Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 (Buổi chiều)

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 (Buổi chiều)

 Luyện tiếng việt:

 Tập làm văn :NGHE KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN

I/ Mục tiêu:

- Cho HS ôn lại. Nghe - kể lại được câu chuyện : người bán quạt may mắn. Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện, 1 chiếc quạt giấy.

III/ Hoạt động dạy và học: 33

1/ Giới thiệu bài:

2/ Hướng dẫn HS nghe kể chuyện :

 a- Học sinh chuẩn bị :

 - HS đọc lại yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý .

 - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.

 

doc 9 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 25 (Buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi Chiều : Tuần 25
 Thứ 3 ngày 1 tháng 3 năm 2011.
 Luyện tiếng việt:
 Tập làm văn :Nghe kể : Người bán quạt may mắn
I/ Mục tiêu: 
- Cho HS ôn lại. Nghe - kể lại được câu chuyện : người bán quạt may mắn. Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ truyện, 1 chiếc quạt giấy.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe kể chuyện : 
 a- Học sinh chuẩn bị :
 - HS đọc lại yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý .
 - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 b- GV kể chuyện.
 - GV kể chuyện lần 1- nêu câu hỏi :
 + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
 + Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
 + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
 - GV kể chuyện lần thứ 2.
 c- HS thực hành kể chuyện và tìm hiểu câu chuyện.
 - Chia HS theo nhóm, tập kể lại câu chuyện
 - Đại diện các nhóm thi kể.
 - GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 Hỏi : 
 + Qua câu chuyện , em biết gì về Vương Hi Chi ?
 + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
 * Kết luận : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ - còn có tên gọi là nhà thư pháp
 Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng.
C/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------
Luyện toán :
ÔN:Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành : BT1,2,3 VBT.
 - HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn thêm.
 - HS làm bài vào vở.
* Chữa bài :
 - Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
 Giải:
 1 bàn có số cốc là:
 48 : 8 = 6( cốc)
 3 bàn có số cốc là:
 3 x 6 = 18(cốc)
 Đáp số: 18 cốc.
 - Bài 2 : Gọi 1 HS lên bảng chữa bài ( cách làm tương tự bài 1 )
 Giải:
 1 hộp có số cái bánh là:
 30 : 6 = 5( cái)
 4 hộp có số cái bánh là:
 5 x 4 = 20 (cái)
 Đáp số: 20 cái.
 - Bài 3 : Tổ chức trò chơi : Thi xếp hình nhanh.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
 - HS nhắc lại các bước để giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------
 Tự học:
 Luyện viết bài :Đi hội chùa hương. 
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài :Đi hội chùa Hương.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ?
- Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn.. 
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
-GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 2 tháng 3 năm 2011.
 Luyện tiếng việt:
 Luyện từ và câu.ÔN:Nhân hoá- Ôn tập cách đặt
và trả lời câu hỏi: Vì sao?
I/ Mục tiêu: 
- Tiếp tục luyện tập về Nhân hoá. Bài tập yêu cầu xác định các sự vật và con vật được nhân hóa và cái hay của cách tả bằng nhân hóa.
- Luyện câu có bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao?Tức là cần tìm bộ phận có từ vì đi trước.
- Cần trả lời được các câu hỏi có từ Vì sao?
II/ Đồ dùng dạy học: 
- 4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng giải bài tập 1.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
a-Bài tập 1: 
- Một HS đọc lại yêu cầu BT.Các vật trong bài Ngày hội rừng xanh đã được tả bằng các từngữ như thế nào? Cách tả đó có hay không?
- Lớp đọc thầm bài thơ, trao đổi nhóm để TLCH?
 + Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ.
 + Các con vật, sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?
 + Cách tả và gọi như vậy có hay không?
- GV dán lên bảng lớp 4 tờ phiếu khổ to, mời 4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, mỗi nhóm gồm 5 em. HS thứ 5 trình bày miệng toàn bộ bảng kết quả và trả lời câu hỏi 3.
