Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (66)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (66)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Tiết 22- 23 Bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I.Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời các câu hỏi 1,2,3,4).

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- HS khá giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.

- KNS: Xác định giá trị (nhận biết những điều tốt đẹp mà bọn trẻ quan tâm đến ông cụ); Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc (SGK), tranh ảnh chụp một đàn sếu.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (66)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	LỊCH BÁO GIẢNG	
TUẦN 8
Từ ngày 15/10/2012 đến 19/10/2012
THỨ 
 NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
15/10/2012
Chào cờ
8
Tuần thứ tám.
Tập đọc
22
Các em nhỏ và cụ già.
TĐ-KC
23
Các em nhỏ và cụ già.
Toán
36
Luyện tập.
THỨ BA
16/10/2012
Toán
37
Giảm đi một số lần.
Tập đọc
24
Tiếng ru.
Chính tả
15
Nghe viết: Các em nhỏ và cụ già.
TNXH
15
Vệ sinh thần kinh.
THỨ TƯ
17//10/2012
Toán
38
Luyện tập.
LT & Câu
8
Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì? 
Tập viết
8
Ôn chữ hoa G
Đạo đức
8
Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ,... (Tiết 2).
THỨ NĂM
18/10/2012
Toán
39
Tìm số chia.
Chính tả
16
Nhớ viết: Tiếng ru.
Thủ công
8
Gấp, cắt, dán bông hoa (Tiết 2).
THỨ SÁU
19/10/2012
TLV
8
Kể về người hàng xóm.
Toán
40
Luyện tập.
TNXH
16
Vệ sinh thần kinh ( tiếp).
Sinh hoạt
8
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết 22- 23 Bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời các câu hỏi 1,2,3,4).
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
- KNS: Xác định giá trị (nhận biết những điều tốt đẹp mà bọn trẻ quan tâm đến ông cụ); Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc (SGK), tranh ảnh chụp một đàn sếu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể. 
2. Kiểm tra:	
- Gọi ba HS nối tiếp đọc bài thơ: “Bận“ và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc, viết tiêu đề bài lên bảng. 
HĐ2: Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
+ Theo dõi sửa chữa những từ HS phát âm sai. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Lắng nghe nhắc nhớ HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Cho 5 nhóm nối tiếp đọc 5 đoạn.
- Gọi một HS đọc lại cả bài.
HĐ3: HD tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, cả bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ đi đâu? 
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? 
+Vì sao các bạn quan tâm ông cụ như vậy?
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ nhõm hơn?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5 trao đổi để chọn tên khác cho truyện theo gợi ý SGK.
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- GV chốt ý như sách GV. 
HĐ4: Luyện đọc lại.
- Đọc mẫu đoạn 2.
- HD đọc đúng câu khó trong đoạn.
- Mời 4 em nối tiếp nhau thi đọc các đoạn 2, 3,4, 5.
- Mời 1 tốp thi đọc truyện theo vai.
- GV và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
GV nêu nhiệm vụ: SGK.
HD HS kể lại chuyện theo lời 1 bạn nhỏ.
- Gọi 1HS kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. 
- Theo dõi nhận xét lời kể mẫu của HS.
- Cho từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
- Gọi 2 HS thi kể trước lớp.
- Mời 1HS kể lại cả câu chuyện. 
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố dặn dò: 
- Các em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?
- Đọc lại bài, xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 3 em lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, diều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe GV đọc mẫu. 
- Từng HS nối tiếp nhau đọc từng câu, luyện đọc đúng các từ đã đọc sai.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, tìm hiếu nghĩa các từ mới ở mục chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 
- Các nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn.
- Một HS đọc lại cả câu truyện.
- HS đọc thầm từng đoạn, cả bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. 
+ Các bạn gặp một ông cụ đang ngồi ven đường, vẻ mặt buồn rầu, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn trao đổi với nhau. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bạn đoán ông bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm cụ 
+ Các bạn là những người con ngoan, nhân hậu muốn giúp đỡ ông cụ.
+ Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
+ Ông cụ thấy nỗi buồn được chia sẻ, ông thấy không còn cô đơn 
- Lớp đọc thầm trả lời câu hỏi tìm tên khác cho câu chuyện: Ví dụ Những đúa trẻ tốt bụng 
+ Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lớp lắng nghe GV đọc. 
