Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (47)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (47)

Tiết 2: TOÁN

Góc vuông, góc không vuông

I. Mục tiêu:

- Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc ko vuông. Htb:b2-3 hình dòng 1

- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông theo mẫu.

II. Đồ dùng dạy - học: - GV: ê ke, mặt đồng hồ, bảng phụ b2 - HS: ê-ke

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (47)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011.
Tiết 1: chào cờ 
Tiết 2: Toán
Góc vuông, góc không vuông
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc ko vuông. Htb:b2-3 hình dòng 1
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy - học: - GV: ê ke, mặt đồng hồ, bảng phụ b2 - HS: ê-ke 
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: KT việc chuẩn bị đồ dùng của H 
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài
2. a) Giới thiệu, hình thành biểu tượng về góc: Sử dụng mô hình đồng hồ: Mô tả kết hợp giới thiệu biểu tượng về góc: Góc gồm có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm.
- Lấy VD biểu tượng về góc?
b) Giới thiệu góc vuông, góc không vuông:
- Vẽ góc vuông, giới thiệu: đỉnh O, cạnh OA, OB
- Vẽ 2 góc ko vuông: G/thiệu tên góc: đỉnh, cạnh. 
- So sánh 2 góc vừa vẽ (dùng ê-ke)
Lưu ý: Đọc tên góc cần đọc đủ tên đỉnh, cạnh
* Củng cố về góc vuông, góc không vuông.
c) Giới thiệu ê ke:
- H quan sát, nêu cấu tạo của ê ke: là hình tam giác, có 3 cạnh và 3 góc; tìm góc vuông trong thước ê ke? Hai góc còn lại có vuông không?
- Nêu tác dụng của ê-ke? HD-H cách sử dụng ê-ke.
3.Thực hành: Bài 1: 
Dùng ê-ke nhận biết góc vuông của hình chữ nhật có sẵn và vẽ góc vuông (theo mẫu)
* Củng cố tác dụng và cách sử dụng ê-ke.
Bài 2: Đưa bảng phụ: Htb x/đ 3 hình dòng 1; Hk/g x/đ cả 6 hình trong bài.
* Củng cố về góc vuông, góc không vuông và các cạnh của mỗi góc.
Bài 3: GV vẽ hình trên bảng
Củng cố luyện tập sử dụng ê-ke để xãc định góc vuông và góc không vuông.
Bài 4: HD-H làm BT dạng trắc nghiệm
Yêu cầu H dùng ê-ke KT các góc rồi chọn đáp án đúng D. 
4. Củng cố kiến thức, dặn dò: Nhận xét giờ học.
+ Đưa đồ dùng chuẩn bị
- H quan sát và ghi nhớ 
- Hk/g: góc bảng, góc cửa sổ
- H quan sát và ghi nhớ biểu tượng về góc vuông, góc không vuông
- H đọc tên các góc vuông, không vuông; xác định đỉnh, cạnh?
- Hk/g
+ Đưa ê-ke, quan sát, nêu cấu tạo, tác dụng của ê-ke
- Htb
- Hk/g: Dùng để vẽ, k/tra góc vuông
+ Đọc y/cầu, tự làm, 2Hk lên bảng.
(S/d ê-ke để vẽ và KT góc vuông)
+ Đọc yêu cầu bài tập, làm việc N2
- 1số Hk/g chỉ hình trên bảng đọc tên các góc vuông và các góc không vuông trong các hình có sẵn.
+ H dùng ê ke để làm BT, 1 số Htb chỉ hình và nêu
+ Đọc yêu cầu bài tập
Tự làm, báo cáo
- H xác định trên hình
Tiết 3+4: Tập đọc 
Ôn tập Tiếng Việt (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc: đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ tối thiểu 55 chữ/phút). Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ và TL1 câu hỏi về ND đoạn, bài đọc. (Hk/g đọc lưu loát, trên 55 tiếng/phút)
- Ôn luyện về so sánh: tìm đúng sự vật được so sánh với nhau, điền đúng TN thích hợp để tạo thành phép so sánh.
II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu ghi tên các bài TĐ sgk TV3 - kì I (T.1 - T.8); bảng phụ b2
III. Hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài ôn
2. Kiểm tra đọc (1/4 số H): Nêu yêu cầu, đưa phiếu đã chuẩn bị..
- Theo dõi, nêu câu hỏi, ghi điểm
3. Bài tập: Bài 2: Đưa bảng phụ, HD
Kèm rèn H chậm
* Chấm chữa bài, nhận xét rút kinh nghiệm và củng cố về phép so sánh.
Bài 3:
Kèm rèn H chậm 
* Nhận xét, chốt lời giải đúng & củng cố về so sánh.
MR: Đặt câu có sự vật được so sánh, nói rõ kiểu so sánh?
 4. Củng cố nội dung bài ôn, dặn dò:
Nhận xét giờ học
+ H bắt thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2’, sau đó lên đọc bài và trả lời câu hỏi thuộc nội dung bài đọc. (H không đạt KT lại vào tiết sau)
+ Đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- H tự làm bút chì, 1 số H nêu
- H làm bài trong VBT.
+ Đọc yêu cầu và nội dung bài
- H làm bài trong VBT, kiểm tra chéo.
- H trao đổi N2, 1 số Hk/g nêu miệng
- Về ôn luyện các bài TĐ - HTL.
Tiết 4: Tập đọc - kể chuyện
Ôn tập Tiếng Việt (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục KT lấy điểm tập đọc: Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng; đọc hiểu (yêu cầu như t1)
- Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu: Ai-là gì?
- Nhớ lại và kể lại được từng đoạn đúng diễn biến 1 câu chuyện đã học.
II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu (như t1); bảng phụ b2
III. Hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài ôn
2. Kiểm tra đọc (1/4 số H): Thực hiện như tiết 1
3. Bài tập: Bài 2: Đưa bảng phụ
Kèm rèn H chậm
* Nhận xét, sửa và củng cố đặt và trả lời câu hỏi: Ai-là gì?
Bài 3: HD-H hiểu yêu cầu
Nhắc H lựa chọn truyện để kể.
Kèm rèn H chậm
* GV + lớp theo dõi nhận xét: nội dung, diễn đạt, cách sử dụng điệu bộ, cử chỉ trong lời kể?
Nhận xét, TD bình chọn H kể hay, sinh động.
4. Củng cố nội dung bài ôn, dặn dò:
Nhận xét giờ học
- H thực hiện như tiết 1.
+ H đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Xác định kiểu câu?
Htự làm, 1 số H nêu
- Hk/g: Đặt và trả lời câu hỏi # theo mẫu trên.
+ Đọc yêu cầu của bài
- Nhắc lại tên các truyện đầu tuần và truyện trong TLV đã học.
- 1Hk/g kể mẫu
- H kể trong N2
- 1 số H thi kể trước lớp 
- H làm bài trong VBT.
- Về ôn luyện các bài TĐ - HTL.
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011.
Tiết 1: Luyện chữ
Bài 9: Chữ L, S
I. Mục tiêu:
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng viết chữ hoa L, S cỡ nhỏ rõ ràng, tương đối đúng kĩ thuật, đều nét, thẳng hàng.
- GD - H tính kiên trì rèn luyện, từ đó có ý thức luyện viết để giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học: Chữ mẫu 
III. Hoạt động dạy - học:
1. Nêu nội dung giờ học
2. Nội dung: a) HD viết nháp:
MT: H nắm được cách viết chữ hoa cỡ nhỏ tương đối đúng
- Đưa chữ mẫu L hướng dẫn
HD – H nhận xét so sánh với chữ L với chữ S?
Kèm rèn H viết chưa đẹp, nhận xét, sửa lỗi H hay mắc sai.
- Đọc các câu ứng dụng
Gg nghĩa các câu ứng dụng
HD các nét nối từ chữ viết hoa sang chữ viết thường trong các chữ viết hoa trong bài.
