Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 16 (Buổi sáng)

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 16 (Buổi sáng)

 Toán

Tiết 77: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( T 78 )

A- Mục tiêu:

- HS biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng , chiều , tối. Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ : 17 giờ, 23 giờ. Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.

- HSKG : Làm thêm bài 3

- Rèn kĩ năng xem đồng hồ

- Giáo dục HS chăm học để liên hệ thực tế.

B- Đồ dùng dạy - học:

- Mô hình đồng hồ

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 16 (Buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
 Toán
Tiết 77: thực hành xem đồng hồ ( T 78 )
A- Mục tiêu:
- HS biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng , chiều , tối. Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ : 17 giờ, 23 giờ. Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian. 
- HSKG : Làm thêm bài 3
- Rèn kĩ năng xem đồng hồ
- Giáo dục HS chăm học để liên hệ thực tế.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Mô hình đồng hồ
C- Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số :. 
II. Kiểm tra:
- Một ngày có bao nhiêu giờ? Đọc các giờ trong ngày?
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn thực hành:
*Bài 1:
- Treo tranh1: An đi học lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ đúng 7 giờ?
* Tương tự với các tranh khác
- Nhận xét
*Bài 2: 
- Bài yêu cầu gì?
- Muốn chọn được câu đúng em phải làm gì?
- Giờ vào học là mấy giờ?
- Bạn đi học lúc mấy giờ?
- Để đi học đúng giờ bạn phải đi học lúc mấy giờ?
*Bài 3:
- Gọi từng HS lên thực hành
- Nhận xét, chữa bài
IV. Củng cố: 
Ai nhanh hơn?
19 giờ = ............giờ tối
22 giờ = ...........giờ đêm
V. Dặn dò:
- Về nhà thực hành xem đồng hồ.
- Hát
- HS nêu
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- 7 giờ
- Đồng hồ B
- An thức dậy( Đồng hồ A)
- An xem phim( Đồng hồ D)
- An đá bóng( Đồng hồ C)
- Chọn câu đúng, câu sai.
- Xem đồng hồ và đọc lời trong tranh
- Hình 1: Câu b đúng, câu a sai
- Hình 2: Câu d đúng, câu c sai.
- Hình 3: Câu a đúng, câu g sai
- HSKG thực hành quay kim trên đồng hồ và đọc số giờ đúng.
- HS chia 2 đội chơi thi
19 giờ = 7 giờ tối
22 giờ = 10 giờ đêm
 ___________________________________
 Mĩ thuật
( Đ/c Xuân soạn và dạy)
 Kể chuyện
 Tiết 16: Con chó nhà hàng xóm
A. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
- HSKG: biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT 2 )
- Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS
- Giáo dục HS biết yêu quý loài vật
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV : 5 tranh minh hoạ truyện
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại chuyện : Hai anh em
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD kể chuyện
* Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Đọc yêu cầu 1
- GV HD HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh
+ Tranh 1 : Bé cùng cún bông chạy nhảy tung tăng 
+ Tranh 2 : Bé vấp ngã, bị thương. Cún bộng chạy đi tìm người giúp
+ Tranh 3 : bạn bè đến thăm bé
+ Tranh 4 : Cún bộng làm bé vui những ngày bé bị bó bột
+ Tranh 5 : Bé khỏi đau lại đùa vui với cún bông
- GV nhận xét tính điểm thi đua
* Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
IV. Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
- Nhắc các em đối xử thân ái với vật nuôi trong nhà
- Hát
- 2 HS kể
- HS nêu ý nghĩa
+ Kể lại từng đoạn câu chuyện đã học theo tranh
- HS kể chuyện trong nhóm
- HS quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK
- 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện trước nhóm. Hết một lượt quay lại từ đoạn 1, thay người kể
- Kể chuyện trước lớp
- Đại diện các nhóm thi kể lại từng đoạn chuyện theo tranh
- Nhận xét
+ HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện
- 2, 3 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS nêu
 Chính tả ( tập chép )
Tiết 31:Con chó nhà hàng xóm
A. Mục tiêu:
+ Chép lại chính xác, trình bày đúng bài văn xuôi : Con chó nhà hàng xóm.
+ Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ui / uy, ch / tr, dấu hỏi / dấu ngã
- HSKG: Trình bày bài sạch, đẹp. Chữ viết đẹp, nối chữ đúng quy định.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV : Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép, bút dạ và 4 tờ giấy khổ to để HS làm BT 2, 3.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : sắp xếp, ngôi sao, sương sớm, xếp hàng, xôn xao ...
- GV nhận xét, đánh giá.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ 
- Đọc đoạn văn đã chép lên bảng
- Đoạn văn kể lại câu chuyện nào?
-Vì sao" Bé "trong đoạn phải viết hoa ?
- Trong hai từ " bé " ở câu " Bé là một cô bé yêu loài vật".Từ nào là tên riêng ?
- Tìm tiếng khó viết?
* HS chép bài vào vở
- GV theo dõi uốn nắn
-GV đọc soát bài
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD làm bài tập
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu của bài
-Ví dụ: Túi, chui lủi, múi bưởi
 Luỹ tre, nhuỵ hoa, suy nghĩ
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3 
- Đọc yêu cầu của bài phần a
- GV nhận xét bài làm của HS.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học 
V. Dặn dò:
- Về nhà sửa lại những lỗi viết sai chính tả.
- Hát
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi
- 2, 3 HS đọc lại 
- Câu chuyện con chó nhà hàng xóm
- Từ Bé phải viết hoa vì là tên riêng
- Từ Bé thứ nhất là tên riêng
+ HS tìm và luyện viết bảng con : quấn quýt, bị thương, mau lành ...
- HS chép bài vào vở chính tả
+ Hãy tìm 3 tiếng có vần ui. M : núi
 3 tiếng có vần uy. M : tàu thuỷ
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện lên bảng làm, đọc kết quả
- Nhận xét 
+ Tìm những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch. M : chăn, chiếu
- HS làm bài vào VBT
- Đổi vở cho bạn, nhận xét
- Nhận xét bài làm của bạn
 Tự nhiên và xã hội
Tiết 16: Các thành viên trong nhà trường
A. Mục tiêu:
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường 
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
+ Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức vị trí của mình trong nhà trường
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm tham gia các công việc trong trường phù hợp với lứa tuổi.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt đọng học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV : Tranh vẽ SGK trang 34, 35. Các tấm bìa ghi tên các thành viên trong nhà trường ( Hiệu trưởng, cô giáo, thư viện, .... )
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Em học trường nào ?
- Mô tả đơn giản cảnh quan trường em ?
- GV nhận xét
III. Bài mới:
1.Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường
* Cách tiến hành :
Bước 1 :Làm việc theo nhóm 
Bước 2 : làm việc cả lớp
- Hát
- HS trả lời và mô tả trường mình học
- Nhận xét
- 5, 6 em làm thành một nhóm
- Quan sát các hình
- HS gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp
- Nói về công việc từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học 
+ Đại diện một số nhóm lên trình bày
GVKL : Trong trường tiểu học gồm có các thành viên : thầy ( cô ) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các thầy, cô giáo, các cán bộ nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là những người lãnh đạo, quản lí nhà trường, thầy cô giáo dạy học sinh, bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp, bác lao công quét dọn trường và chăm sóc cây cối, ...
2. Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình
* Mục tiêu : Biết giới thiệu các thành viên trong trường mình và biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường
* Cách tiến hành
Bước 1 : HS làm việc theo nhóm
Bước 2
- GV bổ xung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết
+ Tự hỏi nhau và trả lời
- Trong trường bạn biết những thành viên nào ? Họ làm những việc gì ?
- Nói về tình cảm và thái độ của bạn đối với các thành viên đó
- Để thể hiện tấm lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường bạn sẽ làm gì ?
+ 2, 3 HS lên trình bày trước lớp
GVKL : 
HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường
3. Trò chơi : " Đó là ai ? "
* Mục tiêu : Củng cố bài
* Cách tiến hành
- GV HD HS cách chơi: Gọi 1 HS đứng quay lưng về phía mọi người GV gắn tấm bìa ghi tên 1 thành viên trong trường, HS khác sẽ nói các thông tin về thành viên có tên trên tấm bìa nếu HS đó không đoán ra thì bị phạt phải hát 1 bài, HS khác nói sai thông tin cũng bị phạt.
- Nhận xét, tuyên dương những HS chơi tốt
IV. Củng cố:
- GV khái quát chung
- GV nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, thực hành tốt theo bài.
- HS chơi trò chơi
 Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
 Toán
Tiết 78: ngày , tháng ( T 79)
A- Mục tiêu:
- HS biết đọc tên các ngày trong tháng .
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian : Ngày, tháng ( Biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày ); ngày, tuần lễ.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Một quyển lịch hoặc tờ lịch tháng 11, 12
C- Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Quay kim và chỉ giờ trên đồng hồ: 
12 giờ; 23 giờ; 14 giờ; 18 giờ
- GV nhận xét, đánh giá
III. Bài mới:
1. Giới thiệu các ngày trong tháng.
- Treo tờ lịch tháng 11
- Lịch tháng nào? Cho ta biết gì?
- Đọc tên các cột?
- Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào?
- Ngày 1 tháng 11 vào thứ mấy?
- Lên bảng chỉ lần lượt các ngày khác?
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày?
* GV KL: *Cột ngoài cùng: Ghi số chỉ tháng ( Trong năm ). Dòng thứ nhất ghi tên các ngày trong 1 tuần lễ. Các ngày còn lại ghi số chỉ các ngày trong tháng. Mỗi tờ lịch như 1 cái bảng có các cột, dòng vì cùng cột với ngày 20 tháng 11 là thứ năm nên đọc: Thứ năm ngày 20 tháng 11.
Tháng 11 bắt đầu từ ngày 1 và kết thúc vào ngày 30 .Tháng 11 có 30 ngày.
2. Thực hành
*Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
* Lưu ý: 
Đọc( Viết) ngày trước, thángsau.
- GV nhận xét, cho điểm
*Bài 2: Nhóm đôi
- Treo tờ lịch tháng 12
- Đây là lịch tháng mấy?
- Nhiệm vụ là gì?
- Sau ngày 1 là ngày mấy?
- Tháng 12 có bao nhiêu ngày?
* GV KL: các tháng trong năm có số ngày không đều nhau. Có tháng 30 hoặc 31 hoặc 28, 29 ngày.
IV. Củng cố:
* Trò chơi: Tô màu theo chỉ định
- GV đọc ngày bất kì trong tháng 12
- Chấm bài, nhận xét
V. Dặn dò: 
-Thực hành xem lịch ở nhà
- Hát
- HS thực hành chỉ trên đồng hồ
- Nhận xét
- Tháng 11, cho ta biết các ngày trong tháng. Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư....
- Ngày 1
- Thứ bảy
- HS thực hành chỉ trên lịch
- Có 30 ngày
- Nêu yêu cầu
- Đọc và viết các ngày trong tháng
- HS 1: Đọc ngày, tháng
- HS 2: Viết ngày , tháng
- HS quan sát
- Thá ... 
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
GV: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược hoàn toàn với từ đã cho.
 trắng- đen 
 cao - thấp 
 khoẻ - yếu
M: 
 Tốt - xấu 
 Ngoan - hư 
 Nhanh - chậm 
GV nhận xét bài làm của HS
- Yêu cầu 1 HS đọc lại các cặp từ vừa tìm được.
- Các từ các em vừa tìm đã được học bạn nào còn nhớ đó là từ gì không?
*GVKL: Các từ chỉ đặc điểm của người, vật, sự vật là từ chỉ tính chất.
* Bài tập 2 ( M )
- GV đưa 2 tranh vẽ( Con mèo, con chó)
- 2 Bức tranh vẽ gì? 
- Con mèo thế nào? Con chó thế nào?
- Em nào đặt cho cô 1 câu phù hợp với hình ảnh trong tranh theo mẫu câu các em mới học.
GV: Đây cũng chính là nội dung bài tập số 2 
- Đọc yêu cầu bài tập
- HD HS làm mẫu
- Chú mèo ấy thế nào?(rất ngoan)
- Con gì rất ngoan? ( chú mèo ấy)
- Trái nghĩa với ngoan là gì? ( hư)
- GV đưa tiếp tranh vẽ 2 cái ghế
- Tranh vẽ gì? Em thấy 2 cái ghế thế nào?
- Đây chính là 1 trong những cặp từ trái nghĩa mà các em vừa tìm được ở bài 1.
GV: trong các câu phải đặt , các từ vừa nêu giữ vai trò chính trong bộ phận thứ hai của câu. Các em chỉ cần tìm thêm các tữ ngữ chỉ người, sự vật thích hợp để ghép lại thành câu hoàn chỉnh.
Cái bút này rất tốt.
Bạn Nga ngoan lắm !
Hựng chạy rất nhanh.
Chiếc áo rất trắng.
Cây cau này cao ghê !
Tay bố em rất khoẻ.
Chữ của em còn xấu.
Con Cún rất hư !
Sên bò chậm ơi là chậm !
Tóc bạn Hựng rất đen.
Cái bàn ấy qúa thấp.
Răng ông em yếu hơn trước
- GV nhận xét bài làm của HS
Củng cố mẫu câu: Ai thế nào?
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- Lời giải : 1. Gà trống, 2. Vịt, 3. Ngan, 4. Ngỗng, 5. chim bồ câu, 6. Dê, 7. Cừu, 8. thỏ, 9. bò, 10. trâu.
- yêu cầu 2 đội mỗi đội 3 em lên bảng ghép.
- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi, thời gian chơi.
- Các con vật này được nuôi ở đâu?
- Đối với các con vật nuôi em cần có thái độ như thế nào?
- Khi nuôi các con vật này trong nhà em cần chú ý điều gì?
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS làm tốt
V. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào VBT.Quan sát kĩ các con vật nuôi chuẩn bị cho bài luyện từ và câu tuần sau.
- Hát
- 1 HS nêu
- 1 HS nêu
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khoẻ
- HS trao đổi theo cặp, viết những từ tìm được vào giấy nháp
- HS nêu miệng kết quả
tốt>< hư ; 
nhanh>< đen ; 
cao >< yếu
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS đọc
- Từ chỉ đặc điểm 
- con mèo, con chó
- Chú mèo ấy rất ngoan.
+ Chọn một cặp từ trái nghĩa ở BT1, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó
- Quan sát
- 1 cái cao, 1 cái thấp.
- HS làm bài vào phiếu
- 2,3 nhóm làm bảng nhóm
- Dán bài lên bảng
Cái bút này rất tốt.
Chữ của em còn xấu.
Hùng bước nhanh thoăn thoắt.
Sên bò chậm ơi là chậm
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Viết tên các con vật trong tranh
- HS quan sát tranh minh hoạ
- Viết tên từng con vật theo số thứ tự vào VBT
- HS báo cáo kết quả bằng cách chơi trò chơi ( Ghép nhanh, ghép đúng tên các con vật)
- Nuôi trong nhà
- Yêu thương, chăm sóc chúng
- Chú ý giữ gìn môi trường sạch sẽ.
 Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 __________________________________________
 Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
 Toán
 Tiết 80: luyện tập chung ( T 81 )
A- Mục tiêu:
- Biết các đơn vị đo thời gian : Ngày, giờ; ngày , tháng. Biết xem lịch.
- HSKG: Làm bài 3 
- Rèn kĩ năng xem đồng hồ và xem lịch
- Giáo dục HS tự giác học tập
B- Đồ dùng dạy - học:
- Mô hình đồng hồ. Tờ lịch tháng 5
C- Các hoạt động dạy - học:
I. Tổ chức: 
 - Kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra:
- Một tháng có mấy tuần?
- Một tuần có mấy ngày?
III. Bài mới:
*Bài 1( 81 ) Miệng
- Em tưới cây lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều? Tại sao?
- Em đang học ở trường lúc mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng?
- Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ?
- 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 18 giờ?
- Em đi ngủ lúc mấy giờ?
- 21 giờ còn gọi là mấy giờ ?
- Đông hồ nào chỉ 9 giờ tối?
*Bài 2:làm vào phiếu bài tập 
- Treo tờ lịch tháng 5
- Chấm bài của mỗi nhóm
+ Tháng 5 có bao nhiêu ngày?
+Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy?
+Các ngày thứ 7 của tháng 5 là ngày nào?
+Thứ 4 tuần này là ngày 12-5. Thứ 4 tuần trước là ngày nào? Thứ 4 tuần sau là ngày nào?
*Bài 3: Thực hành quay kim đồng hồ
- Chia lớp thành 2 đội
- Phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ
- GV đọc từng giờ
- GV tuyên dương đội thắng cuộc
IV. Củng cố:
- Một ngày có bao nhiêu giờ? Kể tên?
- Một tháng có mấy tuần? Một tuần có mấy ngày?
V. Dặn dò:
- Thực hành xem đồng hồ và xem lịch ở nhà.
- Hát
- 4 tuần
- 7 ngày
- Đọc yêu cầu
- 5 giờ chiều
- Đồng hồ D. Vì 5 giờ chiều là 17 giờ
- 8 giờ sáng
- Đồng hồ A
- Lúc 6 giờ chiều
- 18 giờ
- Đồng hồ C
- 21 giờ
- 9 giờ tối
- Đồng hồ B
- Đọc yêu cầu
- Chia nhóm HS
- Thi điền vào phiếu HT
-31 ngày
-Thứ 7
Ngày 1,8,15,22,29
-Tuần trước: 5-5, 
-Tuần sau: 19-5
- Nêu yêu cầu
- HSKG làm
- Hai đội cùng quay kim đồng hồ đến giờ GV đọc
- Đội nào xong trước thì đội đó thắng
- HS trả lời
 Thể dục
Tiết 32: Trò chơi " nhanh lên bạn ơi" và " vòng tròn"
A. Mục tiêu:
- Ôn trò chơi " nhanh lên bạn ơi" và trò chơi " vòng tròn" Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
B. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện : Còi, chuẩn bị sân để cho HS chơi trò chơi " vòng tròn"và trò chơi " nhanh lên bạn ơi"
C. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
* Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
- Cho HS tập một số động tác khởi động.
- Ôn các ĐT của bài TD:
* Ôn trò chơi " nhanh lên bạn ơi":
- Hướng dẫn HS chơi:
- Em nào nêu lại cách chơi trò chơi " nhanh lên bạn ơi"?
- Khi chơi trò chơi này ta cần chú ý điều gì?
- GV chia lớp đứng theo 3 tổ hình tam giác
* Trò chơi " vòng tròn" 
- Hướng dẫn HS thực hiện:
* Cùng HS củng cố bài :
- Hôm nay chúng ta đã ôn lại những trò chơi nào?
- Nhận xét giờ học:
+ Giao bài tập về nhà cho HS.
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc vừa đi vừa hát.
+ Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình hàng ngang để ôn một số ĐT của bài TD 
( 1lượt)
* Từ đội hình hàng ngang chuyển về đội hình vòng trò để chơi trò chơi này:
+1 HS nêu lại cách chơi, nhận xét, vài em nhắc lại cách chơi.
+ 1em nêu: Đọc thuộc các câu thơ gieo vần của trò chơi- vài em nhắc lại các câu thơ đó.
+ Cho HS chơi thử để HS nhớ lại:
+ HS chơi thật ( vài lần) - mỗi lần đều tìm ra đội thắng cuộc.
* Từ đội hình tam giác chuyển đội hình về đội hình vòng tròn 
+Từ đội hình đó cho HS chơi trò chơi " vòng tròn":
+ Cho HS chơi theo 2 nhóm 
( vài lượt)
+ HS chơi thi đua giữa các tổ.
*Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Đứng tại cỗ vỗ tay và hát
- HS nêu - vài em nhắc lại.
+ Nghe GV nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà: Ôn lại các ĐT của bài TD 8 ĐT và trò chơi " vòng tròn"; trò chơi " nhanh lên bạn ơi !".
 Tập làm văn
Tiết 16: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu
A. Mục tiêu:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen ( BT1)
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà ( BT2). Biết lập thời gian biểu ( Nói hoặc viết ) một buổi tối trong ngày ( BT3 )
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật ( Khai thác trục tiếp nội dung bài)
- GDKNS: - Kiểm soát cảm xúc
 - Quản lí thời gian
 - Lắng nghe tích cực
- HSKG: Kể mẫu bài 2
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV : Bảng lớp; Bảng phụ viết BT 3, 4
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại BT3 tuần 15 ( đọc bài viết về anh, chị, em ruột )
- GV nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập ( đọc cả mẫu )
+ Lời giải : 
- Chú Cường khoẻ quá!
- Lớp mình hôm nay mới đẹp làm sao!
- Bạn Nam học thật giỏi!
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV và HS nhận xét, kết luận người kể hay nhất
- Yêu quý các con vật em phải làm gì?
*Bài mẫu: 
 Nhà em nuôi 1 con mèo. Nó rất ngoan. Bộ lông của nó màu đen có khoang trắng. Mắt nó tròn và xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường nằm cạnh em.
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc HS nên chú ý lập thời gian biểu đúng như trong thực tế
- GV chấm điểm
- Nhận xét bài làm của HS
IV. Củng cố:
- GV khái quát chung
- GV nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà tập lập thời gian biểu
- Hát
- 2, 3 HS làm
- Nhận xét
+ Từ mỗi câu dưới đây, đặt một câu mới để tỏ ý khen
- HS làm bài vào VBT
- Nhiều HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét
+ Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK
- 4, 5 HS nói tên con vật em chọn kể
- 1, 2 HS khá giỏi kể mẫu
- Cả lớp và GV nhận xét
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể
- HS nêu ý kiến liên hệ
+ Lập thời gian biểu buổi tối của em
- Cả lớp đọc thầm lại TGB của bạn Phương Thảo
- 1, 2 HS làm mẫu
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS lên bảng làm
- 4, 5 HS đọc TGB vừa lập
 Hoạt động tập thể
 Sơ kết tuần 16
A. Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tuần
	- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
B. Nội dung sinh hoạt:
1- Lớp trưởng đánh giá tình hình học tập tuần 16:
2. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
 + Hầu hết các em ngoan, ý thức học tập tương đối tốt thể hiện:
 - Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
 -Thực hiện truy bài có hiệu quả.
 - Học bài, làm bài tương đối đầy đủ.Tỉ lệ chuyên cần cao
	 - Đi học đều đúng giờ. Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
	 - Giữ gìn vệ sinh chung
* Tồn tại: 
	- Còn lười học ở nhà: Bắc, Duy, Ngọc
	- Quên vở : Hưng, Mạnh, Thu
* Nguyên nhân:
 - Do không soạn sách vở sau khi học xong bài
 - Chưa có ý thức học , không tự giác học ở nhà
2 Đề ra phương hướng tuần sau:
 - Khắc phục tồn tại trong tuần, Phát huy những ưu điểm đã có.
 -Tổ chức ôn tập, kèm HS yếu.
 -Tổ chức lớp tham gia tốt các hoạt động của nhà trường
3- ý kiến của GV:
 - Nhắc nhở HS tự giác học bài ở nhà đầy đủ, soạn sách vở trước khi đi học.
 -Tuyên dương HS có ý thức học
4- Vui văn nghệ:
 - Lớp tổ chức vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_16_buoi_sang.doc