- Luyện đọc trong nhóm.
- HS nối tiếp thi đọc.
- HS tự phân vai và đọc truyện.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Một em lên kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
- HS tập kể chuyện theo cặp.
- 2 em thi kể trước lớp.
- 1 HS thực hiện.
- Theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
- HS tự liên hệ với bản thân.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Môn: TOÁN
Tiết 36 Bài: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định của một hình đơn giản.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4.
- KNS: Hợp tác, tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:	
- Gọi HS xung phong lên đọc thuộc bảng chia 7.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu miệng kết quả của các phép tính.
- Lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2 (cột 1,2,3): 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện trên bảng con.
- Mời 2HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán. 
- HD HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài và nêu kết quả. 
- Nhận xét bài làm của HS. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS xung phong đọc bảng chia 7.
- Xem lại bài ở nhà, chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- HS đọc bảng chia 7.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 3 HS nêu miệng kết quả nhẩm, lớp bổ sung. 
7 x 8 = 56; 7 x 9 = 63; 42 : 7 = 6
56 : 7 = 8 ; 63 : 7 = 9; 7 x 6 = 42 
- Một HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp làm bài trên bảng con, 2 em làm bài trên bảng.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- HS đọc bài toán. 
- Lắng nghe, phân tích và giải bài toán.
- 1HS lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét.
Bài giải:
Số nhóm HS được chia là:
35 : 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Quan sát, nhận xét.
- Cả lớp tự làm bài. 2 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
+ Hình a: khoanh vào 3 con mèo.
+ Hình b: khoanh vào 2 con mèo.
- HS đọc bảng chia 7. 
- Lắng nghe, thực hiện..
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2012
Môn: TOÁN
Tiết 37 Bài: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
- KNS: Tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh vẽ 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như SGK.
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể. 
2. Kiểm tra:	
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: HDHS tìm hiểu bài.
- GV đính các con gà như hình vẽ - SGK.
+ Hàng trên có mấy con gà? 
+ Hàng dưới có mấy con gà? 
+ Số gà ở hàng trên giảm đi mấy lần thì được số gà ở hàng dưới? 
- GV ghi bảng:
 Hàng trên : 6 con gà 
 Hàng dưới: 6 : 3 = 2 (con gà) 
- Yêu cầu HS nhắc lại. 
- Cho HS vẽ trên bảng con, 1 HS vẽ trên bảng lớp: đoạn thẳng AB = 8cm ; CD = 2cm.
+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm mấy lần thì được độ dài đoạn thẳng CD?
- Ghi bảng: 
Độ dài đoạn thẳng AB : 8cm
 CD = 8 : 4 = 2 (cm)
- Kết luận: Độ dài AB giảm 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD.
+ Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm thế nào?
+ Muốn giảm 10km đi 5 lần ta làm thế nào?
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- GV ghi quy tắc lên bảng, gọi HS đọc lại.
HĐ3: Luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở kiểm tra và tự chữa bài. 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu bài toán, phân tích bài toán rồi làm theo mẫu.
- Gọi HS lên bảng giải bài 2b. HS còn lại làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 3 
 - Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu nêu dữ kiện và yêu cầu bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. Gọi một HS lên bảng giải.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò:
- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Xem lại bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát đầu giờ.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lớp theo dõi nhận xét. 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát.
+ Hàng trên có 6 con gà.
+ Hàng dưới có 2 con gà.
+ Số gà hàng trên giảm đi 3 lần.
- Theo dõi GV trình bày thành phép tính. 
- 3 HS nhắc lại.
- Cả lớp vẽ vào bảng con độ dài 2 đoạn thẳng đã cho.
+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta lấy 8 : 4 = 2(cm)
+ ... ta lấy 10 : 5 = 2( km).
+ ... ta lấy số đó chia cho số lần
- 3 em nhắc lại quy tắc. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Một em nêu yêu cầu và mẫu bài tập 1. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 1HS lên tính kết quả và điền vào bảng, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 Số đã cho 
48
36
24
Giảm 4 lần 
12
9
6
Giảm 6 lần 
8
6
4
- Đổi chéo vở để kiểm tra ... các bông hoa.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:	
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:	
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: HS thực hành gấp cắt dán bông hoa 4, 5, 8 cánh. 
