Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (58)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (58)

TOÁN

Luyện tập

I- Mục tiêu:

- Củng cố về phép nhân, phép chia trong bảng nhân ( hoặc chia ) 7; cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.

- HS thực hành tính nhẩm trong bảng tính( nhân chia 7), đặt tính và tính các phép tính chia số có hai chữ số cho số có 1 c/s; áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng phép tính chia và tìm 17 của một số

- Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc, tích cực; tự giác, cẩn thận trong bài làm

II. Đồ dùng dạy học : bảng phụ BT4; bảng con BT2

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (58)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 
TOÁN
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Củng cố về phép nhân, phép chia trong bảng nhân ( hoặc chia ) 7; cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số. 
- HS thực hành tính nhẩm trong bảng tính( nhân chia 7), đặt tính và tính các phép tính chia số có hai chữ số cho số có 1 c/s; áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng phép tính chia và tìm của một số 
- Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc, tích cực; tự giác, cẩn thận trong bài làm
II. Đồ dùng dạy học : bảng phụ BT4; bảng con BT2
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 5'
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 7.
- Nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : 1'
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
b) Luyện tập: 30'
Bài 1: Tính nhẩm
- T/c cho HS làm việc trong nhóm 
* củng cố bảng nhân, chia 7; quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Bài 2 ( cột 1,2,3): Tính
- Y/c HS tự làm bài và h/d chữa trên bảng 
* Củng cố cách chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số 
Bài 3: Giải toán 
- H/d phân tích đề và tóm tắt bài toán 
- Y/c HS tự làm bài và h/d chữa trên bảng 
Bài giải
Chia được số nhóm HS là:
35 : 7 = 5 ( nhóm )
Đáp số: 5 nhóm học sinh 
* Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số 
Bài 4: Tìm số con mèo trong hình vẽ ( bảng phụ)
- T/c cho HS làm việc theo nhóm 
- h/d chữa bài ( phần a có thể tìm theo 2 cách: lấy tổng số mèo chia cho số phần; có 7 cột, số mèo là số mèo trong 1 cột )
* Củng cố cách tìm một trong những phần bằng nhau của một số 
3. Củng cố, dặn dò: 3'
+ nêu lại cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số ?
- nhận xét giờ học; dặn HS về ôn lại các bảng chia đã học để chuẩn bị cho bài sau: Giảm đi một số lần
- 3 HS đọc thuộc lòng.
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- Hỏi đáp trong nhóm đôi
- 1 số em nêu lại kết quả trước lớp
- nêu cách thực hiện nhẩm ( dựa vào bảng chia hoặc dựa vào phép nhân ở trước đó)
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Làm trong bảng con lần lượt từng phép tính ; 1 HS làm trên bảng lớp 
-trao đổi cách làm 
- Nhận xét 
- HS đọc đề bài; 1 HS tóm tắt bài toán
- nêu dạng bài toán ( tìm một trong các phần bằng nhau của một số )
- Làm bài trong vở; 1 HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét và trao đổi cách làm; tìm các câu lời giải khác cho bài toán 
- Nêu y/c BT
- HS trao đổi trong nhóm đôi
- 2 nhóm báo cáo hai phần + nêu cách làm 
- Nhận xét và bổ sung ( nếu có)
- 2 hs nêu lại 
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Các em nhỏ và cụ già 
I- Mục đích, yêu cầu:
1- Tập đọc: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi,, ...Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với các nhân vật trong truyện.Đọc đúng các kiểu câu kể, câu hỏi.
+KNS: kĩ năng xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sếu, u sầu, nghẹn ngào,Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện; hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng cần phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm,chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy lo lắng, muộn phiền dịu bớt và c/s tốt đẹp hơn.
