Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 (Buổi chiều)

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 (Buổi chiều)

Luyện tiếng việt:

Tập làm văn :KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

I/ Mục tiêu:

 - Cho HS ôn lại Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật .Kể được một vài nét nổi bật của buổi diễn nghệ thuật theo goẹi ý trong SGK.

 - Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng7câu ) .

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Một số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật

III/ Hoạt động dạy và học: 33

1/ Giới thiệu bài:

2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :

a- Bài tập 1 : HS đọc lại yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý

 - Em định kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật nào ?

 - Buổi biểu diễn đó do ai tổ chức ? Tổ chức ở đâu ? Khi nào ?

 - Em đi xem một mình hay cùng đi xem với ai ?

 - Quang cảnh nơi biểu diễn ? .

 - Em thích nhất tiết mục nào ? Vì sao ?

 + Mời 1 HS làm mẫu . Ví dụ : Kể về 1 buổi biểu diễn xiếc.

 + Một vài HS thi kể. GV nhận xét nhanh lời kể từng em để cả lớp rút kinh nghiệm .

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 (Buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều Tuần 24
Thứ 2 ngày 1 tháng 3 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Tập làm văn :Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
I/ Mục tiêu: 
 - Cho HS ôn lại Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật .Kể được một vài nét nổi bật của buổi diễn nghệ thuật theo goẹi ý trong SGK.
 - Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng7câu ) .
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Một số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
a- Bài tập 1 : HS đọc lại yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý
 - Em định kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật nào ?
 - Buổi biểu diễn đó do ai tổ chức ? Tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
 - Em đi xem một mình hay cùng đi xem với ai ?
 - Quang cảnh nơi biểu diễn ? .......
 - Em thích nhất tiết mục nào ? Vì sao ?
 + Mời 1 HS làm mẫu . Ví dụ : Kể về 1 buổi biểu diễn xiếc.
 + Một vài HS thi kể. GV nhận xét nhanh lời kể từng em để cả lớp rút kinh nghiệm .
b- Bài tập 2 : Một HS đọc lại yêu cầu bài
 - GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu, thể hiện được sự thích thú khi xem biểu diễn.
 - HS viết bài, GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
 - Một số HS đọc bài- GV chấm điểm 1 số bài viết.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
 - GV nhận xét bài viết của HS.
 --------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể:
 Bài 5: Rửa mặt.
I/ Mục tiêu:
- Nêu được khi nào cần phải rửa mặt.
- Kể ra những thứ có thể rửa mặt.
- Biết rửa mặt đúng cách.
- Có ý thức giữ cho khuôn mặt sạch sẽ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh VSCN số 7(1 tranh).
- Chậu ,gáo, xà bông, khăn mặt(mỗi HS một khăn riêng).
III/ Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: 17’. Rửa mặt hợp vệ sinh.
Mục tiêu: -Nêu được khi nào cần phải rửa mặt.
- Xác định điều kiện cần có để rửa mặthợp vệ sinh.
Đồ dùng:
- Tranh VSCN số 7(1 tranh).
Cách tiến hành.
-Bước 1:
- Cả lớp hát bài hát: “Meo meo rửa mặt như mèo”.
- Để giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ chúng ta phải làm gì? ( không bôi bẩn vào mặt, rửa mặt...)
-Bước 2:
- GV treo tranh vẽ rửa mặt và nêu câu hỏi.
- Chúng ta cần rửa mặt khi nào?
- Để rửa mặt hợp vệ sinh,cần phải có những gì?
Kết luận:
- Rửa mặt ít nhất 3 lần 1 ngày vào các buổi sáng, trưa ,tối.
- Rửa mặt bằng khăn mặt riêng với nước sạch dưới vòi nước hoặc chậu sạch.
- Rửa mặt xong ,giặt sạch khăn và phơi khăn ra nắng thường xuyên.
Hoạt động 2: 18’. Thực hành rửa mặt.
Mục tiêu:
- HS biết cách rửa mặt và thực hiện việc rửa mặt sạch sẽ hàng ngày.
Đồ dùng.
-Chậu ,gáo, xà phòng, khăn mặt(mỗi HS một khăn riêng).
Cách tiến hành.
Bước 1:
- GV làm mẫu cách rửa mặt sạch theo các bước sau cho cả lớp quan sát.
1- Rửa tay sạch trước khi rửa mặt.
2- Làm cho khăn mặt ướt dưới vòi nước chảy hoặc cho vào chậu.(mỗi người có một khăn riêng)
3- Vò khăn ,vắt nhẹ cho bớt nước,dùng khăn rửa mặt.
4- Trải khăn lên lòng bàn tay,lau 2 mắt trước (lau từ hốc mắt ra)sau đó lau 2 má,trán,cằm,mũi,quanh miệng.