- Gọi HS nhắc lại và thực hiện thao tác gấp, cắt để được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
- Treo tranh quy trình gấp cắt các loại bông hoa để cả lớp quan sát và nắm vững hơn về các bước gấp cắt.
- Tổ chức cho HS thực hành gấp cắt dán bông hoa 4, 5 , 8 cánh theo nhóm.
- GV đến các nhóm quan sát uốn nắn và giúp đỡ HS còn lúng túng. 
- Yêu cầu các nhóm thi đua xem bông hoa của nhóm nào cắt các cánh đều , đẹp hơn.
- Chấm một số sản phẩm của HS.
- Chọn một số sản phẩm đẹp cho lớp quan sát và tuyên dương HS. 
 4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập gấp, cắt bông hoa cho thành thạo.
- Nhận xét tiết học.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 3 HS nhắc lại các thao tác về gấp cắt bông hoa 4 , 8 và 5 cánh.
- Lớp quan sát về các bước qui trình gấp cắt dán các bông hoa 4 , 5 , 8 cánh để áp dụng vào thực hành gấp ra sản phẩm cắt dán thành những bông hoa hoàn chỉnh .
- Lớp chia thành các nhóm tiến hành gấp cắt dán các bông hoa 4 , 5 và 8 cánh.
- Đại diện các nhóm lên trưng bày sản phẩm để chọn ra những bông hoa cân đối và đẹp nhất. 
- Lớp quan sát và bình chọn chọn sản phẩm tốt nhất.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10 năm 2012
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 8 Bài: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý ( BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT 2).
- KNS: Giao tiếp; thể hiện sự tự tin; hợp tác. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ và phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể. 
2. Kiểm tra:	
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện " Người hàng xóm".
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ1: HD làm bài tập.
 Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HD HS kể.
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý.
- Gọi 1HS khá, giỏi kể mẫu một vài câu. 
- GV nhận xét rút kinh nghiệm.
- Mời 3 HS thi kể.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn.
Bài tập 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 - Nhắc HS có thể dựa vào 4 câu hỏi gợi ý để viết thành đoạn văn có thể là 5 – 7 câu. 
- Yêu cầu cả lớp viết bài.
- Mời 5 - 7 em đọc bài trước lớp. 
- GV theo dõi nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học. 
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Hát đầu giờ.
- Hai em lên bảng kể lại câu chuyện trả lời nội dung câu hỏi của GV. 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 em đọc yêu cầu và các gợi ý. 
- Cả lớp đọc thầm.
- Thực hiện.
- Một em khá kể mẫu.
- Lắng gnhe, rút kinh nghiệm.
- 3 HS lên thi kể cho lớp nghe. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một HS đọc đề bài.
- Lắng nghe GV để thực hiện tốt bài tập. 
- HS thực hiện viết vào nháp. 
- 5 em đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 40 Bài: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (cột 1, 2), 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn bài tập 1 lên bảng.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:	
- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập: Tìm x
 56 : x = 7 28 : x = 4
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: HD HS làm bài tập.
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp cùng làm mẫu một bài. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm vào vở. Mời 4 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời hai HS lên bảng làm bài.
- Cho HS đổi vở KT bài nhau. 
- GV nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3 
 - Gọi 2 HS đọc bài 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Một em nêu yêu cầu bài 1.
- HS làm mẫu một bài và giải thích.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 4 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung. 
x +12 = 36 x x 6 = 30
 x = 36 -12 x = 30 : 6
 x = 24 x = 5
80 - x = 30 42 : x = 7 
 x = 80 - 30 x = 42 : 7 
 x = 50 x = 6 ....
- Một em nêu yêu cầu bài 2.
- Cả lớp tự làm bài rồi chữa bài. 
a) 35 32 26 20
 2 6 4 7
 70 192 104 140
- Lắng nghe, điều chỉnh.
 - HS nêu đề bài. 
- Cả lớp cùng phân tích bài toán. 
- HS tự làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp nhận xét bổ sung.