2- Kể chuyện : 
- Kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời của một nhân vật ; giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn biến câu chuyện 
- Biết lắng nghe bạn kể và nhận xét 
- Giáo dục hs ý thức quan tâm đến mọi người xung quanh 
II- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa câu chuyện 
III- Hoạt động dạy học: 
Tiết 1:
Hoạt động của thầy
Hoạt độngcủa học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài Bận
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : 1'
- GV dùng tranh minh họa để giới thiệu 
b/ Luyện đọc: 15-17'
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt và h/d cách đọc lời các nhân vật
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn (mục I):
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó (mục I)
- Y/c HS đặt câu với từ nghẹn ngào, u sầu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : 12-15'
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1+2.
+ Y/c HS trả lời câu hỏi 1+2 SGK
+ Hỏi thêm: Vì sao các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như vậy?
* Y/c HS đọc thầm đoạn 3+4 và trả lời câu hỏi 3 và 4 trong SGK
* Y/c HS đọc thầm đoạn 5 và trao đổi trong nhóm câu hỏi 5
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
" Chốt ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng cần phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm,chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy lo lắng, muộn phiền dịu bớt và c/s tốt đẹp hơn.
- H/d HS tự liên hệ về việc làm và cảm nhận khi bản thân quan tâm tới người khác hoặc được người khác quan tâm " giáo dục KNS cho HS 
- 3 HS lên bảng thực hịện yêu cầu.
- Học sinh nghe giới thiệu
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đàu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- 1 số em đặt câu trước lớp 
- Luyện đọc trong nhóm đôi: mỗi HS đọc 1 đoạn rồi đổi lại(cho hết 5 đoạn) 
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc tốt đọc lại, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và nêu ý kiến 
- Nhận xét và bổ sung ( nếu có )
- HS trao đổi nhóm đôi chọn tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do chọn tên đó
- HS tự do phát biểu ....
- 1 số em nhắc lại 
- HS tự liên hệ để trả lời
Tiết 2:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
d/: Luyện đọc lại bài: 12'
- H/d lại cách đọc 
- GV chia HS thành các nhóm , mỗi nhóm có 6 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai: người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ ( đọc 4 câu hỏi ở đoạn 2 và cùng đọc câu hỏi ông cụ ở đoạn 3)
-Nhận xét và tuyên dương cá nhân đọc bài tốt.
e/ Kể chuyện : 20'
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- H/d Hs xác định yêu cầu : kể theo lời một nhân vật trong câu chuyện
- Y/c HS luyện kể trong nhóm 
- t/c cho HS thi kể 
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Củng cố, dặn dò: 5'
+ nêu lại ý nghĩa của câu chuyện?
- Nhận xét giờ học; dặn dò HS thực hiện tốt bài học vào cuộc sống; về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị bài sau:Tiếng ru
- 5 HS đọc nối tiếp lại 5 đoạn trong câu chuyện
- Luyện đọc phân vai trong nhóm 6
- 1 nhóm đọc 
- Bình chọn cá nhân đọc tốt
- 1 HS nêu nhân vật mà mình đóng vai và kể mẫu một đoạn
- Luyện kể trong nhóm đôi: chọn 1 đoạn kể cho bạn nghe
- 3-4 HS chọn kể 1 đoạn mình thích trước lớp 
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Nhận xét và bình chọn bạn kể hay
- 2 Học sinh trả lời
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Vệ sinh thần kinh
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách vệ sinh thần kinh 
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. Kể được tên một số thức ăn, đồ uống,  nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
+ KNS: Kĩ năng tự nhận thức: đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh và KN tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích , so sánh, phán đoán 1 số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.
- Giáo dục HS ý thức tự giác phòng bệnh và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện để bảo vệ sức khỏe
II. Đồ dùng dạy học : tranh về cơ quan thần kinh ( KTBC)
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 3-4'
+ Chỉ vị trí và nêu lại vai trò của não và tủy sống trong hoạt động thần kinh? 
- Nhận xét và đánh giá
2. Bài mới : * Giới thiệu bài : 1'
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh: 10'.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa, cho biết:
+ Các nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?.
+ Những việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
" KL: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi, vui chơi hợp lí sẽ có lợi cho hệ thần kinh.
 Hoạt động 2: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.: 7-8'
- Yêu cầu học sinh tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như trong sách giáo khoa.
- Tổ chức thảo luận nếu 1 người luôn ở trạng thái tâm lí như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
 Đ/a: Trạng thái (b) là có lợi. Trạng thái (a, c, d) là có hại.
" KL: Vui vẻ là trạng thái tâm lí có lợi cho thần kinh
HĐ3 Nhận biết những thức ăn có lợi, có hại tới thần kinh: 10-12'
- Yêu cầu quan sát hình 9 cho biết: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống gây hại cho cơ quan thần kinh.
- GV nêu vấn đề để cả lớp phân tích:
+ Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
+ Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý?
"liên hệ thực tế việc làm của HS trong việc ăn, uống,.. và tình trạng ở địa phương đã có 1 số thanh niên nghiện ma túy và tác hại của nó đối với bản thân họ cũng như gia đình và những người xung quanh " giáo dục KNS cho HS
3. Củng cố, dặn dò: 5'
- Tổ chức cho HS củng cố bài bằng kĩ thuật dạy học: "chúng em biết 3" nói về những hiểu biết qua bài học
- GV nhận xét tiết học.Nhắc nhở HS ý thức tự giác giữ gìn VS cơ quan thần kinh, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và chuẩn bị bài sau: Bài 16: Vệ sinh thần kinh (tt).
- 2 HS lên chỉ và nêu
- Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm , báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét và bổ sung ý kiến 
- Học sinh lên trình diễn vẻ mặt của từng người ở mỗi trạng thái tâm lí.
- HS trao đổi nhóm 4 rồi báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét và bổ sung ý kiến 
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và trả lời.
-Ma tuý.
- Gây nghiện, có hại cho cơ quan thần kinh,....
- HS tự liên hệ
- Nhiều HS nêu ý kiến 
TIẾNG ANH 
( GV chuyên dạy )
TOÁN ( TĂNG)
Luyện tập: Bảng nhân, bảng chia 7
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS bảng nhân và bảng chia 7; cách nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số; cách chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số; cách tìm số bị chia trường hợp chia có dư (bt4)
- HS rèn kĩ năng đặt tính và tính với phép nhân và phép chia; vận dụng vào tính giá trị biểu thức và giải toán 
- Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc, tích cực; tự giác, cẩn thận trong bài làm
II. Đồ dùng dạy học : bảng c ... ách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính (cộng, trừ, nhân, chia).
- Y/c HS tự làm 
- Chữa bài trên bảng lớp 
* Củng cố cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
Bài 2 ( cột 1,2): Tính 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- H/d chữa bài trên bảng lớp 
* Củng cố cách nhân, chia số có 2 chữ số với số có một chữ số có nhớ .
Bài 3: Giải toán 
- H/d phân tích đề và tóm tắt bài toán 
- Y/c HS tự làm bài và h/d chữa trên bảng 
Bài giải
Trong thùng còn lại số lít dầu là:
36 : 3 = 12 ( lít )
Đáp số: 12 l dầu 
* Củng cố cách tìm một trong các phần bẳng nhau của một số 
 3. Củng cố, dặn dò: 5'
+ Nêu lại cách tìm số chia, số bị chia, thừa số, số bị trừ, số trừ, số hạng chưa biết trong phép tính?
- nhận xét tiết học; dặn HS về ôn lại bài và chuẩn bị ê ke rồi xem trước bài sau: Góc vuông, góc không vuông
- HS kiểm tra nhau trong nhóm đôi
- 1 số em nêu trước lớp 
- HS nêu y/c
- Nêu lại tên gọi các thành phần và kết quả trong từng phép tính 
- làm lần lượt từng phần trong bảng con; 1 H làm trên bảng lớp
- nhận xét và trao đổi lại cách làm 
- HS làm vào bảng con lần lượt từng phép tính; 1 Hs làm trên bảng lớp 
- nhận xét và trao đổi lại cách đặt tính, tính 
- HS đọc đề bài; 1 HS tóm tắt bài toán
- nêu dạng bài toán ( tìm một trong các phần bằng nhau của một số )
- Làm bài trong vở; 1 HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét và trao đổi cách làm; tìm các câu lời giải khác cho bài toán
- 1 số em nhắc lại 
SINH HOẠT
Sinh hoạt lớp Tuần 8
I - Mục tiêu :
-Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần 8
-HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 9. 
- GD cho HS tính tự quản tốt, thực hiện tốt nội quy trường lớp.
II-Chuẩn bị: Cán sự lớp tổng kết thi đua trong tuần 8; chuẩn bị văn nghệ chủ điểm về mái trường, thầy cô, bạn bè 
III-Hoạt động dạy học chủ yếu :
*Hoạt động 1:Lớp trưởng tổ chức cho cả lớp sinh hoạt để kiểm điểm hoạt động tuần 8 và đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 9.
*Hoạt động 2 : GV nhận xét .
+Về học tập
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................... ...................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................
+Về các hoạt động nề nếp Đội: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Hoạt động 3 : GV nêu phương hướng hoạt động tuần 9
- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần & phát huy những ưu điểm đã đạt
 được trong tuần qua.
- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch ; tích cực luyện phát âm chuẩn l/n 
- Tích cực ôn tập kiến thức để chuẩn bị KTĐK giữa học kì I
- Cần có ý thức bảo vệ của công: bàn, ghế.. và bảo vệ, chăm sóc tốt cây xanh . 
- Thực hiện tốt ATGT khi tham gia giao thông và phòng tránh tai nạn thương tích
- Duy trì tốt nề nếp truy bài, thể dục giữa giờ ; tích cực ôn luyện các bài múa hát sân trường cho đều và đẹp.
- Giữ gìn VS thật tốt để phòng tránh bệnh tay- chân- miệng đang xảy ra trên địa bàn xã
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................
* Hoạt động 4 : Biểu diễn văn nghệ
- hs biểu diễn tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị 
MĨ THUẬT
 ( GV chuyên dạy ) 
TOÁN ( TĂNG)
Luyện tập: tìm số chia.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách tìm số chia khi biết thương và số chia.
- HS rèn kĩ năng tìm x ; làm quen với các trường hợp : SBC bằng SC thì thương luôn bằng 1 (thương bé nhất) và số chia bằng 1 thì SBC luôn bằng thương (thương lớn nhất)
- Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc, tích cực; tự giác, cẩn thận trong bài làm
II. Đồ dùng dạy học : bảng con BT1
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1: Củng cố kiến thức: 8'
+ Tìm 1 phép chia, nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia đó.
+ Nêu cách tìm số chia?
+ Trường hợp nào xảy ra với số chia để có thương là lớn nhất? trường hợp nào của số chia để phép chia có thương nhỏ nhất? Lấy ví dụ?
" Chốt: SBC bằng SC thì thương luôn bằng 1 (thương bé nhất) và số chia bằng 1 thì SBC luôn bằng thương (thương lớn nhất)
 2/ Luyện tập : 27-30'
Bài 1: Tìm y
a) 60 : y = 6 b) 45 : y = 63 : 7
c) 48 : y + 15 = 23 
- Y/c HS tự làm bài hai phần a và b
- H/d chữa bài trên bảng và h/d chữa cụ thể phần c)
* Củng cố cách tìm số chia 
Bài 2: Một phân xưởng làm được 42 sản phẩm rồi đem đóng hộp. Nếu mỗi hộp đựng được 7 sản phẩm thì họ cần bao nhiêu hộp để đóng hết số sản phẩm đó?
- H/d phân tích đề và tóm tắt bài toán 
- Y/c HS tự làm bài và h/d chữa trên bảng 
Bài 3: BT53 (trang 8- Tuyển tập các bài toán hay và khó Lớp 3)
Tìm một số, biết rằng nếu gấp số đó lên 5 lần rồi cộng với 4 thì được 89.
*Định hướng cách giải:
Cách 1: Số đó trước khi cộng với 4 là
89 - 4 = 85
Số cần tìm là: 85 : 5 = 17
 ĐS: 17
Cách 2: Gọi số cần tìm là x . Ta có:
 x × 5 + 4 = 89
 x × 5 = 89 - 4
 x × 5	 = 85
 x = 85 : 5 
 x = 17
" Vậy số cần tìm là 17
3. Củng cố, dặn dò: 3'
+ Nêu lại cách tìm số chia?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài và học thật thuộc các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong phép tính .
