Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 27 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 27 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang

Tập đọc – kể chuyện.

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1).

I/ Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/ phút);trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc .

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK) ;biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.

- Dành cho HS khá,giỏi: HS khá,giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng / phút);kể được toàn bộ câu chuyện.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu nghi tên các bài tập đọc và các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 27 (Buổi sáng) - Phạm Thị Trà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi sáng: Tuần 27
Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2012.
Tập đọc – kể chuyện.
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (tiết 1).
I/ Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/ phút);trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc .
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK) ;biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.
- Dành cho HS khá,giỏi: HS khá,giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng / phút);kể được toàn bộ câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu nghi tên các bài tập đọc và các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
 III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
a)Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bốc thăm đọc các bài tập đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
- GV cho điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
b/ Bài tập 2: Dùng phép nhân hoá để kể lại câu chuyện”Quả táo” theo tranh.
- Một HS đọc thành từng yêu cầu bài.
- GV lưu ý HS:
 + Quan sát 6 bức tranh minh hoạ, đọc cả phần chữ trong tranh để hiểu nội dung tranh
 + Biết sử dụng phép nhân hoá.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh, 1-2 HS thi kể toàn truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét (về nội dung, diễn đạt).
- HS làm bài vào vở bài tập.
- GV yêu cầu HS đọc bài viết trước lớp. Nhận xét và cho điểm 1 số HS.
3/Củng cố, dặn dò:2’
- GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------------- 
Tập đọc – kể chuyện.
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (tiết 2).
I/ Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/ phút);trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc .
- Nhận biết được phép nhân hoá ,các cách nhân hoá(BT2 a/b): 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu nghi tên các bài tập đọc và các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
 III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
a)Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bốc thăm đọc các bài tập đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
- GV cho điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
3/ Bài tâp 2: GV đọc bài thơ: “Em thương”.
- HS đọc câu hỏi a, b, c.
- HS trao đổi theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS làm bài vào vở BT.
 Sự vật nhân hoá Từ chỉ đặc điểm Từ chỉ hoạt động
 Làn gió mồ côi tìm.
 Sợi nắng gầy ngồi, run run, ngã.
- Tác giả bài thơ rất yêu thương thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
4/Củng cố, dặn dò:2’
- GV nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------
Toán.
Các số có 5 chữ số.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết các hàng:hàng chục nghìn, hàng nghìn,hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản(không có chữ số 0 ở giữa).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng kẻ ô biểu diễn cấu tạo số.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Ôn tập các số trong phạm vi 10000.
- GV viết lên bảng số 2316, yêu cầu HS đọc và cho biết số này gồm những nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- GV làm tương tự với số 1000.
2/ Viết và đọc số có 5 chữ số:
a- GV viết số 10000 lên bảng, yêu cầu HS đọc. Sau đó GV giới thiệu mười nghìn còn gọi là 1 chục nghìn.
 Hỏi: Mười nghìn gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
b- GV treo bảng có gắn các số :
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
10000
1000
100
10
1
10000
1000
100
1
10000
100
1
10000
1
1
1
4
2
3
1
6
GV yêu cầu HS cho biết:
- Có bao nhiêu chục nghìn? nghìn? Trăm? Chục? Đơn vị?
- GV cho 1 số HS lên điền vào ô trống.
c- GV hướng dẫn cách viết số : (viết từ trái sang phải)
d- GV hướng dẫn cách đọc số:
g- Luyện cách đọc:
- Các cặp số: 5327 và 45327; 8735 và 28735; 6581 và 96581.
3/ Thực hành:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết (theo mẫu).
 Hàng
Chụcnghìn
 Nghìn
 Trăm
 Chục
Đơn vị
10 000
 1000
 100
 10
 1
10 000
 1000
 100
 1
10 000
 1000
 1
 1
 3
 3
 2
 1
 4
- Viết số: 33214.
- Đọc số: Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn.
- GV giải thích mẫu.
- Luyện đọc số, viết số.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết (theo mẫu). HS nhìn vào các hàng để viết số và đọc số.
c- Bài 3:Cho HS đọc các số :23116; 12427; 3116 ; 82427.
- GV cho HS nhận xét quy luật viết dãy số và điền tiếp các số vào ô trống.
4/ Củng cố, dặn dò:2’.
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội.
Chim.
I/ Mục tiêu: Sau bài hoặc HS biết:
- Nêu được ích lợi của chim đối với con người.
- Quan sát được hình vẽ hoăch vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.
- Dành cho HS khá,giỏi: Biết chim là động vật có xương sống.Tất cả các loài chim đều có lông vũ,có mỏ, hai cánh và hai chân .
- Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay(đại bàng), chim chạy (đà điểu).
*- KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của con chim.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong sgk tr. 102, 103.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 3’.
- Nêu các đặc điểm của cá? Cá có lợi ích gì?
B/ Bài mới : 
1/ Giới thiệu bài:
 * Hoạt động 1: 15’. Quan sát và thảo luận:
Mục tiêu:
- Quan sát được hình vẽ hoăch vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- HS quan sát các hình trong sgk.
 + Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài những con chim?
 + Bên ngoài cơ thể chim thường có gì bảo vệ?
 + Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
 Đại diện các nhóm lên trình bày.
* Kết luận:Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, 2 cánh và 2 chân.
* Hoạt động 2: 15’. Làm việc với tranh ảnh sưu tầm.
Mục tiêu:
- Sưu tầm một số tranh ảnh và nêu được ích lợi của chim đối với con người.
Bước 1: - Làm việc với tranh ảnh.
- Làm việc theo nhóm:Phân loại tranh ảnh sưu tầm được: Nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có giọng hót hay...
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình: Đại diên các nhóm lên trình bày diễn thuyết về đề tài:
Bước 1: - Nêu ích lợi của chim đối với con người.
- Hãy nêu ích lợi của chim đối với con người.
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài chim?.
- GV kể cho HS nghe câu chuyện: Diệt chim sẽ.
* Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng chim hoạ mi.
C/Củng cố, dặn dò:2’.
- GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 13 tháng 3 năm 2012.
Sáng: Anh , Mĩ thuật , Thể dục , Tin học
 Gv đặc thù dạy 
--------------------------------------------------
Chiều 
 Tập đọc
 Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (tiết 3).
I/ Mục tiêu- yêu cầu:
- Đọc đúng, rõ ràng rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/ phút);trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc .
- Báo cáo được một trong ba nội dung nêu ở BT2( về học tập,hoặc về lao động ,về công tác khác).
 II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu nghi tên các bài tập đọc và các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
a)Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bốc thăm đọc các bài tập đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
- GV cho điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
3/ Bài tập 2: Đóng vai cho đội trưởng báo cáo với cô (thầy) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng đội vững mạnh”.
- Một HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp theo dõi.
- HS đọc lại mẫu báo cáo đã học.
 Hỏi: Yêu cầu báo cáo này có gì khác với yêu caauf báo cáo đã học ở tiết TLV tuần 20?
 + Người báo cáo là chi đội trưởng.
 + Người nhận báo cáo là thầy (cô) tổng phụ trách.
 + Nội dung thi đua: Xây dựng đội vững mạnh.
 + Nội dung báo cáo: Về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
- Các tổ làm việc theo các bước:
 + Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.
 + Lần lượt từng bạn trong tổ đóng vai chi đội trưởng.
 + Đại diện các nhóm thi trình bày báo cáo trước lớp.
 + Cả lớp và GV bổ sung, nhận xét, tính điểm thi đua với các tiêu chuẩn: báo cáo đủ thông tin, rõ rang, rành mạch, đàng hoàng, tự tin, bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất.
