Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 20 (Buổi sáng)

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 20 (Buổi sáng)

Kể chuyện

Tiết 20: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

A. Mục tiêu:

- Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng trình tự nội dung truyện (BT1)

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự .

- HSKG: Biết kể lại được toàn bộ câu chuyện ( BT2) ;đặt được tên khác cho câu chuyện (BT3)

- Giáo dục HS biết sức mạnh của con người.

B. Đồ dùng dạy- học:

- 4 tranh minh họa câu chuyện

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 20 (Buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Quên vở, đồ dùng học tập: Hoàng, Hùng
- Giải toán chưa nhanh: Duy, Thu, Anh, Đ. Ngọc
- Còn ở lại sau giờ học: Hưng
c. ý kiến bổ xung của HS
d. Bình xét thi đua giữa các nhóm :
- Tuyên dương cá nhân, nhóm có nhiều tiến bộ.
- Nhắc nhở cá nhân yếu kém; Bầu sao xuất sắc trong tuần.
e. Phương hướng tuần 19
- Duy trì tốt nề nếp lớp; Khắc phục những tồn tại; Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
g. Vui văn nghệ
- Các sao tổ chức sinh hoạt, hát cá nhân, hát tập thể.
Tuần 20
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2012
( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2012
 Toán
 Tiết 97: Luyện tập ( T 98)
A. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 3
- Biết giải bài toán có một phép nhân ( Trong bảng nhân 3 ) 
- HSKG: Làm thêm bài Bài 2 , bài 5 
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Đọc bảng nhân 3.
- Nhận xét, cho điểm.
- 3 HS đọc
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài tập:
*Bài 1: Treo bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu lớp làm nháp, 1 HS làm bảng phụ
- 1 HS làm bảng phụ:
 3 8 24 3 5 15
3 9 27 3 7 21
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2:
- HSKG làm thêm
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn
- Viết số nào vào chỗ chấm ?
- Viết số 4
- Yêu cầu HSKG làm bài vào bảng phụ
- GV chữa, nhận xét
32=6 310 =30
38=24 36 =18
*Bài 3: Đọc đề toán
- HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Mỗi can đựng 3 lít dầu
- Bài toán hỏi gì ?
- 5 can đựng bao nhiều lít dầu 
- Yêu cầu HS nêu miệng, tóm tắt và giải
Tóm tắt:
Mỗi can: 3 lít dầu
5 can :. Lít ?
- Nhận xét, chữa bài
Bài giải:
Số lít dầu đựng trong 5 can:
3 5 = 15 (l)
Đáp số: 15 lít dầu
*Bài 4:
- 2HS đọc đề
- Nêu miệng tóm tắt rồi giải vào vở?
- Gọi 1 HS chữa bảng
Bài giải:
Số kilôgam gạo trong 8 túi:
3 8 = 24 (kg)
Đáp số: 24 kg gạo
*Bài 5:
- HSKG: Làm thêm vào bảng phụ
- Nêu đặc điểm của mỗi dãy số 
- HS nhận xét 3 số liền nhau ở từng dãy số, làm vào bảng nhóm, 3 HS chữa bài vào các bảng nhóm
a)
3; 6; 9; 12; 15
b)
10; 12; 14; 16; 18
c)
21; 24; 27; 30; 33
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
-Về nhà đọc thuộc bảng nhân 2,nhân 3
Mĩ thuật
 ( Đ/c Xuân soạn và dạy)
Kể chuyện
Tiết 20: ông Mạnh thắng Thần Gió
A. Mục tiêu:
- Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng trình tự nội dung truyện (BT1)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự .
- HSKG: Biết kể lại được toàn bộ câu chuyện ( BT2) ;đặt được tên khác cho câu chuyện (BT3) 
- Giáo dục HS biết sức mạnh của con người.
B. Đồ dùng dạy- học:
- 4 tranh minh họa câu chuyện 
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát
- Kiểm tra 1 nhóm 6 HS phân vai dựng lại câu chuyện.
- HS thực hiện 
- Chuyện bốn mùa.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
*Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện "Ông Mạnh thắng Thần Gió"
- Để xếp loại thứ tự 4 tranh theo đúng nội dung câu chuyện các em phải quan sát kỹ từng tranh.
- HS quan sát từng tranh
- Gọi 4 HS lên bảng mỗi em cầm 1 tờ tranh phóng to tự đứng theo thứ tự tranh từ trái qua phải đúng như nội dung chuyện.
- 4 HS lên bảng.
- Tranh 4 trở thành 1
- Thần Gió xô ngã ông Mạnh
- Tranh 2 vẫn là tranh 2
- Thần Gió tàn phá làm cây cối xung quanh đổ rạp
- Tranh 3 vẫn là tranh 3
- Thần Gió trò chuyện cùng ông Mạnh.
*Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Kể toàn bộ câu chuyện
- HSKG kể
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Người dẫn chuyện, ông Mạnh Thần Gió
- Yêu cầu mỗi nhóm 3 HS kể theo 3 vai
- Các nhóm kể theo vai
- Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn, cá nhân, nhóm kể hay nhất.
*Bài 3: Đặt tên khác cho câu chuyện
- Đọc yêu cầu
- Yêu cầu từng HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện
- HSKG tiếp nối đặt tên cho câu chuyện.
- Ông Mạnh và Thần Gió
- Thần Gió và ngôi nhà nhỏ
- Ai thắng ai.
- Chiến thắng thần gió
IV. Củng cố:
- Truyện ông Mạnh thắng Thần Gió cho các em biết điều gì ?
- Nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Con người có khả năng chiến thắng Thần Gió.Chinh phục thiên nhiên.
 Chính tả: (Nghe - viết)
 Tiết 39: Gió
A. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả ; Biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn s/x( Bài tập 2,3)
- Nội dung tích hợp GD BVMT: GV giúp HS thấy được “tính cách” thật đáng yêu của nhân vật Gió ( Thích chơi thân với mọi nhà, cù khe khẽ anh mèo mướp, rủ đàn ong mật đến thăm hoa, đưa những cánh diều bay bổng, ru cái ngủ đến la đà, thèm ăn quả, hết trèo cây bưởi lại trèo na) từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết nội dung bài 2.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc viết lại bài của HS
- Nhận xét
- Hát
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
*Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc bài thơ 1 lần.
- 2 HS đọc lại bài.
- Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động như con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy ?
* GV giúp HS thấy được “tính cách” thật đáng yêu của nhân vật Gió ( Thích chơi thân với mọi nhà, cù khe khẽ anh mèo mướp, rủ đàn ong mật đến thăm hoa, đưa những cánh diều bay bổng, ru cái ngủ đến la đà, thèm ăn quả, hết trèo cây bưởi lại trèo na) từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
- Gió thích chơi thân với mọi nhà, gió cù mèo mướp, gió rủ ong mật đến thăm hoa, gió đưa những cánh diều bay lên, gió ru cái ngủ, gió thèm ăn quả,
- Bài viết có mấy khổ thơ, mỗi khổ có mấy
câu ? Mỗi câu có mấy chữ ?
- Bài viết có 2 khổ thơ mỗi khổ thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
- Những chữ nào bắt đầu bằng r, gi, d?
- Gió, rất, rủ, ru, diều
- Những chữ nào có dấu thanh hỏi, thanh ngã ?
- ở, khẽ, rủ, bẩy, ngủ.
- Tìm từ khó viết?
- HS viết bảng con:
- GV chữa lỗi
- Nhắc nhở HS cách trình bày
- GV đọc chậm từng dòng thơ
- GV đọc soát bài
- Gió, rất, trèo cây, mèo mướp
- HS viết vở
- HS soát bài
* Chấm, chữa bài:
- Chấm 5, 7 bài nhận xét
- GV chữa một số lỗi phổ biến
3. Hướng dần làm bài tập:
Bài 2: Lựa chọn
- 1 HS đọc yêu cầu
- Điền vào chỗ trống
a. s hay x
- GV hướng dẫn HS làm vào sách
- Hoa Sen, xen lẫn
- Hoa Súng, xúng xính.
- Gọi 1 HS lên bảng
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
a. Có tiếng chứa âm s hay x có nghĩa như sau:
- Cả lớp làm bảng con
- Mùa đầu tiên trong bốn mùa ?
- Mùa xuân
- Giọt nước đọng trên lá buổi sớm ?
- Giọt sương.
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
- Về nhà tập viết
Tự nhiên và xã hội
Tiết 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông
A. Mục tiêu: 
- Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông;
- Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hoả,Chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông.
+ KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi đi các phương tiện giao thông.
+ KN tư duy phê phán: Phê phán những hành vi sai quy định khi đi các phương tiện giao thông.
+ KN làm chủ bản thân: có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Hình vẽ trong SGK trang 42- 43; 
- Chuẩn bị một số tình huống có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình .
C. Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
* Yêu cầu HS kể tên được một số biển báo giao thông?
- Nhận xét.
III. Bài mới:
1.Thảo luận tình huống
* Mục tiêu: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo từng tình huống trong SGK và một số tình huống GV đã chuẩn bị:
- Trả lời theo các câu hỏi đã gợi ý:
+ Điều gì có thể xảy ra?
+Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó chưa?
+ Em sẽ khuyên các bạn trong hình vẽ đó như thế nào?
- Kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hoả, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài, khi tàu ,xe đang chạy.
2. Quan sát tranh
* Mục tiêu: Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.
* Cách tiến hành:
- Yều cầu các nhóm quan sát các hình 4; 5; 6; 7 tr.43 và trả lời các câu hỏi với bạn:
+Hình 4 khách hàng đang làm gì? ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
+ Hình 5 hành khách đang làm gì? Họ lên ô tô khi nào? ( khi xe dừng lại hay xe đang chạy?)
+ Hình 6 hành khách đang làm gì? Theo bạn, hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ô tô?
+ Hình 7 hành khách đang làm gì?
+ Khi đi xe buýt ta cần lưu ý những gì?
- Kết luận:
Khi đi xe buýt hay xe khách, chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường, đợi xe dừng lại hẳn mới lên, không đi lại thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy, xe dừng hẳn mới xuống
3. Vẽ tranh (để củng cố kiến thức tuần 19-20)
- Yêu cầu 2em cùng bàn mỗi em vẽ 1 phương tiện giao thông cho nhau xem tranh mình vẽ và hỏi nhau:
+ Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào?
+ Những điểm cần chú ý khi đi trên loại đường giao thông đó?
IV. Củng cố:
-Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- VN thực hiện đúng luật giao thông khi tham gia giao thông.
- Hát
- HS lên bảng kể.
 - Nhận xét
- Vài em nhắc lại
* Hoạt động nhóm 6.
- Các nhóm thảo luận các tình huống của mình theo các câu hỏi đã gợi ý:
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung, hoặc đưa ra ý kiến khác.
- Vài em nêu lại .
* Hoạt động nhóm đôi:
- HS quan sát các hình vẽ và trả lời từng câu hỏi một
- Vài nhóm thảo luận trước lớp.
- Nhóm khác bổ sung.
- Vài em nhắc lại:
* Hoạt động nhóm đôi
- HS vẽ tranh mỗi em vẽ một phương tiện giao thông và đổi tranh cho nhau.
- Nêu tên đường mà loại phương tiện đó tham gia.
- Nêu các chú ý khi tham gia loại phương tiện giao thông đó.
- VN thực hiện tốt.
 Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2012
Toán
Tiết 98: Bảng nhân 4 (T99)
A. Mục tiêu: 
- Lập được bảng nhân 4 (4 nhân với 1, 2, 3,10) và nhớ đư ... ợi vẻ đẹp của mùa xuân.
4. Luyện đọc lại:
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 3, 4 HS thi đọc lại.
IV. Củng cố:
- Qua bài em biết gì về mùa xuân?
- Nhận xét gờ học.
V. Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc lại, chuẩn bị bài sau
- Là mùa rất đẹp
 Thể dục
Tiết 39: đứng kiễng gót, hai tay chống hông (dang ngang). 
 trò chơi: "chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
A. Mục tiêu:
- Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông và dang ngang.Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai ( hai bàn chân thẳng hướng phía trước) hai tay đưa ra trước ( Sang ngang, lên cao chếch chữ V ); Biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Làm quen với trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
B. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ 2 vạch xuất phát.
C. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
I. Phần mở đầu: 
1. Nhận lớp: 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động: 
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc.
II. Phần cơ bản:
- Ôn đứng khiễng gót hai chân đứng chống hông.
Lần 1: GV làm mẫu
Lần 2: Cán sự điều khiển
- Ôn động tác đứng kiễng gót 2 tay ngang bàn tay sấp.
- GV điều khiển.
- Ôn phối hợp 2 động tác trên
4. Trò chơi: "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
- GV điều khiển
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi.
III. Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay hát
- Lắc đầu thả lỏng
- Nhận xét giờ
- Về nhà ôn lại động tác đã học
 Luyện từ và câu
 Tiết 20: từ ngữ về thời tiết. đặt và trả lời câu hỏi : khi nào ? 
 Dấu chấm, dấu chấm than
A. Mục tiêu:
- Nhận biết một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa (BT1).
- Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT2).
- Điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho(BT3)
B. Đồ dùng dạy - học:
- 6 bảng con ghi sẵn 6 từ ngữ ở bài tập 1.
C. các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Tháng 10, 11 vào mùa nào ?
- Mùa đông
- Cho HS nhớ ngày tựu trường ?
- Mùa thu
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu:
2. Hướng dãn làm bài tập:
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng, bức, ấm áp, gió lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng).
- GV giơ bảng ghi sẵn từng mùa
- HS đọc đồng thanh từ ngữ đó.
- Gọi HS nói tên mùa hợp với từ ngữ
- Mùa xuân ấm áp.
- Mùa hạ nóng bức, oi nồng.
- Mùa thu se se lạnh.
- Mùa đồng mưa phùn gió bấc lạnh giá.
Bài 2: (Miệng)
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài
a. Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?
a. Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) lớp bạn đi thăm viện bảo tàng.
b. Khi nào trường bạn nghỉ hè ?
b. Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy trường bạn nghỉ hè).
c. Bạn làm bài tập này khi nào ?
c. Bao giờ, khi nào, lúc nào. 
d. Bạn gặp cô giáo khi nào ?
d. Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy).
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS làm bài
-GV chấm , nhận xét
-Dấu chấm than được dùng khi nào?
- Dấu chấm được sử dụng khi nào?
- Khi hết câu thể hiện thái độ, tình cảm
- Khi kết thúc câu kể.
IV. Củng cố:
- Em vừa được học những gì?
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Vài HS nêu lại.
-Về nhà làm vở bài tập tiếng việt
Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2012
( Đ/c Dương Hằng soạn và dạy)
 Thứ sáu ngày 19 tháng 1 năm 2012
 Toán
 Tiết 100: Bảng nhân 5 ( t 101)
A. Mục tiêu: 
- Lập được bảng nhân 5 ; Nhớ được bảng nhân 5; Biết giải bài toán có một phép nhân ( Trong bảng nhân 5 )
- Biết đếm thêm 5.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Đọc bảng nhân 4
- 3 HS đọc
- Nhận xet, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 5:
Gắn tấm bìa có 5 chấm tròn , hỏi:Có mấy chấm tròn?
- Năm chấm tròn được lấy mấy lần?
- Năm được lấy mấy lần?
- 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 
5 1= 5( ghi bảng)
- Gắn tiếp 2 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn, hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn, vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 5 được lấy mấy lần?
- Lập phép tính đó?
- Ghi bảng 5 x 2 = 10
- 5 chấm tròn
- 1 lần
- 1 lần
- HS đọc
- 2 lần
- 2 lần
- 5 2 = 10
- HS đọc
 * Tương tự lập tiếp các phép tính còn lại
- HS đọc bảng nhân 5
- Xoá dần - HS thi đọc thuộc lòng.
3. Luyện tập
- HS đọc bảng nhân 5( Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp)
- Thi đọc thuộc lòng.
*Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả vào SGK
- HS làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả.
5 3 = 15
5 2 = 10
5 10 = 50
5 5 = 25
5 4 = 20
5 9 = 45
- Nhận xét chữa bài
5 7 = 35
5 5 = 25
5 8 = 40
*Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- Mỗi tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày
- Bài toán hỏi gì ?
- 4 tuần lễ mẹ đi làm bao nhiều ngày
- Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải vào vở.
- Gọi 1 HS chữa bảng
Bài giải:
4 tuần mẹ đi làm số ngày là:
5 4 = 40 (tuần)
- Chấm, nhận xét chữa bài.
Đáp số: 40 tuần
*Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
-HS làm bảng phụ
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Nhận xét về quy luật của dãy số
IV. Củng cố:
- Thi đếm nhanh xuôi ngược từ 0 đến 50 ; từ 50 đến 0.
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà làm vở bài tập và học thuộc bảng nhân 5
- HS thi đếm
 Thể dục
 Tiết 40: Một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
 Trò chơi: "chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
A. Mục tiêu:
- Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông và dang ngang
- Biết cách đứng hai chân rộng bằng vai ( Hai bàn chân thẳng hướng phía trước ) hai tay đưa ra trước ( Sang ngang, lên cao chếch chữ V )
-Làm quen với trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
B. địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
C. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
I. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông,
X X X X X D
X X X X X
- Cán sự điều khiển
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung
II. Phần cơ bản:
- Ôn đứng kiễng gót , hai tay chống hông 
- GV lưu ý HS đầu và thân người thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước; Không nâng chân cao quá, chân, mũi chân cần thẳng và giữ thăng bằng cho tốt
Lần 1: GV làm mẫu
Lần 2: Cán sự điều khiển
- Ôn đứng hai chân rộng bằng vai:
Hai bàn chân thẳng hướng phía trước
Lần 1: GV làm mẫu
Lần 2: Cán sự điều khiển
- Tiếp tục học trò chơi: "Đổi chỗ vỗ tay nhau"
- Đọc theo vần điệu sau:
 “ Chạy đổi chỗ
 Vỗ tay nhau
 Hai ba!”
- GV làm mẫu và giải thích động tác.
- Sau tiếng “ba” HS bắt đầu chạy đổi chỗ cho nhau theo từng đôi( Chạy bên phải đường, đưa bàn tay trái vỗ vào bàn tay trái của bạn
III . Phần kết thúc:
- Cúi lắc người thả lỏng
- Cán sự điều khiển
- Nhảy thả lỏng
- Đứng tại chỗ hát
- Nhận xét giao bài
Tập làm văn
Tiết 20: Tả ngắn về bốn mùa
A. Mục tiêu:
- Đọc và trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài văn ngắn ( BT1).
- Dựa vào gợi ý viết được một đoạn văn ngắn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè( BT2).
- ND tích hợp GDBVMT: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
B. Đồ dùng dạy- học:
- Một số tranh ảnh về cảnh mùa xuân, mùa hè.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát
- Kiểm tra 2 cặp HS thực hành, đối đáp (nói lời chào tự giới thiệu, đáp lời chào tự giới thiệu).
-GV nhận xét , cho điểm
- HS1: Đóng vai ông đến trường tìm gặp cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm.
- HS2: Đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- HS thảo luận nhóm 2.
a. Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
- Dấu hiệu từ trong vườn thơm nức mùi hương của các loài hoa (hoa hồng, hoa huệ).
- Trong không khí còn ngửi thấy mùi hơi nước lạnh lẽo.
b. Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách nào ?
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
- Ngửi mùi hương thơm của các loài hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng.
- Nhìn ánh nắng mặt trời cây cối đang thay màu áo mới.
*Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết đoạn văn bằng cách bám sát theo 4 câu hỏi.
- HS làm bài vào vở.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài.
- GV theo dõi HS viết bài.
- GV chấm , nhận xét
* Bài mẫu: Mùa hè bắt đầu từ tháng tư. Vào mùa hè, mặt trời chói chang, thời tiết nóng nực. Nhưng nắng mùa hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Được nghỉ hè chúng em tha hồ đọc truyện, đi chơi về quê thăm ông bà. Mùa hè thật là thích và thú vị.
IV. Củng cố:
- GV khái quát chung bài học.
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại đoạn văn tả mùa hè các em đã viết ở lớp cho người thân nghe.
 Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 20
A. Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tuần
	- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
B. Nội dung sinh hoạt:
1- Lớp trưởng đánh giá tình hình học tập tuần 20:
2. GV nhận xét chung
* Ưu điểm:
 + Hầu hết các em ngoan, ý thức học tập tương đối tốt thể hiện:
 - Tỉ lệ chuyên cần cao
	- Đi học đều đúng giờ
	- Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
 -Thực hiện truy bài có hiệu quả.
 - Học bài, làm bài tương đối đầy đủ
* Tồn tại: 
	- Còn lười học ở nhà: Duy, Bắc, Thu
	- Quên vở : Ly 
* Nguyên nhân:
 -Do không soạn sách vở sau khi học xong bài
 - Chưa có ý thức học , không tự giác học ở nhà
3 Đề ra phương hướng tuần sau:
 - Khắc phục tồn tại trong tuần, Phát huy những ưu điểm đã có.
 -Tổ chức ôn tập, kèm HS yếu.
 -Tổ chức lớp tham gia tốt các hoạt động của nhà trường
4- ý kiến của GV
 - Nhắc nhở HS tự giác học bài ở nhà đầy đủ, soạn sách vở trước khi đi học.
 -Tuyên dương HS có ý thức học
5- Vui văn nghệ:
 - Lớp tổ chức vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_20_buoi_sang.doc