Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thu Hà

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thu Hà

Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( 8’ )

 Mục tiêu : Học sinh biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.

 Cách tiến hành :

- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống.

 Tình huống 1 : Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn Tuấn ?

 Tình huống 2 : Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu ?

 Tình huống 3 : Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch làm ồn Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó ?

 Tình huống 4 : Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3. nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì ?

- Giáo viên cho các nhóm thảo luận

 

doc 42 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 13
Thø hai ngµy 29 th¸ng 11 n¨m 2010 
§¹o ®øc: TÝch cùc tham gia viÖc líp viÖc tr­êng (T2)
I/ Mục tiêu : Nh­ tiÕt 1
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 1 ) ( 4’ )
Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ
Cho học sinh nhận xét 
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Tích cực tham gia việc lớp, việc trường ( tiết 2 ) ( 1’ )
Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( 8’ ) 
Mục tiêu : Học sinh biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.. 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống.
Tình huống 1 : Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn Tuấn ?
Tình huống 2 : Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu ?
Tình huống 3 : Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch làm ồn  Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó ?
Tình huống 4 : Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8 tháng 3. nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì ?
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên kết luận : 
Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối. 
Em nên xung phong giúp các bạn học.
Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.
Hoạt động 2 : Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường ( 9’ )
Mục tiêu : tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên nêu yêu cầu : các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia. 
Giáo viên cho mỗi tổ cử một đại diện đọc các phiếu cho cả lớp cùng nghe.
Giáo viên sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện theo các nhóm công việc đó.
Kết luận chung : tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh.
Hát
Học sinh đọc
Học sinh thực hành cả lớp
Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm lên trình bày. 
Cả lớp thảo luận, phân tích mặt hay, mặt tốt và mặt chưa hay, chưa tốt của mỗi cách giải quyết.
Học sinh xác định những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng và mong muốn được tham gia, ghi ra tờ giấy nhỏ và bỏ vào chiếc hộp chung của lớp.
Đại diện mỗi tổ đọc 
Các nhóm học sinh cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiết 1)
______________________________________________
To¸n: So s¸nh sè bÐ b»ng mét phÇn mÊy sè lín
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức:
Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
Áp dụng đê giải toán có lời văn
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện tính nhanh, chính xác
Thái độ:
Học sinh ham thích học tập môn toán, tích cực tham gia vào hoạt động học tập
II/ Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ ghi nội dung bài 1,3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 2’ )
Gv cho hs mỗi dãy hỏi đố nhau về bảng chia 8
- Gv nhận xét
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Đọc, viết so sánh các số có ba chữ số ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn 
Giáo viên nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB
phân tích bài toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Gv cho hs thảo luận nhóm đôi để vẽ đoạn thẳng AB và CD
Gv cho hs lên bảng vẽ
GV cho hs thảo luận nhóm đôi tiếp tục tìm xem đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB
GV gọi 1 hs lên bảng trình bày
 6: 3 = 2 lần
-Nhận xét
Gv nêu: khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD (gv đưa bằng giấy có ghi câu trên)
- Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau:
- Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB
 6 : 2 = 3 lần
- Trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD
- Ghi tựa bài lên bảng
- Gv nêu bài toán: Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ
- Gv hỏi
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gv cho hs thực hiện trên nháp
- Gv cho hai dãy thi đua lên bảng điền vào bài
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
Vậy tuổi con bằng  tuổi mẹ
 Đáp số: 
- Gv chốt lại cách trình bày bài giải như trên
- Gv nêu: bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành
Bài 1 : Yêu cầu hs đọc dòng đầu tiên của bảng
GV hỏi: 8 gấp mấy lần 2
- Vậy 2 bằng 1 phần mấy của 8
Gv chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu hs làm bài theo nhóm
Gv nhận xét
Bài 2: 
Gv gọi hs đọc đề bài
Gv hỏi: 
Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Muốn biết số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới ta làm thế nào?
Cách giải bài này tương tự giống bài nào?
Yêu cầu hs làm bài
Chữa bài
Bài 3: ( Cét a, b )
Gv gọi hs đọc đề bài
Gv yêu cầu hs làm bài nêu kết quả làm bài
Gv nhận xét
Gv hỏi: Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm như thế nào?
GV Nhận xét 
hát
- Cá nhân
- Hs mỗi dãy hỏi đố nhau các phép tính bất kì không trùng nhau
( 10’ )
2 hs đọc
Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm
Đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB
Hs thảo luận nhóm đôi vẽ đoạn thẳng AB và CD vào tấm bìa
Hs lên bảng thực hiện
 Bạn nhận xét
Hs thảo luận nhóm đôi và tính
Hs trình bày nêu: độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB
Hs tính và điền số 3 vào giấy in sãn
HS nhắc lại
HS nhắc lại cá nhân
HS đọc cá nhân 2 em
Bài toán cho biết mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi
Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ
Hs thực hành tính
Mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua dạng tiếp sức( 2 dãy làm bài giống nhau xem dãy nào tính nhanh và đúng trước)
Nhận xét
HS đọc: số lớn, số bé, số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn
8gấp 4 lần 2
2 bằng 1/4 của 8
Hs làm bài theo nhóm
Hs các nhóm tham gia sửa bài 
Hs nhận xét 
Hs đọc
Găn trên có 6 quyển sách, ngăn dưới có 24 quyển sách
Hỏi số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới ?
Muốn biết số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới ta phải biết số sách ở ngăn dưới gấp mấy lần số sách ở ngăn trên
Hs trả lời
Cả lớp làm bài vào vở bài tập, 2 hs ở 2 dãy làm bảng
Hsđọc
Hs thực hành làm trên vở nối tiếp nêu 
Muốn so sánh số bé băng một phần mấy của số lớn trước tiên ta tìm số lớn gấp mấy lần số bé, dựa vào đó ta tìm số bé bằng một phần mấy số lớn
5) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Làm tiếp các bài tập trong SGK
Chuẩn bị : Luyện tập
___________________________________________________
TËp ®äc: Ng­êi con cña T©y Nguyªn
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
- Đọc đúng các từ khó: bok pa, càn quét, trên tỉnh, làm rẫy giỏi lắm
- Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
- Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó: bok, càn quyét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người thượng
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện, ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tình đoàn kết cho hs
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
- Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong chuyện
Rèn kĩ năng nghe : 
- Hs có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn
II/ Chuẩn bị :
GV : Ảnh anh hùng Núp phóng to, bảng phụ ghi rõ nội dung câu dài ở đoạn 2 , đoạn 3
HS : Đọc trước bài và tìm hiểu nội dung
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Cảnh đẹp non song
- GV gọi Hs đọc bài, TLCH cuối bài
-Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Gv đính ảnh anh hùng Núp và nói:
Các con có biết người trong ảnh là ai không? Đó chính là anh hùng Đinh Núp, người dân tộc Ba – na ở vùng núi tây Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, anh hùng Núp đã lãnh đạo dân làng Kông – hoa chiến đấu lập được nhiều chiến công lớn. Trong tiết tập đọc hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về người anh hùng này qua bài “Người con của Tây Nguyên”
Ghi bảng.
*Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15’ )
Mục tiêu : Giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Cách tiến hành
GV đọc mẫu toàn bài với giọng thong thả, chậm rãi, chú ý lời các nhân vật
Lời anh Núp: mộc mạc, tự hào
Lời cán bộ và dân làng: hào hứng, sôi nổi
Đoạn cuối: đọc với giọng trang trọng, cảm động 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu:
Gv viết bảng từ bok [ Gv đọc mẫu: boóc
Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, gv lưu ý những câu đọc liền/1 hs
Gv phát hiệt và sửa lỗi phát âm cho hs
Gv viết bảng những từ khó, dễ lẫn
Gv chia đoạn: Như SGK
Riêng đoạn 2 chia làm 2 phần
Phần 1: Núp đi đại hội  quai súng chặt hơn
Phần 2: anh nói đúng đấy
Gv gọi hs đọc từng đoạn
Lưu ý hs:
Đoạn 1: phân biệt lời anh Núp, anh Thế
Đoạn 2: Gv đính bảng câu dài:
Người kinh/người thượng/con gái/con trai/người già/người trẻ/đoàn kết đánh giặc/làm rẫy/gỉoi lắm
Đoạn 3: Lưu ý ngắt theo dấu câu
Hs đọc các từ chú giải trong SGK
Gv giải nghĩa thêm một số từ
Kêu: gọi, mời
Coi: xem, nhìn
Gv yêu cầu 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn
Hs đọc trong nhóm (nhóm 4)
4 nhóm đọc đồng thanh nối tiếp
Cả lớp đọc đồng thanh vừa phải
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ )
Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Cách tiến hành:
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? 
Chuyể ...  trò chơi nguy hiểm như leo trèo, đuổi bắt nhau. Có như vậy mới bảo vệ được mình và không gây nguy hiểm cho bản thân cũng như người xung quanh
Hoạt động 3: Xử lí tình huống(22’ )
Mục tiêu : Giúp hs biết chọn cách xử lí đúng khi thấy bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm
Chia lớp 4 nhóm
Gv cho hs hái hoa dân chủ
Mỗi em sẽ được chọn 1 hoa dành cho nhóm. Thảo luận nhóm
Nhóm 1: nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi “Đánh nhau” em sẽ làm gì?
Nhóm 2: nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi “Đá cầu” em sẽ làm gì?
Nhóm 3: nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi “Chơi chuyền” em sẽ làm gì?
Nhóm 4: nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi “Trèo tường, leo cây” em sẽ làm gì?
Gv nhận xét, cùng hs đưa ra đáp án đúng nhất
Tuyên dương những nhóm đã biết lựa chọn trò chơi lành mạnh, giải quyết đúng trong các tình huống
Gv chốt: Để việc học tập đạt kết quả tốt, các em cũng cần thư giãn chơi các trò chơi lành mạnh, rèn luyện thân thể, tránh các trò chơi nguy hiểm. Có như thế các em mới bảo vệ được mình và tránh gây tai nạn cho bạn khác nữa
Hát
Học sinh trả lời 
Hoạt động cả lớp
Học sinh có thể nêu “Mèo đuổi chuột” 
Chơi bắn bi, đọc truyện
Nhảy dây
U tìm
Đá cầu
Hs dưới theo dõi, bổ sung
Đại diện 3 – 4 nhóm đôi trình bày kết quả quan sát, thảo luận
Chơi ô quan, nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc truyện, chơi đáng vật nhau, chơi vụ
Các trò chơi gây nguy hiểm là: đánh vật nhau, con vụ
Hs dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe, ghi nhớ
Hs thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày trước lớp
Hs khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
Hs chơi
Hs dãy A, nhận xét dãy B và ngược lại
- Các nhóm nêu ý kiến
- Hs nhóm khác sẽ nhận xét cách giải quyết tình huống của nhóm bạn
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 26: Nơi bạn đang sống
_____________________________________________
To¸n: Gam
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hê giữa gam và ki lô gam
Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ
Biết thực hiện 4 phép tính cộng trừ nhân chia với số đo khối lượng
Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng
 2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, thực hành cân một vật và làm toán với số đo khối lượng
 3 Thái độ : Yêu thích và ham học toán, cẩn thận, chính xác khi cân một vật
II/ Chuẩn bị :
GV : Một chiếc cân đĩa, 1 cân đồng hồ, các loại quả cân nhỏ hơn 1kg, 1 số túi đựng gạo, muối, đường
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
Kiểm tra bảng nhân 9
Hs lên bảng sửa BT
Bài 2: 9 x 3 9 = 9 x 8 + 9 =
 9 x 4 + 9 = 9 x 9 + 9 =
Gv nhận xét chung
- Nhận xét vở HS
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Gam ( 1’ )
Muốn biết 1 vật nặng hay nhẹ bao nhiêu người ta thường làm gì?
Đơn vị đo khối lượng đã học là gì?
Gv đưa ra một chiếc cân đĩa và 1 quả cân 1kg và 1 túi đường nhẹ hơn 1kg
Thực hành cân và cho hs quan sát
So sánh khối lượng của gói đường và quả cân 1kg
Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa
Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhẹ hơn 1kg. người ta dùng các đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg, trong các đơn vị có khối lượng nhỏ hơn kg là gam
Gv ghi tựa bài
Hoạt động 1 : Giới thiệu về gam, mối quan hệ giữa gam và ki lô gam. Đọc kết quả khi cân một vật( 13’ )
Gv nói: gam là đơn vị đo khối lượng
Ghi bảng: gam viết tắt là g
 1000g = 1kg
Ngoài các quả cân 1kg, 2kg, 5kg còn có các quả cân 1g, 2g, 5g
Gv cho hs quan sát 10g, 20g, 50g
 100g, 200g, 500g
Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho hs đọc cân nặng của gói đường
Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị gam trên cân đồng hồ
Thực hành cân gói đường và một số vật khác trên cân đồng hồ và cho hs nhận xét kết quả
Cho 2 em lần lượt lên cân 1 số vật (200g, 200g +500g)
Hoạt động 2 : Thực hành ( 20’ 
Bài 1 :
Gv giảng thêm: hãy quan sát hình minh hoạ để đọc số cân của từng vật
Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam
Vì sao em biết ?
Yêu cầu hs tự làm các phần còn lại
Sửa bài: hình thức hai hoa
Gv sửa chữa, nhận xét cả lớp và tặng hoa cho các đội
Bài 2 : Hướng dẫn như bài 1
Yêu cầu hs tự làm 2 phần trong bài tập
Sửa bài: hình thức sửa miệng
-Gv nhận xét chung
Bài 3: Tính
- Cho hs đọc và nêu yêu cầu bai tập
Sửa bài, nhận xét phần làm bài của cả lớp
Gv chốt ý: Khi thực hiện các phép tính có đơn vị đo khối lượng, ta thực hiện kết quả của phép tính có đơn vị đo khối lượng, ta thực hiện kết quả nhưng kết quả có kèm đơn vị đo khối lượng bình thường
Bài 4: Cho 1 em hướng dẫn tìm hiểu đề và cách giải. Hãy đọc đề bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Gv nhận xét ,yêu cầu hs làm bài
Cho hs nhận xét bài trên bảng của bạn
Gv nhận xét, tuyên dương hs làm bài tốt
Bài 5 : 
GV cho hs đọc bài toán
 Bài cho biết gì?
 Bài hỏi gì ?
GV cho hs làm bài
 GV nhận xét
4. Củng cố, nhận xét:
Nhận xét, tuyên dương, tổng kết thi đua
Hát
Hs giữa 2 đội đố nhau về kết quả của phép nhân 9 bất kì
Hs lên bảng tính
Cân vật đó lên
- Ki lô gam
- Hs quan sát
- Gói đường nhẹ hơn 1kg
- Chưa biết
Hs nhắc lại
Hs quan sát và đọc: 1g, 2g, 5g, 10g, 20g, 50g,100g, 200g, 500g
Hs quan sát và đọc
Gói đường cân bằng 2 loại cân đều ra cung 1 kết quả
Bạn đọc kết quả trên mặt cân
Đọc yêu cầu của bài 1: đọc số cân của một vật
HS nêu
Tự làm các phần còn lại
Mỗi đội cử 2 em lên bảng điền số đúng vào chỗ trống
Lớp nhận xét
Hs đọc kết quả của bài tập, lớp nhận xét
Đọc yêu cầu bài 3: 
2 Hs làm bài trên bảng, lớp làm vở
- 1 hs hướng dẫn lớp phân tích bài toán
Lớp làm vở , 1 hs làm trên bảng
Lớp nhận xét
- HS làm bài , đọc bài làm
 Lớp nhận xét
5. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập
Làm bài tập còn lại vào buổi chiều
_________________________________________________
Thñ c«ng: C¾t d¸n ch÷ H, U( Tiết 1 )
I/ Mục tiêu : 
1Kiến thức : Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U 
2Kĩ năng : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.
3Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: cắt, dán chữ IH, U(1’ )
Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét ( 10’ )
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ H, U yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét :
+ Các chữ H, U rộng mấy ô ?
+ các Chữ H và chữ U có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa trái , nửa phải trùng khít nhau
+ Gv dùng mẫu chữ gấp đôi theo chiều dọc
 Hoạt động 2 : Gv hướng dẫn mẫu( 14’ )
Bước 1 : Kẻ chữ H, U
+ Gv treo bảng quy trình lên bảng
+ Gv hướng dẫn
+ Lật mặt sau tơ giấy thủ công kẻ 2 hình chữ nhaat có chiều dài 5 ô rộng 3 ô
+ Chấm các điểm đánh dẫu hình chữa H, U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó kẻ theo các đường đã đánh dấu. Riêng đối với chữ U cần vẽ các đường lượn góc
Bước 2 : Cắt chữ H, U .
+ Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa cho mặt trái ra ngoài, cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U
+ Mở ra được chữ H, U như mẫu
Bước 3 : Dán chữ H, U.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ H, U theo các bước sau :
+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn
+ Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng 
Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán.
 Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U và nhận xét
Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ U,H theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. 
Các chữ H, U rộng 1 ô.
Chữ H và chữ U có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau.
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
- HS quan sát
- 2 hs nêu
- HS thực hành
- HS trình bày sản phẩm
4.Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ H, U (tt)
Nhận xét tiết học
__________________________________________________________
Sinh ho¹t: Häp líp TuÇn 13
 I - Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được những ưu điểm và hạn chế của bản thân, của lớp trong tuần và phương hướng hoạt động trong tuần tới.
Thực hiện tốt các hoạt động tuần tới.
 II . Nhận xét các hoạt động trong tuần:
Các tổ trưởng báo cáo kết quả các hoạt động của tổ trong tuần.
Lớp trưởng và ban cán sự lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên nhận xét chỉ rõ ưu điểm và hạn chế.
	Ưu điểm 
 Hạn chế
 - Học sinh nêu phương hướng khắc phục hạn chế trong mỗi hoạt động.
 - Giáo viên khen những học sinh chăm,ngoan.........................................................................................................................................................................................
Giáo viên nhắc nhở những học sinh chưa chăm,ngoan.........................................................................................................................................................................................................
Lớp trưởng xếp loại thứ tự từng tổ theo hoạt động trong tuần.
Tổ  .. , Tổ .. , Tổ .. , Tổ..
Các hoạt động tuần tới:
Giáo viên triển khai các hoạt động tuần tới: Thực hiện tốt các nội quy của lớp, của trường; Duy trì nề nếp; Giúp bạn tiến bộ; Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm; Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; Vừa học vừa ôn tập củng cố kiến thức
Lớp trưởng và ban cán sự lớp phân công công việc cho các tổ, các thành viên cho tuần tới.
Dặn dò: Thực hiện tốt các hoạt động tuần tới
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_13_nguyen_thu_ha.doc