Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Phan Thị Xuân Thảo

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Phan Thị Xuân Thảo

a. Giáo viên đọc toàn bài

- Học sinh luyện đọc câu

- Học sinh luyện đọc đoạn : chia 4 đoạn

- Hướng dẫn cách đọc từng đoạn

- Giải nghĩa từ chú giải

- Hướng dẫn ngắt câu dài :

 + Một lần, vua Minh Mạng. Thăng Long/ (Hà Nội) ngắm cảnh//

 + Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá//

 Trời nắng chang chang/ người trói người//

- Học sinh luyện đọc nhóm

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu

- Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?

- Cậu làm gì để thực hiện mong muốn đó ?

- Vì sao Cao Bá Quát muốn đối đáp ?

- Vua ra vế đối như thế nào ?

- Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?

 Giáo viên phân tích, học sinh hiểu câu đối hay : Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại.

 

doc 24 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 24 - Phan Thị Xuân Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
Ngày 
Buổi
Môn
 Tên bài dạy
HAI
6/2/12
Sáng
HĐTT
Chào cờ đầu tuần
Tập đọc
Đối đáp với vua
TĐKC
Đối đáp với vua
Toán
Luyện tập
BA
7/2/12
Sáng
Tin
Tin
Toán
Luyện tập chung 
LToán
Ôn :Luyện tập
Chiều
LMT
Chính tả
Nghe viết
Đối đáp với vua
TNXH
Hoa 
NG-AT
TƯ
8/2/12
Sáng
Toán
Làm quen với chữ số La Mã
Tập đọc
Tiếng đàn
Thủ công
L.T Việt
Ôn : Luyện từ và câu
NĂM
9/2/12
Sáng
Toán
Luyện tập
TNXH
Quả
LT&C
Từ ngữ về nghệ thuật - Dấu phẩy
SÁU
10/2/
Sáng
Toán
Thực hành xem đồng hồ
Tập viết
Ôn chữ hoa R
Chính tả
Nhớ viết
Tiếng đàn
Đạo đức
Chiều
Tập làm văn
Nghe - kể : Người bán quạt may mắn
L T Việt
Ôn Tập làm văn
HĐTT
Sinh hoạt lớp
Thứ hai, 20/2/2012
Tập đọc - Kể chuyện : ĐỐI ĐÁP VỚI VUA 
I. MỤC TIÊU : 
A. Tập Đọc : :-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ;
-Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể Chuyện :	Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, kể lại từng đoạn câu chuyện, dựa theo tranh minh họa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Tranh minh họa truyện SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	 * TẬP ĐỌC
THẦY
TRÒ
 TIẾT 1
A. Ktra bài cũ :bài "Chương trình xiếc đặc sắc"
- 2 hs đọc 	
B. Dạy bài mới :1. Giới thiệu bài : 	
2. Luyện đọc :
a. Giáo viên đọc toàn bài 
-	Học sinh luyện đọc câu
-	Học sinh đọc nối tiếp từng câu, 
-	Học sinh luyện đọc đoạn : chia 4 đoạn
-	Hướng dẫn cách đọc từng đoạn
-	Học sinh đọc nối tiếp đoạn
-	Giải nghĩa từ chú giải 
-	Học sinh đọc chú giải
-	Hướng dẫn ngắt câu dài :
	+ Một lần, vua Minh Mạng... Thăng Long/ (Hà Nội) ngắm cảnh//
	+ Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá//
	Trời nắng chang chang/ người trói người//
-	Học sinh luyện đọc nhóm 
-	Học sinh đọc đoạn trong nhóm đôi (mỗi em 2 đoạn)
-	Học sinh đọc thầm đoạn 1.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
-	Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu 
-	... ở Hồ Tây
-	Học sinh đọc thầm đoạn 2
-	Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
-	... Muốn nhìn rõ mặt vua.
-	Cậu làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
-	... Gây chuyện ầm ĩ, náo động : Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm... dẫn cậu tới.
-	HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4.
-	Vì sao Cao Bá Quát muốn đối đáp ?
-	Vì cậu xưng là học trò muốn thử tài.
-	Vua ra vế đối như thế nào ?
-	Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
-	Nước trong leo lẻo cá đớp cá
-	Trời nắng chang chang người trói người.
® Giáo viên phân tích, học sinh hiểu câu đối hay : Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại.
-	Câu đối của CBQ biểu lộ điều gì ?
-	HS trả lời : Biểu lộ sự bất bình.
® Giáo viên tóm ý : Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
 TIẾT 2
4. Luyện đọc lại
-	Giáo viên đọc đoạn 3, hướng dẫn học sinh đọc đoạn này.
-	Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 3
-	4 học sinh thi đọc đoạn 3.
-	Yêu cầu học sinh luyện đọc cả bài
-	2 học sinh thi đọc cả bài
-	Lớp chọn bạn đọc hay
	KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : 
-	Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện : "Đối đáp với vua", rồi kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
2. Hướng dẫn học sinh kể 
a. Sắp xếp tranh theo thứ tự 
-	Học sinh quan sát 4 tranh
-	Yêu cầu học sinh đọc đề bài : Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện
-	Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy thứ tự Đ.
-	Học sinh phát biểu thứ tự đúng từng tranh. Nói nội dung từng bức tranh.
-	Giáo viên khẳng định trình tự đúng theo thứ tự là : tranh 3 - 1 - 2 - 4.
-	Lớp nhận xét.
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện
-	Yêu cầu học sinh kể mẫu 1 đoạn
-	1 học sinh kể.
-	Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4
-	Học sinh kể trong nhóm 
-	4 học sinh dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, kể nối tiếp lại câu chuyện.
-	2 HSKG kể toàn bộ câu chuyện.
-	Lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất.
-	Giáo viên nhận xét khen học sinh kể hay
3. Củng cố - dặn dò :
-	Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau ? 
-	Học sinh trả lời
-	Về nhà tiếp tục kể lại toàn bộ câu chuyện.
Toán :	 LUYỆN TẬP 	
I/MỤC TIÊU : - Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho 
 số có một chữ số(trường hợp có chữ số 0 ở thương)
 -Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ:BT 1,2/119
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Giáo viên ghi đề
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
Bài 2: Tìm x:
Bài 3: Một cửa hàng có 2024kg gạo
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
Nêu cách thực hiện
Bài 4: Tính nhẩm:
3. Củng cố - dặn dò :
- Thu vở - nhận xét
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh làm bảng con
- 2 em lên bảng làm-nêu cách chia
Nêu cách tìm thừa số
- Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- Cả lớp làm bài vào vở câu a,b- 3em lên bảng làm
HSKG làm cả bài
- 2 em đọc đề bài
Có 2024kg gạo, bán đi ¼ số gạo đó, 
Còn lại bao nhiêu kg gạo?
Tìm số gạo đã bán
Tìm số gạo còn lại
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 em lên bảng làm
Nhẩm, nêu cách nhẩm
Luyện đọc- viết: Đối đáp với vua
 GV
 HS
Đọc mẫu
Ghi bảng các từ khó đọc: hốt hoảng, vùng vẫy, cứng cỏi, leo lẻo, truyền lệnh.
Luyện đọc câu dài, câu cảm trong bài.
Sửa lỗi đọc sai cho HS.
Hỏi về ndung bài
Đính gợi ý kể chuyện
Y/c HSKG kể chuyện
3HS đọc (KG)
HS đọc yếu luyện đọc
HS KG luyện đọc
Đọc từng đoạn nối tiếp
3HS đọc thi toàn bài
Nối tiếp kể chuyện theo gợi ý, theo tranh
2HS KG kể toàn bộ câu chuyện
Thứ ba, 21/2/2012
Toán :	 LUYỆN TẬP CHUNG	
I/MỤC TIÊU : - Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
 -Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ:BT 1,2/120
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Giáo viên ghi đề
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 :
Bài 4: Một sân vận động HCN có chiều rộng 95m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.Tính chu vi sân vận động đó?
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
Nêu cách thực hiện
Bài 3(HSKG): Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 306 quyển sách.Số sách đó chia đều cho 9 thư viện.Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách?
-Nêu cách giải
3. Củng cố - dặn dò :Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh làm bảng con
