Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (53)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (53)

TIẾT 3 KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. (T2)

I. Mục đích yêu cầu

- Mức độ về yêu cầu và kĩ năng như tiết 1

- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì?

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học.

II. Chuẩn bị - GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc,Bảng phụ viết sẵn BT2

 - HS: VBT, bút.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (53)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh 
II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, phiếu ghi các bài tập đọc - HC: Vở, bút, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: hát
2. KTBC: Không 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
b. Kiểm tra tập đọc (7 em)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc 
- HS trả lời 
- GV nhận xét – ghi điểm 
b. HD HS làm bài tập
Bài 2: - GV gọi - HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV mở bảng phụ viết sẵn bài tập mời HS phân tích mẫu câu 
1 HS làm mẫu một câu
- HS làm bài vào vở
- GV gọi HS nêu kết quả 
- 5 HS đọc bài làm- HS nhận xét 
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng 
Hình ảnh so sánh 
Sự vật 1 
Sự vật 2
a. Hồ nước như một chiếc gương khổng lồ
hồ nước 
chiếc gương bầu dục khổng lồ
b. Cầu Thê Húc cong như con tôm 
Cầu Thê Húc 
con tôm
c. Con rùa đầu to như trái bưởi 
đầu con rùa 
trái bưởi 
Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 8
- GV yêu cầu HS làm vào vở 
- HS làm độc lập vào vở 
- GV gọi hai HS nhận xét 
- Vài HS nhậ xét 
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
a. Một cánh diều b. Tiếng sáo
c. Như hạt ngọc
4. Củng cố : - Nêu lại ND bài ?
- 2 HS 
5.Dặn dò:Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 3 kể chuyện: Ôn tập và kiểm tra giữa kì I. (T2)
I. Mục đích yêu cầu
- Mức độ về yêu cầu và kĩ năng như tiết 1
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì?
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học.
II. Chuẩn bị - GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc,Bảng phụ viết sẵn BT2
 - HS: VBT, bút.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: hát
2. KTBC: Không 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
b. Kiểm tra tập đọc (7 em).
c. HD HS làm bài tập
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm 
- GV nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu nào
- HS chú ý nghe 
- GV yêu cầu HS làm nhẩm 
- HS làm nhẩm 
- GV gọi HS nêu miệng 
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đạt được 
- GV nhận xét - viết câu hỏi đúng 
+ Ai là hội viên của câu lạc bộ 
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
- Cả lớp chữa bài vào vở.
Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu cầu bài tập 
- Gọi HS nói tên các truyện đã học 
- Vài HS nêu 
- HS suy nghĩ tự chọn ND hình thức 
- GV gọi HS thi kể 
- HS thi kể 
- GV nhận xét - ghi điểm
- HS nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất 
4. Củng cố: - Nêu nội dung bài ?
- 1HS
5. dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài 
Tiết 4 Toán: Góc vuông, góc không vuông
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu có biểu tượng góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng e ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông.
- Làm đúng các bài tập có trong SGK.
II. Chuẩn bị - GV: E ke (dùng cho GV + HS ) 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định: hát
2. KTBC:Nêu quy tắc tìm số chia ? (2HS)
	HS + GV nhận xét 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
b. Giới thiệu về góc
- HS làm quen với biểu tượng về góc. 
- GV cho HS xem trên kim đồng hồ tạo thành 1 góc (vẽ 2 tia như SGK).
- HS quan sát 
- GV mô tả: Góc gồm 2 cạnh xuất phát từ một điểm - GV đưa ra hình vẽ góc 
Ta có góc đỉnh O; N
Canh OM, ON 
 O M
- HS chú ý quan sát và lắng nghe 
c.Giới thiệu góc vuông, không vuông 
- GV vẽ 1 góc vuông lên bảng và giới thiệu thiệu đây là góc vuông.
- HS chú ý quan sát 
- Ta có góc vuông A
- Đỉnh O
- Cạnh OA, OB
 O B
- GV vẽ tiếp góc đỉnh P, cạnh PM, PN và vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED (như SGK) 
- HS quan sát 
- GV: Đây là các góc không vuông 
- HS nghe 
- GV đọc tên góc 
- Nhiều HS đọc lại 
d. Giới thiệu Ê ke 
- HS nắm được tác dụng của e ke 
- HS quan sát 
- GV cho HS xem cái e ke và nêu cấu tạo của e ke. 
- HS chú ý nghe. 
- GV gọi HS lên dùng e ke đê kiểm tra.
-1HS dùng e ke để kiểm tra góc vuông.
đ. Thực hành.
Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Vài HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV vẽ hình lên bảng và mời HS:
- HS kiểm tra hình trong SGK + 1 HS lên bảng kiểm tra. 
- GV gọi HS đọc kết quả phần a.
a. Vài HS nêu kết quả - HS nhận xét.
- GV hướng dẫn HS kẻ phần b
- HS đặt E ke, lấy điểm của 3 góc e kevà đặt tên 
- GV kiểm tra, HD học sinh 
 B
- GV nhận xét 
 O A
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thảo luận 
- HS thảo luận để kiểm tra góc và tìm ra góc vuông. 
- Trong các hình vẽ đó có mấy góc vuông
- 2 góc vuông 
- Nêu tên đỉnh, góc?
- GV kết luận .
- A, cạnh AD, AE; đỉnh B, cạnh BG, BH
 Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
 GV hướng dẫn nắm yêu cầu 
- Nhận biết (bằng trực giác)
- Góc có đỉnh Q, M là góc vuông.
- HS dùng e ke kiểm tra lại 2 góc này 
- GV hướng dẫn đánh dấu góc vuông 
- Dùng bút chì đánh dấu góc vuông 
- GV cho HS củng cố
- Góc đỉnh: M, N.
- Bài 4 : gọi HS đọc yêu cầu 
- 1HS đọc - nêu 4 điều kiện của bài.
- GV nhận xét
- HS dùng e ke để kiểm tra sau đó dùng bút chì khoanh vào các ý đúng
4. Củng cố: Tìm trong lớp những đồ vật nào và những gì có góc vuông 
- HS nêu 
5.Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài 
Chiều
Tiết 1 Đạo Đức: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (T1)
I. Mục đích yêu cầu 
- Biết được bạn bè cần chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn.
-Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Chia sẻ buồn với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị - GV: Tranh minh hoạ HĐ1. Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III. Các HĐ dạy học chủ yếu
1. ổn định: hát
2. KTBC: 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài Khởi động: GV bắt nhịp cho cả lớp bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. GV giới thiệu - ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống 
* Mục tiêu: HS biết một biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Tiến hành:- GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết ND tranh
- HS quan sát, trả lời.
- GV giới thiệu tình huống. 
- HS chú ý nghe 
- GV cho HS thảo luận 
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ và cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả.
* GV kết luận: Và gọi HS chốt lại
- Các nhóm nêu kết quả nhận xét.
- Khi bạn có chuyện buồn em cần làm gì 
- An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
c. Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết cách chia sẻ vui 
buồn với bạn trong các tình huống.
* Tiến hành - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai 1 trong các tình huống 
- HS chú ý nghe
- GV giao tình huống cho các nhóm
- HS thảo luận nhóm
- GV gọi các nhóm lên đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai HS nhận xét
- GV gọi HS rút ra kết luận 
- HS nêu kết luận (Nhiều HS nhắc lại)
d. Hoạt đông3: Bày tỏ thái độ 
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ trước 
các ý kiến 
* Tiến hành:- GV lần lượt đọc từng ý kiến 
- HS suy nghĩ, bày tỏ từng thái độ bằng cách giơ các tấm bìa 
- GV cho HS thảo luận về lý do không tán thành 
- HS thảo luận 
KL: ý kiến a, c,d, đ, e là đúng b là sai
4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài
5. Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ  nói về tình bạn, về ND bài.
Tiết 2 ôn tiếng việt:
I. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như một tiết)
- Ôn cách đặt câu hỏi 
- Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
II. Chuẩn bị - GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc,Bảng phụ viết sẵn BT2
 - HS: VBT, bút.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: Hát
2. KTBC: Không 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
b. Kiểm tra tập đọc (7 em).
c. HD HS làm bài tập
Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm 
- GV yêu cầu HS làm nhẩm 
- HS làm nhẩm 
- GV gọi HS nêu miệng 
- Nhiều HS nói câu mình đặt được
- GV nhận xét - viết câu hỏi đúng 
-Ai là lớp trưởng lớp 3A2?
- Ai là cờ đỏ lớp 3A2?
-Ai là hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn?
- Cả lớp chữa bài vào vở.
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu cầu bài tập 
- Gọi HS nói tên các truyện đã học 
- Vài HS nêu 
- GV gọi HS thi kể gọi HS yếu nhiều
- HS thi kể 
- GV nhận xét - ghi điểm
- HS nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất 
4. Củng cố: - Nêu nội dung bài ?
- 1HS
5.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài 
Tiết 3 ôn toán
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố góc vuông góc không vuông cho hs
- Làm đúng các bài tập.
- HS chú ý trong học tập.
II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Vở,bút.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: hát
2. KTBC: Không 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
b. HD HS làm bài tập
Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu 
Trong hình dưới đây có mấy góc vuông?
- HS dùng thước ê ke để kiểm tra
Có 8góc vuông
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu cầu bài tập 
-Nêu tên cạnh các góc vuông vàgóc 
 B
Không vuông?
 A C D
4. Củng cố: - Nêu nội dung bài ?
- 1HS
5. dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài 
Ngày soạn:18/10
Ngày dạy:Thứ ba ngày20 tháng 10 năm 2009.
Tiết 1 toán:Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng e ke
I. Mục đích yêu cầu
- Biết cách dùng e ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông
- Biết cách dùng e ke để vẽ góc vuông trong các trường hợp đơn giản.
- Làm đúng các bài tập trong SGK.
II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Vở,bút
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: hát
2. KTBC: Làm lại BT 2, 3 (2HS)
	 - HS + GV nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
b. HD HS làm bài tập
Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu 
- Vài HS nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS vẽ góc vuông đỉnh O: Đặt e ke sao cho đỉnh góc vuông của e ke trùng với điểm O và 1 cạnh e ke trùng với cạnh cho trước. Dọc theo cạnh kia của eke vẽ tia ON ta được góc vuông
- HS quan sát GV hướng dẫn và làm mẫu - HS thực hành vẽ
GV yêu cầu HS làm BT
- GV nhận xét
- HS tiếp tục vẽ các góc vuông còn lại vào nháp + 2 HS lên bảng vẽ
Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS quan sát, tưởng tượng nếu khó ... kém nhau 10 lần.
- 1km bằng bao nhiêu mét?
- 1m = 1000 mm
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc 
- HS đọc thuộc bảng ĐV đo độ dài 
c.Thực hành 
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm vào SGK
- HS làm vào SGK - nêu miệng kết quả 
- Gọi HS nêu kết quả 
1km = 10hm 1m = 10dm
1km = 1000m 1m = 100cm
- GV nhận xét chung
- HS nhận xét 
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn làm 1 phép tính mẫu 
- HS làm nháp - nêu miệng kết quả
8hm = 800 m
9km = 900m 8m = 80 dm
7 dam = 70 m 6m = 600 cm
- GV nhận xét, sửa sai
- HS nhận xét 
Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu 
GVHD : 25m x 2 = 50m 
- HS làm vào vở - đọc bài làm 
- HS nhận xét 
15km x 4 = 60km 36 hm : 3 = 12 km
- GV nhận xét
3 cm x 6 = 204 cm 70km : 7 = 10 km
4. Củng cố : Đọc lại bảng đơn vị đo độ dài ?
2 HS
5.Dặn dò - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 
Tiết 2 luyện từ và câu: Ôn tập và kiểm tra giữa kì I. (t6)
I. Mục đích yêu cầu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng như tiết 1.
- Chọn được từ ngữ thích hợp bổ xung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật.
- Đặt được đúng dấu phẩy ( ngăn cách các bộ phận trạng ngữ trong câu, các thành phần đồng thức).
II. Chuẩn bị - GV:Các phiếu ghi tên các bài tập đọc phiếu khổ to ghi ND bài tập 2
- Bảng lớp viết ND bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: Hát
2. KTBC: 
3. Bài mới:
a. GT bài
b. Kiểm tra học thuộc lòng: Thực hiện như T5
Bài 2:- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 2
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT
- HS nghe 
- GV cho HS xem mấy bông hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc. 
- HS quan sát 
- HS đọc thầm đoạn văn - làm bài cá nhân 
- GV mời HS lên bảng làm bài 
- 2 HS lên bảng thi làm bài trên phiếu - đọc kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm 
- 2-3 HS đọc lại bài hoàn chỉnh,
Từ cần điền là: Màu, hoa huệ, hoa cúc
hoa hồng, vườn xuân.
Bài 3:- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS lên bảng làm 
- 3 HS lên bảng làm bài 
- HS nhận xét . Chữa bài cho bạn 
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng
Hằng năm cứ vào....tháng 9, các trường
...năm học mới
Sau 3 tháng hè....trường, chúng em ....gặp thầy, gặp bạn
4. Củng cố : Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:Về nhà chuẩn bị giờ sau KT
Tiết 3 thể dục: ( GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 4 chính tả: kiểm tra đọc 
đề do nhà trường ra
Chiều
 Tiết 1 ôn toán:
I. Mục đích yêu cầu
- Khắc sâu bảng đơn vị đo độ dài cho HS.
- Biết làm các phép tính với số đo độ dài. 
- Làm đúng bài 1 HS yếu, bài 3 HS giỏi.
II. Chuẩn bị: - GV:Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: Hát
2. KTBC: 
3. Bài mới:
a. GTB
b. HD HS làm bài tập
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm vào vở
- HS làm vào vở 
- Gọi HS nêu kết quả 
2km = 20hm 3m = 30dm
4km = 4000m 4m = 400cm
- GV nhận xét chung
- HS nhận xét 
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
90 dm = 9 m 7000 m = 7 km
50 cm = 5dm 600 cm = 6 m
30 m = 3 dm 10000 cm =1 km
- GV nhận xét, sửa sai
- HS nhận xét 
Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu 
GVHD : 45 m x 2 = 100 m 
- HS làm vào vở - đọc bài làm 
34 m x 2 = 68 m 66 km : 3 = 22 km
23 dm x 5 = 75 dm 77 m : 7 = 11 m
- GV nhận xét
17 cm x 6 = 102m 96 mm: 3 = 33 mm
4. Củng cố : Nhắc lại nội dung bài.
2 HS
5.Dặn dò - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 
Tiết 2 ôn tiếng việt:
I. Mục đích yêu cầu
- HD ôn tập tiết 8.
- Làm đúng các bài tập trong VBT TV.
II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: Hát
2. KTBC: 
3. Bài mới:
a. GT bài
b. Đọc thầm bài: Mùa hoa sấu (t8 tuần 9)	
c. Dựa theo ND bài đọc, chọn câu trả lời đúng 
1. Cuối xuân, đầu hạ cây sấu như thế thế nào ? 
a. Cây sấu ra hoa 
b. Cây sấu thay lá 
c. Cây sấu thay lá và ra hoa
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào 
a. Hoa sấu nhỏ li ti
b. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu 
 c. Hoa sấu thơm nhè nhẹ 
3. Mùi vị hoa sấu như thế nào? 
a. Hoa sấu thơm nhẹ và có vị chua 
b. Hoa sấu hăng hắc
c. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt
4. Đọc bài trên có mấy hình ảnh so sánh ? 
a. 1 hình ảnh so sánh 
b. 2 hình ảnh so sánh 
c. 3 hình ảnh so sánh 
5. Trong câu: Đi dưới dặng sấu, ta 
a.Tinh nghịch 
sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm,
b. Bướng bỉnh
em có thể thay từ nghịch ngợm
c. Dại dột
bằng từ nào?
d. Đáp án: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1: ý c (1 đ) 	Câu 3: ý a (1 đ)	Câu 5 ý a (1 đ)
Câu 2: ý b ( 1đ) 	Câu 4: ý b (1 đ) 	
4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò: Về xem lại bài.
Tiết3 ngoại ngữ:( GV bộ môn soạn giảng)
ngày soạn:21 / 10
ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
tiết 1 toán : Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo còn lại)
- Làm đúng các bài tập 1, 2, 3 SGK.
 II. Chuẩn bị – GV: Bảng phụ - HS: Vở bút.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. ổn định: Hát
2. KTBC: - Đọc thuộc lòng bảng đơn vi đo độ dài (2HS)
	- GV + HS nhận xét 
3. Bài mới:
a. GT bài
b. HD HS làm bài tập 
 Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu và đọc mẫu 
- GV gọi HS nêu cách làm 
- HS nêu cách làm - làm vào SGK
- GV gọi HS đọc bài - GV nhận xét 
- 1 số HS đọc bài - HS nhận xétrường 
VD: 3m 2cm = 302 cm
4m 7dm = 47 dm
4m 7cm = 407 cm 
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con 
8 dam + 5dam = 13 dam 
12km x 4 = 48 km 
57 hm - 28 hm = 29 hm 
- GV sửa sai cho HS 
27 mm : 3 = 9 mm
Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con 
6m 3cm < 7m
6m 3 cm > 6 m 
- GV sửa sai cho HS 
5m 6cm = 506 cm
4. Củng cố: - Nêu lại ND bài ? 
5.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 2 tập làm văn: kiểm tra viết 
đề do nhà trường ra
Tiết 3 tự nhiên và xã hội:
I. Mục đích yêu cầu
- Khắc sâu kiến thức đã họcvề cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng,giữ vệ sinh.
- Biết không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý.
- HS vẽ được mọt bức tranh cổ động về không sử dụng chất kích thích.
II. Chuẩn bị - GV:.Phiếu rời - HS: giấy bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy họcchủ yếu
1. ổn định: Hát
2. KTBC: 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài
b.Đề bài: Em hãy vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng chất độc hại như: Thuốc lá, rượu, ma tuý.
- GV HD cách vẽ 
- HS chú ý nghe
Bài yêu cầu các em vẽ gì?
-Vẽ về vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng chất độc hại..
- GV cho HS xem một số bức tranh cổ động về nội dung trên 
- HS quan sát
- Yêu cầu HS vẽ bài
- HS vẽ bài
- HS trưng bày trước lớp
- HS nhận xét đánh giá bài của bạn
- GV nhận xét đánh giá theo 2 mức
Đánh giá: Theo 2 mức:
	Hoàn thành (A)
	Hoàn thành tốt (A +)
	Chưa hoàn thành (B)
4. Củng cố: - Nêu lại ND bài ? 
5.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 4 âm nhạc: ( GV bộ môn soạn giảng)
Chiều 
Tiết 1 ôn toán:
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố khắc sâu cho HS các kiến thức đã học.
- Làm đúng các bài tập.
- HS độc lập suy nghĩ khi học toán.
 II. Chuẩn bị – GV: Bảng phụ - HS: Vở bút.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. ổn định: Hát
2. KTBC: 
a. GT bài
b. HD HS làm bài tập 
 Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu và đọc mẫu 
Khoanh vào trước câu trả lời đúng
Kết quả của phép tính 234 + 567 là
A. 791 B. 891 C. 801
Kết quả của phép tính 582 – 164 là:
A. 428 B. 418 C. 408
Số 32 Gấp lên 3 lần là:
A. 96 B. 69 C. 86
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con 
x34 x45 33 3 50 2
 4 2 3 4 25
136 90 03 10
- GV sửa sai cho HS 
 3 10
 0 0
Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
Số bị trừ là 70, số trừ là số bé nhất có hai 
Bài giải
chữ số. Tìm hiệu?
Số bé nhất có hai chữ số là: 10 
Hiệu là: 70 – 10 = 60
- GV sửa sai cho HS 
 Đáp số: 60
4. Củng cố: - Nêu lại ND bài ? 
5.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 2 ôn tự nhiên và xã hội:
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS các kiến thức đã học chương Con người và sức khoẻ.
- HS biết làm đúng các bài tập trắc nghiệm về nội dung bài.
- Hs chú ý trong giờ học.
II. Chuẩn bị - GV: phiếu học tập - HS: Bút chì
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định: Hát
2. KTBC: 
a. GT bài
b. HD HS làm bài tập 
Khoanh vào trước chữ cái đặt trước câu trả lời dúng
- HS đọc yêu cầu
Câu1 :Cơ quan hô hấp có chức năng gì?
a. Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài
b. Bài tiết nước tiểu
c. Đưa máu đi khắp cơ thể
d. Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể
Câu2: Giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn ta cần làm gì?
a.Nghỉ ngơi
b. Bình tĩnh , vui vẻ, thư thái.
c. Tránh xúc động mạnh.
d. Ăn uống đủ chất.
e. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Vai trò của cơ quan thần kinh là 
a. Đưa máu đi khắp cơ thể.
gì?
b. Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
c.Bài tiết nước tiểu
Câu 4:Vệ sinh cơ quan thần kinh em cần 
a. Giữ ấm cơ thể
làm gì?
b. Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lí, tập 
Thể dục thể thao, không dùng chất kích 
thích.
c. Tất cả các ý trên
4. Củng cố: - Nêu lại ND bài ? 
5.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tiết 3 sinh hoạt lớp: nhận xét tuần 9
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua của HS. Phương hướng tuần tới 10
II. Nhận xét các mặt
 1. Đạo đức:
 - Đa số các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo và người lớn. Đoàn kết hoà nhã với bạn bè ,không có hiện tượng đánh cãi nhau xảy ra.
 2. Học tập ;
 - Đã đi vào nề nếp học tập .các em có ý thức đi học đều đúng giờ .Học bài và làm bài trước khi tới lớp .Có ý thức chuẩn bị đồ dùng đầy đủ . 
 - Có ý thức học tập tốt như :Yến, Ngân, Ngọc, Trang, Chi, Đức, Linh
 - Phê bình: Viên A, Lượng, Nga, Bình
 3. Các hoạt động khác
 - Thể dục:Có ý thức xếp hàng nhanh nhẹn tập tương đối đẹp
 - Vệ sinh :Đã vệ sinh lớp học sạch sẽ. Cá nhân cần sạch sẽ hơn trước 
III. Phương hướng
 - Duy trì nề nếp ra vào lớp ,thi đua học tập tốt ,học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
 - Thi đua chào mừng thao giảng đợt 2 hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài nhiều hơn.
Chú ý bảo vệ cơ thể phòng bệnh cúm A H1N1

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 9.doc