Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 6 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 6 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Tiết 6: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( TIẾT 2 )

A. Mục tiêu:

- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào. Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.

- HS biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp.

+ GDKNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp; KN quản lí thời gian để thưc hiện gọn gàng, ngăn nắp.

+ GDTTHCM: Bộ phận: Bác Hồ là tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp: Giáo dục đức tính gọn gàng ngăn nắp.

+ GDMT: ( liên hệ) : Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 6 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra sĩ số:.
 Đạo đức
Tiết 6: Gọn gàng, ngăn nắp ( tiết 2 )
A. Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào. Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
- HS biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp.
+ GDKNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp; KN quản lí thời gian để thưc hiện gọn gàng, ngăn nắp.
+ GDTTHCM: Bộ phận: Bác Hồ là tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp: Giáo dục đức tính gọn gàng ngăn nắp.
+ GDMT: ( liên hệ) : ăn mặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.
B. Đồ dùng day- học:
- GV : Tranh ảnh về gọn gàng ngăn nắp
C.Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Sống gọn gàng ngăn nắp có lợi gì?
II. Bài mới:
 1. Đóng vai theo các tình huống
+ GDKNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp; KN quản lí thời gian để thưc hiện gọn gàng, ngăn nắp.
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp
* Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm HS, mỗi nhóm có một nhiệm vụ và một cách ứng xử
- N1 : Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ..
- N2 : Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ ......
- N3 : Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ .....
+ GVKL cho từng tình huống, nhận xét: 
+ Em cần dọn mâm trước khi đi chơi.
+ Em cần quét nhà xong rồi mới xem.
+ Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu.
* Kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng ngăn nắp nơi ở của mình
b HĐ 2 : Tự liên hệ
* Mục tiêu : GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS kể về cách giữ gọn gàng ngăn nắp góc học tập.
- Em đã giữ gọn gàng ngăn nắp chưa?
- Em làm những việc gì để thực hiện gọn gàng ngăn nắp ? 
- Đã có lúc nào em không thực hiện gọn gàng, ngăn nắp?
- Khi đó chuyện gì xảy ra ?
- GV khen ngợi HS gọn gàng ngăn nắp, nhắc nhở HS chưa gọn gàng ngăn nắp.
c. Hoạt động 3: Kể chuyện : Bác Hồ ở Pắc Bó.
+ GDTTHCM: Bộ phận: Bác Hồ là tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp: Giáo dục đức tính gọn gàng ngăn nắp.
- GV kể chuyện
- Câu chuyện này kể về ai? Với nội dung gì?
- Qua câu chuyện em học tập được điều gì ở Bác?
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ ( SGK)
- HS trả lời
- HS nghe
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện 3 nhóm lên đóng vai
- Các nhóm khác nhận xét
- Cá nhân HS liên hệ
Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho khuôn viên, nhà cửa thêm gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trườngsống,BVMT
- Nhận xét
- HS nghe
- Kể về Bác
- Đức tính gọn gàng, ngăn nắp của Bác
- HS đọc ghi nhớ
* GVKL chung : Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không cần phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến
III. Củng cố:
- Vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp ? - HS nêu
IV. Dặn dò: 
- GV nhận xét chung giờ học
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 11: Luyện tập về: tên riêng; Câu kiểu: Ai là gì?
A. Mục tiêu:
+ Giúp HS củng cố về:
- Phân biệt từ chỉ người, chỉ vật nói chung và từ gọi tên riêng của người của vật
- Biết viết hoa từ chỉ tên riêng của người , của vật .
- Củng cố kĩ năng đặt câu theo mẫu : Ai ( Cái gì, con gì) là gì?
- HSKG: Đặt câu đúng mẫu, câu văn hay.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu bài tập, bảng nhóm
C.Các hoạt động dạy -học:
I. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn ôn tập:
* Bài 1: ( Miệng )
- Hãy sắp xếp các từ sau về cùng nhóm:
Núi Thắm, xã, thành phố, thị xã, học sinh, anh hùng Núp, suối, sông, cầu, bản, xã Khải Xuân, thành phố Thái Nguyên, sông Hồng, bản Đôn, suối Lê- nin
- Nhận xét HS xếp đúng theo nhóm: Từ chỉ người, vật nói chung và nhóm từ chỉ người, vật nói riêng.
- Khi viết tên riêng người, sông, núi,ta cần lưu ý điều gì?
*Bài 2: ( Phiếu)
- Yêu cầu HS viết tên riêng của bạn nhóm mình
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài
*Bài 3: ( Vở )
- Đặt câu theo mẫu: Ai ( cái gì, con gì ) Là gì?
- Nói về một bạn HS.
- Nói về xã em
- Nói về một người thân trong gia đình em.
III. Củng cố:
- Nhận xét giờ
- Hệ thống bài
IV. Dặn dò:
- Nhắc HS ôn lại các bài tập trên
- Nêu yêu cầu
- 1 số HS trả lời và viết bảng
+ Xã : Xã Khải Xuân
+ Thành phố: TP Thái Nguyên
+ Suối: Lê- nin
+ Sông: Sông Hồng
+ Bản: Bản Đôn
- HS nêu
- HS viết vào phiếu
- Các nhóm dán phiếu
- Đọc đề bài
- Làm vào vở
+ Hoà là học sinh lớp 2A.
+ Khải Xuân là một xã vùng trung du.
+ Bố em là công nhân làm cầu.
 Tự học
 Tiết 6: luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kĩ năng giải bài toán về nhiều hơn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài giải dạng toán này.
- HSKG: Biết tóm tắt dạng toán này bằng cách vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
- Nêu yêu cầu, nội dung giờ học
b. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: Nháp
 Lớp 2A có 25 học sinh, lớp 2B nhiều hơn lớp 2A 8 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh?
- Hướng dẫn phân tích đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Thuộc dạng toán nào?
- Chữa bài, nhận xét
*Bài 2: ( Nhóm 2)
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Thùng nhỏ: 39 quả na
Thùng to nhiều hơn thùng nhỏ: 8 quả
Thùng to:. Quả na?
- Đặt đề toán
- Chữa bài nhận xét
*Bài 3: ( Vở )
 Bố 45 tuổi, ông hơn bố 37 tuổi. Hỏi ông bao nhiêu tuổi?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chấm, nhận xét, chữa bài
III. Củng cố:
* Trò chơi: Thi sáng tác đề toán theo số
+ Cách chơi: Chọn 2 đội chơi , GV đưa ra cặp số 15 và 5. Yêu cầu HS đặt đề toán trong đó có sử dụng 2 số trên ( Bài toán chỉ giải bằng 1 phép tính ) Thời gian chơi là 5 phút. Sau 5 phút đội nào có nhiều đề đúng hơn là đội thắng cuộc.
- Cho HS chơi trò chơi
- GV nhận xét trò chơi
- Tuyên dương đội thắng cuộc
IV. Dặn dò:
- Làm vở bài tập toán.
- Đọc đề bài
- Phân tích đề và tóm tắt ( HSKG):
 25 HS
Lớp 2 A:
 8 HS 
Lớp 2B: 
 ? học sinh
- Lớp làm nháp, 2 HS làm bảng nhóm
- Chữa bài trên bảng nhóm:
 Bài giải: 
 Lớp 2 B có số học sinh là:
 25 + 8 = 33 ( học sinh )
 Đáp số: 33 học sinh
- Đọc yêu cầu
- HS KG đặt đề toán
- Lớp làm nháp theo nhóm 2 , 2 HS bảng nhóm : 
 Bài giải
 Thùng to có số quả na là:
 39 + 8 = 47 ( Quả na )
 Đáp số : 47 quả na
- Đọc đề bài
- Phân tích đề
- HSKG tóm tắt:
 45 tuổi
Bố: 
 37 tuổi
Ông 
 ? tuổi
- HS làm vở, 1 HS chữa bảng:
 Bài giải
 Tuổi của ông là:
 45 + 37 = 82 ( Tuổi )
 Đáp số: 82 tuổi
- HS nghe hướng dẫn
- HS chơi
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
Tổ chức: Hát
Kiểm tra sĩ số:
Toán củng cố
 Tiết 8: ôn tập : 7 + 5 ; 47 + 5 ; 47 + 25
A. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính dạng 7 + 5; 47 + 25 ; 47 + 5
- áp dụng để giải toán.
- HSKG: Làm thêm bài 5 
B. Đồ dùng dạy -học:
- Bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập
C.Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
- Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài
2. Hướng dẫn ôn bài:
* Bài 1: ( Bảng con )
- Tính tổng, biết 2 số hạng lần lượt là:
35 + 7 7+ 46 
67 + 5 27 + 19
- Nhận xét
*Bài 2: ( Phiếu - nhóm đôi)
- Đặt tính rồi tính
27 + 18 17 + 25
67 + 9 7 + 48
- Nhận xét các nhóm
- Yêu cầu HS nêu cách tính của các phép tính trên
* Bài 3: ( Nháp, nhóm đôi)
 Anh Bình 16 tuổi. Mẹ hơn anh Bình 27 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chấm, chữa bài trên bảng nhóm
*Bài 4: ( Vở )
 Gói kẹo sữa có 45 cái kẹo. Gói kẹo dừa có 37 cái kẹo. Hỏi cả hai gói có bao nhiêu cái kẹo?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
* Bài 5: Sách nâng cao ( Tr15) Dành cho HSKG
- Bài toán cho biết gì:? Hỏi gì:
- Muốn biết thúng thứ 2 có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào?
- Muốn biết cả hai thúng có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào?
- Chấm bài - Nhận xét
III. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
IV. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài, làm vở bài tập.
- Nêu yêu cầu
- HS làm bảng con:
 42 72 53 46
- Nêu cách đặt tính và tính
- Nêu yêu cầu
- Các nhóm làm phiếu, bảng nhóm
 45 76 42 55
- Nhận xét
- Đọc đề bài
- Phân tích đề, tóm tắt bài ra bảng nhóm
- Lớp làm nháp theo nhóm đôi
- Chữa trên bảng phụ
 Số tuổi của mẹ là:
 16 + 27 = 43 ( tuổi )
 Đáp số; 43 tuổi
- Đọc đề bài
- Phân tích đề, tóm tắt
- Lớp làm vở
- 1 HS chữa bảng:
 Bài giải
 Cả hai gói có số cái kẹo là:
 45 + 37 = 82 ( Cái )
 Đáp số: 82 cái kẹo
- HS đọc đề bài
- HS nêu, phân tích đề bài
- Tự làm bài cá nhân vào vở.
- 1 HS chữa bài bảng lớp.
 Tiếng việt củng cố
 Tiết 12: Luyện viết chữ hoa D 
A. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa D ( 2dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ ) , câu ứng dụng: Dệt gấm thêu hoa( 4 dòng cỡ nhỏ), Danh lam thắng cảnh ( 4 lần) chữ nghiêng. 
- HSKG: viết đúng mẫu chữ , trình bày sạch sẽ, viết đủ số dòng trên trang vở tập viết.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV : Mẫu chữ cái hoa D; Viết vào bảng phụ Dệt gấm thêu hoa( 1dòng cỡ nhỏ), Danh lam thắng cảnh ( 1lần) chữ nghiêng. 
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở viết ở nhà của HS
- Cả lớp viết bảng con chữ C
- GV nhận xét
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD viết chữ hoa
* HD HS quan sát và viết mẫu chữ D
- GV cho HS quan sát chữ mẫu
- Chữ D cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
- GV nêu quy trình viết chữ Đ:
+ Điểm đặt bút nằm ở giữa giao điểm của đường kẻ ngang 6 và sát ĐK dọc 4 đưa nét thẳng đứng lượn cong hai đầu xuống ĐKN 1 rồi đổi chiều bút tạo nét thắt nhỏ đưa lên ĐK dọc 5 tạo nét cong phải đưa lên ĐKN6 đưa nét cong sát ĐKD1 dừng sát ĐKD3 và đường kẻ ngang 5
- GV vừa viết vừa nêu quy trình 
+ GV HD HS viết chữ Đ vào bảng con
- GV sửa lỗi cho HS
3. HD viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- HS đọc cụm từ ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các cụm từ ứng dụng.
* GV viết mẫu cụm từ ứng dụng
* HD HS quan sát và nhận xét
- Nhận xét độ cao của các con chữ
- Nhận xét khoảng cách giữa các tiếng
- Sửa lỗi
4. HD HS viết vào vở TV
- GV nhắc nhở HS cách trình bày , nêu yêu cầu của giờ viết
+ 4 dòng chữ D cỡ nhỏ
+ 4 dòng Dệt gấm thêu hoa cỡ nhỏ
+ 4 dòng Danh lam thắng cảnh chữ nghiêng cỡ nhỏ
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu
5. Chấm, chữa bài
- GV chấm khoảng 5 - 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS.
III. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò:
- Nhắc HS hoàn thành nốt bài tập viết
- HS thực hiện
- HS quan sát
- Cao 5 li
- Viết bằng 1 nét kết hợp của 2 nét cơ bản.
- HS quan sát
- HS viết vào bảng con
- HS nêu: Dệt gấm thêu hoa; Danh lam thắng cảnh ( chữ nghiêng).
- Quan sát
- HS nhận xét:
- HS viết vào bảng con: Danh, Dệt
- HS nêu yêu cầu
- HS viết vào vở TV
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tiết 6: Cùng hát với bạn bè
A-Mục tiêu: 
Giúp HS:
 - Ôn lại các bài hát múa đã học: Múa vui, Xoè hoa, Thật là hay,đàn gà con,
 -Yêu cầu hát đúng, hát đều lời ca từng bài trên, múa đúng động tác phối hợp cùng lời ca.
B-Các hoạt động dạy - học:
 I. Giới thiệu bài
 II. Ôn các bài hát múa đã học:
 - GV yêu cầu HS kể tên các bài hát , múa tập thể đã học 
 - HS kể tên bài hát
 - GV tiến hành cho HS ôn từng bài hát, múa đã học
*Bài: Xoè hoa
 - GV cho HS hát tập thể bài hát
 - Cho từng HS hát
 - GV sửa sai cho HS, lưu ý câu khó
* Tiến hành tương tự với bài: Thật là hay,Đàn gà con, Múa vui, 
 - Cho tổ tập luyện các bài hát đã ôn
 -Thi đua giữa các tổ, mỗi tổ hát một bài : Hát , múa, đơn ca , đồng ca
 - GV cùng lớp nhận xét , biểu dương.
* Ôn bài múa: Đi ta đi lên
 - GV triển khai lớp đội hình vòng tròn
 - GV múa, nhắc lại động tác
 - HS hát múa theo từng câu, từng động tác
 - Cho cả lớp hát, múa nhiều lần bài hát
- GV quan sát, sửa sai
 III. Củng cố:
 - Nhận xét giờ 
 IV. Dặn dò:
 -VN ôn lại các bài hát múa đã học
 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Tổ chức: Hát
Kiểm tra sĩ số:
Thủ công 
Tiết 6: Gấp máy bay đuôi rời ( t2 )
A. Mục tiêu:
	- HS Gấp được máy bay đuôi rời theo đúng quy trình kĩ thuật
	- HS yêu thích gấp hình
B. Đồ dùng dạy- học: 
GV : Quy trình gấp máy bay
 Giấy thủ công
HS : Giấy thủ công, kéo, bút, thước...
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II. Bài mới:
1. Ôn quy trình
- Nêu các bước gấp máy bay đuôi rời?
- Lưu ý khi gấp?
+ GV hệ thống lại các bước gấp máy bay
2. HS thực hành gấp máy bay đuôi rời
- Chia lớp thành 6 nhóm 
- GV đến từng nhóm quan sát, uốn nắn
3. Trưng bày sản phẩm
- GV đánh giá kết quả của HS và xếp loại sản phẩm: A+, A, B
III. Củng cố:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của HS.
IV. Dặn dò:
 - Dặn HS giờ sau mang giấy thủ công và giấy nháp để học bài sau gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Giấy, bút, thước, kéo..
- HS nối nhau nêu
* Bước 1 : Cắt tờ giấy HCN thành một HV và một HCN 
* Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay
* Bước 3 : làm thân và đuôi máy bay
+ 2 HSG thao tác gấp máy bay đuôi rời
( vừa thao tác vừa nêu cách gấp )
- Nhận xét các thao tác gấp của bạn
- HS hình thành nhóm và giúp nhau mỗi bạn làm ra 1 sản phẩm ngay tại lớp
- HS trang trí trưng bày sản phẩm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm và dựa vào tiêu trí đánh giá sản phẩm của bạn
Đúng quy trình
Sản phẩm đẹp
Phi được máy bay
- HS phóng máy bay ngoài sân trường
- Nghe và thực hiện
Toán củng cố
 Tiết 9: luyện tập bài toán về ít hơn
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kĩ năng giải bài toán về ít hơn ( Toán đơn có một phép tính )
- Rèn kĩ năng trình bày bài giải dạng toán này.
- HSKG: Biết đặt đề bài toán 4.
B. Chuẩn bị:
- Vở BT.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: ( Nháp )
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS làm nháp 
- Nhận xét , chữa bài
*Bài 2: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở
- Gọi đại diện nhóm chữa bài
- Nhận xét , chữa bài
*Bài 3: ( Vở )
 Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Anh : 95 cm
Em thấp hơn: 10 cm
Em cao: cm ?
- Yêu cầu HS đặt đề toán
- Lớp làm vào vở , 2 HS chữa bảng nhóm
- Chấm , nhận xét, chữa bài
* Bài 4: ( Dành cho HSKG) Đặt đề toán có phép tính 57- 32 rồi giải bài toán .
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Dũng : 57 viên bi
Hùng kém Dũng: 32 viên bi
Hùng : .viên bi? 
- GV chấm bài , nhận xét
III. Củng cố:
- Muốn tìm số bé trong dạng toán ít hơn ta làm 
thế nào?
- Nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài, làm vở bài tập
- HS đọc đề bài
- Phân tích đề, xác định dạng toán , 
1 HS tóm tắt
- Lớp làm nháp 
 Bài giải:
 Số quyển vở của em là:
 9 - 2 = 7 ( quyển )
 Đáp số: 7 quyển vở
- HS đọc đề bài
- Phân tích đề, 1 HS tóm tắt
- HS làm bài: 
 Bài giải:
 Số con gà trống là:
 28 - 15 = 13 ( con)
 Đáp số: 13 con gà
- Đọc yêu cầu
- HS đặt đề toán
- Xác định dạng toán
- Lớp làm vào vở 
 Bài giải
 Em cao là:
 95 - 10 = 85 ( cm )
 Đáp số: 85 cm
- Phân tích đề, xác định dạng toán .
- HSKG đặt đề theo tóm tắt
- Làm bài cá nhân vào vở 
- 1 HS chữa bài bảng lớp.
 Bài giải
 Hùng có số bi là:
 57 -32 = 25 ( viên bi)
 Đáp số: 25 viên bi
- Lấy số lớn trừ đi số kém
Hoàn thiện kiến thức
Tiết 6: Luyện tập về trả lời câu hỏi. đặt tên cho bài
A. Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về:
- Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết trả lời câu hỏi và đặt tên cho bài;Rèn kĩ năng lời câu hỏi.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu, bút dạ , giấy nháp
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
II. Bài mới:
1. Giới thiệu , ghi tên bài
2. Hướng dẫn ôn tập:
* Bài 1: ( Miệng - Nhóm đôi )
- GV đưa ra 3 bức tranh
Kể lại sự việc được vẽ trong tranh bằng lời của em
- Bạn gái đang làm gì trong giờ học?
- Bạn gái đưa gì cho bạn trai và nói gì?
- Bạn trai đã nói gì với bạn gái?
- Bạn gái đã làm gì sau khi nghe bạn trai nói?
- Nhận xét, sửa lỗi
- Gv cùng Hs nhận xét bạn trả lời đúng câu hỏi và kể chuyện sáng tạo
- Cần lưu ý gì khi trả lời câu hỏi?
- Trong giờ học các em cần phải làm gì?
- Gv liên hệ giáo dục HS.
*Bài 2: ( Phiếu - Nhóm)
- Đặt tên cho câu chuyện trên
- GV hướng dẫn
- Yêu cầu HS chữa bài- Nhận xét
 III. Củng cố:
- Em vừa được luyện tập những kiến thức gì?
- Gv khái quát chung- Nhận xét giờ 
IV. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài.
- Nêu yêu cầu
- HS quan sát
- Bạn gái ngồi gấp máy bay trong giờ học.
- Bạn gái đưa chiếc máy bay vừa gấp cho bạn trai ngồi bên cạnh.
- Bạn trai nói : Cậu hãy cất đi tí nữa ra chơi mình cùng chơi nhé!
- Bạn gái nghe lời bạn trai cất máy bay vào ngăn bàn và chú ý nghe cô giáo giảng bài.
- HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi và tập kể chuyện
- HS đại diện các nhóm nối tiếp nhau kể lại sự việc trong tranh bằng lời của mình
- Hs nêu
- HS liên hệ bản thân
- Nêu yêu cầu
- HS làm vào vở
+ Ví dụ: 
- Chưa ngoan
- Chuyện của lớp tôi
- Vài HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_6_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc