Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 15 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 15 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Đạo đức

 Tiết 15: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP( TIẾT 2)

A- Mục tiêu:

- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.

- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Rèn thói quen giữa trường lớp sạch đẹp

- Tích hợp toàn phần: - Biết tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch, đẹp, góp phần BVMT.

B. Đồ dùng dạy- học:

- Đồ dùng cho trò chơi sắm vai HĐ1, Tranh ảnh cho HĐ 1,2.

- Phiếu HT

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 15 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Đạo đức 
 Tiết 15: giữ gìn trường lớp sạch đẹp( Tiết 2)
A- Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
- Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Rèn thói quen giữa trường lớp sạch đẹp
- Tích hợp toàn phần: - Biết tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch, đẹp, góp phần BVMT.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Đồ dùng cho trò chơi sắm vai HĐ1, Tranh ảnh cho HĐ 1,2.
- Phiếu HT
C - Các hoạt dộng dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Em làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
III. Bài mới:
 1. Trò chơi:" Tìm đôi"
*Mục tiêu: HS biết phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
*Tiến hành:
- GV đưa cây hoa dân chủ
- GV HD chơi: Mỗi HS bốc 1 phiếu. Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc câu trả lời. Sau khi bốc phiếu, mỗi HS đọc phiếu và đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình. Đôi nào tìm được nhau đúng và nhanh thì đôi đó thắng cuộc.
- GV nhận xét, đánh giá
* KL chung: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
 2. Thực hành làm sạch đẹp lớp học :
*Mục tiêu: Giúp HS biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
*Tiến hành:
- Lớp mình đã sạch, đẹp chưa?
* GV KL: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3. Đóng vai xử lí tình huống:
*Mục tiêu: HS biết ứng xử trong các tình huống cụ thể
*Tiến hành:
- Chia nhóm 4: Mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống
+Tình huống 1: Mai và An cùng làm trực nhật.Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện ,An sẽ
+TH 2: Nam rủ Hà: Mình cùng vẽ hình Đô-rê-mon lên tường đi! Hà sẽ
+TH 3: Thứ 7 nhà trường tổ chức trồng cây, trồng hoa trong sân trường mà bố lại hứa cho Long đi chơi công viên. Long sẽ
- GV yêu cầu các nhóm lên đóng vai
-Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao ?
*KL chung: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS để các em sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
IV. Củng cố:
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Thực hành giữ trường lớp sạch đẹp.
- Hát
- HS nêu
- Nhận xét
- Mười HS tham gia chơi:
Ví dụ:
HS 1: Nếu em làm dây mực ra bàn.........
HS 2: .....Thì em sẽ lấy khăn lau sạch
HS 1: Nếu em thấy bạn ăn quà vứt rác ra sân.
HS 2: ....Thì em nhắc bạn nhặt rác bỏ vào thùng rác.
HS3: Nếu em thấy bạn vẽ bậy lên tường 
HS4: Thì em nhắc bạn không vẽ bậy lên tường.
- HS đọc đồng thanh
- HS quan sát lớp học
- HS nhận xét
- HS thực hành dọn vệ sinh lớp học của mình
- HS đọc 
- N1, 2: Tình huống 1
- N3,4: TH 2
- N5 : TH 3
- Các nhóm nhận xét
- Đồng thanh bài học( SGK)
- Vài HS nêu
Tiếng việt củng cố
Tiết 29: Chính tả( Nghe viết): Bán chó
A. Mục tiêu:
- Viết chính xác đoạn 2 trong bài , trình bày sạch đẹp , biết viết hoa sau gạch đầu dòng.
 - HSKG: Trình bày sạch , đẹp, đúng chữ mẫu
B. Đồ dùng dạy- học:
- Vở HS
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : yên lặng, câu chuyện, con yến
- GV nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1 .Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết ( đoạn 2,3)