- Lưu ý H cách viết câu ứng dụng: chữ hoa, độ cao, kĩ thuật, dấu thanh, khoảng cách các chữ
b) HD viết vở: 
MT:H viết chữ rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng
Nhắc nhở H tư thế ngồi viết, cách cầm bút
Theo dõi, rèn kèm giúp đỡ H viết chưa đẹp. 
c) Nhận xét: 1 số bài rút kinh nghiệm.
Tuyên dương H viết chữ đẹp
3. Nhận xét giờ học 
- Theo dõi
- Quan sát, nêu tên chữ, độ cao, cấu tạo
- Viết nháp hoặc bảng con, 2H lên bảng
- Đọc các câu ứng dụng, 
Hg nêu ý hiểu
Hk nêu nhận xét các chữ cần viết hoa
- Viết bài vào vở luyện chữ đẹp
- H viết chưa đẹp về luyện rèn thêm.
Tiết 2: Chính tả
Ôn tập Tiếng Việt (tiết 3)
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục KT lấy điểm tập đọc: Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng; đọc hiểu (yêu cầu như t1)
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi đúng theo mẫu: Ai-là gì? (2-3 câu)
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu (như t1); 3 bảng nhóm b2
III. Hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài ôn
2. Kiểm tra đọc (1/4 số H): Thực hiện như tiết 1
3. Bài tập: Bài 2: Đưa bảng phụ
Theo dõi, kèm rèn H chậm
* Nhận xét, sửa và tuyên dương H đặt câu hay theo mẫu: Ai-là gì?
* Củng cố đặt câu theo mẫu: Ai-là gì?
Bài 3: HD-H hiểu yêu cầu và viết đúng theo yêu cầu của bài tập.
Kèm rèn HD-H chậm
* GV + lớp theo dõi nhận xét: nội dung, hình thức trình bày đơn. Củng cố cách viết đơn.
Tuyên dương bình chọn H viết đơn hay, sạch đẹp.
4. Củng cố nội dung bài ôn, dặn dò:
Nhận xét giờ học
- H thực hiện như tiết 1.
+ H đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
H tự làm, 3H làm bảng nhóm, dán bài
1 số H đọc bài
* Hk/g: - Gạch xiên(/) tách 2 bộ phận trong câu vừa đặt.
- Đặt và trả lời câu hỏi # theo mẫu trên.
+ Đọc yêu cầu của bài
Hk/g nhớ và nhắc lại cách trình bày đơn
- H làm bài trong VBT.
- 1 số H đọc đơn của mình trước lớp 
Ghi nhớ mẫu đơn + hình thức trình bày 1 lá đơn.
- Về ôn luyện các bài TĐ - HTL.
Tiết 3: Toán
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông, góc không vuông 
I. Mục tiêu: 
- H biết sử dụng ê-ke để kiểm tra nhận biết góc vuông, góc không vuông; và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. Hk/g: bài 4
II. Đồ dùng dạy - học: ê-ke, giấy thủ công
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: T. Vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông, 2 góc không vuông
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài
2. Thực hành: Bài 1:
Kèm rèn H chậm
* Chữa bài, sửa sai và củng cố vẽ góc vuông bằng ê-ke.
Bài 2: T. Vẽ hình trên bảng
- HD-H cách đo để KT góc vuông
- Bao quát H đo, kèm rèn H chậm cách kiểm tra góc vuông bằng ê-ke.
*Nhận xét bài và củng cố sử dụng ê-ke để kiểm tra góc vuông
Bài 3: 
Kèm rèn HD-H chậm 
Chữa sửa sai và củng cố cách ghép hình tạo góc vuông.
Bài 4: (Còn TG cho Hk/g thực hành)
Sử dụng giấy thủ công hoặc giấy nháp
HD-H tập gấp thành 1 góc vuông.
4. Củng cố hệ thống kiến thức bài học, dặn dò 
Nhận xét đánh giá tiết học
- Xác định đỉnh góc vuông, góc không vuông và cạnh (s/d ê-ke) 2H lên bảng 
- Đọc yêu cầu, 1Hg lên bảng vẽ 
- Tự làm phần còn lại
- Đổi sgk, KT chéo (s/d ê-ke KT góc vuông của bạn)
+ Đọc, xác định yêu cầu của bài. 
- Tự làm, kiểm tra nhau trong N2; 
- 2H lên bảng thực hành.
+ Đọc đề , quan sát và phân tích 4 miếng bìa, 1 số H báo cáo: 
Ghép miếng 1&4=>A; miếng 2&3=>B
+ Đọc, xác định yêu cầu của bài . 
- 1Hg lên bảng thực hành mẫu
- H tự thực hành gấp góc vuông. 
- Nhắc lại gấp 1 số lên nhiều lần 
- Về ôn luyện, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tự nhiên - xã hội
Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu.
* H biết thực hiện tốt những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ.
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh, an toàn sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy - học: - Hình sơ đồ các cơ quan đã học, thẻ chữ 
III. Hoạt động dạy học: 
A. KTBC: - Nêu những việc nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan thần kinh? 
- 2 H nêu, H khác nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: * Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Củng cố các cơ quan của cơ thể.
MT: H chỉ và nêu tên các cơ quan, các bộ phận, chức năng của các bộ phận các cơ quan.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận N7-8
- Đưa hình sơ đồ và thẻ chữ
Bao quát các nhóm làm việc, HD
- Làm việc cả lớp 
Nhận xét, chốt kiến thức về các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.
- Quan sát (1hình/nhóm) thảo luận nội dung theo N7-8
- Đại diện nhóm Hk/g trình bày chỉ hình nêu 
H nhóm khác nêu nhận xét, bổ sung
* ... kĩ yêu cầu của bài
- H tự làm 
b) Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ trên điền vào mô hình sau:
Sự vật so sánh
.
 Từ so sánh
Sự vật so sánh
.
- 1số Hg nêu bài của mình
+ H tự đọc, tìm và ghi lại
- 1 số H đọc câu của mình tìm được.
Lớp nhận xét, bổ sung
+ Hk/g: viết 5-6 câu
- 1 số H đọc bài viết của mình
Tiết 6: Toán* 
Luyện tập về bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu:
- Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài đã học, quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài qua vận dụng KT đã học. 
- H tự giác, tích cực học tập và rèn luyện toán. 
II. Hoạt động dạy - học:
1.Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài đã học, quan hệ giữa các đơn vị đo
Kèm rèn HD-H chậm hoàn thành VBT
Chấm 1 số VBT, nhận xét rút kinh nghiệm
2. Bài tập: 
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4m 2dm = dm b) 302cm = .mcm
 5hm 6dam =  m 640m =  hmdam
 8km = .m 1m 8cm = cm
Kèm rèn H chậm làm bài.
* Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài đã học, quan hệ giữa các đơn vị đo. 
Bài 2: Điền dấu (>, <, =):
5m 9dm.6m 1dm 1hm.10m
8m 9 dm.809dm 900m1km
HD-Htb đổi đơn vị đo độ dài rồi so sánh đơn vị đo.
Kèm rèn HD-H chậm tóm tắt và làm bài
* Nhận xét, sửa sai và củng cố đổi đơn vị đo độ dài rồi so sánh các số đơn vị đo.
3. Củng cố nội dung bài: Nhận xét giờ học
- Tự hoàn thành VBT buổi sáng
- 1 số H nêu cách đổi đơn vị độ dài
+ Đọc đề
- Tự làm, 2H lên bảng làm (Htb-a; Hk/g-b)
H tự làm, kiểm tra chéo; 1 số H giải thích cách đổi.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài
Hk/g nêu cách làm: Đổi đưa về cùng đơn vị đo sau đó so sánh kết quả rồi điền dấu.