- 2 em lên bảng làm-nêu cách chia
- Học sinh làm bảng con
- 2 em lên bảng làm-nêu cách chia
- 2 em đọc đề bài
CR: 95m; CD gấp 3 lần CR
Chu vi sân vận động.
Tìm CD: 95 x 3
Tìm CV: 95 x 2
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 em lên bảng làm
Đọc đề, tìm hiểu đề
Tìm số sách 5 thùng : 306 x 5 
Tìm số sách mỗi thư viện: 1530 : 9
Giải vào vở-
Luyện toán: Luyện tập về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
THẦY
TRÒ
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
1608 : 4 2035 : 5 3052 : 5
1230 : 3 1038 : 5 1607 : 4
Bài 2 : Có 5 thùng sách, mỗi thùng có 306 quyển sách.Số sách đó được chia đều cho 9 trường. Hỏi mỗi trường được nhận bao nhiêu quyển sách?
Bài 3: Một sân vận động hình chữ nhật có chu vi 124m.Chiều dài bằng 40m.Tìm chiều rộng sân vận động đó.
Nhận xét tiết học.
Làm bcon
Làm vào vở
Làm vào vở
An toàn giao thông : ĐẶC ĐIỂM CON ĐƯỜNG AN TOÀN
I/Mục tiêu : Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường đi .Biết lựa chọn đường đến trường an toàn nhất .Có thói quen chỉ đi trên con đường an toàn .
II/Chuẩn bị : Câu hỏi HS thảo luận nhóm . 
III/Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
1/Bài cũ :
*H: Theo em khi nào qua đường an toàn ?
*H: Em nên qua đường như thế nào ?
2/Bài mới :
+Hoạt động1: Đường phố an toàn và kém an toàn .
- Cho HS thảo luận nhóm đôi nêu tên đường phố mà em biết ? Miêu tả một số đặc điểm chính .
- Gợi ý : Độ rộng ,hẹp ,có nhiều  
*H: Theo em con đường đó là an toàn hay nguy hiểm ? Tại sao ?
+ Hoạt động 2: Luyện tập tìm con đường đi an toàn .
* Cho HS xem sơ đồ tìm con đường an toàn nhất .
- Cho HS thảo luận nhóm lớn.
**Kết luận : Cần chọn con đường an toàn 
+ Hoạt động 3: Lựa chon con đường an toàn khi đi học .
- Yêu cầu HS tự giới thiệu con đường từ nhà đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và đoạn đường nào chưa an toàn .
*Củng cố :
*H: Con đường an toàn có những đặc điểm gì ? 
*H: Từ nhà đến trường em cần chú ý những điểm gì ?
3.Dặn dò:
 - 2HS trả lời . 
- Các nhóm thảo luận nhóm đôi .
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung.
- HS thảo luận nhóm lớn .
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung.
- HS xung phong tự giới thiệu con đường đến trường an toàn và chưa an toàn .
Thứ tư, 22/2/2012
Toán : Làm quen với chữ số La Mã
I.Mục tiêu:-Bước đầu làm quen với chữ số La Mã-Nhận biết các số từ I đến XII(để xem được đồng hồ); số XX, XXI(đọc và viết “ thế kỉ XX, thế kỉ XXI”).
II.Chuẩn bị: Mặt đồng hồ to có các số ghi bằng chữ số La Mã.
III.Hoạt động dạy học:
THẦY
TRÒ
A.Bài cũ: BT1a,1b,2a,b
B.Bài mới: a.Giới thiệu bài:
b.Giới thiệu chữ số La Mã :
Dùng mặt đồng hồ (như SGK) hỏi HS: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Gt chữ số La Mã.
Gt từng chữ số thường dùng:I, V, X
Gt cách đọc và viết số từ một(I) đến XII(mười hai).
c.Thực hành
Bài 1: Đọc các số viết bằng chữ số La Mã sau đây:
Bài 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Bài 3:Hãy viết các số II, VI,V,VII,IV,IX,XI.
a.Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b.Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 4: Viết các số từ 1-12 bằng chữ số La Mã.
C.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
3HS tính
Trả lời
Đọc theo GV: I(một);V(năm);X(mười)
Đọc y/c-Nối tiếp đọc các số La Mã.
HS ghi vào bcon
Đọc các số 
Làm vào vở câu a
HSKG làm câu a,b vào vở.
Làm vào vở.
Chính tả : 	ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. MỤC TIÊU: -Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :	4 tờ phiếu khổ to biết bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ :
2 hs lên bảng viết 4 tiếng chứa vần ut/uc.
Học sinh dưới lớp viết bảng con.
B. Dạy bài mới :1. Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng.
a. Hướng dẫn học sinh nghe viết:
-	Giáo viên đọc đoạn văn lần 1
-	2 học sinh đọc lại
-	Hãy đọc câu đối của nhà vua và vế đối của Cao Bá Quát
-	Học sinh đọc.
-	Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào ?
-	... giữa trang vở (cách lề 2 ô)
-	Trong bài chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
-	... Những chữ đầu câu : Thấy, Nhìn, Nước, Chẳng, Trời ... ho học sinh viết bài
-	Học sinh viết bài
c. Chấm, chữa bài 
-	Học sinh đổi vở chấm chéo
-	Giáo viên chấm 7 bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
-	Chọn bài 2b : Yêu cầu học sinh đọc đề
-	1 học sinh đọc yêu cầu 
-	Giáo viên dán 3 phiếu lên bảng, lập tổ trọng tài 
-	Học sinh trao đổi cặp, viết nháp từ tìm được.
-	Yêu cầu trao đổi nhóm đôi 
-	Yêu cầu các nhóm lên thi giải
-	3 nhóm lên bảng thi giải tiếp sức
-	Các nhóm đọc kết quả.
-	Vài học sinh đọc kết quả đúng
-	Giáo viên chốt lời giải đúng : 
-	Lớp làm bài vào vở.
	+ Mang thanh hỏi : đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả...
	+ Mang thanh ngã : rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ...
4. Củng cố, dặn dò :
-	Giáo viên nhận xét tiết học
-	Học sinh mắc lỗi chính tả về viết lại.
Tập làm văn: Nghe – kể : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. MỤC TIÊU: -Nghe -kể lại được câu chuyện "Người bán quạt may mắn". 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Tranh minh họa truyện trong SGK.
-	Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ :	
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
-2 hs đọc bài viết, kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng.
2. Hướng dẫn học sinh nghe - kể :
-	Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
-	1 hs đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý.
-	HS quan sát tranh minh họa SGK.
b. Giáo viên kể 
-	Giáo viên kể lần 1, giải nghĩa
-	Học sinh theo dõi 
	+ Lem luốc : bị dây bẩn nhiều chỗ 
	+ Cảnh ngộ : Tình trạng không hay mà người ta gặp phải
-	Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
-	... gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế... không có cơm ăn.
-	Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
-	... giúp bà lão, chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt.
-	Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
-	... nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
-	Giáo viên kể lần 2, 3
-	Học sinh nghe 
c. Học sinh thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện 
-	Yêu cầu cả lớp tập kể 
-	Lớp chia nhóm 4 tập kể câu chuyện
-	Đại diện nhóm thi kể
-	Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm.
-	Lớp nhận xét cách kể của từng bạn.
-	Chọn bạn kể hay.
-	Giáo viên khen ngợi những học sinh kể hay
-	Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi ?
-	Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
-	Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
-	Học sinh trả lời
® Giáo viên chốt ý : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ, gọi là nhà thư pháp.
-	Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện
-	3 học sinh thi kể
-	Chọn bạn kể hay, tự nhiên
3. Củng cố, dặn dò :
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
Tập viết : 	ÔN CHỮ HOA R
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R(1 dòng )Ph,H(1dòng); 
-Viết đúng tên riêng Phan Rang(1dòng) và câu ứng dụng (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Mẫu chữ viết hoa R.
-Tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
THẦY
TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 hs viết trên bảng lớp, lớp viết bảng con : Quang Trung, Quê.
B. Dạy bài mới :1. Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng.
2. Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa :
a. Luyện viết chữ viết hoa :
-	Học sinh tìm chữ hoa trong bài ?
-	Chữ P (Ph), R
-	Treo mẫu chữ, yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình viết
-	2 học sinh trả lời
-	Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
-	2 học sinh viết trên bảng lớp
-	HS viết chữ R, P ở bảng con
b. Luyện viết từ ứng dụng :
-	Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
-	1 HS đọc : Phan Rang
-	GV giới thiệu : Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
-	Giáo viên viết từ ứng dụng :
-	2 Học sinh viết trên bảng lớp : 
	Phan Rang
-	Lớp viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng :
-	Gọi 1 học sinh đọc câu ứng dụng.
-	2 học sinh đọc câu ứng dụng.
-	GV giải thích câu ca dao : Câu ca dao khuyên người ta phải chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày an nhàn, đầy đủ.
	Rủ nhau đi cấy đi cày.
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
-	Yêu cầu học sinh quan sát trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? 
-	Chữ R, h, y, B, g, l cao 2 li rưỡi; chữ đ, p cao 2 li; các chữ còn lại cao 1 li.
3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
-	Học sinh viết vào vở :
-	Giáo viên nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. 
	+ 1 dòng chữ R cỡ nhỏ.
	+ 1 dòng Ph, H cỡ nhỏ
	+ 1 dòng Phan Rang cỡ nhỏ
	+ 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ.
-	Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
4. Chấm chữa bài :
-	Giáo viên chấm 7 bài, nhận xét.
5. Củng cố dặn dò :
-	Biểu dương học sinh viết đúng, đẹp.
-	Khuyến khích học sinh thuộc lòng câu ca dao.
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
I. YÊU CẦU : Sơ kết công tác tuần 24. Kế hoạch tuần 25.
II. LÊN LỚP 1. Ổn định : 
2. Sinh hoạt :
Đánh giá tuần24:
 -Thực hiện tốt nề nếp học tập, vệ sinh.
 -Đi học đúng giờ, xây dựng bài tốt.
-Thực hiện soạn bài, làm bài tốt trước khi đến lớp.
-XD, đầu tư cho hội thi trò chơi dân gian
b. Công tác tuần25:
-	Thực hiện tốt nề nếp xếp hàng ra về.
-	Thực hiện múa hát tập thể.
-	Thực hiện tuần học tốt : đi học đúng giờ, phát biểu xây dựng bài tốt.
-	Thực hiện các khoản thu
3. Củng cố - dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học.
Tuần 24
Thứ ba, 22/2/2011
Tự nhiên - Xã hội : HOA
I.MỤC TIÊU :Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.Kể tên các bộ phận của hoa.
*Kĩ năng sống cần đạt:KN quan sát, so sánh, tổng hợp, phân tích thông tin
II. CHUẨN BỊ :- 	Một số bông hoa thật 
- 	Các hình minh họa trong SGK/90, 91
- 	Các loại hoa học sinh sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
THẦY
TRÒ
1. Ổn định
2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng.
a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu : Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
	Kể tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
+ Cách tiến hành :Chia nhóm 4
*	Bước 1 : Làm việc theo nhóm. Quan sát nói màu sắc bông hoa hình/90, 91 SGK
-	Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.
-	Hoa nào có hương, không hương ?
-	Chỉ cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của những bông hoa quan sát được ?
-	Thư ký ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
* Bước 2 : Làm việc cả lớp 
-	Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, nhóm khác bổ sung.
® Kết luận : 
-	Các loài hoa thường khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi hương
-	Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật
+ Mục tiêu : Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được.
+ Cách tiến hành : Chia lớp thành 4 nhóm
