Giáo án điện tử Lớp 3 - Chương trình cả năm

Giáo án điện tử Lớp 3 - Chương trình cả năm

TIẾT 2 + 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

CẬU BÉ THÔNG MINH

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh địa phương dễ phát âm sai: hạ lệnh, vùng nọ, lo sợ.

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé

B/ Kể chuyện:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng câu chuyện

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK

- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn HD HS luyện đọc

 

doc 146 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 22 tháng 8 năm 2011
 Tuần 1:
 Tiết 1: TIN HỌC	 	
 (GV CHUYÊN NGÀNH DẠY)
TIẾT 2 + 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CẬU BÉ THÔNG MINH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh địa phương dễ phát âm sai: hạ lệnh, vùng nọ, lo sợ...
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé
B/ Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng câu chuyện
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK
- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn HD HS luyện đọc
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tập đọc: (1,5 Tiết)
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Nhận xét
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK- Tập I
- HS đọc 8 chủ điểm đó lên(CN)
2. Dạy bài mới:(60) Tiết 1:
a, Giới thiệu:(1)HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm măng non, tranh minh hoạ truyện mở đầu chủ điểm: “Cậu bé thông minh”. Sau đó, GV giới thiệu đây là câu chuyện về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ
b, Luyện đọc:
- HS theo dõi 
- HS theo dõi
- HS đọc tiếp nối từng câu
- HS đọc thầm: hạ lệnh, làng, vùng nọ, lo sợ, làm lạ...
- HS đọc cá nhân
- Nhận xét
- Đọc nối tiếp mỗi HS 2 câu
- 3 HS nối tiếp 3 đoạn của bài
- 3 đoạn- 3 HS đọc nối tiếp (2 lần)
- 2 HS đọc đoạn 1
-> HS đọc chú giải từ kinh đô: nơi vua và triều đình đóng
- 1 HS nhắc lại
- HS đọc thầm
Giọng chậm rãi
- HS đọc câu GV đưa lên bảng vừa xong
- Nhận xét
- HS đọc đoạn 2 (2 em)
- HS nêu chú giải: om sòm: 
ầm ĩ, gây náo động
- Hai nhân vật: vua và cậu bé
+ Vua: oai nghiêm, bực tức
+ Cậu bé: lễ phép, bình tĩnh, tự tin
- Đọc lại lời nhân vật
bài
- GV đọc diễn cảm 
- HD đọc
 Giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở phần mở đầu. Thể hiện sự lo lắng của trước y/c oái oăm của nhà vua, khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé qua được thử thách...
 Giọng cậu bé: lễ phép, bĩnh tĩnh...
 Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức quát...
* Đọc từng câu:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Bài có 22 câu. Ai đọc câu đầu sẽ đọc đầu bài
- GV nhận xét
- GV đưa tiếng khó lên bảng
- Gọi HS đọc cá nhân
- GV nhận xét
* Đọc đoạn:
Lớp bạn nào đọc câu cũng tốt. Bây giờ ta đọc tiếp theo đoạn. Bài này gồm mấy đoạn?
- Gọi HS đọc đoạn 1
- GT: kinh đô-> 1 HS chú giải 
- GV ghi từ lên bảng
- GV đưa câu: Ngày xưa,/ có ông vua lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con...đẻ trứng,/ nếu không có/ thì cả làng phải chịu tội
- GV đính lên bảng
? Nêu cách đọc, cách ngắt nghỉ?
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Đưa từ “om sòm” gọi HS nêu chú giải- ghi từ lên bảng
+ Đọan 2 có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
? Lời của mỗi nhân vật thể hiện như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 3
- HS nêu: Trọng thưởng: Tặng cho phần thưởng lớn
- HS đọc lại đoạn 3
- Gọi 3 HS đọc lại đoạn nối tiếp
- Bạn thứ nhất đọc đoạn 1-3 + Bạn thứ hai đọc đoạn 2 và đổi lại
- HS đồng thanh theo đoạn, cả bài
- 3 tổ đọc đồng thanh, mỗi tổ 1 đoạn
 Nhận xét
- Lớp đồng thanh cả bài
 Nhận xét
* Củng cố cách đọc
Tiết 2:
c, Tìm hiểu bài: (15)
- Chúng ta đọc hay bây giờ ta tìm hiểu cái hay của bài
+ Bài có mấy nhân vật?
? Nhà vua tìm được cậu bé bằng cách nào?Bây giờ chúng ta tìm hiểu đoạn1
- Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh vua?
* Tiểu kết- chuyển ý: Nhà vua đã đề ra yêu cầu thật không thể xảy ra. Vậy dân làng có ai giải quyết được lệnh vua không. Cô mời lớp đọc thầm đoạn 2. Trước khi đọc thầm cả lớp chú ý để trả lời câu hỏi 3
- GV gọi HS trả lời câu hỏi 3
Tiểu kết- chuyển ý: Nhà vua đã tìm được cậu bé thông minh nhưng nhà vua đã tin cậu bé ngay chưa? Đó là nội dung của câu hỏi 4. Mời 1 em đọc câu hỏi 4 và đọc thầm đoạn 3 để trả lời câu hỏi 4
? Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu làm gì? Vì sao cậu bé lại yêu cầu như vậy?
? Câu chuyện này nói lên điều gì? -> GV y/c hs thảo luận nhóm
- GVnhận xét, chốt lại ghi bảng
d, Luyện đọc lại (5)
- GVđọc mẫu lại đoạn 2
- GV tổ chức đọc truyện theo vai
- GV nhận xét
e, Kể chuyện (20) 
- GVgiao nhiệm vụ: 
 Dựa tranh các em quan sát và bài tập kể lại từng đoạn của câu chuyện
- GV hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh
- Nếu HS lúng túng, GVđặt câu hỏi gợi ý cho từng tranh
 Tranh 1:? Quân lính đang làm gì? 
 ? Thái độ của dân làng?
 Tranh 2: ? Trước mặt vua cậu bé đang làm gì?
? Thái độ của nhà vua?
 Tranh 3:? Cậu bé y/c sứ giả điều gì?
 ? Thái độ nhà vua thay đổi ra sao?
- 1 HS khá đọc toàn bài
- Vua, người dẫn chuyện, cậu bé
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng
- Vì gà trống không đẻ trứng được
- HS đọc thầm đoạn 2 
- 1 HS đọc câu hỏi 3:Cậu bé đã làm ntn để vua thấy lệnh của ngài là vô lý
- HS trả lời: Cậu nói câu chuyện khiến vua cho là vô lý (bố đẻ em) từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh ngài cũng vô lý
- 1 HS đọc câu hỏi 4
- HS đọc thầm đoạn 3
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để sẻ thịt chim. Y/c 1 việc mà vua không thể làm nổi để không thực hiện lệnh vua
- HS thảo luận nhóm (nhóm 4)
- Đại diện nhóm trả lời: 
 Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé
 Nhận xét
1 HS đọc đoạn 2 cho cả lớp nghe
 Nhận xét
- HS thảo luận nhóm cử đại diện của nhóm mình
- Các nhóm đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay
- HS đọc lại nhiệm vụ
- HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn và nhẩm kể chuyện
- 3 HS nối tiếp quan sát tranh và kể lại 3 đoạn
 Lính đang đọc lệnh vua. Mỗi làng phải nộp...
-> Lo sợ
- Khóc ầm ĩ và bảo: Bố câu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa cho em. Cậu xin không được nên bị bố đuổi đi
-> Nhà vua giận giữ quát vì cho cậu bé là láo, dám đùa với vua
->Về tâu với vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để mổ thịt chim làm cỗ
-> Vua biết đã tìm được người tài nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để cậu bé rèn luyện
- HS kể theo đoạn
 Nhận xét: Nội dung, diễn đạt, cách thể hiện
- GVnhận xét, khen ngợi những HS hết sáng tạo
3. Củng cố, dặn dò: (Tập đọc, kể chuyện)
+ Trong câu chuyện này, em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
-> HS phát biểu: em thích nhân vật cậu bé thông minh làm cho nhà vua phải thán phục...
+ GV khen ngợi, động viên những ưu điểm
+ Dặn dò: - Về nhà kể lại chuyện cho người khác nghe
 - Chuẩn bị bài: “Hai bàn tay em”
 TIẾT 4: TOÁN (TIẾT 2)
ĐỌC,VIẾT,SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số một cách thành thạo.
Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II/ Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài – ghi đề:
2. Hướng dẫn luyện tập:
* Ôn tập về đọc số:
 Bài 1: Củng cố về đọc, viết số.
- GV đọc vài số yêu cầu HS viết số.
- Viết số và yêu cầu đọc số.
- Yêu cầu HS làm bài 1 SGK theo nhóm đôi.
 Bài 2: Củng cố về thứ tự số và viết số.
- Tại sao trong phần a lại điền số 312 vào sau 311?
- Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 ® 319, xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1. (Phần b ngược lại).
 Bài 3: Củng cố về so sánh và thứ tự số.
- Yêu cầu HS đọc đề bài – hỏi yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài ở bảng.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số – cách so sánh các phép tính với nhau.
 Bài 4: Tìm số lớn x’, bé nhất.
- Yêu cầu HS làm miệng.
 Bài 5: Gọi 1 HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài – Nhận xét – Ghi điểm.
- Nhắc lại đề.
- HS viết bảng, lớp nháp.
- Từng HS nối tiếp nhau đọc.
- Thảo luận và nêu kết quả.
HS điền số thích hợp vào ô trống.
 a. 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319
 b. 400 399 398 397 396 395 394 393 392 391
- HS đọc đề – thảo luận.
HS làm bảng, lơp VBT.
 303 < 330 30 + 100 < 131.
 615 > 516 410 – 10 < 400 + 1.
 199 < 200 243 = 200 + 40 + 3.
- Số lớn nhất: 735.
- Số bé nhất: 142.
- HS đọc.
 + 2 HS làm bảng, lớp VBT.
- Theo thứ tự từ bé đến lớn:
 162, 241, 425, 519, 537, 830
- Theo thứ tự từ lớn đến bé:
 830, 537, 519, 425, 241, 162 
3. Củng cố – dặn dò:
Về ôn tập thêm về đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
Nhận xét tiết học.
Bài tới: Cộng trừ các số có ba chữ số.
 TIẾT 6: Luyện tập Tiếng việt 
Kiểm tra đồ dùng học tập
 TIẾT 7 : TỰ HỌC
HƯỚNG DẪN HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP TRONG NGÀY
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
 TIẾT 1 :ĐẠO ĐỨC (TIẾT 1)
 KÍNH YÊU BÁC HỒ
MỤC TIÊU: 
HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao lớn đối với đất nước, dân tộc.
- H.S hiểu, ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
 B- Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập đạo đức.
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về Bác Hồ.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Khởi động: Cả lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
HĐ 1: Thảo luận theo nhóm
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
- HS quan sát, tìm hiểu ND và đặt tên cho từng ảnh.
-Các nhóm thảo luận
? Em biết những gì về Bác Hồ ( Quê quán, ngày sinh, các tên gọi khác nhau của Bác )
- Đại diện các nhóm trình bày
GV kết luận
HĐ 2: Kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác
- Mục tiêu: Giúp HS biết đượcc những tình cảm giữa BácHồ với thiếu nhi và những việc làm để tỏ lòng kính yêu Bác.
- Cách tiến hành: 
- GV kể chuyện
- GV cho HS thảo luận
- Qua câu chuyện các em thấy tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi?
- Quan tâm, gần gũi, quý mến 
- Thiếu nhi: Kính yêu Bác
- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác
- Thực hiện tốt những điều Bác dạy
- GV kết luận
HĐ 3: Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy
Mục tiêu: HS hiểu, ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cách tiến hành:
- GV cho mỗi HS đọc 1 điều trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
- 5 HS lần lượt đọc 5 điều Bác dạy
- Chia nhóm thảo luận ND từng điều Bác dạy.
- HS thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày
- GV củng cố lại 5 điều Bác dạy
Gíao dục đạo đức cho học sinh: Bác Hồ là tấm gương sáng, chúng ta cần phải 
 rèn luyện và học tập về đạo đức nhân cách của Bác
 d- Hướng dẫn thực hà ... Lụa, đó là những hình ảnh gợi cho ta luôn nhớ về quê hương
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 3 tháng 2 năm 2012
Môn: Tự nhiên xã hội (Tiết 41)
Bài: Thân cây
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung hoạt động 3: (Trò chơi ô chữ)
 Dán ô chữ lên bảng để học sinh quan sát + Học sinh quan sát ô chữ
 - Chia lớp thành 2 đội xanh – đỏ + Học sinh chia đội, cử đội chơi	 
 - Mỗi đội cử 3 người đại diện lên chơi giải + Quan sát, sau đó 2 đội chơi thảo luận 
ô chữ tìm tên cây trong một phút
+ Đưa nội dung ô chữ để học sinh cả lớp 
thảo luận tìm tên cây: “ Tên một loại cây 
thường dung để nấu canh cua, than mềm,
ngắt ngọn và lá để ăn, khi ăn thấy hơi trơn
( có 7 chữ cái)”
- Sau một phút thảo luận, 2 đội lần lượt - Đội chơi lần lượt thay phiên nhau lên viết 
thay phiên nhau viết tên cây vào ô chữ chữ vào ô
M
Ồ
N
G
T
Ơ
I
- Đội nào giải đúng ô chữ và nhanh là đội
thắng
Yêu cầu một đội chơi nhắc lại: “ Cây mồng tơi mọc theo cách nào, là loại thân gì?
Bổ sung lồng ghép bảo vệ môi trường
+ Câu hỏi 1: Em phải làm gì để trường lớp luôn xanh sạch đẹp?
+ Câu 2: Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ở sân trường?
TUẦN 22
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 4 tháng 2 năm 2010
Môn: Toán
Bài: Nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung bài 4: Chọn trả lời đúng
 Tìm x biết : x : 3 = 1525
 A. x = 4575 B. x = 4565 C. x = 4675 D. x = 4557
Bổ sung bài 5: HS làm vào phiếu học tập
 Có 6 tủ sách, mỗi tủ đựng 1020 quyển. Số sách đó được chia đều cho 4 thư viện. số sách mỗi thư viện được nhận là
A. 1540 quyển B. 1630 quyến C. 1530 quyển	 D. 1350 quyển
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 4 tháng 2 năm 2010
Môn: Tập viết
Bài: Ôn chữ hoa P
NỘI DUNG BỔ SUNG
Giáo dục tình quê hương đất nước qua câu ca dao:
Phá Tam Giang nối đương ra Bắc
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
CH: Ra Bắc hay vào Nam qua câu ca dao gợi cho ta nhớ những gì?
TL: Phá Tam Giang và Đèo Hải Vân gợi cho ta luôn nhớ về quê hương, cội nguồn, chúng ta phải luôn nhớ và yêu quý quê hương của mình
TUẦN 23
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 13 tháng 2 năm 2010
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 23 tháng 2 năm 2010
Môn: Tập viết
Bài: Ôn chữ hoa Q 
NỘI DUNG BỔ SUNG
Giáo dục tình quê hương đất nước qua câu thơ:
Quê em đồng lúa nương dâu
Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
CH: Em hãy kể một số cảnh vật ở quê hương em.
TL: Quê hương em có đồng lúa, nương dâu, dòng sông, bến nước, 
CH: Em phải làm gì để bảo vệ những cảnh vật của quê hương em?
TL: Em luôn yêu quý và bảo vệ những cảnh vật đó, không làm mất vệ sinh và cảnh quan vì đó là nét đẹp của mỗi quê hương
Ngày dạy:Thứ 4 ngày 24 tháng 2 năm 2010
Môn: Tập đọc
Bài: Chương trình xiếc đặc sắc
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung câu hỏi 3: Học sinh trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi
CH: Quảng cáo đưa ra những thông tin quan trọng như thế nào?	
TL: Quảng cáo thông báo những tin cần thiết, được người xem quan tâm nhất như tiết mục mới, điều kiện của rạp xiếc, mức giảm giá vé, thời gian biểu diễn, cách lien hệ mua vé.
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 24 tháng 2 năm 2010
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài: Khả năm kì diệu của lá cây
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung phần liên hệ - GD bảo vệ môi trường:
CH: Cây xanh có ích lợi gì?
TL: Cây xanh tạo bóng mát, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo ra ôxi và hút khí cácbonic 
CH: Để bảo vệ cây xanh đảm bảo môi trường em phải làm gì?
TL: Chúng ta phải biết gìn giữ và bảo vệ các loại cây xanh, không chặt phá làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. 
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 26 tháng 2 năm 2010
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài: Khả năng kì diệu của lá cây (tiếp)
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung phần liên hệ:
CH: Cây xanh rất có ích, vậy để bảo vệ và phát triển chúng ta phải làm gì?
TL: Ta phải tăng cường trồng các loại cây xanh, luôn gìn giữ chăm sóc để cây xanh phát triển tốt. Không chặt phá các loại cây xanh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống con người
 TUẦN 24
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 2 tháng 3 năm 2010
Môn: Chính tả (Tiết 47)
Bài: Đối đáp với vua
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung vào bài tập 1.b: HS làm vào phiếu học tập
 Điền vào chỗ trống: se hay xe?
- xe cộ - se lạnh
- xe chỉ - xe máy
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 4 tháng 3 năm 2010
Môn: Toán 	
Bài: Luyện tập
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung bài tập 3: Tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng”
Chọn trả lời đúng : Có 3425 quyển sách được xếp đều vào ngăn. Với 4 ngăn sách xếp được số quyển là:
2740 quyển B. 3740 quyển
C. 2470 quyển D. 2535 quyển
TUẦN 25
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 11 tháng 3 năm 2010
Môn: Luyện từ và câu
Bài: Nhân hóa: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
NỘI DUNG BỔ SUNG
Tổ chức trò chơi: Ghép từ ngữ ở cột bên trái với cụm từ ở cột bên phải để tạo câu có nghĩa
 Chim gõ kiến gọi vòng quanh
 Gà rừng nổi mõ
 Tre, trúc mang ô đi hội
 Suối diễn ảo thuật
 Công gảy nhạc đàn
 Khướu thổi nhạc sáo
 Kì nhông dẫn đầu đội múa
 Nấm lĩnh xưởng dàn ca
TUẦN 26
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 17 tháng 3 năm 2010
Môn: Toán
Bài: Làm quen với thống kê số liệu
NỘI DUNG BỔ SUNG
Tổ chức trò chơi củng cố bài:
Chọn trả lời đúng: 500đồng + 400đồng = ?
 A. 800đồng B. 900đồng C. 700đồng D. 1000đồng
Chọn trả lời đúng: Cho bảng sau:
	năm
loại cây thông
2001
2002
2003
2004
1800 cây
2067 cây
1980 cây
2540 cây
1845 cây
2040 cây
1890 cây
2605 cây
Năm 2004 trồng nhiều hơn năm 2003 số cây thông là:
A: 500 cây B: 560 cây C:460 cây D: 600 cây .
TUẦN 27
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 26 tháng 3 năm 2010
Môn: Tự nhiên xã hội (Tiết 54)
Bài: Thú
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung HĐ3: Trò chơi: Ai là họa sĩ
- Yêu cầu cac nhóm thảo luận - Các nhóm thảo luận, chọn 1 con vật, vẽ hình , tô 
 Chọn 1 con vật cả nhóm yêu màu, chú thích các bộ phận cơ thể.
thích vẽ tranh,tô màu và chú thích 
các bộ phận cơ thể của con vật 
đó
- Sau 5 phút, yêu cầu các nhóm -Các nhóm dán kết quả lên bảng.
Dán hình vẽ lên bảng- cử đại diện Mỗi nhóm cử một đại diện lên giới thiệu về con 
giới thiệu về con vật mà nhóm vật được vẽ.
đã vẽ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh - Các nhóm dán kết quả lên bảng
nhận xét , tuyên dương các nhóm - Mỗi nhóm cử một đại diện lên giới thiệu về con vật 
làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ được vẽ
đúng, vẽ đẹp, vẽ nhanh làm nhóm
“ họa sĩ”
TUẦN 28
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 30 tháng 3 năm 2010
Môn: Đạo đức 
Bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
NỘI DUNG BỔ SUNG
HĐ 1:	 Bài 1:
 HS quan sát tranh – thảo luận nhóm đôi (Thới gian 5p)
 CH: Nêu tác dụng của nước qua bức tranh
 Bức tranh 1: Nước được sử dụng để lắp đặt
 Bức tranh 2: Nước dùng để trồng rau, tưới cây
 Bức tranh 5: Nước dùng để giã gạo
 Bức tranh 6: Nước dùng để uống
 GV chốt: Nước là nhu cầu cần thiết của con người
HĐ 2: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
 GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, phát phiếu thảo luận
 CH: Việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? 
 Nếu em có mặt ở đây, em sẽ làm gì? Vì sao?
 Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
 GV chốt lại nội dung các tổ vừ thảo luận
HĐ 3: Làm việc cá nhân vào vở bài tập
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 30 tháng 3 năm 2010 
Môn: Chính tả
Bài: Cuộc chạy dua trong rừng
NỘI DUNG BỔ SUNG
Luyện tập: Bổ sung phần a: Trò chơi “ Ong tìm chữ” (Thời gian 7p)
GV chia lớp thành 3 nhóm – Mỗi nhóm 9 bạn
GV hô: Tất cả các nhóm chơi: Tìm chữ l / n điền vào chỗ trống tạo thành câu có nghĩa
 - Đại diện các nhóm lên trình bày
 - GV nhận xét tuyên dương
TUẦN 29
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010
Môn: Tập đọc
Bài: Buổi học thể dục
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung vào câu hỏi 1: Khoanh vào chữ đặt trước trả lời câu hỏi đúng
1. Vì sao Nen-li Được miễn học thể dục?
 A. Vì bạn ấy bị tật từ nhỏ
 B. Vì bạn ấy học giỏi
 C. Vì bạn ấy đã học môn này từ trước rồi
2. Vì sao đã được thầy giáo khen rồi mà Nen-li vẫn còn tiếp tục tập?
 A. Vì Nen-li muốn câu khen thứ hai của thầy
 B. Vì Nen-li không muốn thầy và cả lớp thương hại
 C. Vì Nen-li muốn được tập luyện như các bạn
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010
Môn: Toán
Bài: Diện tích hình chữ nhật
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung bài tập:
Bài toán: Một hình chữ nhật có diện tích là 136 cm2. Chiều rộng bằng 8 cm
 a. Tính chiều dài hình chữ nhật đó 
 b. Một hình vuông có cạnh bằng chiều rộng hình chữ nhật đó. Hãy tính diện tích hình vuông đó.
+ Học sinh làm vào phiếu học tập
Bài giải:
 a. Chiều dài hình chữ nhật có số đo là:
136 : 8 = 17 (cm)
b. Cạnh hình vuông bằng chiều rộng hình chữ nhật. Vậy cạnh hình vuông bằng 8
Diện tích hình vuông là:
8 x 8 = 64 (cm2)
Đáp số: a. 17 cm
 	 b. 64 cm2
TUẦN 30
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2010
Môn: Chính tả
Bài: Một mái nhà chung
	NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung bài tập 2: ( Phần b )
- Tổ chức trò chơi: “ Rung chuông vàng”
2. Điền vào chỗ trống
a. Tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr
 trục trặc loắt choắt
 trọng vọng trầm trồ
b. Tiếng có vần ết hoặc ếch
 kết đoàn ngờ nghệch
 lệch lạc đoàn kết
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2010
Môn: Luyện từ và câu
Bài: Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? Dấu hai chấm.
NỘI DUNG BỔ SUNG
+ Bổ sung bài tập 4: Đặt câu nối tiếp với những từ: ân cần, dạy bảo.
“ ân cần”: Mẹ tôi ân cần khuyên bảo chị em tôi phải gắng học giỏi
“ dạy bảo”: Chị ấy được bố mẹ dạy bảo rất chu đáo, nên ra đường ai cũng khen chị ngoan, lễ phép
+ Bài tập bổ sung: HS thảo luận nhóm đôi
 Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật như sau
 “ Giọng hót thánh thót, ngờ tưởng chính nhờ giọng hót tuyệt vời đó mà rừng gọi được ánh nắng rực rỡ từ xa xôi trở lại”
TUẦN 31
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 16 tháng 4 năm 2010
Môn: Tập đọc
Bài: Bài hát trồng cây
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung vào câu hỏi 2: HS thảo luận nhóm đôi
CH: Gạch dưới những từ ngữ nói về hạnh phúc của người trồng cây: Có tiếng hát, có tiếng chim hót, có nhà cửa, có bong mát, có đường đi, được mong chờ cây lớn từng ngày.
Bổ sung câu hỏi 3:
CH: Từ khổ thơ thứ tư còn có thể thay bằng từ gì?
Sung sướng
Niềm vui
Vinh dự
TUẦN 32
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 26 tháng 4 năm 2010
Môn: Toán
Bài: Luyện tập chung
NỘI DUNG BỔ SUNG
Bổ sung bài tập: Trò chơi “ Rung chuông vàng”
 Bài 1: ( 98725 – 87561 ) x 3 = 
 A. 32493 B. 39432 C. 33492 D. 34293
 ( 67848 + 8764) : 4 = 
 A. 19153 B. 19513 C. 19531 D. 15953
 78468 : 6 x 5 = 
 A. 65380 B. 65390 C. 65391 D. 65370
Bài 2: 5 tá chén cơm gồm có 60 cái chén. Hỏi 8 tá chén ăn cơm gồm có bao nhiêu cái chén?
 A. 12 cái chén B. 96 cái chén C. 300 cái chén D. 480 cái chén

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_chuong_trinh_ca_nam.doc