- H tự làm, 2 H lên bảng làm và giải thích
Kiểm tra chéo, báo cáo
Tiết 7: Thể dục*
Ôn tập hai động tác vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyên 2 động tác vươn thở, tay. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đối đúng.
- Chơi trò chơi : Nhanh lên bạn ơi! Yêu cầu biết chơi và chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện: - ĐĐ: Sân trường vệ sinh sạch sẽ an toàn nơi tập.
 - PT: 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Phần mở đầu: 3- 5’ 
- GVnhận lớp, phổ biến nội dung tiết học 
2. Phần cơ bản: 
- Ôn động tác vươn thở tay của bài TD (12- 15’)
Theo dõi, sửa động tác sai	
- Luyện tập theo tổ. 
GV bao quát, sửa động tác sai, uốn nắn	 
- Thi đua trình diễn của 3 tổ 
- Chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi!(6- 8’) 
Tuyên dương tổ thắng cuộc. 
3. Phần kết thúc: (2- 3’) Hệ thống nội dung bài 
Nhận xét, rút kinh nghiệm tiết học... 
- H tập hợp, báo cáo.
- Chay chậm xung quanh sân.
- Khởi động các khớp.
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
- Cả lớp luyện tập từng từng động tác, tập liên hoàn 2 động tác.
- Luyện tập theo khu vực tổ đã phân công, tổ trưởng điều khiển.
- Thi đua trình diễn theo tổ, nhận xét
- Luyện tập cả lớp lại 1 lần 2 động tác.
- Chơi thi đua 3 tổ.
- H tập động tác thả lỏng: đi thường+vỗ tay+hát.
	Gợi ý và đáp án giải ô chữ TN-XH
A/ Gợi ý:
1. Từ còn thiếu trong các câu sau: “Não và tủy sống là trung ương TK.mọi hđ của cơ thể”. (gồm 9 chữ cái)
2. Bộ phận đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. (gồm 8 chữ cái)
3. Cơ quan TK trung ương điều khiển mọi hđ của cơ thể. (gồm 3 chữ cái)
4. Một trạng thái tâm lí rất tốt đối với cqtk. (gồm 5 chữ cái)
5. Nơi sưởi ấm và làm sạch không khí trước khi và phổi. (gồm 3 chữ cái)
6. Bộ phận đưa máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể. (gồm 8 chữ cái)
7. Nhiệm vụ của máu là đưa khí ô-xi và chất dinh dưỡng đi(gồm 9 chữ cái)
8. Bộ phận thực hiện trao đổi không khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. (gồm 4 chữ cái)
9. Cơ quan bài tiết nước tiểu bao gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, ống đái và.(gồm 7 chữ cái)
10. Thấp tim là bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em rất . cần phải đề phòng. (gồm 8 chữ cái)
11. Bộ phận lọc chất thải có trong máu thành nước tiểu. (gồm 4 chữ cái)
12. Nhiệm vụ quan trọng của thận là.(gồm 6 chữ cái)
13. Khí thải ra ngoài cơ thể(gồm 8chữ cái)
14. Bộ phận co bóp đẩy mấu vào 2 vòng tuần hoàn. (gồm 12 chữ cái)
15. Đây là cách sống cần thiết để được khỏe mạnh. (gồm 7 chữ cái)
16. Bộ phận điều khiển các phản xạ của cơ thể.
B/ Đáp án:
Điều khiển
Tĩnh mạch
Não
Vui vẻ
Mũi
Động mạch
Nuôi cơ thể
Phổi
Bóng đái
Nguy hiểm
Thận
Lọc máu
Các-bô-nic
Tim
Sống lành mạnh
Tủy sống
Từ hàng dọc: Khỏe mạnh để học tốt
 tự học
Hoàn thành Tập làm văn, Thủ công
I. Mục tiêu: - Củng cố cho H: Tập làm văn nắm được nội dung viết đoạn văn ngắn kể về tình cảm của người thân đối với em; Thủ công luyện tập bài Ôn tập phối hợp gấp, cắt dán hình; 
- Củng cố và rèn kĩ năng trình bày bài và thực hành cho H.