- 1 số em nêu trước lớp 
- HS trao đổi nhóm đôi
- Nêu ý kiến 
- Nhận xét 
- HS làm bài trong bảng con lần lượt từng phần; 1 HS làm trên bảng lớp 
- Nhận xét và trao đổi cách làm 
- HS đọc đề bài; 1 HS tóm tắt bài toán
- Làm bài trong vở; 1 HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét và trao đổi cách làm; tìm các câu lời giải khác cho bài toán
- HS đọc đề và nêu ý tưởng về cách làm 
- HS tự nháp bài theo h/d của GV 
- Chữa bài 
- HS nêu lại 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI (tăng)
Luyện tập : Vệ sinh thần kinh 
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS kiến thức về việc vệ sinh cơ quan thần kinh : những việc làm có lợi, những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh; vai trò của giấc ngủ đối với cơ quan thần kinh
- HS tham dự trò chơi để củng cố kiến thức và lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân.
- Giáo dục HS ý thức tự giác giữ vệ sinh cơ quan thần kinh và vận động mọi người cùng thực hiện để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe; thực hiện việc sinh hoạt và học tập cho khoa học, hợp lí theo thời gian biểu 
II- Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm để HS lập thời gian biểu HĐ3
III- Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
 1/ Giới thiệu bài : 1'
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
 2. Củng cố kiến thức: 15-17'
- Tổ chức ôn tập kiến thức theo hình thức Hỏi chuyên gia: GV chọn 2 HS giỏi + 2-3 HS xung phong lập 1 nhóm "chuyên gia" để giải đáp những thắc mắc của "khán giả "bên dưới; GV sẽ là trợ lí cho nhóm chuyên gia để giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn.
- Giới thiệu cách chơi và tổ chức lập nhóm "chuyên gia"
* Củng cố : 
+Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi, vui chơi hợp lí sẽ có lợi cho hệ thần kinh.
+Vui vẻ là trạng thái tâm lí có lợi cho thần kinh.
+ Cần luyện tập, sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Tránh xa ma tuý để bảo vệ sức khoẻ.
+Khi ngủ, cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
+Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
3. Thực hành lập thời gian biểu của cá nhân : 15 '
* Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lí.
+ nêu lại các mục cần có trong thời gian biểu ?
- Y/c HS dựa vào những nhận xét, góp ý của cô và các bạn ở tiết học trước để lập một thời gian biểu thật hợp lí cho bản thân 
- Y/c một số em nêu trước lớp 
- h/d nhận xét và nhắc nhở các em thực hiện tốt theo thời gian biểu của mình đã lập
3. Nhận xét, dặn dò: 3'
- Nhận xét kết hợp giáo dục HS ( mục I)
- Nhận xét giờ; dặn HS vận dụng tốt bài học trong c/sống và vận cách động người xung quanh cùng thực hiện việc vệ sinh thần kinh để bảo vệ sức khỏe.
- HS xung phong cùng GV lập nhóm "chuyên gia"
- HS dưới lớp đóng vai khán giả và đặt những câu hỏi có liên quan đến nội dung kiến thức về cơ quan tuần hoàn để nhóm chuyên gia giải đáp 
VD: 
+ Những việc nên làm để giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh?
+ Những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh?
+ Nêu những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh?
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh?
+ Giấc ngủ có tác dụng gì đối với cơ quan thần kinh?...
- 2 Hs nêu lại : Thời gian , công việc 
- HS tự lập thời gian biểu của mình ; 2 HS lập trên bảng nhóm 
- 1 số em nêu trước lớp 
- HS cả lớp nhận xét bài của bạn trên bảng nhóm và bài bạn đọc
Ngày......tháng .... năm 2012
Kí duyệt của tổ CM Ký duyệt của Ban giám hiệu:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 Lop 3 CKTKNKNS.doc