Giáo án dạy Tuần 2 Lớp 1

Giáo án dạy Tuần 2 Lớp 1

1+2:Học vần :

Bài 4 :DẤU HỎI, DẤU NẶNG

A. Mục đích yêu cầu :

-Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi ,dấu nặng và thanh nặng .

-Đọc được : bẻ, bẹ.

-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

-Rèn tư thế đọc đúng cho học sinh .

B.Đồ dùng - dạy học :

-Các vật hình dấu hỏi ,dấu nặng .

-Tranh minh họa các tiếng : giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ.

-Tranh minh họa phần luyện nói :bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ bắp.

C.Các hoạt động dạy- học :

TIẾT 1

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 2 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
1+2:Học vần :
Bài 4 :DẤU HỎI, DẤU NẶNG
A. Mục đích yêu cầu :
-Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi ,dấu nặng và thanh nặng .
-Đọc được : bẻ, bẹ.
-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
-Rèn tư thế đọc đúng cho học sinh .
B.Đồ dùng - dạy học : 
-Các vật hình dấu hỏi ,dấu nặng .
-Tranh minh họa các tiếng : giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ.
-Tranh minh họa phần luyện nói :bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ bắp. 
C.Các hoạt động dạy- học :
TIẾT 1
Kiểm tra bài cũ :
-Học sinh viết bảng con : dấu /, bé.
-2-3 HS lên bảng tìm và chỉ dấu sắc trong các tiếng : vó, lá tre, vé, bói cá, cá mè .
Bài mới : 
 1.GT bài:
2.Dạy dấu thanh :
DẤU HỎI
a.Nhận diện dấu :
-Giáo viên tô lại dấu hỏi đã viết và nói :
Dấu hỏi là một nét móc. 
Dấu hỏi giống vật gì ?
DẤU NẶNG
-Giáo viên tô lại dấu nặng đã viết sẵn trên bảng và nói :
Dấu nặng là một chấm .
Dấu nặng giống gì ?
b.Ghép chữ và phát âm:
GV nói : Khi thêm dấu hỏi vào be, ta được tiếng bẻ.
-GV viết lên bảng và hướng dẫn cho HS mẫu ghép tiếng bẻ trong SGK.
be | bẻ
-Dấu hỏi được đặt ở đâu trong tiếng bẻ?
-GV phát âm mẫu tiếng bẻ.
GV chữa lỗi phát âm cho học sinh. 
* GV hướng dẫn tương tự để có tiếng bẹ. 
be | bẹ
c.Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh trên bảng con : 
-GV hướng dẫn quy trình viết dấu hỏi và dấu nặng, chữ bẻ và chữ bẹ.
-GV nhận xét sửa sai .
TIẾT 2
3.Luyện tập :
a.Luyện đọc :
-GV yêu cầu học sinh đọc lai bài ở tiết 1.
-GV sửa cho học sinh phát âm sai.
b.Luyện viết :
-GV hướng dẫn viết vào vở tập viết 
-GV chấm điểm nhận xét .
c.Luyện nói :
-GV nêu 2-3 câu hỏi gợi ý.
-HS quan sát và trả lời các câu hỏi
 (giống cái móc câu đặt ngược, cái cổ con ngỗng ).
-HS đọc đồng thanh, cá nhân . 
-HS quan sát và trả lời câu hỏi (giống một cái chấm ).
-HS đọc đồng thanh và cá nhân.
-HS quan sát và nhận xét về vị trí của dấu hỏi trong tiếng bẻ .
(Dấu hỏi được đặt ở trên chữ e )
-HS lần lượt đọc :cả lớp, nhóm, bàn, 
cá nhân. 
-HS viết dấu thanh trên không trung 
-HS viết vào bảng con 
-HS nhận xét bài của bạn 
-HS lần lượt phát âm tiếng bẻ, bẹ .
-HS phát âm lại : lớp, nhóm, bàn, cá nhân. 
-HS viết vào vở tập viết .
-HS quan sát tranh và trả lời theo gợi ý.
Củng cố -dặn dò :
-GV cho HS đọc bài trong SGK. 
-Về nhà học bài và tìm dấu thanh trong các bài .
-Chuẩn bị bài 5
3.Toán :
Bài 4 :LUYỆN TẬP 
A .Mục tiêu :