II. Đồ dùng dạy - học: - HS: VBT, đồ dùng Thủ công 
III. Hoạt động dạy - học: 
1Hoàn thành Tập làm văn: Củng cố nội qua làm bài viết đoạn văn ngắn kể về tình cảm của người thân đối với em trong VBT 
HD-H chậm cách viết bài
Bao quát chung cả lớp. Kèm H chậm viết câu cho đủ ý, đúng nội dung bài.
2. Thủ công luyện tập bài Ôn tập phối hợp gấp, cắt dán hình. 
 Theo dõi bao quát lớp, kèm rèn H chậm làm bài.
Nhận xét, đánh giá1 số bài rút kinh nghiệm. 
4. Củng cố nội dung bài, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
+ Tự hoàn thành bài ôn tiết 9 trong VBT 
Hk/g đọc bài viết của mình
+ Tự luyện tập bài Ôn tập phối hợp gấp, cắt dán hình và trang trí sản phẩm
* Hk/g hoàn thành VBT và sản phẩm của mình đồng thời HD và giúp đỡ Htb trong nhóm hoàn thành bài.
Tiết 7: Hoạt động Ngoài giờ lên lớp
Giới thiệu và hướng dẫn các trò chơi dân gian (tiếp)
I. Mục tiêu:
- H nắm được 1 số trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột, Ô ăn quan, Trâu bò.
- H biết cách chơi và tích cực tham gia chơi các trò chơi dân gian.
- GD - H có ý thức giữ gìn trật tự khi chơi.
II. Đồ dùng dạy - học: GV+HS: Viên sỏi, vẽ ô để chơi (hoặc vẽ chơi dưới nền lớp, sân trường) 
III. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: Giới thiệu nội dung tiết học
2. Nội dung:
a) Ôn lại 2 trò chơi đã học:
- Ô ăn quan
- Mèo đuổi chuột
Bao quát chung các nhóm, nhắc nhở H trật tự khi chơi; HD và giúp đỡ khi cần.
Tổ chức, hướng dẫn H chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” chú ý đảm bảo an toàn.
b) Tổ chức cho H chơi trò chơi:
- HD cách chơi, luật chơi; H biết HD bạn chưa biết chơi cùng chơi:
- Trâu bò
Bao quát chung các nhóm, nhắc nhở H trật tự khi chơi; HD và giúp đỡ khi cần.
3. Nhận xét giờ học: ý thức, tinh thần học tập, các thao tác chơi. GD – H đoàn kết bạn bè trong khi chơi và giữ vệ sinh CN, trường lớp sạch sẽ (không vứt sỏi bừa bãi).
- Nêu tên các trò chơi dân gian đã học
- Luyện tập chơi 2 trò chơi đã học
- Tập hợp, chuyển đội hình vòng tròn, cả lớp chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
- Quan sát, theo dõi nắm cách chơi
- H chơi trò chơi theo nhóm 5
Đạo đức
Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- H biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, chuyện buồn.
- H nêu được 1 số việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- H biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
* H hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II. Hoạt động dạy học: 
A. Khởi động: Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
B. Bài mới: *GTB...
- Hát
Hoạt động 1: Thảo luận:
MT: H biết được những biểu hiện của việc quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Giao nhiệm vụ cho N2 trao đổi với nhau của bài tập 1
- Cả lớp: Nhận xét, trao đổi về cách ứng xử của các nhóm.
- H trong nhóm quan sát tranh, thảo luận, nêu cách ứng xử của nhóm mình
- 1 vài nhóm nêu
- H nhóm # bổ sung, góp ý...
* Keỏt luaọn: (SGV-trang 49) Bạn có chuyện buồn cần động viên, an ủi, giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng; để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
Hoạt động 2: Đóng vai
MT: H biết chia sẻ vui buồn cùng các bạn trong các tình huống.
- Chia N4, giao nhiệm vụ, HD - H
- Nhận xét, kết luận, tuyên dương H đóng vai tốt.
- H xem nội dung BT2, thảo luận đóng vai N4 
- Các nhóm lên đóng vai
KL: Bạn có chuyện vui cần chúc mừng, chung vui với bạn. Bạn có chuyện buồn cần an ủi, động viên giúp đỡ bạn = những việc làm phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
MT: H biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến ND bài học. 
- Nêu từng ý kiến BT 3
* KL: a, c, d, đ, e - đúng; b – sai
- H bày tỏ ý kiến: Tán thành, không tán thành, lưỡng lự
- 1 số Hk/g giải thích lí do.
* Củng cố nội dung kiến thức bài học + liên hệ: Quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè ở trường, lớp, nơi ở
- Nhận xét, nhắc nhở H thực hiện tốt nội dung bài học trong cuộc sống. 
- H sưu tầm tấm gương, bài thơ, bài hát, tục ngữ nói về tình bạn bè...
Tiếng việt * 
Ôn tập Tiếng Việt
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho H: Tiếng Việt: ôn luyện củng cố về kĩ năng đọc hiểu, LTVC và TLV cho H. 
- Củng cố KT và rèn kĩ năng làm bài tập và thực hành cho H.
II. Hoạt động dạy - học: 
1. GT bài ôn
2. Tiếng Việt: Ôn luyện củng cố về kĩ năng đọc hiểu, LTVCcho H.
+ Đọc bài “Mùa hoa sấu”
+ Bài ôn trang 45-46: Củng cố đọc hiểu-LTVC qua bài tập đọc “Mùa hoa sấu” 
- Bao quát chung cả lớp. Theo dõi, kèm rèn H chậm; 
- Chấm 1 số VBT; Nhận xét, chốt lời giải đúng
(Đáp án: 1-c; 2-b; 3-a; 4-b; 5-a)
* Củng cố đọc hiểu ND bài văn “Mùa hoa sấu”+LTVC; nhận xét và sửa kĩ năng đọc bài của H.
( Nếu còn TG chi H viết chính tả bài “Nhớ bé ngoan” sgk.74
3. Củng cố nội dung bài, dặn dò: - Nhận xét giờ học
- 1Hg đọc bài, lớp đọc thầm
1 số H đọc bài, đọc ĐT
- Đọc kĩ bài “Mùa hoa sấu” để làm trả lời câu hỏi đúng.
- H làm VBT trang 46
Đọc, xác định kĩ yêu cầu của từng bài
- H tự làm VBT
 tự học
Hoàn thành vở Tập viết
I. Mục tiêu:
- Củng cố về viết chữ hoa cỡ nhỏ đã học tương đối rõ ràng, đều nét, thẳng hàng. 
II. Hoạt động dạy - học:
1. Hoàn thành bài Tập viết: Bài ôn
- Nêu các từ ứng dụng trong bài; nêu nhận xét?
* Lưu ý: Nhắc H cách viết tên riêng dân tộc ít người: Ba-na, Ê-đê, Xơ-đăng,Gia-rai 
Cách viết tên riêng trong trích đoạn văn; 
Cách trình bày khổ thơ viết đúng các tên riêng, các chữ hoa; nét nối từ chữ viết hoa sang chữ viết thường.
- Theo dõi bao quát lớp, kèm rèn H chậm viết bài.
Nhận xét, đánh giá1 số bài rút kinh nghiệm. 
2. Củng cố nội dung bài: Nhận xét giờ học
- Đọc các từ, đoạn thơ, văn ứng dụng trong bài.
- Ba-na, Ê-đê, Xơ-đăng,Gia-rai
Hồ Chí Minh
+ Viết bài, tự hoàn thành bài ôn trong vở TV
* Hk/g hoàn thành bài của mình đồng thời HD và kèm rèn H viết chưa đẹp trong nhóm hoàn thành bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 9 DU.doc