5- Vò khăn lần 2 ,vắt bớt nước lau cổ ,gáy,lật mặt khăn ngoáy 2 lỗ tai,vành tai,cuối cùng dùng 2 góc khăn ngoáy 2 lỗ mũi(các bộ phận này tiết nhiều chất bẩn nên phải lau sau)
6- Giặt khăn bằng xà phòng và giũ lại bằng nước sạch.
7- Phơi khăn ra chỗ thoáng.
-Bước 2:
- Học sinh thực hành rửa mặt theo nhóm.
-Bước 3:
- GV mời một vài em lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem.GV uốn nán từng động tác.
- GV cùng cả lớp nhận xét .
Kết luận:
- Rửa mặt hợp vệ sinh thường xuyên phòng được bệnh mắt hột,đau mắt đỏ,mụn nhọt...làm cho da dẻ sạch sẽ,xinh tươi.
 --------------------------------------------------------
Luyện toán.
Luyện tâp.
I/ Mục tiêu: Giúp HS.
- Có kỹ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). 
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải bài toán. 
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: BT 1, 2, 3, 4 .
- HS đọc yêu cầu BT, GV giải thích thêm.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài:
 a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính.
 1204 : 4 2409 : 6 2524 : 5 4224 : 7 - Củng cố cho HS đặt tính rồi thực hiện phép tính. Các trường hợp chia hết và chia có dư, thương có chữ số không ở hàng chục.
- GV nhấn mạnh: Từ lần chia thứ 2, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi tiếp tục chia.
b- Bài 2: dành cho HS khá,giỏi. Cho HS đọc yêu cầu bài .Tìm X .
 a) X x 4 = 1608 b) X x 9 = 4554 c) 7 x X = 4942
- HS nhắc lại cách tìm một thừa số trong một tích. 3 HS lên bảng chữa bài.
c- Bài3 : Cho HS đọc yêu cầu bài .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở gọi 1 Hs lên bảng giải. Cả lớp cùng Gv nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 Giải:
 1 hàng có số vận động viên là:
 1024 : 8 = 128(người)
 Đáp số: 128 người.
d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở gọi 1 Hs lên bảng giải. Cả lớp cùng Gv nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 Giải:
 1/3 số chai dầu đã bán là:
 1215 : 3 = 405 (chai)
 Số dầu còn lại là:
 1215 – 405 = 810(chai)
 Đáp số: 810 chai.
III/Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể:
 ÔN: Trò chơi .Kéo cưa lừa xẻ.
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại trò chơi Kéo cưa lừa xẻ. HS tham gia chơi tương đối chủ động ,tích cực.
II/ Địa điểm : Trên sân trường.
III/ Lên lớp.33’
1/ Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
A/ GV hướng dẫn lại luật chơi.
- Mỗi đôi hai người phải cân sức ,dùng sức mạnh để kéo bên kia ngã về phía mình.Bên nào để mình ngã về bên kia là thua. 
- Hai người ngồi xuống tay bốn tay nắm chặt vào nhau .
- GV hô bắt đầu hai người vừa hát câu ca dao vừa kéo :
 Kéo cưa lừa xẻ
 Ông thợ nào khoẻ
 Về ăn cơm vua
 Ông thợ nào thua
 Về bú tí mẹ
- Hát câu ca dao cho đến khi một trong hai người bị ngã về phía bên kia là người thua cuộcKéo bao kéo , bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được
- Thua bị phạt (do lớp chọn nội dung) cò hoặc hát,múa.......
- HS tiếp tục chơi GV theo dõi.
VI/ Cũng cố – dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học. 
 -------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 2 tháng 3 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Tập đọc- Kể chuyện :ÔN: Đối đáp với Vua
I/ Mục tiêu: 
A/ Tập đọc.
 - Cho HS ôn lại bài Tập đọc – Kể chuyện Đối đáp với vua. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 
B/ Kể chuyện:
 - Biết sắp xếp các tranh(SGK)cho đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ truyện
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
Tập đọc.
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc :
 - GV đọc toàn bài
 - Đọc từng câu : HS đọc nối tiếp câu.
 - Đọc từng đoạn trước lớp : 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cao Bá Quát đã đối lại như thế nào?
3/ Luyện đọc lại:
 - GV đọc đoạn 3. Sau đó hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
 - Một số HS thi đọc đoạn văn.
 - Một HS đọc cả bài.
Kể chuyện. 
1/ GV nêu nhiệm vụ:
 Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn của truyện rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện.
a- Sắp xếp tranh: 
b- Kể lại toàn bộ câu chuyện:
 - 4 HS dựa vào 4 tranh, kể lại câu chuyện (kể nối tiếp).
 - 1, 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất.
VI/ Củng cố dăn dò. 2’
 - Hỏi : em biết những câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau.
 - Nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------
Luyện toán .
Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: Giúp HS.
- Biết nhân ,chia số có bốn chữ số .
- Vận dụng phép dụng giải bài toán có hai phép tính. 
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: 1, 2, 4 . 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT, GV hướng dẫn giải thích thêm.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài:
 a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Số?
523 x 3 =
402 x 6 =
1017 x7 =
1207 x 8 =
1569 : 3 =
2412 : 6 =
7119 : 7 = 
9656 : 8 =
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Gọi HS chữa miệng 
( đọc kết quả phép nhân theo nhóm).
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính.
 1253 : 2 2714 : 3 2523 : 4 3504 : 5
- Cũng cố kỹ năng thực hiện phép tính chia hết và chia có dư.
Cho HS nhắc lại: Từ lần chia thứ 2 nếu SBC bé hơn SC thì viết 0 ở thương rồi thực hiện các bước tiếp theo .
c- Bài 3: Củng cố giải toán 2 phép tính.
- Cho HS đọc yêu cầu bài .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở gọi 1 Hs lên bảng giải. Cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 Giải:
 Bảy hàng có số vận động viên là.
 171 x 7 = 1197 (vận động viên)
 Một hàng có số vận động viên là.
 1197 : 9 =133(vận động viên)
 Đáp số: 133 vận động viên.
d- Bài 4: Củng cố về giải toán: Tính chu vi hình chữ nhật.
 + Tìm chiều ruộng : (234 : 3 = 78 (m)
 + Tìm chu vi ( 234 + 78 ) x 2 = 624 (m)
III/Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------------
Chính tả (nghe viết).
Đối đáp với vua.
I/ Mục tiêu: 
- Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thứic bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập( 2)a/b ,hoặc bài tập (3) a/b.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’. 1 Hs đọc cho các bạn viết 4 tiếng bắt đầu bằng l/n.
 Lim dim, nằm im, cái nồi , mắt lá.
 - GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết :
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn 1 lượt, 2 HS đọc lại.
 Hỏi: Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?
- HS tập viết chữ dễ mắc lỗi.
 Truyền lệnh, vùng vẫy, hốt hoảng, leo lẻo.
b- GV đọc bài cho HS viết.
c- Chấm, chữa bài.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : HS làm bài tập 2a/b. 3a/b (vào vở).
* Chữa bài:
a- Bài 2:
 a: sáo - xiếc.
 b: mõ – vẽ.
b- Bài 3: mời 4 HS lên bảng viết nhanh lời giải.
 - 1 HS đọc lại lời giải:
 a)- Bắt đầu bằng S : san sẻ, xe sợi, so sánh ,soi đuốc...
 - Bắt đầu bằng X: xé vải, xào rau, xới đất, xơi cơm, xê xịch,....
 b)- 3 nhóm thi tiếp sức, mỗi em tiếp nối nhau viết từ mình tìm
 - Có thanh hỏi: nhổ cỏ, ngủ ,kể chuyện, đảo thóc,trổ tài....
 - Có thanh ngã: gõ, vẽ, nỗ lực, đẽo cày, cõng em,...
IV/Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 3 tháng 3 năm 2010.
 Luyện tiếng việt: 
 Luyện từ và câu.ÔN.Từ ngữ về nghệ thuật- Dấu phẩy.
I/ Mục tiêu: 
- Cho HS ôn lại Từ ngữ về nghệ thuật ,dấu phẩy. Nêu được một số từ về nghệ thuật. 
- Biết đặt đúng dấu phẩyvào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 2 từ giấy khổ to để làm BT1, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
a- Bài 1:
- Cho 1 HS đọc lại yêu cầu BT.
- Hỏi : BT yêu cầu chúng ta tìm những từ ngữ như thế nào?
 (Từ chỉ người hoạt động nghệ thuật, chỉ các hoạt động nghệ thuật và các môn nghệ thuật)
- HS suy nghĩ tự làm bài vào vở .
- Nhận xét kết quả bài làm của HS.
 (1) (2) (3)
Nhà văn, nhà thơ, hoạ sỹ sáng tác, viết văn Thơ ca, điện ảnh
nhà soạn kịch, diễn viên làm thơ, vẽ, biểu diễn. kịch nói, chèo, tuồng.
b- Bài 2: Cho HS đọc lại yêu cầu BT.
- BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình, đọc cả dấu phẩy.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- HS tập đặt 5 câu với 5 từ ở BT 1.
 -------------------------------------------------
 Luyện toán.
Làm quen với chữ số La Mã.
I/ Mục tiêu: giúp HS:
- Bước đàu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết “ thế kỉ XX, thế kỉ XXI” ).
II/ Đồ dùng dạy học:
- 1 đồng hồ (loại to) có ghi số La Mã.
III/ Hoạt động dạy và học:33’
2/ Thực hành: BT 1, 2, 3,4 .
- HS đọc yêu cầu BT, GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm BT vào vở.
*Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Nối theo( mẫu) .HS nối các chữ số La Mã với các số tương ứng .
b- Bài 2: - Củng cố cách sắp xếp các số La Mã theo thứ tự từ bé-> lớn, từ lớn ->bé. Củng cố cách viết số La Mã.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài .Đồng hồ chỉ mấy giờ? HS tập xem đồng hồ ghi bảng chữ số La Mã.
d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài.Với 4 que diêm có thể xếp thành các số La Mã nào? Hãy viết các số đó.
- Cho HS chơi trò chơi.
- Với 4 que diêm đó tổ nào xếp được nhiều ,nhanh tổ đó thắng.
- Củng cố cách viết số La Mã.
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------
 Tự học:
 Luyện viết bài : Đồng hồ báo thức. 
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài : Đồng hồ báo thức.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn.. 
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
-GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------ 
Thứ 5 ngày 4 tháng 3 năm 2010.
Thể dục :
Ôn: Nhảy dây 
Trò chơi: Ném bóng trúng đích.
 --------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 5 tháng 3 năm 2010.
 Luyện tiếng việt:
 Tập viết :Ôn chữ hoa R
I/ Mục tiêu: 
- Cho HS ôn lại chữ hoa R.Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R(1 dòng), Ph, H(1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang(1 dòng) và câu ứng dụng :Rủ nhau đi cấy .....có ngày phong lưu(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu, chữ tên riêng.
III/ Hoạt động dạy và học:33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn viết :
a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài
- GV viết mẫu chữ R, kết hợp nhắc lại cách viết .
- HS tập viết trên bảng con: R, P
b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên địa danh )
 - HS đọc từ ứng dụng : 
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đoc câu ứng dụng : 
Rủ nhau đi cấy, đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
- HS tập viết trên bảng con : Rủ , Bây giờ
3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu :
 + Các chữ R: 1 dòng ; Chữ T và S :1 dòng
 + Viết tên riêng : Phan Rang : 1 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4/ Chấm , chữa bài.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét bài viết của HS.
 ------------------------------------------------------------
Luyện toán :
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Cho HS ôn lại cách đọc , viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số que diêm, đồng hồ.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập :
 a- Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết theo(mẫu).Cũng cố cách viết chữ số La Mã.
b-Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bàiVẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
- HS quan sát mặt đồng hồ trong VBT để vẽ thêm kim phútđể đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
c-Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Đúng ghi Đ,sai ghi S.
a)Nhận biết cách viết đúng, sai ( Đ, S ).
b)Cho HS dùng 5 que diêm có thể xếp được những số La Mã nào.
- Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Dùng 6 que diêm có thể xếp thành số chín(số La Mã) sau đó nhấc 2 que diêm rồi xếp lại để được số bốn,số mười một. 
- 3 HS lên bảng thi xếp nhanh.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------
	Hoạt động tập thể :
 Vệ sinh trường lớp.
I/ mục tiêu: 
- HS biết làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh lớ học. Hoạt động tập thể :
 Vệ sinh trường lớp.
I/ mục tiêu: 
- HS biết làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh lớ học.
- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
II/ Đồ dùng.
- Chổi, dẻ lau, sọt rác, xúc rác.
III/Các hoạt động dạy học.
A/ Bài cũ:5’:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B/ Bài mới :28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm vệ sinh.
- Quét nhà dùng đến dụng cụ gì?
- Lau cửa, tủ. Cần đến dụng cụ gì?
- Nhặt rác cần đến dụng cụ gì?
+)Giáo viên chia nhóm theo dụng cụ:
- Nhóm 1: Quét nhà.
- Nhóm 2:Lau cửa, tủ, bảng.
Nhóm 3: Nhặt rác xung quanh trường lớp.
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm.
IV/ Cũng cố - dặn dò:2’.
- Vì sao cần phải vệ sinh trường , lớp?
- Muốn trường lớp sạch đẹp ta phải làm gì?
 -------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_24_buoi_chieu.doc