Bài giải:
Số lít dầu còn lại trong thùng:
36 : 3 = 12 (lít)
 Đáp số: :12 lít dầu 
- Về nhà học bài và làm bài tập. 
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 16 Bài:VỆ SINH THẦN KINH
(tiếp theo)
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. (Với HS khá, giỏi : biết lập và thực hiện thời gian biểu hàng ngày ) 
- KNS: Tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh; Tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh. Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trang 34 và 35 sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:	
 - Nêu ví dụ về một số thức ăn đồ uống gây hại cho cơ quan thần kinh ? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: Thảo luận nhóm. 
Bước 1: Làm việc theo cặp. 
- Yêu cầu HS cứ 2 em quay mặt với nhau để thảo luận theo gợi ý và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Khi ngủ các cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó ?
+ Nêu những điều kiện để có giác ngủ tốt?
+ Hàng ngày, bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Gọi một số em lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước lớp.
- GV kết luận: SGK.
HĐ3: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân. 
Bước 1: HD HS lập thời gian biểu.
- Cho HS xem bảng đã kẻ sẵn và HD cho HS cách điền.
- Mời vài HS lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên bảng lớp. 
Bước 2: Làm việc cá nhân.
- Cho HS điền thời gian biểu ở vở.
- GV theo dõi uốn nắn.
 Bước 3: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu HS quay mặt lại trao đổi với nhau và cùng góp ý để hoàn thiện bài 3.
- Lồng ghép vệ sinh môi trường, HS biết được 1 số việc làm có lợi cho sức khỏe. Ăn, ngủ, học tập, làm việc, vui chơi có điều độ. Không dùng các chất kích thích và các loại thuốc có hại cho sức khỏe để giữ gìn cơ quan thần kinh.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp 
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Học tập và sinh hoạt theo thời gian biểu có lợi gì?
- GV kết luận: sách GV.
 4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài 
- Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Lớp theo dõi bạn, nhận xét. 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo HD của GV. 
+ Khi ngủ hầu hết các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi trong đó có cơ quan thần kinh (đặc biệt là bộ não).
- Cảm giác sau đêm ngủ ít: mệt mỏi, rát mắt, uể oải.
 - Các điều kiện để có giấc ngủ tốt: ăn không quá no, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh 
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- Đại diện các cặp lên báo cáo trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bạn.
- Theo dõi GV HD.
- 2 em lên điền thử trên bảng. 
- HS tự điền, hoàn thành thời gian biểu cá nhân của mình ở vở.
- Từng cặp trao đổi để hoàn thiện bảng thời gian biểu của mình.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lần lượt từng em lên giới thiệu trước lớp. 
+ ... để làm việc và sinh hoạt 1 cách có khoa học.
+ ... vừa bảo vệ được hệ thần kinh, vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- 2 HS nêu nội dung bài học.
- Lắng nghe, thực hiện..
SINH HOẠT TẬP THỂ CUỐI TUẦN
 TUẦN 8
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động, công việc của lớp trong tuần 8.
- Tiếp tục phát động thi đua đợt 1, học kì I.
- Định hướng các hoạt động tuần 9, tháng tới.
II. Chuẩn bị:
- Thống kê số liệu, tổng hợp thông tin, hoa điểm 10 tặng nhóm, tổ.
III. Nội dung:
1. Tuyên bố lý do:
- Sinh hoạt lớp định kì. 
2. Hát tập thể:
- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, lớp hát chung.
3. Giới thiệu thành phần tham dự:
- GV chủ nhiệm.
- Các thành viên trong lớp.
4. Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua, tháng qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Sao - Đội, tham gia vệ sinh trường lớp,.
- Ý kiến các thành viên trong lớp:.
- GV nhận xét chung: Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc và đúng lịch, đi học đều, không có hiện tượng đi học muộn. Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập. Trong giờ học hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Có ý thức tự quản.
- Sơ kết thi đua đến 20/10.
+ Hạn chế:
- Một số em còn nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học: Chưa chuẩn bị đồ dùng chu đáo.
- Trao hoa điểm 10 cho tổ đạt giải nhất. 
5. Các hoạt động tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Thi đua học tập chào mừng ngày 20 -11 và các ngày lễ lớn trong năm học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN 3 TUẦN 8.doc