Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Tiết 22: LUYỆN ĐỌC: ĐIỆN THOẠI

A. Mục tiêu :

Giúp HS củng cố về:

- Cách đọc, ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ ở các bài tập đọc Điện thoại. Đọc trơn thông thạo các bài tập đọc .

- HSKG: Trả lời được câu hỏi 3.

- Giáo dục kĩ năng sử dụng điện thoại , kĩ năng nghe, gọi điện thoại.

B. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ SGK

C.Các hoạt động dạy- học:

 I. Ổn định tổ chức: - Hát

II. Kiểm tra:

- Đọc bài :sự tích cây vú sữa

- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
 Tiết 11: thực hành kĩ năng giữa học kì I
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS các kĩ năng về hành vi đạo đức đã học ở học kì I.
- Biết tỏ thái độ với các hành vi đạo đức , đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với các hành vi sai.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Hệ thống các câu hỏi
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn đinh tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Thế nào là chăm chỉ học tập?
- Em đã chăm chỉ học tập chưa ?
- Nhận xét đánh giá
III. Bài mới:
+Giới thiệu bài, ghi tên bài
*Hoạt động1: Hệ thống lại toàn bộ các hành vi đạo đức đã học:
- Học tập sinh hoạt đúng giờ
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Gọn gàng ngăn nắp
- Chăm làm việc nhà
- Chăm chỉ học tập
*Hoạt động 2: Củng cố kĩ năng các hành vi đao đức.
- Em hãy nêu lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ? Tác hại của việc học tập , sinh hoạt không đúng giờ?
- Em phải làm gì nếu như mình mắc lỗi?
- Em đã giữ gọn gàng ngăn nắp chưa?
- Em làm việc gì để thể hiện sự gọn gàng ngăn nắp?
- ở nhà , em đã tham gia những việc gì , kết quả ra sao?
- Em mong muốn được tham gia vào làm công việc nhà nào ? Vì sao ?
- Chăm chỉ học tập đem lại ích lợi gì ?
- GV nhận xét, bổ sung
- Liên hệ với từng hành vi cụ thể?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
-Về nhà thực hiện hành vi đạo đức đúng.
- Hát
- 2 HS trả lời
- HS kể tên các hành vi đạo đức đã học
- HS thảo luận nhóm 
-1 số nhóm HS trình bày
- HS liên hệ
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 21: Chính tả( nghe- viết): Đi chợ
A. Mục tiêu: 
- Cho HS luyện viết chính xác một đoạn của bài đi chợ.Rèn chữ viết đúng cỡ, đúng mẫu chữ, viết sạch sẽ.
- Rèn kĩ năng trình bày một đoạn văn ( Khoảng 40 chữ trong 15 phút )
B. Chuẩn bị:
Chép sẵn trên bảng lớp đoạn 2 bài : Đi chợ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc viết lại bài ở nhà của HS.
- Nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu , ghi tên bài 2 
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc đoạn viết đã chép sẵn ở bảng
- Đoạn văn được trích trong bài nào?
 -Trong bài những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
-Yêu cầu HS phát hiện từ khó viết
- Nhận xét - sửa sai
- GV đọc từng câu, từng cụm từ
- Đọc soát lỗi
- Chấm bài , nhận xét
3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- GV chữa chung , chốt lời giải đúng: gánh, lành, mượt, nghé. 
IV Củng cố:
- Nhận xét về giờ học: ý thức HS, chữ viết của HS.
-Tuyên dương HS chữ viết có nhiều cố gắng.
V. Dặn dò:
- Nhắc nhở HS chưa viết đều nét cần sửa chữa và viết lại bài.
- Hát
-HS theo dõi
- Bài: Đi chợ
- Đầu đoạn văn, sau dấu chấm.
- HS nêu
- HS viết bảng con từ khó
- HS viết vở từng câu
- HS soát bài
- HS nêu yêu cầu
- Tự làm bài vào vở
- 1 HS chữa bài bảng lớp
Tự học
 Tiết 11: hoàn thiện các bài tập trong tuần
A. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thiện các bài tập toán, tự nhiên xã hội trong tuần.