-	Nhóm trưởng lên nhận giấy A0 và bút
-	Nhóm trưởng điều khiển, sắp xếp các bông hoa sưu tầm theo từng nhóm.
-	Trưng bày sản phẩm, nhận xét, so sánh nhóm bạn.
-	Khen nhóm trưng bày sản phẩm đẹp, đúng
c. Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp
+ Mục tiêu : Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
+ Cách tiến hành :
	Giáo viên nêu câu hỏi :
-	Hoa có chức năng gì ?
-	HS thảo luận trả lời từng câu.
-	Hoa thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ?
-Quan sát hình trang 91 : Những bông hoa nào dùng trang trí, những hoa nào dùng để ăn ?
® Kết luận :
-	Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
-	Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
3. Củng cố, dặn dò 
-	Nêu sự giống nhau và khác nhau của hoa?
-	Nêu chức năng và ích lợi của hoa ?
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
Thứ sáu, 25/2/2011
Tự nhiên - Xã hội : QUẢ
I.MỤC TIÊU : Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
*Kĩ năng sống cần đạt:KN quan sát, so sánh, tổng hợp, phân tích thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :Các hình trong SGK trang 92, 93.Sưu tầm quả thật - Phiếu bài tập.III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
THẦY
TRÒ
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu sự giống và khác nhau của hoa ? Ích lợi của hoa ?
3.Bài mới :a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu : Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
	Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
+ Cách tiến hành : 
* Bước 1 : Quan sát hình SGK :
-	HS quan sát hình trang 92, 93
-	Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn từng loại quả ?
-	Học sinh trả lời theo ý của mình
-	Trong các quả đó, bạn ăn quả nào ? Mình của quả đó như thế nào ?
-	Chỉ, nói tên từng bộ phận của một quả ? 
-	Mỗi quả có 3 phần : vỏ, thịt, hạt
-	Người ta thường ăn bộ phận nào của quả?
-	Người ta thường ăn thịt của quả
* Bước 2 : Quan sát các quả mang đến lớp
-	Chia nhóm 4 
-	Học sinh quan sát, giới thiệu quả mình sưu tầm được.
-	Yêu cầu học sinh quan sát bên ngoài: Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
-	Quan sát bên ngoài
-	Quan sát bên trong : Gọt (bóc) vỏ, nhận xét về vỏ quả ? Bên trong quả có bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó ?
-	Quan sát bên trong
-	Ghi nhận xét vào giấy.
-	Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó ?
* Bước 3 : Làm việc cả lớp
-	Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày
-	Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
-	Nhóm khác bổ sung.
® Kết luận : Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần : vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
b. Hoạt động 2 :
+ Mục tiêu : Nêu chức năng hạt và ích lợi của quả 
+ Cách tiến hành :
* Bước 1 : Làm việc nhóm : Chia lớp làm 4 nhóm
-	Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận ghi vào phiếu.
-	Quả thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ?
-	Quả nào ăn tươi, quả nào chế biến làm thức ăn ?
-	Quan sát hình 92, 93/SGK và thảo luận nhóm theo gợi ý bên.
-	Hạt có chức năng gì ?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
-	Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
-	Nhóm khác nhận xét, bổ sung
® Kết luận : 
-	Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơm, ép dầu... Ngoài ra muốn bảo quản được lâu, người ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp.
-	Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
4. Củng cố, dặn dò 
-	Học sinh làm bài tập viết tên quả có hình dạng, kích thước tương tự vào một nhóm.
-	Về học bài
-	Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_24_phan_thi_xuan_thao.doc