Gợi ý:
- Các sự vật và con vật được tả như người.
 Các sự vật và con vật
 Từ ngữ tả vật như người
 Chim gõ kiến
 Gà rừng
 Tre, trúc
 Khe suối
 Cây
 Công
 Khướu
 Kì nhông
 Nấm
 Cọn nước
 Nổi mõ
 Gọi vòng quanh
 Thổi nhạc sáo
 Gẩy nhạc đàn
Rủ nhau thay áo ,khoác bao màu tươi non
Dẫn đầu đội múa
lĩnh xướng dân ca
diễn ảo thuật, thay đổi hoài màu da
mang ô đi hội, tới suối , nhìn say mê,nói “ơ kìa”
đang chơi trò đu quay
b- Bài tập 2: 
- HS đọc lại yêu cầu bài .Tìm bộ phận trả lời câu hỏi vì sao trong các câu sau, học sinh làm BT vào vở.
- Mời 1 HS lên làm bài trên bảng lớp ( gạch dưới bộ phận TLCH vì sao? trong từng câu văn viết trên bảng).
 a) Ơ miền bắc,về mùa đông, trời giá lạnh vì có gió đông bác thổi về.
 b) Bạn Tuấn được điểm giỏi vì học thuộc bài và trả lời đúng câu hỏi.
 c) Đội bóng đó thắng vì có nhiều cầu thủ giỏi.
 d) Hôm nay chúng em đến muộn vì đường bị tắc nghẽn.
- Gợi ý:
a) Ơ miền bắc,về mùa đông, trời giá lạnh vì có gió đông bác thổi về.
 b) Bạn Tuấn được điểm giỏi vì học thuộc bài và trả lời đúng câu hỏi.
 c) Đội bóng đó thắng vì có nhiều cầu thủ giỏi.
 d) Hôm nay chúng em đến muộn vì đường bị tắc nghẽn.
c- Bài tập 3. 
- Cho HS đọc yêu cầu bài .Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để trả lời các câu hỏi sau.
a) Vì sao Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù?
b) Vì sao Lê Lợi phải đóng giả làm Lê Lai?
c) Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Trần Quốc Thái?
d) Vì sao những đám rừng tràm ở miền Nam nước ta bị xám đi?
 ( vì chất độc hóa học của Mĩ, vì muốn cứu Lê Lai khỏi bị giặc bắt, vì Trần Quốc Thái có công truyền dạy nghề thêu, vì quân giặc rất tàn ác với nhân dân ta và giết cả chồng Trưng Trắc)
- Gợi ý: 
a) Vì sao Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù vì quân giặc rất tàn ác với nhân dân ta và giết cả chồng Trưng Trắc.
b) Vì sao Lê Lợi phải đóng giả làm Lê Lai vì muốn cứu Lê Lai khỏi bị giặc bắt.
c) Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Trần Quốc Thái vì Trần Quốc Thái có công truyền dạy nghề thêu.
d) Vì sao những đám rừng tràm ở miền Nam nước ta bị xám đi vì chất độc hóa học của Mĩ.
3/ Củng cố, dặn dò: 2’ 
- 1 HS nhắc lại nội dung đẫ học.
- GV nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------
 Luyện toán.
Luyện tập.
I/ Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: BT 1, 2, 3, 4 VBT.
- HS đọc yêu cầu BT, GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm BT vào vỡ BT, GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1- 1 HS nêu tóm tắt bài toán.
 3 lò có: 9345 viên gạch .
 1 lò có :.... ? viên gạch.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
 Giải:
 Một lò có số viên gạch là:
 9345 : 3 = 3115(viên)
 Đáp số: 3115 viên gạch.
b- Bài 2: Củng cố giải bài toán 2 phép tính.
- 1 HS nêu tóm tắt bài toán.
 5 thùng có : 1020 gói mì.
 8 thùng có ..........gói mì?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
 Giải:
 Một thùng có số gói là:
 1020 : 5 = 204 (gói)
 8 thùng có số gói là:
 204 x 8 =1525(quyển)
 Đáp số : 1632 gói.
c- Bài 3: HS nhìn vào tóm tắt lập đề toán.
 3 xe : 5640 viên gạch
 2 xe : ....viên gạch?
- Gọi 1- 2 HS đọc đề toán.
- 1 HS đọc bài giải.
d- Bài 4: - Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính giá trị biểu thức.
 a) 3620 : 4 x 3 = b) 2070 : 6 x 8 =
 = =
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài .GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
C/ Củng cố dặn dò: 2’.
- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 3 tháng 3 năm 2011.
 Thể dục:
 Ôn bài thể dục phát triển chung - trò chơi
 “Ném trúng đích”.
 ----------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 4 tháng 3 năm 2011.
 Luyện tiếng việt:
Tập viết :Ôn chữ hoa S
I/ Mục tiêu: 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S, C,T;viết đúng tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy ......rì rầm bên tai bằng cỡ chữ nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học: 33’
- Chữ mẫu, chữ tên riêng.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài cũ: 5’
- Cho HS viết từ : Sầm Sơn vào bảng con.
- GV cùng cả lớp nhận xét .
3/ Hướng dẫn viết : 28’
a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài
- GV viết mẫu chữ S, kết hợp nhắc lại cách viết .
- HS tập viết trên bảng con: S, C, T
b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên địa danh )
 - HS đọc từ ứng dụng : 
 - GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
 - HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đoc câu ứng dụng : 
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- HS tập viết trên bảng con : Côn Sơn, Ta
3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu :
 + Các chữ S: 1 dòng ; Chữ C và S :1 dòng
 + Viết tên riêng : Côn Sơn: 2 dòng
 + Víêt câu ứng dụng : 2 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4/ Chấm , chữa bài.
C/Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét bài viết của HS.
 ---------------------------------------------------------`
 Luyện toán.
 Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: BT 1, 2, 3, 4 .
- HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài.
* Chữa bài: 
a- Bài 1: HS nêu được 2 bước giải:
+ Tính giá trị tiền 1 cái bút.
+ Tính giá trị tiền 4 cái bút.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
 Giải:
 1 cái bút hết số tiền là:
 7200 : 6 = 1200(đồng)
 4 cái bút hết số tiền là:
 4 x 1200 = 4800(đồng)
 Đáp số: 4800 đồng
b- Bài 2: Tương tự bài 2: Gọi 1 HS trình bày bài giải, GV ghi bảng.
 Giải.
 Lát nền 1 căn phòng cần số viên gạch là:
 1660 : 4 = 415 (viên).
 Lát nền 5 căn phòng cần số viên gạch là:
 415 x 5 = 2075 (viên).
 Đáp số : 2075 viên gạch.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài .Số?
- Một người đi xe đạp mỗi giờ đi được 9 km.
Thời gian đi
 1 giờ
 2 giờ
 4 giờ
 3 giờ
...giờ
Quãngđường đi
 9 km
 ...km
 ...km
 ...km
 45 km
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ: (thực hiện phép nhân,chia).
d- Bài 4 : 
- HS viết rồi tính giá trị biểu thức: 
 Ví dụ: a) 45 chia 9 nhân 2 
 45 : 9 x 2 = 5 x 2
 = 10.
C/Củng cố, dặn dò:2’.
- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể :
 Bài 2:( VSCN) .Ăn uống sạch sẽ
I)Mục tiêu:
 - Kiến thức: Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ.
 - Kĩ năng: Thực hiện ăn uống sạch sẽ.
 - Thái độ: - Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống, có thói quen rửa tay trước khi ăn.
II) Hoạt động dạy học:
- Hoạt động 1:10’. Những việc cần làm để ăn sạch .
MT: Nói được những việc cần làm để ăn sạch, thực hiện rửa tay trước khi ăn.
GV chia nhóm phát tranh cho học sinh.
 - Bức tranh nghĩ gì?
 - Việc làm đó có tác dụng gì?
 Nhóm làm việc và lên báo cáo.
 - GVKL: Để ăn sạch chúng ta cần phải :
 - Rửa tay trước khi ăn; trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng, chế biến thức ăn...
- Rửa sạch rau ,quả. Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn.
- Thức ăn phải được đậy cẩn thận không để ruồi, dán, chuột,... bò hay đậu vào.
- Bát, đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ. 
- Hoạt động 2: 10’.Những việc cần làm để uống sạch.
MT: Phân biệt được nước uống hợp vệ sinh và nước uống không hợp vệ sinh.
- Nói được những việc cần làm để uống sạch .
- Cách tiến hành.
- Kể tên nhuẽng đồ uống các em thường dùng hằng ngày và ghi mọi ý kiến ccủa các em lên bảng.
- GV cho cả lớp thảo luận.
- Theo em các loại đồ uống nào nên uống ,các loại đồ uống nào không nên uống? Vì sao?
- Nước đá như thế nào là sạch? Như thế nào là không sạch?
- các loại kem và nước mía như thế nào là hợp vệ sinh?
- GVKL: Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch ,không bị ô nhiễm ,đun sôi để nguội .Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi uống.
- Bạn nào uống nước hợp vệ sinh? Tại sao?
- Bạn nào chưa uống nước hợp vệ sinh ? tại sao?
- Hoạt động 3: 10’. Lợi ích của ăn uống sạch sẽ.
- MT: Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống.
- Cách tiến hành.
- Tại sao chúng ta cần phải ăn uống sạch sẽ?
- GVKL: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột như tiêu chảy ,giun sán....
- Hoạt động 4: 5’. Cũng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
 -----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_25_buoi_chieu.doc