 4/ Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------
 Chính tả
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (tiết 4).
I/ Mục tiêu: 
- Đọc thêm bài : Chiếc máy bơm
- Đọc đúng, rõ ràng rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/ phút);trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc .
- Nghe- viết đúng bài chính tả “ Khói chiều” (tốc độ viết khoảng 65 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày sạch sẽ ,đúng bài thơ lục bát (BT2)
- Học sinh khá,giỏi viết đúng và đẹp bài chính tả(tốc độ 65 chữ /15 phút).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu nghi tên các bài tập đọc và các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Đọc thêm bài : Chiếc máy bơm.
- GV đọc mẫu - HS đọc nối tiếp câu - Đọc từ khó : ác- si- mét.
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
 Hỏi : Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên của loài người ra đời ?
- HS luyện đọc đoạn văn : Thấy những người ..... không nhỉ ?
- 3 -4 HS luyện đọc đoạn văn.
a)Bài tập 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bốc thăm đọc các bài tập đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
- GV cho điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
3/ Hướng dẫn nghe viết:
a- GV đọc 1 lần bài thơ: Khói chiều.
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi sgk.
- Giúp HS nắm nội dung bài thơ. GV hỏi: 
 + Tìm những câu thơ tả cảnh khói chiều?
 + Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói?
- HS nêu cách trình bày 1 bài thơ lục bát?
- Tập viết 1 số từ khó.
b- GV đọc bài cho HS viết.
c- Chấm, chữa bài.
IV/Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
 Toán.
Luyện tập.
I/ Mục tiêu: giúp HS:
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.
- Biết viết các số tròn nghìn( từ 10 000 đến 19 000) vào dưới mỗi vạch của tia số.
- các bài tập cần làm: t ... I/ Mục tiêu: 
- Kiểm tra (viết ) theo yêu cầu cần đặt về kiến thức , kĩ năng , giưã học kì II .
- Nghe viết đúng bài chính tả . Trình bày sạch sẽ , đúng hình thức bài thơ ( hoặc văn xuôi ) tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học. 
II/ Hoạt động dạy và học: 40’
1/ Giới thiệu bài:
A/ Cho HS nghe viết bài chính tả. “Em vẽ Bác Hồ”(từ đầu đến khăn quàng đỏ thắm.)
- GV đọc bài cho HS viết bài .
- HS viết bài.
B/ Tập làm văn :
- Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) kể về một vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.
- Học sinh làm bài, giáo viên theo giỏi.
- GV thu bài.
III/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------
Tự nhiên xã hội.
Thú. 
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- Dành cho HS khá,giỏi: Biết được những động vật có lông mao,để con nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
- Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
*- KNS:- Kĩ năng kiên định : Xác định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong sgk.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài: 2’
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: 15’. Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu:
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ HS quan sát hình các loại thú nhà trong sgk. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
+ Kể tên các con thú nhà mà em biết?
Trong số các con thú đó:
+ Con nào có mõm dài, tai vễnh, mắt híp...?
+ Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm?
+ Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì?
...................................................................
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận:Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật vó vú.
* Hoạt động 2: 7’. Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
Bước 1: Thảo luận nhóm.
 - Nêu ích lợi của việc nuôi các loại thú như: Lợn, trâu, bò, ...
Bước 2: Trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày.
* Hoạt động 3: 8’. Làm việc cả lớp:
Mục tiêu:
- Học sinh vẽ được con thú mà em yêu thích.
- Bước 1: HS lấy giấy và bút chì, bút màu để vẽ con thú nhà em biết.
- Bước 2: Trình bày.
C/Củng cố, dặn dò:2’.
Nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------------------------
 Toán :
Số 100.000 - Luyện tập
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
 - Nhận biết số 100 000.
- Biết cách đọc – viết và thứ tự các số có 5 chữ số.
- Biết số liền saucủa số 99 999 là số 100 000.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3(dòng 1.2.3),4.
- Dành cho học sinh khá,giỏi: Bài 3(dòng 4,5).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các thẻ số.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- GV kiểm tra viết số, đọc số có 5 chữ số ( 2- 3 HS )
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu số 100.000 :
- Yêu cầu HS lấy 8 thẻ có ghi số 10.000, gắn lên bảng :
Hỏi : Có mấy chục nghìn ?
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ ghi số 10000 đặt cạnh 8 thẻ trên.
Hỏi : Tám chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn ?
- Yêu cầu HS lấy tiếp1 thẻ ghi số 10000 đặt cạnh 9 thẻ trên.
Hỏi : Chín chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn ?
GV : Để biểu diễn số mười chục nghìn người ta viết số 100. 000. ( GV viết lên bảng )
Hỏi : Số mười chục nghìn gồm mấy chữ số ? Là những chữ số nào ?
- HS đọc số- Viết số.
3/ Thực hành : BT 1, 2, 3 ,4.
- HS đọc yêu cầu bài tập. GV giải thích thêm.
- HS làm bài tập vào vở, GV chấm bài.
* Chữa bài :
a- Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Sô?
- Củng cố về thứ tự các số trong dãy số.
- Gọi 1số HS lần lượt đọc từng dãy số đã điền.
b- Bài 2 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch
 HS điền các số thích hợp lên tia số.
Hỏi : Hai vạch biểu diễn 2 số liền nhau trên tia số hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- Gọi 1 số HS lên bảng điền vào tia số.
c- Bài 3 : Dành cho HS khá,giỏi(dòng 4,5.).
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Số?.
 Số liền trước 
 Số đã cho
 Số liền sau.
 12 534
 43 905
 62 370
 39 999
 99 999
- HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau.
- HS đọc kết quả bài làm.
d- Bài 4: Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở, GV cung cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 Giải:
 Số chỗ chưa có người ngồi là:
 7000 – 5000 = 2000(chỗ)
 Đáp số: 2000 chỗ.
C/Củng cố, dặn dò:2’.
- Nhận xét giờ học
 -----------------------------------------------------
 Đạo đức.
Tôn trọng thư từ, tài sản người khác (T2).
I/ Mục tiêu:1 HS hiểu:
 - Nêu đươc một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản người khác.
 - Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí ,sách vở đồ dùng của bạn bè và mọi người.
 - Dành cho HS khá,giỏi: Biết : Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
 - Nhắc mọi người cùng thực hiện.
*- KNS:- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định. 
III/ Hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: 15’. BT4:- Nhận xét hành vi.
Mục tiêu:
 - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản người khác.
 - Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
Bước 1: Thảo luận.
- GV phát phiếu giao việc, yêu cầu từng cặp HS thảo luận.
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ.
- Theo từng nội dung, đại diện 1 số cặp trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp, các HS có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
Bước 2:
- Đại diện từng cặp trả lời.
- GV kết luận về từng nội dung:
+ Tình huống a: Sai.
+ Tình huống b: Đúng.
+ Tình huống c: Sai.
+ Tình huống d: Đúng. 
* Hoạt động 2: 15’. BT5. - Đóng vai:
Mục tiêu:
 - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí ,sách vở đồ dùng của bạn bè và mọi người.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện đóng vai theo 2 tình huống, trong đi một nửa số nhóm theo tình huống 1, nửa còn lại theo tình huống 2.
- Tình huống1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp, giờ ra chơi em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu.
- Tình huống 2: Giờ ra chơi Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “quả bóng đá” . Nếu có mặt em sẽ làm gì?
Bước 2: - Các nhóm thảo luận, trình bày.
- Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai.
- GV kết luận.
- Khen ngợi các nhóm để thực hiện tốt trò chơi đóng vai.
* Kết luận chung: 3’. Thư từ, tài sản mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý xem thư từ , sử dụng tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật. 
- Cho lớp đọc kết luận , nhóm, cá nhân đọc.
III/Củng cố, dặn dò:2’.
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------
Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp.
I/ Nhận xét các hoạt động trong tuần qua :
- Mọi hoạt động đều tiến hành nghiêm túc.
- Thực hiện chương trình đúng thời gian qui định
- HS đi học đầy đủ, không vắng học.
- Thi định kì nghiêm túc.
* Tồn tại : Một số HS đi học còn chậm giờ .
II/ Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội qui của nhà trường đề ra.
- Đi học đúng giờ .
- Ôn tập tốt tuần sau thi định kì.
- Mặc đồng phục đúng quy định.
- Trực tuần nghiêm túc.
- Vệ sinh sạch sẽ.
 -----------------------------------------
Chiều: Luyện toán 
 Luyện về các số có 5 chữ số. ( T ) 
I/ Mục tiêu : 
- Cho HS nhận biết số 100 000.
- Biết cách đọc – viết và thứ tự các số có 5 chữ số.
- Biết số liền sau của số 99 999 là số 100 000.
II/ Hoạt động dạy và học: 
1/ Giới thiệu bài:
- Cho HS làm lần lượt các bài tập:
 Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Số?
- Củng cố về thứ tự các số trong dãy số.
- Gọi 1số HS lần lượt đọc từng dãy số đã điền.
Bài 2: GV tổ chức dưới dạng trò chơi .
 3 tổ lên thi đua . Gv dám sát , chấm điểm..
 Bài 3 : 
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Số?.
- HS đọc kết quả bài làm.
Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch
 HS điền các số thích hợp lên tia số.
Hỏi : Hai vạch biểu diễn 2 số liền nhau trên tia số hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- Gọi 1 số HS lên bảng điền vào tia số
C/Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học .
 -----------------------------------------------
 Luyện tiếng việt
 Viết đoạn văn kể anh hùng chống giặc ngoại xâm.
I. Mục tiêu:
- Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học. 
II/ Hoạt động dạy và học: 40’
1/ Giới thiệu bài:
2 / Tập làm văn :
- Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) kể về một vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.
- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi 
Lưu ý : Bài làm lấy điểm tháng thứ 7
- GV thu bài.
III/Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể :
 A.T.g.t .Bài 5: Con đường an toàn đến trường.
I/ Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết được như thế nào là con đường an toàn.
- HS biết lựa chọn con đường an toàn để đi.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:2’
- Ghi mục bài lên bảng.
I/ Con đường an toàn.15’
- Cho HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 17.
- Bức tranh 1 vẽ gì?
- Bức tranh 2 vẽ gì?
- Bức tranh 2 có gì khác với bức tranh 1?
- Vậy em hiểu như thế nào là con đường an toàn?
- GV kết luận: Con đường an toàn .Có mặt đường phẳng(trải nhựa hoặc bê tông).đường thẳng ít khúc quanh ,mặt đường có vạch kẻ phân làn xe chạy,ngã tư có đèn tín hiệu giao thông ,có vạch dành cho người đi bộ qua đường ,vỉa hè rộng không bị lấn chiếm ,có đèn chiếu sáng.....
II/ Luyện tập: 15’
- Lựa chọn con đường an toàn.
- Cho HS quan sát sơ đồ trong SGK trang 18và chỉ rõ cách đi an toàn nhất từ điểm A đến B.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm đứng dậy trả lời GV cùng cả lớp nhận xét .
- Vậy : Khi đến trường các em nên chọn đi trên con đường nào?
- GV kết luận.
- Cho một số HS đọc phần ghi nhớ: Khi đến trường, em nên chọn con đường an toàn nh đường thẳng,rộng,có vỉa hè,có biển báo,đèn tín hiệu giao thông,có vạch đi bộ qua đường.
III/ Cũng có –dặn dò:3’
- Giáo viên nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_27_buoi_sang_pham_thi_tra_giang.doc