- Rèn kĩ năng giải các bài tập toán, trình bày bài tập tự nhiên xã hội đã học.
B. Đồ dùng dạy- học:
-Vở bài tập toán, BT TNXH
C. Các hoạt động dạy- học:
1-Giới thiệu bài, ghi tên bài
2-Hướng dẫn HS hoàn thiện các bài tập
a-Môn toán:
-Yêu cầu nêu tên các bài toán đã học trong tuần?
-Yêu cầu HS kiểm tra vở bài tập của nhau
-HS nhóm đôi báo cáo kết quả kiểm tra vở BT toán
-Nhận xét, nhắc nhở HS làm chưa xong hoàn thiện nốt
- GV chữa bài khó nếu có
b- Môn Tự nhiên và xã hội:
- Nêu tên bài học trong tuần?
-Yêu cầu HS tự hoàn thiện các bài tập trong tuần
- GV yêu cầu HS kiểm tra bài tập
- Nhận xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
- Nhắc HS hoàn thiện nốt các bài tập chưa hoàn thành.
- Luyện tập ( 51-15 ); 
12 trừ đi 1 số: 12-8 ; 32-8
- Kiểm tra theo nhóm đôi bạn
- Báo cáo kết quả
- HS hoàn thiện tiếp các bài tập
- HS nêu tên các bài tập
- Ôn tập con người và sức khoẻ
 Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
 Toán củng cố
Tiết 18: Luyện tập về 12 trừ đi một số.
A. Mục tiêu: 
- Luyện tập củng cố dạng bài 12 trừ đi một số; Tìm số hạng chữ biết
- áp dụng phép trừ có nhớ dạng để giải các bài toán có liên quan.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C.Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Đặt tính rồi tính: 43-7; 52-6
-Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu, ghi tên bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
*Bài 1: Tính nhẩm
-Yêu cầu HS nêu cách trừ 12 trừ đi một số?
- Cho HS đọc thuộc lòng bảng trừ 12 trừ đi 1 số
M: 12 – 2- 6 = 4 12 – 2- 2 = 8
 12 – 8 = 4 12 – 4 = 8
- Nhận xét
*Bài 2: (Bảng con)
 - Đặt tính rồi tính
 12- 8 12- 9 1 2- 6
 12-5 12-3 
- Nhận xét , sửa sai
*Bài 3: ( Nháp ) Tìm x
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
x+9=12 x+5=12 x+ 7=12
 x=12-9 x=12-5 x=12- 7
 x=3 x= 7 x= 5
- Bài 3 củng cố gì?
*Bài 4: (Vở )
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì ?
- Chấm ,chữa bài:
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS làm lại các bài tập trên vào nháp.
- Hát
-2HS lên làm bảng, dưới lớp làm bảng con
-1 số HS nêu
- HS đọc đồng thanh, đọc cá nhân
- HS làm bài vào vở
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm vở
-Trình bày, nhận xét
 M: 12
 - 8 
 4 
- Nêu yêu cầu
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- HS làm vào vở
- 3 bạn chữa bài
-Tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng
- 2HS đọc đề bài
- Lớp phân tích đề
-1 HS lên tóm tắt
- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng nhóm:
 Bài giải:
 Rổ thứ hai đựng được số ki- lô- gam cà chua là:
 12-3 = 9 ( kg )
 Đáp số: 9 kg
 Tiếng Việt củng cố 
 Tiết 22: Luyện đọc: Điện thoại
A. Mục tiêu : 
Giúp HS củng cố về:
- Cách đọc, ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ ở các bài tập đọc Điện thoại. Đọc trơn thông thạo các bài tập đọc .
- HSKG: Trả lời được câu hỏi 3.
- Giáo dục kĩ năng sử dụng điện thoại , kĩ năng nghe, gọi điện thoại.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ SGK
C.Các hoạt động dạy- học: 
 I. ổn định tổ chức: - Hát
II. Kiểm tra:
- Đọc bài :sự tích cây vú sữa
- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu 
- Nêu mục tiêu của bài, ghi tên bài:
- Nêu mục tiêu yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn HS đọc bài:
- GV đọc mẫu toàn bài: 
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- YC đọc theo câu 
- Tìm từ khó đọc và phát âm ?
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- YC đọc theo đoạn .
- GV nghe , sửa lỗi phát âm cho HS
- Hướng dẫn hiểu nghãi từ khó 
- HD HS đọc đúng một số câu 
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- YC đọc theo nhóm đôi 
- Thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét
* Đọc đồng thanh
- Cả lớp đồng thanh ( đoạn 1, 2 )
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Nói lại những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại?
- Cách nói trên điện thoại có điểm gì giống và điểm gì khác cách nói chuyện bình thường?
- Tường có nghe bố mẹ nói chuyện điện thoại không? Vì sao?
4 .Luyện đọc lại
- YC đọc bài theo đoạn, bài 
- GV nghe, nhận xét, cho điểm
- Luyện đọc theo đoạn
- GV cùng HS nhận xét?
-- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
- Đọc cả bài
- Tổ chức cho HS đọc nhóm
- GV nhận xét
IV. Củng cố:
- Khi nhận điện thoại em phải chú ý điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS đọc lại các bài tập đọc trên.
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà tập đọc lại bài.
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HS đọc và tìm phát âm từ khó
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS đọc từ chú giải cuối bài
- HS luyện đọc câu khó
- Nhấc ống nghe, A lô..
- HS đọc theo nhóm đôi
- Phải a lô, Tự giới thiệu, nói ngắn gọn đủ ý .
- HS KG : Không nghe vì không nên nghe chuyện của người khác thể hiện phép lịch sự.
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét
- Cả lớp đọc
- HS nêu
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Công ước quốc tế Quyền trẻ em:
Chủ đề 2: Gia đình
Nơi em được yêu thương, chăm sóc và che chở.
Bổn phận của em đối với gia đình.
 A. Mục tiêu:
 - HS hiểu gia đình là nơi yêu thương, che chở em. Bố mẹ là người thân của em. Em có quyền có gia đình, được quyền sống chung với bố mẹ.
 - HS biết được bổn phận của em đối với gia đình.
 - HS yêu quý và tự hào về gia đình mình.
*HSKG : Nhận biết được gia đình là nơi đầm ấm, hạnh phúc .
B. Đồ dùng dạy- học:
 Tranh 1: Cảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
 Tranh 2: Bố mẹ đón em ở trường.
 Tranh 3: Cảnh mấy em bé ngủ trên ghế đá.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Khởi động: Hát: Cả nhà thương nhau.
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
 YC quan sát tranh 1- 2 và thảo luận câu hỏi.
 - Trong tranh có những ai? Mọi người trong tranh làm gì?
 - Gia đình em mọi người chăm sóc, yêu thương em như thế nào?
 - Bổn phận của em trong gia đình là như thế nào?
 GV cho HS quan sát tranh 3 và thảo luận câu hỏi.
 Bạn nhỏ trong tranh sống như thế nào? Vì sao vậy?
 Sống xa cha mẹ các bạn nhỏ này phải chịu những thiệt thòi gì?
* GV chốt lại: Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục chúng ta trở thành người có ích. Các em có quyền có gia đình, được sống chung với bố mẹ. Nếu không có gia đình các em sẽ bị nhiều thiệt thòi, khó khăn. Trẻ không có gia đình được Nhà nước và các tổ chức xã hội chăm lo.
 3.Hoạt động 2: Tiểu phẩm “ Ngày chủ nhật ”.
 5 HS đóng vai: Ông, bà, bố mẹ Hoa và Hoa. Hs đóng vai tiểu phẩm SGK
 ( T16 ) 
 Thảo luận: - Hoa được đi đâu vào chủ nhật? Ai đưa Hoa đi chơi?
 - Hoa cảm thấy thế nào khi được đi chơi cùng bố mẹ?
 - Hoa có làm cho ông bà, bố mẹ vui lòng không? Vì sao?
 *Giáo viên chốt lại: Hoa được cả nhà yêu thương, chăm sóc. Hoa ngoan ngoãn, mang lại niềm vui cho ông bà, bố mẹ.
 4. Hoạt động 3: HS kể về sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ đối với mình ( nhiều HS kể )
