Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (63)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (63)

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP-KIỂM TRA (Tiết 1)

I.Mục tiêu

 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

 - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).

 - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).

 - HS khá, giỏi đọc được tương đối lưu loát đoạn văn đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút).

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1đến tuần 8

 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2

 2.Học sinh: SGK, vở

III.Hoạt động lên lớp:

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (63)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai, ngày ...... tháng ....... năm ...........
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP-KIỂM TRA (Tiết 1)
I.Mục tiêu
	- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
	- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).
	- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
	- HS khá, giỏi đọc được tương đối lưu loát đoạn văn đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút). 
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1đến tuần 8 
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 
 2.Học sinh: SGK, vở 
III.Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
­Giới thiệu bài: Tiết hôm nay, các em sẽ ôn tập lại các bài để chuẩn bị kiểm tra.
­Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc 
 - Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc 
 - Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học 
 - Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc 
 - Cho điểm trực tiếp từng học sinh 
*Chú ý: Tuỳ theo số lượng và chất lượng học sinh của lớp mà giáo viên quyết định học sinh được kiểm tra đọc 
­Hoạt động 2: Ôn luyện về phép so sánh
+Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Mở bảng phụ: Gọi học sinh đọc câu mẫu 
 - Trong câu văn trên, những sự vật nào được so sánh với nhau?
 - Giáo viên dùng phấn mầu gạch 2 gạch dưới từ như, dùng phấn trắng gạch 1 gạch dưới 2 sự vật được so sánh với nhau.
 - Từ nào được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau?
 - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở theo mẫu trên bảng.
 - Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình và gọi học sinh nhận xét.
+Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm: Yêu cầu học sinh làm tiếp sức.
 - Tuyên dương nhóm thắng cuộc 
4.Củng cố:
 - Giáo viên nhận xét tiết học 
5.Dặn dò: 
 - Bài nhà: Về nhà học thuộc lòng các câu văn ở bài tập 2 và 3, đọc lại các câu chuyện đã học trong các tiết tập đọc từ tuần 1 đến tuần 7 
 - Chuẩn bị: Ôn tập - kiểm tra
- Hát
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Lần lượt từng học sinh bốc thăm bài (khoảng 7 đến 8 học sinh), về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút
 - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét .
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK 
 - 1 học sinh đọc: Từ trên gác cao .
 - Sự vật hồ và chiếc gương bầu dục khổng lồ 
 - Đó là từ như
 - Học sinh tự làm bài vào vở nháp. 
 - 2 học sinh đọc phần lời giải, 2 học sinh nhận xét 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
 - Các đội cử đại diện học sinh lên thi , mỗi học sinh điền vào chỗ trống .
 - 1 học sinh đọc lại bài của mình cho cả lớp nghe
 - Học sinh làm bài vào vở nháp
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
_______________________________ 
Tiết 3.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP- KIỂM TRA (Tiết 2)
I.Mục tiêu 
	- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng như tiết 1.
	- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì? (BT2).
	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT1).
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 .
 - Bảng lớp ghi sẵn bài tập 2 và bảng phụ tên các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8 .
 2.Học sinh: SGK, vở 
III.Hoạt động lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 3.Bài mới: 
­Giới thiệu bài: Chúng ta tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
­ Hoạt động 1 : Kiểm tra 
phương pháp đàm thoại,trực quan,quan sát.
 - Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc 
 - Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 - Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc .
 - Cho điểm trực tiếp từng học sinh.
­Hoạt động 2: Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu: Ai là gì ? 
phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại.
+Bài 2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu.
 - Các con đã được học những mẫu câu nào?
 - Hãy đọc câu văn trong phần a .
 - Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào? 
 - Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào
 - Yêu cầu học sinh tự làm phần b
 - Gọi học sinh đọc lời giải 
+Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Gọi học sinh nhắc lại tên các chuyện đã được học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết tập làm văn.
 - Khen học sinh đã nhớ tên truyện và mở bảng phụ để học sinh đọc lại.
 - Gọi học sinh lên thi kể. sau khi 1 học sinh kể, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét.
4.Củng cố :- Giáo viên nhận xét tiết học 
5.Dặn dò: - Bài nhà: Tập đọc lại các bài tập đọc mình đã học 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập- Kiểm tra
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
 - Lần lượt từng học sinh bốc thăm bài 
 - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
 - Theo dõi và nhận xét .
 - 2 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
 - Mẫu câu: Ai là gì ? Ai làm gì?
 - Đọc : Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ,
 - Câu hỏi: Ai
 - Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
 - Học sinh tự làm bài tập 
 - 3 học sinh đọc lại lời giải sau đó cả lớp làm bài vào vở .
- Bài tập yêu cầu chúng ta kể lại một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu 
- Học sinh nhắc lại tên các truyện
- Thi kể câu chuyện mình thích.
 - Học sinh khác nhận xét bạn kể về các yêu cầu đã nêu trong tiết kể chuyện 
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
_______________________________ 
Tiết 4.
TOÁN
GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I.Mục tiêu
	- Bước có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
	- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được goác vuông (theo mẫu).
- Làm các bài tập: 1, 2(3 hình dòng 1), 3, 4.
- Thái độ: Yêu thích môn toán.
II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên: Ê ke ( dùng cho giáo viên và học sinh ), thước dài, phấn màu
 2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở, thước ê-ke.
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh lên thực hiện bài toán: 63 : x = 7 42 : x = 6 
 3.Bài mới:
­Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về góc, góc vuông, góc không vuông.
­Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh bước đầu làm quen với góc vuông, góc không vuông 
phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải 
a)Giới thiệu về góc ( làm quen với biểu tượng về góc ).
- Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành một góc(vẽ hai kim gần giống hai tia như trong SGK 
- Giáo viên mô tả: Góc gồm có hai cạnh xuất phát từ một điểm .Đưa ra hình vẽ góc : 
*Lưu ý: Ở tiểu học bước đầu cho học sinh làm quen với góc như sau: Vẽ hai tia OM , ON chung đỉnh góc O. Ta có góc đỉnh O; cạnh OM, ON ( chưa yêu cầu đề cập các vấn đề khác về góc ).
b)Giới thiệu góc vuông,góc không vuông 
- Giáo viên vẽ một góc vuông lên bảng và giới thiệu: Đây là góc vuông, sau đó giới thiệu tên đỉnh, cạnh của góc vuông: 
 A
 O B 
 - Ta có góc vuông:
+ Đỉnh O,cạnh OA, OB ( vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ ) 
- Giáo viên vẽ góc đỉnh P, cạnh PM, PN và vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED như trong SGK . Giáo viên cho học sinh biết đây là các góc không vuông, đọc tên của mỗi góc: góc đỉnh P, cạnh PM, PN; góc đỉnh E, cạnh EC, ED.
c) Giới thiệu ê kê:
- Giáo viên cho học sinh xem cái ê ke rồi giới thiệu đây là cái ê ke.
- Giáo viên nêu cấu tạo của ê ke, sau đó giới thiệu ê ke dùng để: Nhận biết góc vuông.
*Lưu ý :Có thể dùng ê ke để nhận biết (hoặc kiểm tra ) góc không vuông.
­Hoạt động 2: Giáo viên hướng học sinh thực hành các bài tập để nắm vững về góc. 
phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành
+Bài 1: Nêu 2 tác dụng của ê ke:
a) Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông 
- Giáo viên hướng dẫn một cách tỉ mỉ cách cầm ê ke để kiểm tra từng góc. Sau đó đánh dấu góc vuông.
b) Dùng ê ke để vẽ góc vuông:
- Vẽ góc vuông có đỉnh là O,có cạnh là OA và OB 
+ Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với đỉnh O. Vẽ cạnh OA và OB theo cạnh của ê ke, ta được góc vuông đỉnh O, cạnh OA và OB.
+Bài 2: Giáo viên treo bảng phụ có vẽ hình như SGK lên bảng 
- Nếu học sinh có khó khăn, có thể cho học sinh dùng ê ke để kiểm tra một, hai góc trong SGK, rồi trả lời. 
+Bài 3 : 
- Yêu cầu học sinh làm tương tự bài 2
- Giáo viên nhận xét bài.
 + Bài 4: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
4.Củng cố: - Cho các em thi đua tìm góc vuông và góc không vuông 
5.Dặn dò: - Bài nhà: Tập dùng ê ke để nhận biết thêm góc vuông và góc không vuông.
 - Chuẩn bị bài: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê-ke
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát để có biểu tượng về góc .
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu, quan sát về góc.
- Học sinh hiểu thế nào là góc không vuông qua sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu cái ê ke .
- Học sinh dùng ê ke kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật có là góc vuông hay không .
- Học sinh tự vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC và MD vào vở . 
- Học sinh quan sát để thấy hình nào là góc vuông, hình nào là không góc vuông. Sau đó học sinh nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc .
-Học sinh chỉ ra được các góc vuông trong hình có đỉnh: đỉnh M , đỉnh Q ;các góc không vuông trong hình có đỉnh là : đỉnh N , đỉnh P .
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh quan sát để khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng – Học sinh có thể dùng ê ke để nhận biết góc vuông và góc không vuông rồi khoanh vào D.
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................. ... nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Ta lấy 32 nhân 3 được 96, viết 96 sau đó viết kí hiệu đơn vị là dam vào sau kết quả.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
_______________________________
Thứ sáu, ngày.....tháng.....năm...........
Tiết 1
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA (TIẾT8)
	Kiểm tra (viết) theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi); tốc độ viết khoảng 55 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
	- Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học.
_______________________________
Tiết 2
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 2)
I.Mục tiêu: 
	- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng giữ vệ sinh.
	- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. 
- Thái độ: Yêu thích, say mê môn học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: _ Các hình trong SGK trang 36 
 _ Phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để học sinh rút thăm 
 2.Học sinh : SGK
III.Hoạt động lên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 3.Bài mới: 
­Hoạt động 1: Phương án các hoạt động: Chơi theo cá nhân 
_ Giáo viên sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng học sinh lên bốc thăm trả lời 
­Hoạt động 2: Vẽ tranh 
phương pháp quan sát, đàm thoại, trực quan, thực hành
 *Mục tiêu: Học sinh vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất động hại như thuốc lá, rượu, ma tuý 
 *Cách tiến hành 
 +Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chọn một nội dung để vẽ tranh vận động . Ví dụ : Nhóm 1 chọn đề tài vận động không sử dụng ma tuý 
+Bước 2 :Thực hành 
_ Giáo viên đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi học sinh đều tham gia 
+Bước 3: Trình bày và đánh giá
_Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm vẽ . Các nhóm khác có thể bình luận, góp ý.
4.Củng cố: _ Giáo viên nhận xét tiết học 
 5.Dặn dò: _Bài nhà: Xem lại tất cả các bài đã học 
 _Chuẩn bị bài: Các thế hệ trong một gia đình
 _ Học sinh khác theo dõi và nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn trong lớp.
_ Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào và ai đảm nhiệm phần nào 
 _Các nhóm trình bày sản phẩm
_Các nhóm khác có thể bình luận, đóng góp ý kiến.
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
_______________________________
Tiết 3
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo. 
- Biết cách số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có tên một đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
- Làm các bài tập: 1b(dòng 1, 2, 3), 2, 3(cột 1).
- Thái độ: Yêu thích môn toán, rèn kĩ năng đổi đơn vị.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Sách giáo khoa.
 2.Học sinh: Vở, sách giáo khoa.
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
­Giới thiệu bài: Chúng ta vừa học Bảng đơn vị đo độ dài, hôm nay chúng ta làm luyện tập để củng cố thêm kiến thức 
­Hoạt động 1: Giới thiệu về số đo có hai đơn vị đo .
phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, thực hành
- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m 9cm và yêu cầu học sinh đo độ dài đoạn thẳng này bằng thước mét.
- Đoạn thẳng AB dài 1 mét và 9cm ta có thể viết tắt 1m và 9cm là 1m9cm và đọc là 1 mét 9 xăng -ti -mét .
- Viết lên bảng 3m2dm =  dm và yêu cầu học sinh đọc.
- Muốn đổi 3m2dm thành dm ta thực hiện như sau 
+ 3m bằng bao nhiêu dm ? 
+ Vậy 3m2dm bằng 30dm cộng 2dm bằng 32dm 
- Vậy khi muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị nào đó ta đổi từng thành phần của số đo có hai đơn vị ra đơn vị cần đổi , sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau.
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm các phần còn lại của bài.
­ Hoạt động 2: Cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2, sau đó chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính cới các đơn vị đo. 
­Hoạt động 3: So sánh các số đo độ dài.
phương pháp trực quan, đàm thoại, thực hành
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
- Viết lên bảng 6m3cm  7m, yêu cầu học sinh suy nghĩ và cho kết quả so sánh.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tiếp.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn.
4.Củng cố: 
 - Cho học sinh thi đua điền số thích hợp vào các bài đổi đơn vị viết sẵn
 5.Dặn dò: 
- Bài nhà: Về nhà tập đổi các số đo độ dài.
- Chuẩn bị bài: Thực hành đo độ dài.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh tìm hiểu về số đo có hai đơn vị đo.
- Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm .
- Đọc: 1 mét 9 xăng - ti - mét .
- Đọc: 3 mét 2 đề-xi-mét bằng  đề -xi -mét.
- 3m bằng 30dm.
- Thực hiện phép cộng 
 30dm + 2dm = 32dm .
- Khi thực hiện các phép tính với các đơn vị đo ta cũng thực hiện bình thường như với các số tự nhiên , sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả .
- Học sinh thực hiện được cách cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
- Học sinh nắm được cách so sánh các số đo dộ dài.
- So sánh các số đo độ dài và điền dấu so sánh vào chỗ chấm.
- 6m3cm < 7m vì 6m và 3cm không đủ để thành 7m ( Hoặc 6m3cm = 603cm, 7m = 700cm, mà 603cm < 700cm ).
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh cả lớp đọc lại bài làm sau khi đã chữa 
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
_______________________________
Tiết 4
THỦ CÔNG
PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HIØNH
I.Mục tiêu: 
	- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
	- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
	* Với học sinh khéo tay:
	- Làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học.
	- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Thái độ: Yêu thích, say mê môn học.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5 
2.Học sinh: Dụng cụ làm thủ công
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động:
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập .
 3.Bài mới: 
­Giới thiệu bài: Hôm nay, các em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học
­Hoạt động 1: Ôn gấp, cắt, dán hình
Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại.
_Đề kiểm tra: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I.
_ Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra :Biết cách làm và thực hiện các thao tác để làm được một trong những sản phẩm đã học. Sản phẩm phải được làm theo quy trình. Các nếp gấp phải thẳng, phẳng.Các hình phối hợp gấp, cắt, dán như ngôi sao năm cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối 
_Trước khi kiểm tra, giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I. Sau đó giáo viên cho học sinh quan sát lại các mẫu: Hình gấp tàu thuỷ 2 ống khói, hình gấp con ếch, hình lá cờ đỏ sao vàng, hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh 
_ Sau đó học sinh hiểu rõ mục đích yêu cầu, giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra qua thực hành gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học trong chương. Trong quá trình học sinh thực hiện bài thực hành, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra 
­Hoạt động 2: Đánh giá 
phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại 
_Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo 2 mức độ 
_ Hoàn thành ( A ):
+ Nếp gấp thẳng, phẳng 
+ Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa 
+ Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp 
Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
_Chưa hoàn thành ( B ): 
+ Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật 
+Không hoàn thành sản phẩm 
4. Củng cố: _Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và bài kết quả kiểm tra của học sinh. 
5. Dặn dò: _Bài nhà: Học sinh về nhà luyện tập làm nhiều lần. 
 _Chuẩn bị bài: Mang giấy thủ công, giấy nháp, bút chì, thước kẻ, kéo, thủ công, hồ dán để học bài: Cắt, dán chữ cái đơn giản.
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài học.
_ Học sinh chú ý nghe giáo viên nêu mục đích, yêu cầu.
_ Học sinh nhắc lại tên các bài đã học.
_ Học sinh quan sát các mẫu đã học.
_ Học sinh thực hành một trong những sản phẩm đã học .
_ Học sinh chú ý nghe giáo viên đánh giá các sản phẩm của các bạn.
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
_______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 3 TUAN 9(3).doc