I/ Mục tiêu :
A. Tập đọc :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Nắm được nghĩa của các từ mới: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu củangười Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
Tuần 21 : Ngày soạn : 23/01/2010 . Ngày dạy : Thứ hai, ngày 01/02/2010 Tập đọc – Kể chuyện ( 2 tiết ) I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,... - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Nắm được nghĩa của các từ mới: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu củangười Trung Quốc và dạy lại cho dân ta. Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : - Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : - Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : Tranh minh hoạ theo SGK, sản phẩm thêu , bảng phụ viết sẵn câu, đoạn 3 HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : Bài cũ : Chú ở bên Bác Hồ Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? + Khi Nga nhắc đến chú , thái độ của ba và mẹ ra sao ? + Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. Giáo viên giới thiệu : chủ điểm Sáng tạo là chủ điểm ca ngợi sự lao động, óc sáng tạo của con người, về trí thức và các hoạt động của trí thức. Bài đọc mở đầu chủ điểm giải thích nguồn gốc thêu của nước ta, ca ngợi sự ham học, trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam. Giáo viên cho học sinh xem một sản phẩm thêu và giúp học sinh biết đây làmột nghề rất tinh xảo đòi hỏi người làm nghề này phải rất chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên nhẫn và có óc thẩm mĩ Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Ông tổ nghề thêu”. Ghi bảng. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài Mục tiêu : Giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. GV đọc mẫu toàn bài GV đọc diễn cảm: giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4, 5. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? + Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, Vua đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi : + Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ? Giáo viên giải thích thêm: “Phật trong lòng” tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn bức tượng. + Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ? + Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 5 và hỏi : + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ? + Nội dung câu chuyện nói điều gì ? Giáo viên chốt: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu củangười Trung Quốc và dạy lại cho dân ta. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại Mục tiêu : Giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn: giọng chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung,tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu : Giúp học sinh đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện và kể lại một đoạn của câu chuyện. Giáo viên nêu nhiệm vu : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên nhắc học sinh: đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung. Giáo viên cho học sinh đọc thầm, suy nghĩ và làm bài Cho học sinh nối tiếp nhau đặt tên cho đoạn 1, sau đó là các đoạn còn lại. Giáo viên viết lại tên truyện học sinh đặt đúng, hay. Giáo viên cho 5 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu : Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ? Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ? Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Củng cố : ( 2’ ) Giáo viên: qua giờ kể chuyện, các em đã thấy: kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát Học sinh quan sát Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. - HS nối tiếp đọc theo đoạn 1 lượt Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào. Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức tướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng. Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng. Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu - HS luyện đọc Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Học sinh nêu Học sinh đọc thầm và làm bài Học sinh nối tiếp nhau đặt tên. Đoạn 1: Cậu bé ham học / Cậu bé chăm học / Lòng ham học của cậu bé Trần Quốc Khái / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái Đoạn 2: Thử tài / Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam / Thử tài sứ thần nước Việt / Đứng trước thử thách Đoạn 3: Tài trí của Trần Quốc Khái / Học được nghề mới / Không bỏ phí thời gian / Hành động thông minh Đoạn 4: Xuống đất an toàn / Hạ cánh an toàn / Vượt qua thử thách / Sứ thần được nể trọng / Vua Trung Quốc rất trọng vọng sứ thần Việt Nam Đoạn 5: Truyền nghề cho dân / Dạy nghề thêu cho dân / Người Việt có thêm một nghề mới 5 học sinh lần lượt kể Học sinh kể chuyện theo nhóm. Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. CHỮ KÍ BGH Ngày soạn : 30/01/2010 . Ngày dạy : Thứ ba , ngày 02/02/2010 Chính tả ( nghe – viết ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài Ông tổ nghề thêu. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng tr/ch ; dấu hỏi/dấu ngã. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : Bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : gầy guộc, lem luốc, tuốt lúa, suốt ngày. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài Ông tổ nghề thêu. Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng tr/ch ; dấu hỏi/dấu ngã. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu: Giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài Ông tổ nghề thêu ( 20’ ) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn văn có mấy ... ọc sinh lắng nghe Chia thành các nhóm, nhận tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Tôn trọng khách nước ngoài ( tiết 2 ) Ôn Tập làm văn GV tiếp tục giúp cho học sinh biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo ( thầy giáo ) theo mẫu đã cho Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo Giáo viên giải thích : + Báo cáo này có phần quốc hiệu: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và tiêu ngữ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc + Có địa điểm, thời gian viết: Gò Vấp, ngày 28 tháng 01 năm 2005 + Tên báo cáo: Báo cáo của tổ, lớp, trường nào. + Người nhận báo cáo: Kính gửi cô giáo ( thầy giáo ) lớp Ba 1 Giáo viên nhắc học sinh: điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng. Cho học sinh viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động và gọi một số học sinh đọc báo cáo. Giáo viên chấm điểm và tuyên dương Học sinh đọc Cá nhân . Học sinh lắng nghe Học sinh viết vào vở. Cả lớp nhận xét và bổ sung Ôn Chính tả GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr / ch hoặc hỏi / ngã Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Trí thức là những người chuyên làm các công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động chân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đang đem hết trí tuệvà sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta. Nhận xét Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Trên ruộng đồng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ở đâu, ta cũng gặp những trí thức đang lao động quên mình. Các kĩ sư nông nghiệpnghiên cứu giống lúa mới, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các kĩ sư cơ khí cùng công nhân sản xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xã hội. Các bác sĩ chữa bệnh cho dân. Nhận xét Điền vào chỗ trống : tr hoặc ch Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm : Toán I/ Mục tiêu : 1.Kiến thức: giúp học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng,năm. 2.Kĩ năng: học sinh biết được một năm có 12 tháng, biết tên gọi các tháng trong một năm, biết số ngày trong từng tháng, biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm ) nhanh, chính xác. 3.Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : 1.GV : tờ lịch năm 2005 2.HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Khởi động : ( 1’ ) 2.Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3.Các hoạt động : Giới thiệu bài: Tháng - năm ( 1’ ) Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Giáo viên treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu: “Đây là tờ lịch năm 2005. lịch ghi các tháng trong năm 2005; ghi các ngày trong từng tháng” Giáo viên cho học sinh quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách và nêu câu hỏi: + Một năm có bao nhiêu tháng ? Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng: tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười một, tháng Mười hai Gọi học sinh nhắc lại Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phần lịch tháng Một trong tờ lịch năm 2005 rồi hỏi: + Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? GV viết Tháng 1 có 31 ngày lên bảng Tương tự, Giáo viên cho học sinh nêu rồi ghi lần lượt số ngày của từng tháng lên bảng Riêng đối với tháng 2, sau khi học sinh xem lịch năm 2005 và nêu tháng hai có 28 ngày, Giáo viên lưu ý học sinh tháng hai năm 2005 có 28 ngày, nhưng có năm tháng 2 có 29 ngày, như năm 2004. Vì vậy, tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. Cho học sinh nhắc lại số ngày trong từng tháng Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết được một năm có 12 tháng, biết tên gọi các tháng trong một năm, biết số ngày trong từng tháng, biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm ) nhanh, chính xác Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: GV gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài GV gọi HS đọc bài làm của mình GV Nhận xét Bài 2: Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 7 năm 2005 GV gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh theo dõi Học sinh quan sát Một năm có 12 tháng Cá nhân Tháng 1 có 31 ngày HS đọc. HS làm bài HS thi đua sửa bài HS đọc. HS làm bài HS thi đua sửa bài Học sinh nêu Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Luyện tập GV nhận xét tiết học. Mĩ thuật I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc(giới hạn ở các lọai tượng tròn) Kĩ năng: học sinh có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp. Thái độ : Yêu thích giờ tập nặn II/ Chuẩn bị : GV : 1 vài pho tượng thạch cao, ảnh các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của ViệtNam và thế giới. HS : Giấy vẽ hoặc vở tâp vẽ, một vài bức tượng nhỏ. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Vẽ tranh đề tài ngày tết hoặc lễ hội( 4’ ) GV nhận xét bài vẽ của học sinh Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Tìm hiểu về tượng( 1’ ) Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết về kiểu dáng và chất liệu của các lọai tượng Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Gv cho hs quan sát tranh hoặc tượng thật để và tóm tắt: + Anh chụp các pho tượng thật nên ta chỉ nhìn thấy một mặt như tranh +Các pho tượng này hiện đang được trưng bày ở bảo tàng mĩ thuật Việt Nam (HN) hoặc ở trong chùa.Tượng có thể nhìn thây ở các phía(trước, sau, nghiêng) vì người ta có thể đi vòng quanh tượng để xem Giáo viên yêu cầu hs quan sát hình ở vở tập vẽ và đặt câu hỏi để hs thảo luận + Hãy kể tên các pho tượng. + Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ? + Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng? - Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh: +Tượng rất phong phú về kiểu dáng: có tượng trong tư thế ngồi, có tượng đứng, tượng chân dung. +Tượng cổ thường đặt ở những nơi tôn nghiêm như : đình ,chùa, miếu mạo + Tượng mới thường đặt ở công viên,cơ quan, bảo tàng, quảng trường, trong các triển lãm mĩ thuật. + tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá( 8’ ) Mục tiêu : Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học Phương pháp : giảng giải Giáo viên động viên tiết học của lớp, khên ngợi học sinh phát biểu ý kiến Dặn dò hs quan sát các pho tượng thường gặp Nếu có điều kiện mua một vài bức tượng thạch cao(hoặc tượng bằng sứ) trang trí góc học tập Hát Học sinh theo dõi Học sinh quan sát Hs thảo luận Đá, gỗ, thạch cao, gốm Hs lắng nghe Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Vẽ trang trí “ Vẽ màu vào dòng chữ nét đều” GV nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết nêu được chức năng của thân cây. Kĩ năng : HS kể ra những ích lợi của một số thân cây. Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 80, 81 trong SGK. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Thân cây ( 4’ ) Giáo viên cho học sinh kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Thân cây ( tiếp theo )( 1’ ) Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp ( 7’ ) Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây. Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2, 3 trang 80 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: + Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ? + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ? Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng đê nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. Giáo viên nêu các chức năng khác của thân cây: nâng đỡ, mang lá, hoa, quả Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm ( 7’ ) Mục tiêu : Kể ra được những lợi ích của một thân cây đối với đời sống của người và động vật. Phương pháp : thực hành, thảo luận Cách tiến hành : Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: + Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật. + Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ, + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng Hát Học sinh kể tên Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 43 : Rễ cây. Rèn chữ viết GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa O, Ô, Ơ cỡ nhỏ Cho học sinh viết : Ông Ích Khiêm Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở.
Tài liệu đính kèm: