Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Tiết 20: TRẢ LẠI CỦA RƠI (T2)

A. Mục tiêu:

- Biết: khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.

- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.

- Có thái độ quý trọng những người thật thà không tham của rơi.

- HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè trả lại của rơi.

+ Tích hợp học tập làm theo tấm gương ĐĐHCM: ( Liên hệ) Thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.

+ KN xác định giá trị bản thân( giá trị của sự thật thà).

+ KN giải quyết vấn đề trong tình huống ngặt được của rơi.

B. Đồ dùng dạy- học:

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2012
Đạo đức
Tiết 20: Trả lại của rơi (T2)
A. Mục tiêu:
- Biết: khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Có thái độ quý trọng những người thật thà không tham của rơi.
- HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè trả lại của rơi.
+ Tích hợp học tập làm theo tấm gương ĐĐHCM: ( Liên hệ) Thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
+ KN xác định giá trị bản thân( giá trị của sự thật thà).
+ KN giải quyết vấn đề trong tình huống ngặt được của rơi.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh tình huống hoạt động 1
- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bãi cũ:
- Kết hợp trong giờ
- Hát
III. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Đóng vai
*Mục tiêu: Học sinh thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, giao việc mỗi nhóm đóng một tình huống.
- Các nhóm đóng vai đưa ra tình huống.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận lớp 
- Các em có đồng tình với các bạn vừa lên đóng vai không ?
- HS trả lời.
- Tại sao các bạn làm như vậy ?
- Vì khi nhặt được của rơi tìm cách trả lại cho người mất là đem lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
*Kết luận: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người đánh mất.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu
*Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố bài học 
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm giới thiệu tư liệu.
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố:
- Em cần làm gì khi nhặt được của rơi ?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
-Về nhà thực hiện tốt hành vi đã học
- Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè anh chị cùng thực hiện.
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 39: Luyện tập: Từ ngữ về các mùa. 
 Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
A. Mục tiêu:
- Củng cố các từ ngữ về các mùa trong năm.
- Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ : Khi nào?
B. Đồ dùng dạy- học:
- 4 bảng nhóm , bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: ( Miệng )
- Nêu tên các tháng trong năm?
- Nói tên tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa trong năm?
- Yêu cầu HS yếu nêu lại
*Lưu ý: Cách chia mùa như trên là cách chia theo lịch. Thực tế thời tiết mỗi vùng mỗi khác ( Miền Nam có 2 mùa : Mùa mưa và mùa khô )
*Bài 2: ( Nhóm đôi - làm nháp )
- Thi nói về đặc điểm của các mùa : Xuân , hạ, thu , đông
+ GV kết luận: 
- Mùa đông: ấp ủ mầm sống để cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Mùa xuân: Cây cối tươi tốt
- Mùa hạ : Trái chín hoa nở, HS được nghỉ hè
- Mùa thu: Thu làm cho trời xanh cao, HS nhớ ngày tựu trường.
*Bài 3: ( Vở )
- Yêu cầu mỗi HS viết 1 câu hỏi, 1câu đáp:
*Ví dụ: 
- Khi nào HS tựu trường?
- Mẹ thường khen em khi nào ?
- ở lớp em vui nhất khi nào?
- Khi nào em về thăm bà?
- Chấm bài , nhận xét
IV. Củng cố:
- GV khái quát chung
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS tập đặt và trả lời câu hỏi khi nào ghi nhớ các tên tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.
- Hát
- HS yếu nêu : Tháng 1,2,., 12
- HS trả lời
- HS yếu nhắc lại
- HS nghe
- HS thảo luận theo nhóm đôi và làm nháp
- 1 số nhóm trình bày
- HS làm vở
- Nối tiếp nhau nhắc lại
- Cuối tháng 8 HS tựu trường.
- Mẹ thường khen em khi em học giỏi.
- ở lớp em vui nhất khi được điểm 10
- Nghỉ hè em về thăm bà.
____________________________________________
 Tự học
Tiết 20: ôn tập: Đáp lời chào; lời tự giới thiệu
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đáp lại lời chào ,lời tự giới thiệu: Thể hiện sự tôn trọng , thái độ niềm nở giữa người chào và người đáp.
- HSKG: Biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu một cách tự nhiên, phù hợp với các tình huống cụ thể.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV chuẩn bị 1 số tình huống
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu, ghi tên bài:
2. Hướng dẫn nội dung:
*Bài 1: ( Miệng )
- GV nêu tình huống:
 Một cụ già đang loay hoay muốn sang đường, thấy em đi tới cụ bảo:
- Chào cháu ! ( Em đáp lại thế nào? )
- Bà ở nhà bên kia đường mà xe đi lại đông quá cháu à. ( Em đáp lại thế nào?)
-Nhận xét
*Bài 2: 
 Một người bạn của mẹ em từ xa đến chơi, cô nói : “cô là bạn học của mẹ cháu , mẹ cháu và cả gia đình có khoẻ không?”. Em sẽ trả lời cô bạn của mẹ em như thế nào nếu mẹ em đi làm chưa về?
- Nhận xét, bổ sung
*Bài 3: Viết
- Viết lời đáp của em vào vở:
- Chào bạn.
 -...
- Ngày mai bạn có đi học không?
-
 - Thế thì bạn cho mình mượn quyển sách tiếng việt nhé.
 - Được rồi, ngày mai mình sẽ đem cho bạn mượn.
- Khi chào, tự giới thiệu ta cần thể hiện thái độ lời nói như thế nào?
- Khi đáp lại lời chào, lời giới thiệu ta cần tỏ thái độ như thế nào?
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS khi đáp lời chào , lời tự giới thiệu thể hiện thái độ khi thực hiện
- Hát
- HS tự suy nghĩ, một số em trả lời:
Ví dụ:
- Cháu chào cụ ạ!
- Để cháu đưa bà sang đường nhé !
- HS tập nói đáp lời giới thiệu, lời chào:
- Cháu chào cô ạ. Mẹ cháu đi làm chưa về. Cô có nhắn gì mẹ cháu không?
- HS làm vào vở
- 3 HS chữa bài
*Ví dụ:
- Xin chào.
-Ngày mai tớ có đi học
-Thái độ nghiêm túc, tôn trọng người nghe 
-Thái độ hoà nhã vui vẻ
Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2012
 Tiết 36: luyện tập : bảng nhân 3
A. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân3
- Rèn trí nhớ và kĩ năng giải toán cho HS.
- Giáo dục HS chăm học toán.
- HSKG: Làm thêm bài 4.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
- Vở BTT
C.Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Luyện tập:
* HĐ 1: Ôn bảng nhân 3.
- Nhận xét, cho điểm.
* HĐ 2: Thực hành.
*Bài 1:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Làm thế nào để điền được số vào ô trống?
- Chữa bài, nhận xét.
*Bài 2:
- Có 9 bạn được thưởng vở. Mỗi bạn được thưởng 3 quyển vở. Hỏi 9 bạn được thưởng tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS chữa trên bảng.
- Chấm bài, nhận xét
*Bài 3:
- Nêu yêu cầu
- Gọi HS thi đếm( đếm xuôi, đếm ngược)
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 4: ( Dành cho HSKG)
Điền dấu thích hợp vào ô trống
a. 3 5 + 16 4 3 + 18
b. 2 6 -7 3 3 7 - 11
GV chữa chung chốt lời giải đúng.
IV. Củng cố:
- Thi đọc thuộc lòng bảng nhân3
- Nhận xét giừo học.
V. Dặn dò:
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS thi đọc bảng nhân3
- Đọc cá nhân- Đọc nhóm- Đồng thanh
- Điền số vào ô trống
- Ta tính tích.
 3 6 3 4 
- Số cần điền là: 18; 12... 
- Đọc đề bài
- Phân tích đề , tóm tắt
- Lớp làm vở
 Bài giải
 Số vở 9 bạn được thưởng là:
 3 9 = 27( quyển vở)
 Đáp số: 27 quyển vở.
- Đếm thêm 3 từ 3 đến 30.
- HS thi đếm
- HS đọc yêu cầu
- Tự làm bài cá nhân vào vở.
- 2 HS chữa bài bảng lớp.
- HS thi đọc
Tiếng việt củng cố
Tiết 40: Luyện viết chữ hoa P
A. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa P ( 2 dòng cỡ vừa và 2 dòng cỡ nhỏ );câu ứng dụng : Phất cờ gióng trống ( 4 lần ) chữ đuứng nét đều. Phong cảnh hữu tình ( 4 lần ) chữ nghiêng.
- HSKG: Viết đủ số dòng quy định, đúng mẫu chữ , sạch đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Mẫu chữ P đặt trong khung chữ ( như SGK )
 Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li 
C .Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở tập viết tập 2
- Hát
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa P:
* Hướng dẫn HS quan sát chữ P và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ P
- HS quan sát.
- Chữ này có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li
- Được cấu tạo bởi mấy nét ?
- Gồm 2 nét
- 1 nét giống nét của chữ B. Nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.
- GV vừa viết mẫu vừa nói cách viết:
- Nét 1: Điểm bắt đầu trên dòng kẻ 6 viết nét móc ngược trái . điểm dừng trên đường kẻ 2. Từ điểm dừng nét 1 lia bút lên đường kẻ 5 viết nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong điểm dừng ở giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5
- HS quan sát, nghe
* Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết P 2, 3 lần.
3 . Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
*Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng
- Phong cảnh hữu tình và Phất cờ gióng trống.
- Em hiểu cụm từ muốn nói gì ?
- Phong cảnh đẹp làm mọi người muốn đến thăm..
- Những chữ nào có độ cao 2, 5 li ?
- P, g, h
- Chữ nào có độ cao 2 li ?
- Chữ nào có độ cao 1,5 li ?
- p, d
- t
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ ?
- Dấu sắc và dấu ngã đặt trên chữ â
* Hướng dẫn HS viết chữ Phong , Phất vào bảng con
- GV sửa
- HS viết 2 lượt vào bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn HS viết.
- HS viết dòng chữ P
4. Hướng dẫn viết vở:
- HS viết vở
- Viết theo yêu cầu của giáo viên
- 2 dòng chữ P cỡ vừa
- GV theo dõi HS viết bài
- 2 dòng chữ P cỡ nhỏ
- Giúp HS yếu viết
- 4 dòng ứng dụng cỡ nhỏ chữ đứng nét đều.
- 4 dòng ứng dụng cỡ nhỏ chữ nghiêng nét thanh nét đậm
- 2 dòng 
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
IV. Củng cố:
- Nhận xét chung tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà luyện viết lại chữ P.
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 20: Kể chuyện phong tục ngày Tết quê em
A. Mục tiêu:
- HS hiểu thêm về ý nghĩa, ngày, tháng của tết cổ truyền Việt Nam.
- Biết một số phong tục ngày tết của quê hương mình.
- HS thêm yêu quý, tôn trọng phong tục, tập quán của người dân Việt Nam.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh một số loài hoa đặc trưng của ngày tết.
- Tranh ảnh, một số sản phẩm đặc trưng có trong ngày tết
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: - Hát bài: Sắp đến tết rồi
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi bài
- Nêu mục tiêu giờ học
2. Tìm hiểu về ngày, tháng , ý nghĩa của tết cổ truyền:
- GV giảng:
+ Ngày tết cổ truyền được tổ chức vào ngày 1,2,3 tháng giêng âm lịch
+ Trong ngày này mọi người được vui chơi, chúc tụng nhau.
+ Các em nhỏ thường được phát vốn ( lộc) bằng tiền, đồ lưu niệm rất thích.
+ Đây là các ngày được đi chơi, chúc nhau thêm tuổi mới, sức khoẻ mới.
+ Con cái cần có đồ lễ mang về biếu bố mẹ để gia đình cúng giỗ tổ tiên, ông bà.
3. Tìm hiểu về một số sản phẩm, loài hoa đặc trưng cho ngày tết
- Ngày tết, gia đình nào cũng có bánh trưng, bánh giày tương truyền từ sự tích bánh trưng , bánh giày.
- Ngày tết mỗi gia đình thường có cành đào, chậu hoa cảnh, ở miền Nam thì có cành mai vàng.
- Qua việc nắm được ý nghĩa, các sản phẩm của ngày tết các em lớn lên càng thêm yêu phong tục, tập quán người Việt qua tết cổ truyền.
IV. Củng cố:
- Lớp hát các bài hát nói về mùa xuân và ngày tết..
- GV nhận xét giờ
V.Dặn dò:
- Về cùng gia đình vui tết : An lành- Hạnh phúc.
 Thứ sáu ngày 19 tháng 1 năm 2012
Thủ công
 Tiết 20: Cắt, gấp ,trang trí thiếp chúc mừng ( t2 )
A. Mục tiêu:
- HS biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng.
- Cắt, gấp và trang trí được thiệp chúc mừng.Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
- Với HS khéo tay: Cắt, gấp và trang trí được thiệp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Một số mẫu thiếp chúc mừng. Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. Giấy trắng hoặc giấy thủ công. Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
- HS : Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. HS thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng
- GV giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm
2. HS trưng bày sản phẩm
- GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương
- Đánh giá sản phẩm của HS
- Hát
- Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
+ HS nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng
- Bước 1 : Cắt, gấp thiếp chúc mừng
- Bước 2 : Trang trí thiếp chúc mừng
- HS thực hành
+ HS trưng bày sản phẩm
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài, kĩ năng thực hành SP của HS.
V. Dặn dò:
- Giờ sau mang giấy vở học sinh, bút chì, bút màu, thức kẻ, hồ dán, kéo để học bài " Gấp, cắt, dán phong bì "
Toán củng cố
 Tiết 37: luyện tập : Bảng nhân 5
A. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 5 và giải toán có lời văn.
- Rèn trí nhớ và giải toán
- Giáo dục HS chăm học toán.
- HSKG: Làm thêm bài 5.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
* Bài 1: 
- Thi đọc bảng nhân 5
- GV nghe , sửa
* Bài 2:
- Đếm thêm 5 từ 5 đến 50?
- Đếm xuôi, đếm ngược?
- Mỗi số đứng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- GV nhận xét
* Bài 3: Tính
5 3 + 47 = 5 9 + 45 =
5 7 - 24 = 5 5 - 25 =
- Nêu cách thực hiện phép tính?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 4: 
 "Một ngày mẹ đi làm 5 giờ. Hỏi 8 ngày mẹ đi làm bao nhiêu giờ?"
- Đọc đề? Tóm tắt
- Chấm bài, nhận xét
*Bài 5: ( Dành cho HSKG)
- Hãy viết mỗi số 6, 12, 20 thành tích của hai thừa số liền nhau.
- GV chữa chung chốt lời giải đúng.
6 = 2 3
12 = 3 4
20 = 4 5
IV. Củng cố:
- Thi đọc bảng nhân 5
- Nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài.
- Hát
- HS thi đọc
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS đếm
- 5 đơn vị
- Nhận xét
- Ta thực hiện phép nhân trước, phép cộng, phép trừ thực hiện sau.
- Làm phiếu học tập
5 3 + 47 = 15 + 47
 = 62
5 7 - 24 = 35 - 24 
 = 11
5 9 + 45 = 45 + 45 
 = 90
5 5 - 25 = 25 - 25
 = 0
- HS đọc đề
- 1 HS giải trên bảng
- Lớp làm vở
 Bài giải
 Tám ngày mẹ đi làm số giờ là:
 5 8 = 40( giờ)
 Đáp số: 40 giờ.
- HS tự làm bài cá nhân
- 3 HS chữa bài bảng lớp.
- HS thi đọc thuộc bảng nhân 5
Hoàn thiện kiến thức
Tiết 20: Luyện viết : Vè chim
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe, đọc viết cho HS : Viết đúng luật chính tả, đúng mẫu , cỡ quy định.
- HSKG: Biết viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày bài sạch đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi đoạn viết.
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc viết bài ở nhà của HS.
- Nhận xét
III. Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn viết:
- GV nêu yêu cầu : 
 Viết bài vè chim.
- Mỗi câu gồm mấy chữ?
- Các chữ đầu câu viết thế nào?
-Tìm tên các loài chim tả trong bài?
- GV đọc mẫu
- Tìm từ khó viết?
- GV sửa lỗi cho HS
- Nhắc nhở HS cách trình bày
- GV đọc từng câu, cụm từ
- Đọc soát lỗi
- Chấm bài, nhận xét
IV Củng cố:
 - Khi viết chính tả với âm c ghi bằng chữ k ta cần lưu ý gì? Khi nào viết ng, ngh?
- Nhắc HS viết sai từ nào viết lại ở bảng con từ đó.
V. Dặn dò:
- Tập viết lại bài ở nhà.
- Hát
- HS đọc bài vè chim
- 5 chữ
- HS nêu
- HS theo dõi trên bảng phụ
- Tìm và luyện viết trên bảng con: nhấp nhem, tinh nghịch, chèo bẻo.
- HS viết vào vở
- Vài HS nêu
Tuần 21
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Đạo đức
Tiết 21: Biết nói lời yêu cầu đề nghị (tiết 1)
A. Mục tiêu:
- Biết một số yêu cầu đề nghị lịch sự.Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu đề nghị lịch sự.Biết sử dụng nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống đơn giản, thường gặp .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_20_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc