Giáo án Địa lý 4 bài 1 đến 11

Giáo án Địa lý 4 bài 1 đến 11

bài 1: dãy núi hoàng liên sơn

i.mục tiêu :

học xong bài này, hs biết:

 -chỉ vị trí của dãy núi hoàng liên sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên việt nam.

 -trình bày một số đặc điểm của dãy núi hoàng liên sơn ( vị trí, địa hình, khí hậu )

 -mô tả đỉnh núi phan – xi- păng.

 -dựa vào lược đồ ( bản đồ) , tranh , ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.

 -tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước việt nam.

 

doc 46 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 4 bài 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA CON NGƯỜI Ở MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU
Ngày tháng năm 
Tuần:
Bài 1: DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC TIÊU : 
Học xong bài này, HS biết: 
	-Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	-Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ( vị trí, địa hình, khí hậu )
	-Mô tả đỉnh núi Phan – xi- păng.
	-Dựa vào lược đồ ( bản đồ) , tranh , ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. 
	-Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	-Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi ( nếu có )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Th. Gian 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1 phút
4 phút
25 phút
5phút 
1.Ổn định lớp : 
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV giới thiệu sơ lược về chương trình học môn Địa lí lớp 4.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
Để các em có thể biết được vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ( vị trí, địa hình, khí hậu ). Mô tả đỉnh núi Phan – xi- păng.Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài : Dãy núi Hoàng Liên Sơn.
b.Hoạt động dạy – học : 
@ Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: 
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc theo từng cặp . 
Bước 1: 
-GV chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí Việt Nam treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu , tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK. 
Bước 2: 
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh trình bày. 
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm : 
Bước 1 : 
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
Bước 2: 
GV gọi HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp . 
-GV nhận xét , giúp HS hoàn thiện phần trình bày . 
 @Khí hậu lạnh quanh năm : 
*Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
Bước 1: 
-GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ? 
-GV gọi 1 – 2 HS trả lời trước lớp . 
-GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS. 
Bước 2: 
-GV gọi 1 HS chỉ vị trí của SaPa trên bản đồ Địa Lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
-GV sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời và nói: Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch , nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc. 
*Tổng kết bài : 
-GV hoặc HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
-GV cho HS xem một số tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm về dãy Hoàng Liên Sơn.
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-Cả lớp lắng nghe. 
-Lắng nghe. 
-HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta ( Bắc bộ) trong những dãy núi đó , dãy núi nào dài nhất ? 
+Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm phía nào của sông Hồng và sông đà? 
+Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? rộng bao nhiên km? 
+Đỉnh núi , sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ? 
-HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp. 
-HS chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí Việt Nam treo tường.
-HS làm việc trong nhóm theo các gơị ý sau:
+Chỉ đỉnh núi Phan – xi – păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó. 
+Tại sao đỉnh núi Phan – xi – păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc?
+Quan sát hình 2 hoặc tranh, ảnh về đỉnh núi ( nếu có ), mô tả đỉnh núi ( đỉnh nhọn , xung quanh có mây mù che phủ )
-Đại diện HS các nhóm trình bày kết qủa làm việc trước lớp . HS các nhóm có thể sưả chữa , bổ sung . 
-HS đọc thầm mục 2 trong SGK thảo luận. 1 – 2 HS trả lời, cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Thực hiện yêu cầu . 
-Lắng nghe . 
-Quan sát , lắng nghe.
Ngày tháng năm 
Tuần:
Bài 2: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN 
I.MỤC TIÊU : 
Học xong bài này, HS biết: 
	-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt , trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
	-Dựa vào tranh, ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức . 
	-Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
	-Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	-Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. ( nếu có ). 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Th. Gian 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1 phút
4 phút
25 phút
5phút 
1.Ổn định lớp : 
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 -2 HS trả lời các câu hỏi sau : 
+Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm phía nào của sông Hồng và sông đà? 
+Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? rộng bao nhiên km? 
+Đỉnh núi , sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ? 
+Tại sao đỉnh núi Phan – xi – păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc?
-GV nhận xét – đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :Bài học hôm nay giúp HS biết :
+Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt , trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
+Dựa vào tranh, ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức . 
+Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
+Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
qua bài : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
b.Hoạt động dạy – học : 
@ Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người . 
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
Bước 1: 
Bước 2: 
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh trình bày. 
@Bản làng với nhà sàn
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm : 
Bước 1 : 
-GV yêu cầu HS dựa vào mục 2 trong SGK , tranh , ảnh về bản làng , nhà sàn và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau : 
+Bản làng thường nằm ở đâu ? 
+Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? 
+Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn ? 
+Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ? 
+Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây ? 
Bước 2: 
GV gọi HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp . 
-GV nhận xét , giúp HS hoàn thiện phần trình bày . 
 @Chợ phiên, lễ hội, trang phục 
*Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
Bước 1: 
-GV yêu cầu HS dựa vào mục 3 , các hình trong SGK và tranh , ảnh về chợ phiên , lễ hội , trang phục trả lời các câu hỏi sau : 
+Nêu các hoạt động trong chợ phiên .
+Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ . Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này ? ( dựa vào hình 3 ) 
+Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
+Lễ hội của các dân tộc Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì? 
+Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5 và 6.
Bước 2:
-GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS. 
*Tổng kết bài : 
-GV hoặc HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội .của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài : Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-1 -2 HS trả lời. Cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Cả lớp lắng nghe. 
-HS dựa vào vốn hiểu biết trong SGK, trả lời các câu hỏi sau : 
+Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? 
+Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. 
+Xếp thứ tự các dân tộc ( dân tộc Dao , dân tộc Mông , dân tộc Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
+Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao ? 
 -HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp. 
-Thực hiện yêu cầu . 
-Đại diện HS các nhóm trình bày kết qủa làm việc trước lớp . HS các nhóm có thể sưả chữa , bổ sung . 
-HS đọc thầm mục 3 trong SGK thảo luận. 
-Đại diện HS trả lời, cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Các nhóm HS có thể trao đổi tranh, ảnh cho nhau xem nếu có . 
Ngày tháng năm 
Tuần:
Bài 3: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC TIÊU : 
Học xong bài này, HS biết: 
	-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
	-Dựa vào tranh, ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức . 
	-Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân.
	-Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Ho ... cầu . 
- Thực hiện yêu cầu
-Đại diện nhóm trả lời . Cả lớp lắng nghe nhận xét
-HS trình bày tranh, ảnh về Đà Lạt do nhóm sưu tầm được . 
-Thực hiện yêu cầu 
-Đại diện HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp . HS khác có thể sưả chữa , bổ sung . 
Ngày tháng năm 
Tuần:
Bài 10: ÔN TẬP 
I.MỤC TIÊU : 
Học xong bài này, HS biết: 
-Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn , trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên . 
-Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	-Phiếu học tập . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Th. Gian 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1 phút
4 phút
25 phút
5phút 
1.Ổn định lớp : 
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 -2 HS trả lời các câu hỏi sau : 
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? 
+Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch , nghỉ mát? 
+Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của Hoa qủa và rau xanh? 
+Kể tên một số loại hoa, qủa và rau xanh ở Đà Lạt
+Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, qủa và rau xanh.
-GV nhận xét – đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài 
Để giúp các em có thể : 
+Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn , trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên . 
+Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những điều này qua bài : Ôn tập 
b.Hoạt động dạy – học : 
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc cả lớp.
Bước 1
Phương án 1 : Nếu có phiếu học tập phát cho từng HS thì HS sẽ : 
-Điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ.
Phương án 2 : Nếu chỉ có bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam thì GV gọi một số HS lên bản chỉ : 
-Vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt 
Bước 2 : 
-GV điều chỉnh phần làm việc của GV cho đúng . 
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bước 1 : 
Bước 2 
-GV kẻ sẵn bảng thống kê ( như ở câu 2 trong SGK) lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê .
*Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
GV hỏi: 
+Hãy nêu đặc điểm tình hình trung du Bắc Bộ 
+Người dân nơiđây đã làm gì để phủ xanh đất trồng , đồi trọc? 
-GV hoàn thiện phần trả lời HS.
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài :Đồng bằng Bắc Bộ.
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-1 -2 HS trả lời. Cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Cả lớp lắng nghe. 
-Thực hiện yêu cầu . 
-HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 SGK
-HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp. 
-Một vài HS trả lời , cả lớp lắng nghe nhận xét . 
THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA CON NGƯỜI Ở MIỀN ĐỒNG BẰNG 
Ngày tháng năm 
Tuần:
Bài 11: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
I.MỤC TIÊU : 
Học xong bài này, HS biết: 
	-Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	-Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ ( hình dạng , sự hình thành , địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đe ven sông . 
	-Dựa vào bản đồ, tranh , ảnh để tìm kiến thức
	-Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành qủa lao động của con người . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	-Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ , sông Hồng, đê ven sông. ( nếu có ) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Th. Gian 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1 phút
4 phút
25 phút
5phút 
1.Ổn định lớp : 
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của tiết ôn tập trước . 
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
Bài học hôm nay giúp HS biết :
+Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ ( hình dạng , sự hình thành , địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông . 
+Dựa vào bản đồ, tranh , ảnh để tìm kiến thức
+Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành qủa lao động của con người.Qua bài : Đồng bằng Bắc Bộ.
b.Hoạt động dạy – học : 
@ Đồng bằng lớn ở miền Bắc
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
-GV chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK.
-GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
-GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển. 
*Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân hoặc theo từng cặp. 
Bước 1 : 
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp , bằng phẳng , sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co . Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân . 
Bước 2: 
-GV gọi một vài HS trả lời các câu hỏi trên . 
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
@Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
*Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
-GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi (quan sát hình 1.) của mục 2, sau đó lên bản chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam một số sông của đồng bằng Bắc Bộ .
-GV cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý: Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng? 
-GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng và sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: đây là con sống lớn nhất miền Bắc , bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc . sông Thái bình do ba sông: sông Cầu, sông Thương, sông lục nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa. 
-GV yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau : 
+Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ?
+Vào mùa mưa , nước các sông ở đây như thế nào ? 
-GV có thể nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê ( nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân . 
Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm 
Bước 1 : 
Bước 2 : 
-GV nói thêm về tác dụng của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng ( những vùng đất ở trong đê không được phủ thêm phù sa , nhiều nơi trở thành ô trũng .) sự cần thiết phải bảo vệ ven sôngở đồng bằng Bắc Bộ.
Tổng kết bài : 
-GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ và mô tả về đồng bằng Bắc Bộ, về sông ngòi và hệ thống đê ven sông hoặc nối các mũi tên vào sơ đồ nói về mối quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ. 
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài : Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-Cả lớp lắng nghe. 
-Cả lớp lắng nghe. 
-Thực hiện theo yêu cầu . 
-Một vài HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. Cả lớp quan sát nhận xét.
-Quan sát hướng dẫn.
-HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK , trả lời các câu hỏi sau : 
+Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên ? 
+Đồng bằng có diện tích thứ mấy trong các đồng bằng nước ta? (thứ 2 sau đồng bằng Nam Bộ)
+Địa hình ( bề mặt) của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? 
-Đại diện HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp . HS khác có thể sưả chữa , bổ sung 
-HS có thể chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng , diện tích , sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ
-Thực hiện yêu cầu . 
+Vì có nhiều phù sa ( cát , bùn trong nước ) nên nước sông quanh năm có màu đỏ , do đó sông có tên là sông Hồng 
-HS quan sát hướng dẫn GV . 
-HS dựa vào vốn hiểu biết , trả lời các câu hỏi : 
+Khi mưa nhiều , nước sông ngòi , ao , hồ thường như thế nào ? 
-1 – 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi. Cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Cả lớp lắng nghe . 
-HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý : 
+Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ? 
+Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? 
+Ngoài việc đắp đê , người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất? 
-1 – 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi. Cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Lắng nghe.
-Thực hiện yêu cầu . 

Tài liệu đính kèm:

  • docdia4.doc