* GV chốt lại: Được sống cùng gia đình, được bố mẹ yêu thương chăm sóc dạy dỗ là hạnh phúc của các em, là quyền lợi các em cần được hưởng. Các em cần nhớ bổn phận của mình là chăm sóc, yêu thương ông bà, cha mẹ.
 IV. Củng cố:
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học. 
V. Dặn dò:
- Thực hiện tốt bổn phận của mình là yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
 Thủ công
 Tiết 11: Ôn tập chương I - Kĩ thuật gấp hình
A. Mục tiêu:
- Củng cố được kiến thức và kĩ năng gấp các hình đã học
- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi.
- HS khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi . Hình gấp cân đối.
B. Đồ dùng dạy- học:
	GV : Mẫu các quy trình gấp: Các bài 1,2,3,4,5
	HS : Giấy nháp, giấy thủ công
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các hình đã gấp trong chương I
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. Ôn tập kĩ năng gấp hình
- Nêu tên các sản phẩm đã gấp?
+ GV đưa ra các mẫu gấp và quy trình gấp các hình đã học
- Máy bay phản lực
- Tên lửa
- Máy bay đuôi rời
2. HS thực hành
- GV yêu cầu HS gấp ít nhất được 1 hình ( HS khéo tay gấp ít nhất được 2 hình )
- GV giúp đỡ những em còn lúng túng
- Hát
- HS nêu
- Giấy nháp, giấy thủ công
- Gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy có mui, thuyền phẳng đáy không mui
+ HS nêu lại quy trình gấp từng hình
+ HS thực hành gấp từng hình
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học.
V. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị giấy giờ sau ôn tập tiếp.
 	Toán củng cố
 Tiết 19:luyện tập: 32- 8 ; 52- 28
A. Mục tiêu: 
Củng cố cho HS: Cách thực hiện phép trừ dạng : 32 - 8; 52- 28
- áp dụng phép trừ có nhớ dạng : 32 - 8; 52 - 28 để giải các bài toán có liên quan.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C.Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Đặt tính rồi tính: 43-7; 52-6
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu, ghi tên bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
*Bài 1: ( Miệng )
-Yêu cầu HS nêu cách trừ 12 trừ đi một số?
- Cho HS đọc thuộc lòng bảng trừ 12 trừ đi 1 số
- Nhận xét
*Bài 2: (Bảng con)
 - Đặt tính rồi tính
42-5 62-7 52-8
32-14 92-9 22-3
- Nhận xét , sửa sai
*Bài 3: ( Nháp ) Tìm x
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
x+9=42 x+7=92 8+x=52
 x=42-9 x=92-7 x=52- 8
 x=33 x=85 x=44
- Bài 3 củng cố gì?
*Bài 4: (Vở )
 Gia đình em có 22 con gà, trong đó có 5 con gà trống . Hỏi có bao nhiêu con gà mái?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì ?
- Chấm ,chữa bài:
* Bài 5: ( Dành cho HSKG)
Tìm số có hai chữ số mà tổng hai chữ số bằng 12 và hiệu hai chữ số đó bằng 6.
- GV chữa chung , chốt lời giải đúng.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS làm lại các bài tập trên vào nháp.
- Hát
-2HS lên làm bảng, dưới lớp làm bảng con
- 1 số HS nêu
- HS đọc đồng thanh, đọc cá nhân
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm bảng con, 3 HS làm bảng nhóm
-Trình bày, nhận xét
 37 55 44 18 83 19
- Nêu yêu cầu
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- HS làm theo nhóm đôi bạn
- 3 nhóm đôi bạn chữa bài
- Tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng
- 2HS đọc đề bài
- Lớp phân tích đề
- 1 HS lên tóm tắt
- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng nhóm:
 Bài giải:
 Gia đình em có số gà mái là:
 22-5=17 ( con )
 Đáp số: 17 con
- HS đọc yêu cầu
- Tự làm bài cá nhân
- 1 HS chữa bài áiố có hai chữ số mà tổng hai chữ số bằng 12 là: 93,84, 75, 66, 57; 48; 39.
Trong tổng các số trên chỉ có số 93 và 39 là hiệu hai chữ số bằng 6.
 Đáp số: 93 và 39
Hoàn thiện kiến thức
Tiết 11: Luyện tập về từ ngữ họ hàng. 
Dấu chấm, dấu chấm hỏi
A. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện tập mở rộng các từ ngữ về họ hàng.
- Rèn kĩ năng dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy kể tên các đồ vật trong gia đình em và cho biết các đồ vật đó dùng để làm gì?
- Nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài:
- Nêu mục tiêu , yêu cầu giờ dạy.
2. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1: ( Miệng )
- Gia đình của em gồm có những ai?
- Nhận xét
* Bài 2:
- Nhà ông bà ngoại em gồm có những ai?
- Nhận xét.
* Bài 3: (Vở )
- Hướng dẫn HS làm bài
Nối từ với lời giải nghĩa thích hợp.
- GV chốt lời giải đúng:
Dì - là em của mẹ
Chú – là em của bố..
- Chấm 1 số bài
- Nhận xét.
* Bài 4: 
Giờ ra chơi, một bạn đố Tí: “ Tay phải cầm 2 quả cam, tay trái cầm 3 quả cam Hỏi người đó cầm mấy quả” Tí: Họ không cầm được quả nào
- Gv hướng dẫn HS làm bài.
- GV chốt lời giải đúng: Dấu cần điền thứ tự là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS đọc và làm lại bài.
- Hát
- 2 HS nối tiếp kể
- Lớp nhận xét
- Nêu yêu cầu
- HS nối tiếp nhau kể về gia đình của mình;
Ví dụ: Gia đình em gồm có 4 người . Đó là bố mẹ em và hai chị em của em. 
- Nêu yêu cầu
- HS HĐ nhóm 3 kể cho nhau nghe về nhà ông bà ngoại của mình.
- Đại diện nhóm trình bày
Ví dụ: Nhà ông bà ngoại em có : ông bà em, cậu em, dì em..
- HS đọc đề bài
- HS làm vào vở 
- 1 HS chữa bài
- Nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS làm vào vở 
- 1 HS chữa bài
Tuần 12
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
 Đạo đức
Tiết 12: quan tâm giúp đỡ bạn ( Tiết 1)
A. Mục tiêu:
- HS biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Giáo dục HS yêu mến , quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
+ GDKNS: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn.
B- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ cho HĐ1: Cảnh trong giờ kiểm tra toán.
 C- Các hoạt động dạy- học :
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là chăm chỉ học tập? ích lợi của chăm chỉ học tập?
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài
1. Kể chuyện" Trong giờ ra chơi"
+Mục tiêu: Giúp HS kể được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp bạn.
+Tiến hành:
* GV kể chuyện
- Các bạn lớp 2A làm gì khi bạn Cường bị ngã?
- Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không? Tại sao?
- GV KL: Khi bạn ngã , em cần thăm hỏi và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn.
 2. Việc làm nào đúng?
+Mục tiêu: Giúp HS 1 số biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn
+Tiến hành:
- Treo tranh
- Những hành vi nào là quan tâm , giúp đỡ bạn? Tại sao?
3. Vì sao phải quan tâm giúp đỡ bạn?
+Mục tiêu: HS biết được lí do vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè.
+Tiến hành:
- Treo bảng phụ
- GV KL: Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm giúp đỡ bạn em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tìn bạn càng thân thiết gắn bó.
IV. Củng cố:
- Vì sao phải quan tâm giúp đỡ bạn?
V. Dặn dò
- Thực hành theo bài học.
- Hát
- Hát bài: Tìm bạn thân
- HS nêu- Nhận xét
- HS quan sát
- Không đồng tình vì: Khi bạn ngã cần nâng bạn dậy, không được trêu bạn.
- HS đọc
- HS quan sát- Thảo luận nhóm
- Hành vi đúng là: 
* Tranh 1, 3, 4, 6.
- Nêu yêu cầu BT.
- HS làm phiếu HT
- ý kiến tán thành là: a, b, g.
- HS đọc đồng thanh
- HS đọc bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_11_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc