dõi nhắc nhở HS phát âm cho đúng 
-Gv cho HS đọc từng đoạn trước lớp: Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp.
-Giải nghĩa từ khó SGK: sếu, u sầu, nghẹn ngào. 
- Yêu cầu HS đặt câu với từ: u sầu, nghẹn ngào. 
- Gv cho hs đọc đoạn theo nhóm.
-GV theo dõi, HD HS đọc cho đúng 
-Thi đọc theo nhóm.
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 
+ Các bạn nhỏ đi đâu? Điều gì khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? 
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
GV: Các bạn nhỏ đi chơi về vui vẻ nhìn thấy một ông cụ ngồi ven đường mặt u sầu. Thấy vậy các bạn nhỏ băn khoăn, trao đổi và đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng mình nhẹ hơn?
GV chốt: Bà cụ ốm năng đang nằm bệnh viện nên ông cụ buồn.Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ.
 Em chọn tên khác cho truyện.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
GV: Các bạn nhỏ không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy, sự quan tâm giúp đỡ và thông cảm với nhau là rất cần thiết.Câu chuyện muốn nói với các em: Con người phải yêu thương nhau quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy lo lắng, buồn phiền dịu bớt làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
d. Luyện đọc lại: 
-Tổ chức cho 2 dãy thi đọc phân vai.
-1 nhóm HS gồm 6 em phân các vai (người dẫn truyện, ông cụ và 4 bạn nhỏ).
-GV và cả lớp bình chọn CN và nhóm đọc tốt nhất.
KỂ CHUYỆN (0, 5 tiết)
1.GV nêu N/vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay các em thi kể mỗi em nhập 1 vai (4 bạn nhỏ trong truyện )
2.HD kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ 
* GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ như đang đóng kịch.
* GV nhận xét bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn sinh động nhất. 
* Sau mỗi lần 1 HS kể cả lớp và GV NX nhanh về ND; diễn đạt; cách thể hiện.
-Gv cho từng cặp hs tập kể theo lời của nhân vật 
-Gv cho 1 vài hs thi kể trước lớp 
-Gv cho 1 vài hs kể lại toàn bộ câu chuyện 
Gv ,hs bình chọn người kể hay nhất 
4.Củng cố -dặn dò: 
 -Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác ,sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa ?
-Gv cho 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện 
-GDTT cho HS.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe tập dựng một hoạt cảnh theo mội dung câu chuyện. 
-3 – 4 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn + trả lời câu hỏi gắn với ND đoạn.
-Trời thu –bận xanh, sông hồng- bận chảy ,xe –bận chạy ,mẹ –bận hát ru ,bà – bận thổi nấu .
-Vì những công việc có ích luôn đem lại niềm vui ..VV..
-3HS nhắc lại. 
- Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp đến hết bài.
-HS đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp 
-HS dựa vào SGK để trả lời.
+ Hôm nay, bạn Na có gì buồn mà vẻ mặt u sầu.
+ Em bé nói trong tiếng nức nở nghẹn ngào.
- 5 HS đọc 5 đoạn nối tiếp trong nhóm.
-Từng nhóm HS đọc bài.
- 2 nhóm HS thi đọc.
HS đọc thầm và TLCH: 
- 2 HS đọc đoạn 1 + 2 
- Các bạn đi về nhà sau một cuộc chơi vui vẻ. Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường, vẻ mệt mỏi cặp mắt lộ vẻ u sầu.
- Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau đoán rồi đến tận nơi hỏi thăm ông cụ 
-Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan và nhân hậu muốn giúp đỡ ông cụ.
-2 HS đọc lại đoạn 3–4. HS đọc thầm và TLCH. 
 cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
+ Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ.
+ Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện.
+ Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
+ Ông thấy được an ủi ví các bạn nhỏ quan tâm đến ông.
-Ông cảm thấy lòng ấm lại vì các bạn nhỏ. 
2 –3 HS đọc lại đoạn 5. Cả lớp đọc thầm.
HS các nhóm thảo luận. Cử đại diện báo cáo.
+ Những đứa trẻ tốt bụng Vì các bạn nhỏ trong truyện thật tốt bụng, giàu tình thương người.
+ Các bạn nhỏ đã chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn. Vì vậy đặt tên truyện là chia sẻ 
+ Ông cụ đã cám ơn các bạn nhỏ quan tâm tới cụ, làm lòng cụ ấm lại. Vì vậy đặt tên khác cho truyện là: Cảm ơn các cháu.
+ Con người phải biết quan tâm giúp đỡ nhau.
+ Con người phải thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau.
+ Sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.
-HS lắng nghe.
-Mỗi tốp HS em thi đọc truyện theo vai (người dẫn truyện, ông cụ và 4 bạn nhỏ. 
-Về ND: kể có đủ ý, đúng trình tự không?
-Về diễn đạt: nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa (mức độ cao )?
-Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt chưa? (cần đặc biệt khen những HS có lời kể sáng tạo ).
Chú ý: Lời xưng hô phải nhất quán.
-Hs tập kể 
-Hs thi kể trước lớp 
-1-2 hs kể 
 -Hs phát biểu 
-Hs kể toàn bộ câu chuyện 
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU: 
Giúp HS: Củng cố và vận dụng bảng nhân 7. Để làm tính và giải toán có liên quan đến bảng chia 7.
Giáo dục học sinh lòng say mê học toán
II. ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC: 
Bảng phụ hoặc bảng quay ghi sẵn dán lại BT4. 
III. LÊN LỚP: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
3’
30;
10’
3’
1’
A.Kiểm tra bài cũ: Bảng chia 7 
- Vài HS đọc lại bảng chia 7.
Có 49 hs xếp đều thành 7 hàng .Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu hs ?
GV nhận xét - ghi điểm.
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài: “ Luyện tập” - Ghi tựa
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
 Bài 1: tính nhẩm ( miệng )
-Bài tập yêu cầu gì ?
Em có nhận xét gì về hai phép tính ?
Bài 2: tính ( bảng con )
-BT yêu cầu ta làm gì ?
 Bài 3:Toán đố 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
-GV nhận xét, chấm chữa bài
4/Củng cố 
-Thưởng trò chơi.(Ai nhanh nhất ) 
-GV chia lớp thành 2 đội treo bảng mẫu
-Yêu cầu mỗi đội chọn 6 bạn tham gia trò chơi: Mỗi đội xếp thành một hàng dọc bạn đầu tiên của mỗi đội lên bảng ghi kết quả phép tính thứ nhất xong về cuối hàng bạn kế tiếp lên ghi kết quả phếp tính thứ 2. Tiếp tục cho đến khi hoàn thành đội nào xong trước và đúng KQ là thắng cuộc.
-GV nhận xét chọn đội thắng cuộc. 
-NX tiết học.
5/ -Dặn dò: Về nhà học bài và làm BT 4 
Chuẩn bị bài mới giảm đi một số lần 
- 4 HS đọc bảng chia 7 
1 hs lên bảng giải 
Giải
Số học sinh một hàng là
49: 7 = 7 (học sinh )
 Đáp số : 7 học sinh
Hs đọc yêu cầu 
-tính nhẩm 
a) 7 x8 = 56 7 x9 = 63 7 x 6 = 42 7 x7 = 49
 56 :7 = 8 63 : 7 = 9 42 : 7 =6 49 : 7= 7
Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia 
b)70 : 7= 10 28 : 7 = 4 30 : 6 =5 18: 2 = 9
 63: 7 = 9 42 : 6 = 7 35 : 5 = 6 27: 3=9
 14 : 7= 2 42 : 7 = 6 35 : 7 = 5 56:7=8
 - 2 HS đọc đề toán.
-Tính 
28 7 35 7 21 7 14 7
28 4 35 5 21 3 14 2
 0 0 0 0
42 7 42 6 25 5 49 7
42 6 42 7 25 5 49 7
 0 0 0 0
Hs đọc đề bài 
  chia 35 HS thành các nhóm, mỗi nhóm 7 HS 
 Có bao nhiêu nhóm? 
-Chia được bao nhiêu nhóm 
1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải: 
Số nhóm HS được chia là: 
35: 7 = 5 (nhóm )
Đáp số.5 nhóm
HS tham gia trò chơi.
Đội đỏ Đội xanh 
1/7 của 14 là  1/7của 21 là  
1/7của 42 là  1/7của 35 là 
1/7của 56 là  1/7của 42 là 
-Lớp cổ vũ 
-Nhận xét chọn đội thắng cuộc 
Thể dục
ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI 
TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ”
I. YÊU CẦU: 
Ôn động tác di chuyển hướng phải, trái – có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực.
Chơi trò chơi “Chim về tổ ”. HS biết cách chơi – tham gia trò chơi chủ động, đúng luật. 
Giáo dục học sinh tinh thần say mê học t ... S nhắc lại 
 Hs đọc đề bài 
-Ta lấy tổng trừ cho số hạng đã biết 
-Ta lấy hiệu cộng với số trừ đã biết 
-Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết 
 a) x + 12 = 36 X x 6 = 30 
 x = 36 – 12 x = 30 : 6
 x = 24 x = 5 
c) x – 25 = 15 d) x : 7 = 5
 x = 15 + 25 x = 5 x 7
 x = 40 x = 35 
e)80 – x = 30 g )42 : x = 7
 x = 80 – 30 x = 42 : 7
 x = 50 x = 6
 cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia chưa biết. 
Hs đọc đề toán 
Tính 
-Hs làm phiếu câu a 
 cách nhân. chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số. 
- Hs đọc đề toán 
-1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
Bài giải: 
Số lít dầu còn lại ở trong thùng là: 
36 : 3 = 12 (lít)
 Đáp số: 12 lít
-HS T /gia chơi.
-Lớp cổ vũ bạn
-Nhận xét chọn đội thắng cuộc.
Hs trả lời 
TẬP LÀM VĂN.
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Yêu cầu: 
Rèn kĩ năng nói: Kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quí mến.
Tiếp tục rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn
 (từ 5 – 8 câu) diễn đạt rõ ràng.
Giáo dục học sinh tình cảm đối với hàng xóm láng giềng
II. Chuẩn bị: 
Bảng lớp viếtï 4 câu hỏi gợi ý về một người hàng xóm: 
III. Lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1P
5P
30P
3P
1P
1.Ổn định: 
2 Kiểm tra bài cũ: nghe kể không nỡ nhìn vv
-2 em kể lại chuyện Không nỡ nhìn.
2 hs lên tập tổ chức cuộc họp về giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn 
-GV nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học - Ghi tựa. 
b.Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Kể về người hàng xóm mà em quý mến 
-GV treo câu hỏi gợi ý: 
-Yêu cầu HS đọc đề và các gợi ý. 
a)Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
b)Người đó làm nghề gì?
c)Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm ntn?
d)Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em ntn?
 Gv nhận xét sữa sai – tuyên dương 
Bài 2 viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) 
BT cho biết gì ? 
Gv 1-2 hs kể miệng 
Gv cho hs viết vào vở 
-Yêu cầu những em làm xong đọc bài viết của mình.
-Nhận xét rút kinh nghiệm bình chọn người viết tốt.
4.Củng cố: 
GV đọc những đoạn văn hay cho cả lớp nghe 
Gv gọi 1 số hs lên kể về người hàng xóm của mình 
5 Dặn dò: 
-Yêu cầu HS về tìm hiểu thêm người hàng xóm của mình để viết bài văn hay hơn. 
-Chuẩn bị bài Tập viết thư và phong bì thư.
2 hs lên kể câu chuyện không nỡ nhìn 
-2 HS 
-Nhắc lại 
-1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý -lớp đọc thầm.(Kể về một người hàng xóm mà em quý mến).
Hs thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi gợi ý 
Từng nhóm đứng lên kể về người hàng xóm của mình 
Hs đọc yêu cầu bài 
Hs kể 
Hs viết bài vào vở 
+Bác năm là người hàng xóm ở gần nhà em .Năm nay bác năm mươi tám tuổi .Bác làm nghề lái xe ,nay bác đã nghĩ không lái xe nữa .B.ác ở nhà trông coi vườn tược .Bác có dáng người cao khoảng một mét bảy và luôn vui vẻ với mọi người .Nhà bác ấy cách nhà em hai căn nên hàng ngày bác thường sang nhà em chơi thấy bố em làm việc gì là bác ấy giúp luôn y như người trong gia đình .Vì vậy nên ngày nào mà không thấy bác qua chơi là cả nhà em đều nhắc tới tên bác luôn rồi em lại chạy sang chơi với bác ấy .Cứ nhìn thấy nhau là cả hai cùng cười rất vui vẻ .
Hs kể về người hàng xóm của mình 
Hs lắng nghe và ghi nhận 
ĐẠO ĐỨC 
QUAN TÂM, CHĂM SÓC
ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 2)
I.Yêu cầu: 1.HS hiểu: 
Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hổ trợ, giúp đỡ.
Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. 
HS biết: Yêu quí quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
II/.Chuẩn bị: 
VBT: Phiếu học tập; các bài thơ, bài hát về chủ đề gia đình.
Đồ dùng để đóng vai trong HĐ 3 tiết 2.
III.Lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1p
5p
30P
4P
1.Ôån định 
2.Bài cũ : quan tâm chăm sóc ông vv.
Em đã quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ chưa ? em hãy kể việc làm thể hiện sự quan tâm đó ? 
Gv nhận xét đánh giá 
3 Bài mới 
Khởi động.
-Bài hát này nói lên điều gì?
-GV chuyển ý giới thiệu - Ghi tựa.
Hoạt đông 1: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: Củng cố để HS hiểu rõ về các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học.
Cách tiến hành: GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ tay hoặc giơ các tấm bìa theo quy định.
-GV dán lần lượt từng ý kiến lên bảng: 
a.Trẻ em có quyền được ông bà, cha mẹ yêu thương quan tâm, chăm sóc.
b.Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm, chăm sóc.
c.Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
Kết luận: Các ý kiến a, c là đúng, ý kiến b là sai
Hoạt động 2. Xử lý tình huống đóng vai.
Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. 
Cách tiến hành: 
-Chia nhóm -Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận về nội dung một tranh và cho ý kiến nhận xét.
-GV treo tranh nêu câu hỏi gợi ý tình huống 1: Lan ngồi học trong nhà thì thấy em bé đang chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân như trèo cây nghịch bẩn  nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì?
GV kết luận: Lan chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch bẩn hay là chơi trò chơi nguy hiểm và dẫn em vào nhà lấy đồ chơi cho em chơi.
-Tình huống 2: Ông của Huy có thói quen đọc báo hằng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được. Nếu em là bạn Huy em sẽ làm gì tại sao?
GV kết luận: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe nhắc ông uống thuốc để mắt chóng khỏi.
Hoạt động 3: Bày tỏ tình cảm.
Mục tiêu: HS được bày tỏ tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình.
Cách tiến hành: -GV yêu cầu tự giới thiệu mình và món quà của mình định tặng ông bà cha mẹ anh chị em.
-GV yêu cầu: Thảo luận nhóm đôi. 
-NX tuyên dương 
Kết luận: Đây là những món quà rất quý nó chứa đựng tình cảm của các em đối với những người thân trong gia đình, các em về thực hiện tặng quà cho những người thân trong gia đình. Mọi người sẽ rất vui khi được nhận quà của các em.
Hoạt động 4: HS múa hát kể chuyện về chủ đề bài học.
Mục tiêu: Củng cố bài học.
Cách tiến hành: HS thi đua các nhóm biểu diễn các tiết mục.
-GV cho HS nhận xét rút ra ý nghĩa của bài thơ bài hát hay câu chuyện mà các em biểu diễn.
Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại, em cũng có bổn phận quan tâm họ để cuộc sống gia đình thêm hoà thuận đầm ấm, hạnh phúc
 4. củng cố – dặn dò 
-Ghi nhớ và thực hiện tốt điều mình đã học
-Sưu tầm các truyện thơ, ca dao, tục ngữ...Và vẽû tranh về chủ đề quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người thân trong gia đình. 
-Chuẩn bị học sau. “Chia sẽ buồn vui cùng bạn”.
Hs tả lời 
Lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”
-3 HS nhắc tựa.
-HS biết thực hiện quyền được tham gia của mình: bày tỏ thái độ tán thành những ý kiến đúng và không đồng tình với những ý kiến sai.
-HS đọc từng ý kiến có thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự nêu lý do.
- 
-Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
-Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
-Thảo luận lớp: HS nêu nhận xét về cách ứng xử trong mỗi tình huống và cảm xúc của từng nhân vật khi đóng vai được phân công.
-Các nhóm đóng vai. 
-Các nhóm t/bày. 
-Lớp NX chọn nhóm thể hiện các vai tốt nhất. 
-Lớp thảo luận nhóm đôi 
-HS lên trình bày 
-Lớp NX bổ sung.
-HS bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình về món quà bạn định tặng người thân.
-Lắng nghe.
-Hs thảo luận về món quà tặng ông bà cha mẹ anh chi em 
Hs giới thiệu về món quà của mình 
HS tự điều khiển chương trình tự giới thiệu tiết mục của nhóm mình rồi lên biểu diễn.
-Lớp nhận xét, tuyên dương.
-Lớp lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8 
I)mục tiêu: Đánh giá tình hình tuần qua ,đề ra kế hoạch tuần 9 
1) Gv tổ chức cho hs ổn định ca múa sinh hoạt 
Lớp phó văn nghệ tổ chức cho các bạn vui chơi ca hát theo chủ đề sinh hoạt 
2) Đánh giá nhận xét nề nếp học tập trong tuần 
Tổ trưởng các tổ lên báo cáo tình hình học tập của các tổ ,báo cáo về số điểm 10 của hs đạt được .Nêu lên những nhận xét ,tuyên dương những bạn có nhiều cố gắng ,phê bình những bạn chưa tốt 
Lớp trưỡng báo cáo tình hình học tập của lớp trong tuần ,đề nghị gv tuyên dương khen thưởng những bạn học tốt và chấp hành tốt nội quy ,phê bình những bạn chưa ngoan 
Tổ chức cho hs trong lớp có ý kiến nhận xét riêng
Gv chủ đánh giá chung tình hình lớp ,tuyên dương những hs có nhiều cố gắng 
3. kế hoạch tuần tới 
 Duy trì nề nếp truy bài đầu giờ 
Vệ sinh luân phiên 
Đi học đúng giờ quần áo gọn gàng 
Đi học soạn bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp 
Đóng tiền đầu năm 
Tập dợt văn nghệ để chuẩn bị 21/11
Đóng tiền tượng đài kim đồng 2000 đồng /1 em 
Học bài và ôn bài để chuẩn bị thi giữa kì 1 hai môn toán và tiếng việt đạt hiệu quả cao 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 Lop 3(2).doc