 -Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác .Ghép các hình đã biết thành hình mới. 
B.Đồ dùng dạy học : 
-Một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác .
-Que tính . 
-Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác .
C .Các hoạt động dạy -học :
 1. Kiểm tra bài cũ :
-HS lên bảng chọn những hình tam giác cài vào bảng.
 2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b.Nội dung luyện tập :
Hoạt động 1 :
-GV yêu cầu HS dùng màu để tô màu vào các hình trong SGK trang 10
+Hình vuông : tô cùng một màu .
+Hình tròn : tô cùng một màu .
+Hình tam giác :tô cùng một màu .
Hoạt động 2 :Thi xem bạn nào ghép đúng và nhanh .
-GV hướng dẫn cách chơi. 
-GV nên động viên để các em tự sáng tạo ghép nhiều hình mới khác nhau .
-GV nên đưa một số hình để HS tham khảo .
-GV nhận xét bài, khen ngợi những em xếp được nhiều và sáng tạo .
-HS thực hành tô màu các hình trong SGK trang 10 .
-HS thi đua ghép những hình mới .
-HS nhận xét bài của bạn. 
3.Củng cố -dặn dò :
-Trò chơi đoán hình .
-Về nhà tìm các đồ vật có hình như hình đã học .
4.Đạo đức:
Bài 2:EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
A.Mục tiêu : 
-Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học .
-Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
 -Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp một cách mạnh dạn .
-Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và học tập tốt .
-HS vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp 1.
-Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp .
B.Tài liệu và phương tiện :
-Vở bài tập đạo đức 1.
-Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như :(Trường em, Đi học .)
C.Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ :
-Hôm trước các em đã được học bài gì ?
 2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Nội dung các hoạt động :
Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh (bài tập 4) :
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý : 
Tranh 1:Vẽ những ai ?
Tranh 2: Mai đi đâu ?
Tranh 3 :Mai đang làm gì ?
 Tranh 4 :Mai cùng các bạn đang làm gì ?
-GV kể chuyện kết hợp chỉ vào từng tranh
Hoạt động 2 : HS múa hát về chủ đề trường em .
-GV tổ chức cho các em múa hát về trường lớp của mình .
*GV nêu kết luận chung :
 Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học .
 Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành học sinh lớp 1.
 Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học sinh lớp1.
-HS quan sát tranh SGK (nhóm 4)
-HS nhóm 4 em lần lượt kể từng tranh .
-Đại diện nhóm kể lại trước lớp .
-HS nhận xét .
-HS tự tham gia múa hát về chủ đề:trường
 em.
3.Củng cố -dặn dò :
-HS hát bài : Em yêu trường em .
-Đọc câu thơ trong SGK. 
-Chuẩn bị bài : Gọn gàng sạch sẽ .
Thứ ba ngày 1tháng 9năm 2009.
1 + 2 : Học vần :
Bài 5 : DẤU HUYỀN, DẤU NGÃ.
A. Mục đích –yêu cầu :
-Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã.
-Đọc được : bè, bẽ.
-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
-Rèn tư thế đọc đúng cho học sinh .
B.Đồ dùng - dạy học : 
-Các vật tựa như hình dấu huyền, dấu ngã .
-Tranh minh họa các tiếng dừa, mèo, cò, gà, vẽ, gỗ, võ, võng .
-Tranh minh họa phần luyện nói :bè. 
C.Các hoạt động dạy- học :
TIẾT 1
 1.Kiểm tra bài cũ :
-Học sinh viết bảng con : bẻ, bẹ 
-2-3 HS lên bảng tìm và chỉ dấu hỏi, dấu nặng trong các tiếng: nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo .
 2.Bài mới : 
 a.GT bài:
b.Dạy dấu thanh :
DẤU HUYỀN
.Nhận diện dấu :
-Giáo viên tô lại dấu huyền đã viết và hỏi :
Dấu huyền giống những vật gì ?
GV phát âm mẫu : “huyền”
DẤU NGÃ
-Giáo viên tô lại dấu ngã đã viết sẵn trên bảng và nói :
Dấu ngã giống những vật gì ?
GV phát âm mẫu : “ngã ”
Ghép chữ và phát âm:
GV nói : Khi thêm dấu huyền vào be, ta được tiếng bè .
-GV viết lên bảng và hướng dẫn cho HS mẫu ghép tiếng bè trong SGK.
be | bè
-Dấu huyền được đặt ở đâu trong tiếng bè?
-GV phát âm mẫu tiếng bè.
GV chữa lỗi phát âm cho học sinh. 
* GV hướng dẫn tương tự để có tiếng bẽ. 
be | bẽ
Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh trên bảng con : 
-GV hướng dẫn quy trình viết dấu huyền và dấu ngã, chữ bè và chữ bẽ .
-GV nhận xét sửa sai .
TIẾT 2
c.Luyện tập :
Luyện đọc :
-GV yêu cầu học sinh đọc lai bài ở tiết 1.
-GV sửa cho học sinh phát âm sai.
Luyện viết :
-GV hướng dẫn viết vào vở tập viết 
-GV chấm điểm nhận xét .
Luyện nói :
-GV nêu 2-3 câu hỏi gợi ý.
-HS quan sát và trả lời câu hỏi :
(Giống cái thước kẻ đặt xuôi). 
 -HS đọc đồng thanh, cá nhân . 
-HS quan sát và trả lời câu hỏi :(giống nét móc hai đầu nằm ngang) .
-HS đọc đồng thanh và cá nhân.
-HS quan sát và nhận xét về vị trí của dấu huyền trong tiếng bè .
(Dấu huyền được đặt ở trên chữ e ) 
-HS lần lượt đọc :cả lớp, nhóm, bàn, 
cá nhân. 
-HS viết dấu thanh trên không trung 
-HS viết vào bảng con 
-HS nhận xét bài của bạn 
-HS lần lượt phát âm tiếng bè, bẽ.
-HS phát âm lại : lớp, nhóm, bàn, cá nhân. 
-HS viết vào vở tập viết .
-HS quan sát tranh và trả lời theo gợi ý.
3.Củng cố -dặn dò :
-GV cho HS đọc bài trong SGK. 
-Về nhà học bài và tìm dấu thanh trong các bài .
-Chuẩn bị bài 6.
3.Âm nhạc:
Bài 2: ÔN TẬP BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
I.Mục tiêu:
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Biết kết hợp vỗ tay theo bài hát.
-HS có thể gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
II.Chuẩn bị: 
-Vài động tác vận động phụ họa. 
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-2,3HS hát bài Quê hương tươi đẹp
 2.Bài mới:
a.GT bài:
b.Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn bài hát Quê hương tươi đẹp
 -GV hướng dẫn HS ôn luyện.
 -GV hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ họa(vỗ tay chuyển dịch chân theo nhịp).
 -GV tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp.
Hoạt động 2:Vỗ tay theo tiết tấu lời ca
 -GV hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca
 Quê hương em biết bao tươi đẹp
 x x x x x x x
 -GV nhận xét 
-HS hát đồng thanh.
-HS hát theo tổ. 
-HS hát cá nhân.
-HS hát vận động theo GV.
-HS biểu diễn trước lớp (đơn ca,tốp ca).
-HS vỗ theo tiết tấu lời ca (cả lớp, tổ, cá nhân).
-HS nhận xét
3. Củng cố -dặn dò:
-GV hát lại một lần.
-GV kết hợp giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
4.Toán :
Tiết 6: CÁC SỐ 1,2,3
A.Mục tiêu : 
-Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; đọc, viết được các số 1, 2, 3; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; biết thứ tự của các số 1, 2,3.
B.Đồ dùng dạy –học :
-Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại : 3 bông hoa, 3 chấm tròn, 3 hình vuông .
- 3 tờ bìa trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn các số 1, 2, 3.
- 3 tờ bìa trên mỗi tờ bìa có một chấm tròn, hai chấm tròn, 3 chấm tròn.
C.Các hoạt động dạy –học :
 1.Kiểm tra bài cũ :
-HS lên bảng chọn 3 loại hình đã học .
 2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Nội dung dạy học :
Giới thiệu từng số 1, 2, 3
+Giới thiệu số 1:
-GV gắn bảng một số nhóm đồ vật:1 
bông hoa, 1chấm tròn, 1 hình vuông .
-Tất cả các nhóm đồ vật có số lượng như thế nào với nhau ?
-Vậy ta dùng chữ số 1 để chỉ số lượng các nhóm đồ vật .
-GV gắn số 1 in dưới mỗi đồ vật .
 1
-GV đọc : số một 
+GV hướng dẫn tương tự với số 2, 3.
Hướng dẫn đếm:
-GV hướng dẫn đếm số ô.
Thực hành :
+GV hướng dẫn viết số 1, 2, 3 .
-GV sửa sai .
 +GV yêu cầu HS nhìn tranh SGK và viết số vào ô trống .
-GV nhận xét sửa sai.
+GV yêu cầu viết hoặc vẽ số chấm tròn vào ô trống .
-GV chỉnh sửa . 
-HS quan sát và nhận biết và trả lời câu hỏi.
-Các nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.
-HS đọc một .
-HS đọc hai ,ba.
-HS quan sát và đếm số ô.
 -HS tập đếm xuôi từ 1đến 3
-HS tập đếm ngược từ 3 đến 1.
Bài 1:Viết số :
-HS viết vào bảng con ,SGK.
-HS nhận xét .
Bài 2:Viết số vào ô trống :
-HS quan sát tranh và điền số thích hợp vào ô trống . 
-HS nhận xét .
Bài 3:Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp:
- HS thảo luận theo nhóm 2.
-HS lên bảng làm .
-HS nhận xét .
 3. Củng cố -dặn dò:
-Trò chơi: Nhận biết số lượng .
-Về nhà tập viết, đếm số lượng từ 1đến 3; từ ... iêu:
-Biết cách xé, dán hình chữ nhật.
 -Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
Với HS khéo tay:
 -Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
-Có thế xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác nhau.
II.Chuẩn bị:
 GV
-Bài mẫu về xé dán hình chữ nhật.
-Hai tờ giấy màu kích thước khác nhau.
-Giấy trắng làm nền.
-Hồ dán, khăn lau tay.
 HS:
-Giấy vở thủ công
-Giấy nháp có kẻ ô
-Hồ dán, viết chì
-Vở thủ công, khăn lau tay.
III.Các hoạt động dạy –học:
 1.Kiểm tra:
-Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
 2.Bài mới:
a.GT bài:
b.ND bài:
Hoạt động 1:Quan sát mẫu
-GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
-GV treo mẫu lên bảng
-Các em hãy quan sát và phát hiện xung quanh mình xem đồ vật nào có dạng hình chữ nhật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
 GV hướng dẫn mẫu
+Vẽ và xé hình chữ nhật 
-Đánh dấu và vẽ hình chữ nhật.
-Làm thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật.
 +Dán hình:
Sau khi xé xong, GV hướng dẫn thao tác dán.
Hoạt động 3:HS thực hành.
 -GV yêu cầu HS để giấy lên mặt bàn đếm ô đánh dấu và vẽ vào giấy nháp.
-GV làm lại thao tác xé
-GV nhắc nhở HS xé đều
-HS quan sát và nhận xét
-Cửa ra vào, bảng lớp, bảng con.
-HS quan sát
-HS nhắc lại cách xé
-HS quan sát và nhắc lại cách dán.
-HS xé theo.
-HS xé trên giấy màu.
3.Nhận xét –dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học.
-Đánh giá sản phẩm.
 HS và GV nhận xét sản phẩm.
-Chuẩn bị: Đồ dùng để tiết sau xé, dán hình tam giác.
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009
1+2:Học vần:
Bài 7: Ê - V
A .Mục đích –yêu cầu:
-Đọc được:ê, v, bê, ve;từ và câu ứng dụng .
 -Viết được :ê, v, bê, ve(viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập viết 1).
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bế bé.
B.Đồ dùng dạy –học:
-Bộ chữ cái Tiếng Việt.
-Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng.
C.Các hoạt động dạy –học:
TIẾT 1
 I.Kiểm tra bài cũ:
-3 HS lên bảng viết,đọc:be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
 II.Bài mới:
1.GT bài:
2.Dạy chữ ghi âm:
a.Nhận diện chữ:ê
-GV ghi bảngvà giới thiệu chữ ê
-GV phát âm mẫu:ê
-Chữ ê giống chữ e ở điểm nào?
b.Phát âmvà đánh vần tiếng:
-GV phát âm mẫu:ê
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
-GV chỉ bảng đọc: bê
-GV hướng dẫn đánh vần:
bê: bờ - ê- bê / bê.
-GV treo tranh giới thiệu chữ: bê
*Nhận diện chữ v
ve
ve
-Các bước tương tự như trên.
C.Hướng dẫn viết :
-GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết chữ :ê, v, bê, ve. 
-GV nhận xét sửa sai
D.Đọc tiếng ứng dụng :
bê bề bế
ve vè vẽ
-GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm.
-GV đọc mẫu.
TIẾT 2
3.Luyện tập:
a,Luyện đọc:
*Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
-GV hướng dẫn đọc lại các âm ở tiết 1.
*Đọc câu ứng dụng:
-GV ghi câu ứng dụng lên bảng: 
bé vẽ bê
-GV sửa lỗi phát âm cho HS.
-GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b,Luyện viết:
-GV hướng dẫn cách viết, khoảng cách các chữ
-GV uốn nắn tư thế ngồi viết cầm bút cho HS.
-GV chấm điểm nhận xét sửa sai.
c, Luyện nói:
-GV gợi ý:
+Ai đang bế em bé ?
+Mẹ thường làm gì khi em bé khóc? Còn em bé nũng mẹ như thế nào?
+Mẹ vất vả chăm sóc chúng ta, chúng ta cần phải làm gì cho cha mẹ vui lòng?
-HS phát âm theo
-HS so sánh ê và e
+Giống:đều có nét thắt.
+Khác:dấu mũ trên e.
-HS nhìn bảng phát âm theo.
-HS đọc bê.
-HS nhận xét vị trí của hai chữ trong chữ bê: bê: có b đứng trước, ê đứng sau.
-HS đánh vần theo.
bê: bờ - ê – bê –bê/bê.
-HS đánh vần:lớp, nhóm, cá nhân.
-HS viết bảng con.
-HS nhận xét bài của bạn.
-HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
-HS lần lượt phát âm.
-HS lần lượt đọc từ, tiếng ứng dụng: nhóm, cả lớp, cá nhân.
-HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng SGK.
-HS đọc câu ứng dụng :cá nhân, nhóm, cả lớp.
-HS viết vào vở tập viết:ê, bê, v, ve.
-HS đọc tên bài luyện nói:
bế bé
-Mẹ
-Cho em bé bú
-Em luôn quấn quýt bên mẹ
-Vâng lời cha mẹ.
 4.Củng cố-dặn dò:
-HS đọc theo SGK.
-HS tự tìm chữ vừa học
-Chuẩn bị bài 8.	
3.Toán:
Bài:8. CÁC SỐ 1 – 2 – 3 – 4 - 5.
A.Mục tiêu:
 Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1 đến 5; biết đọc, viết các số 4, số 5; đếm được các số từ 1 đến 5; và đọc theo thứ tự ngược lại từ 5 đến 1; biết thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5.
B. Đồ dùng dạy-học:
-5 tờ bìa các số từ 1-5.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ:
-GV nêu các nhóm đồ vật từ 1-3. 
-3 HS lên viết các số tương ứng
 2.Bài mới:
a.GT bài:
b.GT số 4, 5:
-GV treo hình vẽ lên bảng:
-GV yêu cầu viết số còn thiếu vào ô trống của 2 nhóm ô vuông.
c.Thực hành:
-GV hướng dẫn cách viết các số
-GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài:
-GV hướng dẫn nêu yêu cầu của bài và cách làm.
-GV chỉ vào ô trống đầu tiên và hỏi :Phải viết số mấy?
-Vì sao viết số 3?
-GV tổ chức thành trò chơi:
-HS đếm số ô vuông và xác định được các số.
-HS lần lượt đếm và điền các số trái sang phải.
-HS điền số vào hình vẽ SGK
1
2
3
4
5
5
4
3
2
1
1
2
3
4
5
5
4
3
2
1
-HS là chữa bài theo từng cột, theo nhóm ô vuông. 
Bài 1:Viết số :
-HS viết vào bảng con và SGK số 4, 5.
Bài 2: 
Số 
?
-HS điền vào SGK
5 3 5
2 1 4
Bài 3: Số?
-HS điền vào ô trống:
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
5
4
3
2
1
5
4
3
2
1
-Số 3.
-Vì viết 1, 2 rồi đếm đến 3.
-HS viết vào ô trống.
-HS làm tương tự các ô trống khác.
Bài 4:
Thi đua ai nối nhanh nhóm đồ vật với số chấm tròn tương ứng.
5.Củng cố-dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tập đếm, viết số từ 1-5.
4. Mĩ thuật:
Bài 2: VẼ NÉT THẲNG
I. Mục tiêu:
-HS nhận biết được 1 số loại nét thẳng.
-Biết cách vẽ nét thẳng.
-Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản.
-HS khá giỏi phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo thành hình vẽ có nội dung. 
II.Đồ dùng – dạy học:
 GV chuẩn bị:
-Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng.
-Một bài vẽ minh học.
 HS chuẩn bị
-Vở Tập vẽ 1.
-Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.
III.Các hoạt động dạy –học: 
 1.Kiểm tra:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
 2.Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1:Giới thiệu nét thẳng
-GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong vở tập vẽ 
-GV giới thiệu tên các nét 
+Nét thẳng “ ngang”(nằm ngang)
+Nét thẳng “nghiêng”(xiên)
+Nét thẳng “đứng” 
+Nét “gấp khúc”(nét gãy)
-GV liên hệ thực tế thêm một số nét thẳng như cạnh bàn, bảng
Hoạt động 2:Hướng dẫn cách vẽ
-GV vẽ các nét lên bảng 
-GV vẽ lên bảng và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ : Đây là hình gì?
-GV tóm tắt :Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình.
3.Thực hành:
-GV gợi ý để HS tìm ra các cách vẽ khác nhau.
GV khuyến khích những HS giỏi để bài vẽ thêm sinh động .
-HS quan sát hình vẽ trong vở tập vẽ 1
-HS tự tìm thêm trong thực tế 
-HS quan sát và suy nghĩ để nhận xét
+Hình a: vẽ núi 
+Hình a: vẽ cây
-HS thực hành vẽ
4.Nhận xét –đánh giá:
-GV nhận xét, động viên chung.
-GV cùng HS nhận xét một số bài.
-Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
1.Tập viết:
Bài 1: TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN
I.Mục đích yêu cầu:
-Tô được các nét cơ bản theo vở tập viết 1, tập 1
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ đã viết sẵn các nét cơ bản.
III.Các hoạt động dạy –học: 
 1.Kiểm tra:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị vở tập viết của HS.
 2. Bài mới:
a. GT bài: 
b. Hướng dẫn viết các nét cơ bản:
Quan sát và nhận xét:
 -GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các nét cơ bản
 -GV giới thiệu các nét và hướng dẫn cách viết.
 -GV nhận xét
Hướng tô vào vở tập viết 
 -GV hướng dẫn tô và vở tập viết, GV cần nhắc nhở tư thế ngồi viết và cách cầm bút. 
 -GV uốn nắn giúp đỡ HS yếu.
Chấm điểm, sửa sai:
 -GV thu 1/2 số vở để chấm điểm và nhận xét.
-HS quan sát 
-HS viết bảng con.
-HS nhận xét 
-HS tô vào vở tập viết
3. Củng cố -dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em tô sạch, đẹp.
-Về nhà tập viết thêm.
2.Tập viết:
Bài 2: TẬP TÔ E, B, BÉ
I.Mục đích yêu cầu:
-Tô và viết đượccác chữ:e, b, bé theo vở tập viết 1, tập 1.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ đã viết sẵn e, b, bé.
-Mẫu chữ e, b
III.Các hoạt động dạy –học: 
 1.Kiểm tra:
-HS viết bảng con một số nét cơ bản.
 2. Bài mới:
a. GT bài: 
b. Hướng dẫn viết e, b, bé
Quan sát và nhận xét:
 -GV treo mẫu chữ HS quan sát nhận xét.
e
 -GV giới thiệu và hướng dẫn cách viết chữ e. 
 -GV nhận xét.
*GV hướng dẫn tương tự với chữ b, bé
Hướng tô, viết vào vở tập viết 
 -GV hướng dẫn tô và vở tập viết, GV cần nhắc nhở tư thế ngồi viết và cách cầm bút. 
 -GV uốn nắn giúp đỡ HS yếu.
Chấm điểm, sửa sai:
 -GV thu 1/2 số vở để chấm điểm và nhận xét.
-HS quan sát, nhận xét 
-HS viết bảng con.
-HS nhận xét 
-HS tô, viết vào vở tập viết
3. Củng cố -dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em tô, viết sạch, đẹp.
-Về nhà tập viết thêm.
3.Tự nhiên –xã hội:
Bài 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN
I.Mục tiêu:
 -Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
 -HS giỏi nêu được ví dụ cụ thể thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. 
II.Đồ dùng dạy học:
-Phóng to các hình trong bài 2 SGK.
III.Các hoạt động dạy –học:
 1.Kiểm tra bài cũ :
-HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể các bộ phận cơ thể người?
 2.Bài mới:
a.GT bài:
-Khởi động trò chơi: Vật tay
b.Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1:Quan sát tranh
 -GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK theo nhóm đôi.
 -GV nêu câu hỏi để HS thảo luận.
 +Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé?
 +Hai bạn trong tranh đang làm gì?
 +Em bé bắt đầu làm gì?
 +So với lúc mới biết đi em đã biết thêm điều gì? 
*GV kết luận:
 Trẻ em sau khi ra đời lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các vận động, về sự hiểu biết.
Hoạt động 2:Liên hệ sự lớnlên của các em.
 -GV chia lớp theo nhóm 4 em
*GV kết luận:
 Sự lớn lên của các emcó thể giống hoặc khác nhau.
 Các em cần ăn uống điều độ giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn. 
-HS quan sát các hình trong SGK trang 6 và thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm nhận xét
-HS thực hiện theo nhóm 4(lần lượt từng cặp đúng áp lưng vào nhau, cặp kia quan sát cặp nào cao hơn)
-HS thực hành đo lẫn nhau về vòng tay vòng đầu.
3. Củng cố -dặn dò:
-Chúng cần làm gì để khỏe mạnh và mau lớn?
-Thực hiện việc giữ gìn sức khỏe.
-Chuẩn bị bài 3
4.Sinh hoạt:
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TUẦN 2
 Kí duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 t2.doc