- Hát
- 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét
- HS nghe
- Bài chính tả có mấy câu?
- Giang bán chó như thế nào ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ?
- Tìm tiếng khó viết ?
- Sửa lỗi cho HS
* GV đọc cho HS viết bài vào vở
- GV nhắc cách trình bày bài, về tư thế ngồi.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ
- Đọc soát lỗi
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học.
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- HS nêu
- Giang không bán chó mà đổi một con chó lấy 2 con mèo.
- HS đọc từng chữ cần viết hoa
- HS tìm và luyện viết vào bảng con
+ HS viết bài vào vở
+ HS soát bài
Tự học
Tiết 15: Luyện tập về quan sát tranh trả lời câu hỏi. 
Viết nhắn tin.
A. Mục tiêu:
+ Củng cố khắc sâu cách quan sát tranh, cách trả lời qua tranh. Viết được câu hoàn chỉnh.
- Biết viết một vài câu nhắn tin rõ nghĩa qua tình huống cho trước.
- HSKG: Biết sắp xếp ý hợp lí, dùng từ hay và viết có sự sáng tạo.
B . Đồ dùng dạy- học:
- Vở BT
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu , ghi tên bài
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1 : Nhìn tranh trả lời các câu hỏi
a. Mẹ đang làm gì?
b. Bạn nhỏ đang làm gì?
c. Em bé ngủ hay thức?
- Nhận xét, bổ sung lời của bạn.
*Bài 2: Bạn đến báo em đi tập cùng đội bóng , hãy viết một vài câu nhắn để lại cho bố mẹ biết:
- Nhận xét
- Chấm 1 số bài, nhận xét
- Khi viết một tin nhắn chúng ta cần chú ý điều gì?
- GV củng cố kĩ năng viết tin nhắn
IV. Củng cố:
- Gv khái quát chung
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
- Nhắc HS thực hành viết nhắn tin.
- Hát
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc thầm
- Quan sát tranh suy nghĩ , tập trả lời trong nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày bài
- HS nhắc lại yêu cầu
- HS viết vào vở
- Nối tiếp từng em đọc bài của mình
- Lớp nhận xét
- Vài Hs nêu 
 Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Tiết 26: ôn tập : 100 trừ đi một số 
A. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố:
- Kĩ năng thực hiện phép trừ dạng: 100 trừ đi một số ( Tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có 2 chữ số, tính viết và giải bài toán.)
- Kĩ năng tìm số bị trừ khi biết số trừ và hiệu.
- HSKG: Làm thêm bài 5
B. Đồ dùng dạy- học:
- 4 bảng nhóm cho bài 3
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS
- Nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài , ghi tên bài
-Nêu yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1: Tính nhẩm ( Miệng )
100-30 = 70 100-20 = 80
100-50 = 50 100-10 = 90
100-60 = 40 100-80 = 20
-Nhận xét
*Bài 2: Tính ( Bảng con)
 100 100 100 100
 - - - -
 34 28 7 53
 066 072 093 047
- Nhận xét
*Bài 3: (nhóm ) Tìm x
- Chia nhóm 4 giao việc cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày bài
- Nhận xét
- Muốn tìm sốbị trừ ta làm thế nào?
*Bài 4: ( PhiếuBT ) Nhóm đôi
 Tấm vải hoa dài 100m, tấm vải đỏ ngắn hơn tấm vải hoa 19m. Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhiêu mét?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Chấm nhận xét
*Bài 5( Vở ) Dành cho HSKG
 Một thùng có 73 lít dầu, sau khi bán một số dầu trong thùng còn lại 45 lít dầu. Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
- Phân tích tóm tắt đề
- Chấm bài , nhận xét
IV. Củng cố:
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
-Về nhà ôn lại bài.
- làm vở bài tập.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS nối tiếp nêu kết quả, cách nhẩm
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm bảng con, 2 HS làm bảng nhóm
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu
- HS làm bảng nhóm
- Trình bày bài
x – 15 =36 x – 47 =15
 x=36 + 15 x=15 + 47
 x= 51 x= 62
x – 28 =27 x- 43 =18
 x=27 + 28 x=18 + 43
 x= 55 x=61
- HS nêu
- HS đọc đề
- Phân tích và tóm tắt 
- Lớp làm vào phiếu BT theo nhóm đôi
- 1 nhóm lên chữa bài
 Bài giải
 Tấm vải đỏ dài là:
 100-19=81 ( m)
 Đáp số: 81 m
- HS đọc đề bài
- Tóm tắt và giải vào vở
 Bài giải
 Cửa hàng đã bán số lít dầu là:
 73-45=28 ( lít )
 Đáp số: 28 lít
- Vài HS nêu lại
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 30: Luyện tập: từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu: Ai thế nào?
A. Mục tiêu:
- Củng cố vốn từ chỉ đặc điểm , tính chất của người, vật , sự vật
- Rèn kĩ năng đặt câu kiểu: Ai thế nào?
B. Đồ dùng dạy- học:
- 4 bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Miệng
a- Tìm từ chỉ đặc điểm về hình dáng của 1 người, 1 vật
b- Về tính tình của 1 người
- Nhận xét, bổ sung
*Bài 2: Bảng nhóm
Chọn mỗi từ để đặt thành câu ( Mỗi phần 3 câu ) ở bài 1
-Nhận xét, bổ sung
*Bài 3: Vở
- Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả:
+Mái tóc của mẹ em
+Hình dáng con voi
+Tính tình của bà em
+Đôi tai của chú mèo
- Chữa bài, nhận xét
-Yêu cầu HS đọc câu viết
IV. Củng cố:
- Nhận xét về từ chỉ đặc điểm của người, vật và tập đặt câu với các từ đó
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS nối tiếp nêu từ
+ To, nhỏ, cao , thấp, tròn, vuông
+ Ngoan , hư, dữ, dũng cảm, nhút nhát, khó tính, giả dối, trung thực
- Đọc yêu cầu
- HS các nhóm làm bài vào bảng nhóm
-Trình bày bài
+Bé Hoà nhà em rất ngoan.
+Anh Kim Đồng thật dũng cảm.
+Nụ là một cô bé nhút nhát.
+ Cái bàn này rất thấp.
+ Những cây cau này cao quá.
+Bạn Vương thấp nhất lớp em.
- Đọc yêu cầu
- HS làm vở
- 4 HS chữa bài
Ví dụ:
Mái tóc của mẹ em đen nhánh.
Con voi này rất to.
Tính tình của mẹ em thật hiền hậu.
Chú mèo có đôi tai rất tinh.
- HS đọc bài viết của mình
- 1 HS nêu
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Công ước quốc tế Quyền trẻ em:
Chủ đề 3: Đất nước và cộng đồng
Nơi em sống cùng mọi người như một gia đình lớn
Bổn phận của em đối với đất nước và cộng đồng
A.Mục tiêu: 
1. KT: HS hiểu được trẻ em là thành viên của cộng đồng, trẻ em được quyền hưởng sự châm sóc của xã hội
2. KN, TĐ: HS yêu quý và tôn trọng các thành viên trong cộng đồng
- HS tham gia các hoạt động trong cộng đồng
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thảo luận nhóm
- Giấy , bút vẽ
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* Khởi động: Lớp hát: Bốn phương trời ta về đây chung vui
*HĐ1: Em là thành viên cộng đồng:
- Chia lớp thành 8 nhóm và đặt tên cho từng nhóm ( 2 nhóm 1 chủ đề)
- Giao nhiệm vụ: các nhóm vẽ tranh tự do theo 4 chủ đề thời gian 10 - 15 phút
- Các nhóm cử đại diện giới thiệu tranh của nhóm mình; Bức tranh vẽ nội dung gì? Ngững chân dung đó là ai? Họ làm nghề gì? Họ đóng góp gì cho cộng đồng?...
- GV nhận xét
*HĐ2: Thảo luận nhóm:
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Các nhóm thảo luận 5 phút theo từng chủ đề: Bệnh viện, công viên, đài truyền hình, đài phát thanh, đồn công an, hiệu sách
- Các nhóm báo cáo 
- Nhận xét , bổ sung
* GV kết luận: Cộng đồng gồm nhiều thành viên khác nhau, đó là tất cả mọi người sống và làm việc quanh em: thầy cô giáo, nhà báo, bác sĩ, công nhân, bộ đội , công an... Mỗi người đều có công việc của mình để đem lại lợi ích cho cộng đồng. Mọi người trong cộng đồng đều có quyền được hưởng các lợi ích đó.
* HĐ3: Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ:
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Làm động tác như lái xe ô tô, đèn xanh: đi nhanh, đèn vàng: đi chậm dần, đèn đỏ: dừng lại ( chơi 5 phút)
* GV chốt lại: Các em được hưởng quyền trong cộng đồng, do vậy các em có bổn phận thực hiện các quy định của cộng đồng như việc thực hiện các quy định về an toàn giao thông, giữ trật tự nơi công cộng.
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Nhắc nhở hs thực hiện tốt bổn phận của em đối với cộng đồng.
+ Các nhóm vẽ tranh theo chủ đề:
* Nhóm gia đình: Các em vẽ những người trong gia đình và bản thân em 
* Nhóm xóm em: các em vẽ những người mà em quen biết mà em yêu thích ở xung quanh em
* Nhóm trường học: Các em vẽ các thành viên trong nhà trường
* Nhóm cơ quan: Các em có thể vẽ tự do ai đó mà em thích: có thể là bộ đội , công an, cô bán hàng...
- Các nhóm giới thiệu tranh của nhóm mình
+ HS thảo luận nhòm theo nội dung sau:
* Bệnh viện:
- Bệnh viện để làm gì?
- Khi nào mọi người cần đến bệnh viện?
- Em đã tiêm chủng chưa, khi nào?
- Nhà nước quan tâm đến sức khoẻ của trẻ em như thế nào?
- Em được đi khám bệnh là thể hiện quyền nào của trẻ em?
* Công viên để làm gì?
- Em đã đi chơi công viên nào ?
- ở đó có những gì?
- Đến công viên chơi là em được thức hiện quyền gì?
* Đài truyền hình:
- Em đã xem chương trình nào ?
- Em biết những điều gì qua xem truyền hình?
- Em đã thực hiện quyền gì của trẻ em khi xem truyền hình?
* Hiệu sách:
 - Hiệu sách để làm gì?
- Em thích đọc loại sách nào?
- Sách báo dành cho trẻ em giúp các em hưởng quyền gì cả trẻ em?
* Đồn công an: 
- Các chú công an làm nhiệm vụ gì?
- Công việc của chú công an có cần thiết cho em , gia đình và trường em không?
- Việc làm của chú công an thể hiện quyền gì của trẻ em?
+ HS lắng nghe GV hướng dẫn trò chơi
- Tiến hành chơi trò chơi
- Nhận xét 
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Thủ công
Tiết 15: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều
A. Mục tiêu
- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều
- Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ lói đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều; Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông
- HS khéo tay: - Gấp , cắt dán được 2 loại biển báo giao thông. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Hai hình mẫu biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giáo thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều có hình vẽ minh hoạ cho từng bước
- HS : Giấy thủ công hoặc giấy màu
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. GV HD HS quan sát và nhận xét
- So sánh kích thước, hình dáng, màu sắc hai biển báo
- GV nhắc nhở HS khi đi đường cần tuân theo luật lệ giao thông như không đi xe vào đoạn đường có biển báo cấm xe đi ngược chiều
2. GV HD mẫu
+ Bước 1 : Gấp, cắt biển báo đi thuận chiều
- Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ HV có cạnh là 6 ô
- Cắt HCN màu trắng có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô
- Cắt HCN màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ôlàm chân biển báo
+ Bước 2 : Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều
- Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng
- Dán chân hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô
- Dán chân HCN màu trắng vào giữa hình tròn
* Thực hành:
- GV yêu cầu dán cân đối giữa các hình
- GV nhắc HS : Chú ý bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng
-Tổ chức trưng bày sản phẩm.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Giờ sau mang giấy để gấp, cắt, dán tiếp.
- Hát
- Giấy thủ công hoặc giấy màu
+ HS quan sát 2 hình mẫu
- Mặt biển báo đều là hình tròn có kích thước giống nhau nhưng màu khác nhau, một là màu xanh và một là màu đỏ. ở giữa hình tròn đều có HCN màu trắng, chân biển báo hình chữ nhật
+ HS quan sát
+ HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều theo nhóm đôi
Toán củng cố
Tiết 27: Luyện tập: tìm số trừ; giải toán
A. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố:
- Kĩ năng tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu.
- HSKG: Làm thêm bài 5
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con; bảng nhóm 
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS
- Nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài , ghi tên bài
-Nêu yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1: Đặt tính rồi tính
65- 48 38-19
46- 27 57- 49
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính
- Củng cố trừ có nhớ trong phạm vi 100
 *Bài 2: (nhóm ) Tìm x
- Chia nhóm 4 giao việc cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày bài
- Nhận xét
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
*Bài 3: ( PhiếuBT ) Nhóm đôi
Năm nay ông 65 tuổi, bố 38 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa bố bằng tuổi ông bây giờ?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Chấm nhận xét
*Bài 4( Vở ) Dành cho HSKG
Một con kiến bò qua một sợi dây dài 95 dm, nó đã bò được 8 dm. Hỏi con kiến đó còn phải bò bao nhiêu đề – xi – mét nữa?
 - Phân tích tóm tắt đề
- Chấm bài , nhận xét
IV. Củng cố:
- Muốn tìm số bịtrừ ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
-Về nhà ôn lại bài.
- làm vở bài tập.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS làm bài vào bảng con
- 2 HS làm bảng nhóm
- Nêu yêu cầu
- HS làm bảng nhóm
- Trình bày bài
75-x=36 69-x=15
 x=75-36 x=69-15
 x=39 x=54
33-x=27 43-x=18
 x=33-27 x=43-18
 x=6 x=25
- HS nêu
- HS đọc đề
- Phân tích và tóm tắt 
- Lớp làm vào phiếu BT theo nhóm đôi
- 1 nhóm lên chữa bài
 Bài giải
Sau 27 năm nữa bố bằng tuổi ông bây giờ vì:
 65 – 38 = 27 ( năm )
 Đáp số: 27 năm
- HS đọc đề bài
- Tóm tắt và giải vào vở
 Bài giải
Con kiến cò phải bò đoạn đường là:
 95 – 8 = 87 ( dm)
 Đáp số: 95 dm
- Vài HS nêu lại
 Hoàn thiện kiến thức
Tiết 15: Toán: Luyện tập chung
A.Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh về trừ có nhớ; tìm số trừ, số bị trừ; giải toán có lời văn.
- Vận dụng làm các bài tập .
- HSKG: Làm thêm bài 5.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con; bảng nhóm 
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS
- Nhận xét
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài , ghi tên bài
- Nêu yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1: Tính nhẩm
100 – 20- 30 = 100- 60-10 =
100- 50- 20 = 100- 70+ 20 =
100 – 30 + 10 = 100- 40 + 40 = 
-Yêu cầu HS nêu cách tính
- Củng cố cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 ( Số tròn chục)
 *Bài 2: (nhóm ) Tìm x
- Chia nhóm 4 giao việc cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày bài
- Nhận xét
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị từ ta làm thế nào?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
*Bài 3: ( PhiếuBT ) Nhóm đôi
Lớp 2A thu gom được 34 kg giấy vụn. Lớp 2B thu được ít hơn lớp 2A 6 kg giấy vụn. Hỏi lớp 2B thu gom được bao nhiêu kg giấy vụn?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Chấm nhận xét
*Bài 4( Vở ) 
Hai thùng dầu có tất cả 93 lít. Thùng thứ nhất có 47 lít. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
 - Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Chấm bài , nhận xét
* Bài 5: Dành cho HSKG
Điền số thích hợp vào ô trống
+ 27 < 27 + 1
 b. 46 < + 45 < 48
 c. 25 < + 17 < 27
- Hướng dẫn HS làm bài
- GV chấm, chữa bài.
IV. Củng cố:
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
-Về nhà ôn lại bài.
- làm vở bài tập.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- HS làm bài vào nháp
- 2 HS làm bảng nhóm
- Nêu yêu cầu
- HS làm bảng nhóm
- Trình bày bài
45 -x=17 69 + x=85
 x=45-17 x= 85- 69
 x=28 x=16
53-x=24 x – 32 =18
 x=53-24 x=18+ 32
 x= 29 x=50
- HS nêu
- HS đọc đề
- Phân tích và tóm tắt 
- Lớp làm vào phiếu BT theo nhóm đôi
- 1 nhóm lên chữa bài
 Bài giải
Lớp 2B thu được số ki- lô- gam giấy vụn là: 
34 – 6- 28( kg) Đáp số: 28 kg
- HS đọc đề bài
- Phân tích tóm tắt đề
- Tóm tắt và giải vào vở
 Bài giải
Thừng thứ hai có số lít dầu là:
 93 – 47= 46 ( l)
 Đáp số: 46 lít
- HS nêu yêu cầu
- 3 HS chữa bài bảng lớp
- Vài HS nêu lại

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_15_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc