Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 26 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 26 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

 Tiết 26: CHÚC MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI

A. Mục tiêu:

 Giúp HS : Hiểu ý nghĩa ngày 8/3. Biết tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ chào mừng ngày 8/3

- Giáo dục HS lòng biết ơn các cô giáo; Yêu quý và tôn trọng bạn gái

B. Đồ dùng dạy- học:

 - Chuẩn bị sân bãi để HS diễn văn nghệ , một cây hoa dân chủ .

C. Các hoạt động dạy- học:

I. Ổn định tổ chức: Hát

II. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong giờ

III. Bài mới:

* Hoạt động 1: Ôn lại ý nghĩa ngày 8/3

+ Trong tháng 3 có ngày lễ lớn đó là ngày nào ?

( Ngày 8/3 và 26/3)

+ Ngày 8/3 là ngày lễ gì?

- Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.

+ Cho Hs thảo luận vai trò, các công việc hàng ngày của bà, mẹ, chị. những người phụ nữ gần gũi nhất với các em.

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 26 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Liên hệ
- Trong những việc nên làm em đã thực hiện được những việc nào ?
- Gõ cửa, bấm chuông khi vào nhà 
* Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ . 
*Mục tiêu :HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cách ứng xử khi đến nhà người khác.
*cách tiến hành:
- Giáo viên nêu từng ý kiến bài 3
* Kết luận: ý kiến a, d là đúng. ý kiến b,c là sai vì đến nhà ai cũng cần lịch sự, lễ phép.
- Học sinh bày tỏ thái độ bằng nhiều hình thức khác nhau 
- Giải thích ý kiến
IV. Củng cố:
- Đồng thanh bài học
V. Dặn dò:
- Thực hành lịch sự khi đến nhà người khác , chuẩn bị tiết sau đồ dùng để đóng vai .
Tiếng việt củng cố
Tiết 51: ôn tập : Đáp lời đồng ý. Đặt và trả lời câu hỏi về biển.
A. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nói : Tiếp tục luyện tập cách đáp lời đồng ý trong một tình huống giao tiếp.
- Rèn kĩ năng viết trả lời câu hỏi về biển.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Tranh minh hoạ cảnh biển
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS thực hành nói lời đồng ý đáp lời đồng ý
+ Tình huống: HS 1hỏi mượn HS 2 thước kẻ
- HS 2: Nói lời đồng ý
- HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
+ Giới thiệu bài, ghi tên bài
+ Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: ( Miệng ) Nói lời đáp trong đoạn đối thoại sau:
+ Đưa ra 3 tình huống
a- Lan cho tớ mượn cái bút chì nhé ?
- ừ
- ..
b- Em cho anh mượn đồ chơi của em nhé?
- Vâng.
- .
c- Ngày mai, mẹ cho con đi chơi vườn thú nhé?
- ừ
- ..
- Yêu cầu HS suy nghĩ để đáp lại lời đáp trong từng tình huống.
- GV kết luận cho từng tình huống
*Bài 2: 
- Quan sát tranh trả lời cảnh biển
- Yêu cầu: Dựa vào quan sát hoặc nhìn thấy khi đi tham quan, trên ti vi,.
Dựa vào gợi ý SGK Trang 68 để viết thành 1 đoạn văn ngắn nói về cảnh biển.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc bài viết.
- Chấm bài , nhận xét.
- GV đọc bài mẫu cho HS nghe
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS tập đáp lại lời đáp khi giao tiếp và tập viết đoạn văn ngắn tả về biển.
- Hát
- 2 HS thực hành
- Nêu yêu cầu
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Cảm ơn bạn.
- Em ngoan quá.
- Thế thì thích quá, con cảm ơn mẹ.
- Quan sát tranh
- HS làm vở
- Nối tiếp HS đọc bài
- Nhận xét bài của bạn
*Bài mẫu: 
 Cảnh biển buổi sáng thật đẹp đẽ và nên thơ. 
 ánh mặt trời toả chiếu trên biển lấp lánh. Mặt biển giống như một tấm gương khổng lồ. Những con sóng nhỏ nhấp nhô như đang nô đùa trong nắng sớm. Mờy chiếc thuyền đánh cá đang giương buồm rẽ sóng ra khơi.
 Trên cao, từng đàn hải âu chao liệng, có con sà xuống sát mặt sóng. Xa xa, mấy đám mây bông lững lờ trôi, tô điểm thêm vẻ thanh bình cho cảnh biển buổi sớm mai.
Tự học
 Tiết 26: luyện tập: thực hành xem đồng hồ
A. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ, biết 1giờ có 60 phút
- Củng cố biểu tượng về thời điểm, các đơn vị đo về thời gian: Giờ , phút.
- HSKG: Làm thêm bài 5.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Mô hình đồng hồ
C.Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
III. Bài mới: 
*Giới thiệu bài
* Hướng dẫn giải một số bài tập
*Bài 1: ( Miệng ):
- GV sử dụng mô hình đồng hồ: Xoay kim đồng hồ
- Yêu cầu các nhóm làm theo nhóm đôi
*Bài 2: ( Nhóm đôi bạn)
- Hằng ngày bạn thức dậy vào lúc mấy giờ?
- Bạn tập thể dục lúc mấy giờ?
- Bạn đi học lúc mấy giờ?
- Mấy giờ bạn đi học về?
- Bạn ăn trưa lúc mấy giờ?
- Nhận xét
*Bài 3: GV giới thiệu một số loại đồng hồ: Đồng hồ ghi số La Mã, đồng hồ điện tử
- Hướng dẫn cách xem các loại đồng hồ đó
*Bài 4 ( Vở) Tính
7 giờ +3 giờ= 10 giờ
4 giờ + 9 giờ = 13 giờ
6 giờ + 7 giờ= 13 giờ
8 giờ + 5 giờ= 13 giờ
13 giờ - 6 giờ- 7 giờ
11 giờ - 4 giờ= 7 giờ
- Chấm bài , nhận xét
* Bài 5: ( Dành cho HSKG)
Tìm một số ,biết rằng số đó nhân với 4 thì được 24.
GV chữa chung chốt lời giải đúng:
Gọi số cần tìm là x ta có:
X 4 = 24
 X = 24 : 4
 X = 6
Vậysố cần tìm là 6
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Về nhà thực hành xem đồng hồ
- Hát
- HS nêu miệng: Đọc giờ trên mô hình đồng hồ: 1 giờ 30 phút ( 1giờ rưỡi )
 3 giờ 15 phút
 6 giờ rưỡi. 
- HS liên hệ khoảng thời gian ở nhà của mình
- Nhận xét
- HS quan sát
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- HS làm vào vở
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Tự làm bài cá nhân vào vở.
- 1 HS chữa bài bảng lớp
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012 
Toán củng cố
 Tiết 48: ôn tập : Tìm số bị chia
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng tìm số bị chia khi biết thương và số chia
- Vận dụng tìm số bị chia trong giải toán
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Phiếu bài 3
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Nhận xét cho điểm
III. Bài mới:
- Giới thiệu bài, ghi tên bài
- Hướng dẫn giải một số bài tập
* Bài 1: Tính nhẩm
18 : 2 = 9 21 : 3 = 7 24 : 3 = 8
9 2 = 18 7 3 = 21 8 3 = 24
45 : 5 = 9 36 : 4 = 9
9 5 = 45 9 4 = 36
*Bài 2: Tìm x ( Bảng con )
 x : 3 = 5 x : 4 = 3
 x = 5 3 x = 3 4
 x = 15 x = 12
- Nhận xét, chữa bài
*Bài 3: ( Nhóm đôi bạn ) Tìm y
- Yêu cầu HS làm trên phiếu
y : 3 = 2 y : 5 = 4 y : 4 = 4
 y = 2 3 y = 4 5 y = 4 4
 y = 6 y = 20 y = 16
- Chấm 1 số phiếu , nhận xét
*Bài 4: ( Vở )
 Có một số bông hoa cắm vào 7 lọ, mỗi lọ 3 bông hoa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 5: ( Dành cho HSKG)
Tìm y
y : 4 = 28 - 15
y : 2 = 2 2
- GV chữa chung , chốt lời giải đúng.
IV. Củng cố:
- Nêu cách tìm số bị chia?
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài, học thuộc quy tắc tìm số bị chia.
- Hát
- 1 HS nêu: Lấy thương nhân với số chia
- Nêu yêu cầu
- Nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét các phép tính trong cùng một cột
- Nêu yêu cầu
- HS làm bảng con
- Thực hiện theo nhóm đôi
- Một số nhóm đôi chữa bài.
- 2HS đọc đề bài
- Phân tích đề
- 1 HS tóm tắt
- Lớp làm vở
- 1 HS chữa bài:
 Bài giải:
 Tất cả có số bông hoa là:
 37=21 ( Bông hoa )
 Đáp số : 21 bông hoa
- Đọc yêu cầu 
- Tự làm bài cá nhân
- 2 HS chữa bài bảng lớp.
Tiếng việt củng cố
Tiết 25: Luyện viết Chữ hoa U
A. Mục tiêu:
- Viết đúng 2 chữ hoa U ( 2 dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ U); Câu ứng dụng: Uống nước nhớ nguồn ( 4 dòng cỡ nhỏ)
- HSKG: Trình bày đúng mẫu chữ, sạch đẹp.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Chữ mẫu U, bảng phụ viết sẵn Uống nước nhớ nguồn( 1 dòng ) 
HS : vở TV
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết : Thuận
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD viết chữ hoa
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ U
+ Chữ U
- Chữ U cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
- GV HD HS quy trình viết chữ U:
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét móc 2 đầu, đầu nét bên trái cuộn vào trong đầu móc bên phải hướng ra ngoài dừng bút trên ĐK2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 rê bút lên ĐK6 đổi chiều bút viết nét móc ngược ( Phải ) từ trên xuống dưới dừng bút ở ĐK 2.
* HD HS viết bảng con 
- GV nhận xét, uốn nắn
3. HD HS viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
- Giải nghĩa cụm từ ứng dụng
* HS quan sát cụm từ ứng dụng, nhận xét
- Nhận xét độ cao các chữ cái ?
- Khoảng cách giữa các tiếng ?
- GV viết mẫu chữ Uống trên dòng kẻ 
- GV nhận xét, uốn nắn
4. HD HS viết vào vở 
- GV nêu yêu cầu viết
- GV theo dõi uốn nắn cho HS tư thế ngồi.
5. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những HS viết đẹp.
V. Dặn dò:
- Nhắc HS viết thêm trong vở tập viết.
- Hát
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Thuận buồm xuôi gió.
+ HS quan sát chữ U
- Chữ U cao 5 li
- Được viết bằng 2 nét
- HS quan sát
+ HS tập viết U 2, 3 lượt vào bảng con
- Uống nước nhớ nguồn
- HS nêu cách hiểu cụm từ trên
- U, h, g : cao 2,5 li. các chữ cái còn lại cao 1 li.
- Các tiếng cách nhau 1 thân chữ
- HS tập viết chữ Uống 2 lượt
+ HS viết vở ô li
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 26: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái
A. Mục tiêu: 
 Giúp HS : Hiểu ý nghĩa ngày 8/3. Biết tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ chào mừng ngày 8/3
- Giáo dục HS lòng biết ơn các cô giáo; Yêu quý và tôn trọng bạn gái
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Chuẩn bị sân bãi để HS diễn văn nghệ , một cây hoa dân chủ .
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức: Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn lại ý nghĩa ngày 8/3 
+ Trong tháng 3 có ngày lễ lớn đó là ngày nào ?
( Ngày 8/3 và 26/3)
+ Ngày 8/3 là ngày lễ gì? 
- Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ. 
+ Cho Hs thảo luận vai trò, các công việc hàng ngày của bà, mẹ, chị... những người phụ nữ gần gũi nhất với các em.
 - HS thảo luận theo cặp.Thời gian 5 phút
 - Đại diện nhóm phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại nội dung:
 Cô giáo hàng ngày dạy dỗ các em.
 Mẹ sinh ra em, chăm sóc em....
 Bà kể chuyện cho em nghe, đưa em đi học...
 Chị hướng dẫn em học, giúp mẹ làm việc nhà...
 Công lao của bà, mẹ, chị như vậy, chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn?
- Đối với các bạn gái em cần phải làm gì? ( HS liên hệ bản thân)
- GV đọc các tài liệu tìm hiểu về ngày 8/3 cho HS nghe.
- Tổ chức cho HS cả lớp tặng hoa cho cô giáo; HS nam tặng hoa hoặc hát tặng cô giáo và các bạn nữ.
* Hoạt động 2: Trò chơi hái hoa dân chủ :
- GV mời 1 HS lên hái hoa sau đó thực hiện yêu cầu ghi trong hoa. 
( Hát một bài hát về các thầy cô giáo , đọc một bài thơ , kể một câu chuyện thuộc chủ đề 8/3 .)
- Sau khi hoàn thành có quyền chỉ định bạn khác lên hái hoa.
* Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ
- Cho HS chuẩn bị một tiết mục văn nghệ theo nhóm .
- Các nhóm lên biểu diễn văn nghệ trước lớp .
IV. Củng cố:
- GV nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
- Nhắc nhở HS thi đua học tập mừng ngày 8/3 và 26/3.
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
Thủ công
 Tiết 26: Làm dây xúc xích trang trí ( tiết 2 )
A Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng làm dây xúc xích trang trí. Cắt dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối phẳng. Có thể chỉ cắt được 3 vòng tròn. Kích thước của các vòng tròn tương đối đều nhau.
+ Với HS khéo tay: Cắt dán được dây xúc xích trang trí. Kích thước của các vòng tròn đều nhau. Màu sắc đẹp 
B Đồ dùng dạy học:
- GV : Dây xúc xích mẫu, Quy trình làm dây xúc xích, giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán
- HS : Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán
C Các hoạt động dạy học chủ yếu
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn mẫu học sinh thực hành làm dây xúc xích trang trí 
- Nhắc lại quy trình làm dây xúc xích bằng giấy thường ?
- Bước 1: Cắt thành các nan giấy
- Bước 2 : Dán các nan giấy thành dây xúc xích 
d. Tổ chức cho học sinh thực hành 
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- HS thực hành 
- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm 
- Đánh giá sản phẩm của học sinh 
IV. Củng cố:
- Nhận xét sự chuẩn bị tinh thần học tập của học sinh.
V. Dặn dò:
- Dặn HS giờ sau mang giấu thủ công, bút chì, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài : Làm đồng hồ đeo tay
	Toán củng cố
 Tiết 49: luyện tập về cách tính chu vi hình tam giác, 
 hình tứ giác
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- HSKG: Làm thêm bài 4.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Muốn tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác ta làm thế nào?
- Nhận xét , cho điểm
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn giải một số bài tập:
*Bài 1: Tính chu vi hình tam giác biết:
- Hát
- 1 HS trả lời
Độ dài cạnh thứ nhất
Độ dài cạnh thứ hai
Độ dài cạnh thứ ba
a, 4 cm
b, 6 dm
c, 20 cm
d, 16 cm
5cm
7dm
30 cm
19 cm
6cm
9 dm
40cm
21 cm
- Gọi HS chữa bài
*Bài 2: GV vẽ hình A 3cm B
 3cm 3cm
 D 3cm C
Yêu cầu : Tính chu vi hình tứ giác
- Có thể tính nhanh chu vi hình tứ giác trên được không? Tính thế nào?
- Nhận xét
*Bài 3: Tính chu vi hình tam giác ABC biết độ dài các cạnh là : AB= 2cm; BC = 7cm ; AC = 6cm
- Yêu cầu HS tự làm
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: ( Dành cho HSKG) Hình tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau và có chu vi bằng 27 cm. Tìm độ dài một cạnh.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết độ dài 1 cạnh của hình tam giác ta làm thế nào?
GV chữa chung, chốt lời giải đúng
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc cách tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác.
- 4 em chữa:
a, 4 + 5 +6 = 15 cm
b, 6 +7 + 9 = 22 dm
c, 20 + 30 + 40 = 90 cm
d, 16 + 19 + 21 = 56 cm
- Quan sát hình, đọc yêu cầu
- HS làm theo nhóm đôi
- Nhận xét, chữa bài
 Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 3 +3 + 3+ 3 = 12 ( cm )
 Đáp số: 12 cm
- HS giỏi: 3 4 = 12 ( cm )
- Đọc đề bài
- HS làm vở
- 1 HS chữa bài:
 Bài giải
 Chu vi hình tam giác ABC là:
 2 + 7 + 6 = 15 ( cm )
 Đáp số: 15 cm
- HSKG đọc yêu cầu
- HS nêu
- Tự tóm tắt bài toán và làm bài vào vở.
- 1 HS chữa bài bảng lớp
 Bài giải
Độ dài một cạnh của tam giác ABC là:
 27 : 3 = 9 ( cm)
 Đáp số: 9 cm
 ___________________________________________
 Hoàn thiện kiến thức
 Tiết 26: luyện đọc: Tôm càng và cá con; 
 Sông Hương; Bé nhìn biển
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn các bài tập đọc đã học: Tôm càng và cá con, Sông Hương, Bé nhìn biển.
- Biết ngắt , nghỉ sau các dấu câu và giữa các cụm từ
+Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nội dung các bài tập đọc trên
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi đoạn khó đọc, tranh vẽ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ ôn
III.Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Luyện đọc:
- Kể tên các bài tập đọc đã học trong tuần?
- Luyện đọc từng bài
- Chia nhóm đôi bạn
- Yêu cầu các nhóm đôi bạn đọc từng bài và trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài
* Bài : Tôm càng và cá con
- Cá con làm quen với tôm càng thế nào ? Kể lại việc tôm càng cứu cá con?
* Bài Sông Hương:
- Vì sao nói Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế?
* Bài : Bé nhìn biển
- Câu thơ nào cho thấy biển rất rộng?
- Gọi từng nhóm đọc bài theo yêu cầu của GV
- Nhận xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ
V. Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc các bài tập đọc vừa ôn
- HS nêu : Tôm Càng và cá con, Sông Hương, Bé nhìn biển
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- Các nhóm trả lời các câu hỏi
- Lời chào , lời tự giới thiệu tên
- HS nối tiếp kể
- Vì sông Hương làm cho thành phố Huế thêm đẹp, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
- Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to bằng trời
Như con sông lớn/ Chỉ có một bờ
Biển to lớn thế.
- Các nhóm lên đọc, trả lời câu hỏi
- Nhận xét
Tuần 27:
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
 Đạo đức
Tiết 27: lịch sự khi đến nhà người khác ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu:
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè người quen. Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- Rèn thói quen đạo đức cho HS
- Giáo dục HS có hành vi đạo đức đúng đắn.
+ KN giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
+ KN thể hiện sự tự tin, tôn trọng khi đến nhà người khác.
+ KN tư duy đánh giá hành vi: Biết phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Truyện: Đến chơi nhà bạn; Bảng phụ
- HS: Vở BT đạo đức
C. Các hoạt động dạy- học:
1/ Kiểm tra:
- Khi đến chơi nhà người khác em cần làm gì?
- Nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Ôn bài
a) HĐ 1: Đóng vai
- GV chia nhóm 4 , mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
+ Tình huống 1: Em sang nhà bạn thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp, em rất thích. Em sẽ...
+ Tình huống 2: Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em rất thích nhưng nhà bạn không mở tivi. Em sẽ...
+ Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ...
- GV nhận xét.
b) HĐ 2:Trò chơi : Đố vui.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố.
VD: 
+ Vì sao cần lịch sự khi đến nhà người khác?
+ Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác?....
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố: 
4. Dặn dò:
* Kết luận: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
- Nhận xét giờ
- Dặn dò: Nhắc HS lịch sự khi đến nhà người khác..
- Vài HS trả lời
- Nhận xét
- HS chia nhóm đóng vai
- Em hỏi mượn. Nếu chủ nhà cho phép em mới lấy chơi và giữ cẩn thận.
- Em đề nghị chủ nhà mở tivi, không tự tiện mở tivi khi chưa được phép.
- Em cần đi nhẹ, nói khẽ hoặc ra về, khi khác sang chơi.
- Lớp thảo luận, nhận xét.
- HS chia nhóm thi đố
+ Nhóm 1: Đố
+ Nhóm 2: Trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- HS đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_26_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc