Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 31 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 31 (Bản mới)

Tập đọc: NGƯỠNG CỬA

I/ Mục tiêu :

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, cũng quen, dắt vòng, xa tắp.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

- Trả lời được câu hỏi 1(SGK)

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 31 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012 
Tập đọc: NGƯỠNG CỬA
I/ Mục tiêu : 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, cũng quen, dắt vòng, xa tắp...Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa. 
- Trả lời được câu hỏi 1(SGK) 	
II/ Đồ dùng dạy học : 
 Tranh vẽ minh hoạ như SGK 
III/ Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Tiết 1
1. Bài cũ: (5')Đọc bài : Người bạn tốt .HS đọc bài và trả lời câu hỏi 1&2( SGK ) 
2. Bài mới : 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc(20')
- GV đọc mẫu ( giọng đọc thiết tha, trìu mến )
* Đọc tiếng từ ngữ khó:
- yêu cầu HS đọc và phân tích một số tiếng khó 
* Thi đọc từng khổ thơ
Hoạt động 2:Ôn vần ăt, ăc (10')
- Tìm tiếng trong bài có vần ăt 
- Nói câu chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc
 Quan sát tranh nói câu 
 Tiết 2 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài và luyện nói
a.Đọc bài SGK (HD cách đọc)(10')
b.Tìm hiểu bài (20')
- Đọc bài và trả lời câu hỏi 1 (SGK)
- Câu hỏi 2 dành cho hs khá giỏi
* Thi đọc diễn cảm toàn bài
c.Luyện nói : 
 - Hằng ngày từ ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu? 
Hoạt động nối tiếp: (5')
 - Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi những đâu ?
 Đánh giá tiết dạy và dặn dò HS đọc bài thuộc chuẩn bị bài sau: Kể cho bé nghe 
 - 2 HS đọc
- HS hội ý theo cặp nêu tiếng,từ khó đọc: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. 
- HS hiểu các từ Ngưỡng cửa: Phần dưới của khung cửa ra vào.
- Dắt vòng: Nắm tay dắt đi qua đi lại thành vòng tròn.
 - Đi men: Đi lần theo phía bên hoặc mé ngoài để di chuyển. 
- Đọc từng dòng thơ, đọc tiếp nối từng dòng thơ, đọc khổ thơ, cả bài (cá nhân,nhóm, lớp)
HS thi đua đọc từng khổ thơ
 dắt
 Hội ý nhóm 2 nêu câu:
 - Mẹ dắt bé đi chơi.
 - Bé lắc vòng.
 - Bà cắt vải. 
- Một số em đọc từ do GV chỉ 
- HS nhẩm đọc dòng thơ, khổ thơ, cả bài 
- HS đọc khổ thơ 1
Bà, mẹ dắt em bé đi men ngưỡng cửa.
 HS đọc khổ thơ 2
 .... đi đến trường, đến lớp và đi xa hơn nữa .
- HS khá giỏi đọc thuộc 1 khổ thơ 
 - HS quan sát tranh trả lời 
 Đến trường, .....gặp bạn, đi chơi, nhảy dây, đá bóng 
- Bạn nhỏ đi qua ngưỡng cửa để đi đế trường, đến lớp và đi xa hơn nữa. Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn .Vì vậy em phải biết yêu ngôi nhà của mình . 
Toán : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
	- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
	- Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ 
II/ Đồ dùng dạy học :	 Chuẩn bị các nội dung bài tập 
III/ Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC: (5') Cộng trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100
 Bài 2/ 162( SGK )
2.Bài mới : Luyện tập
HĐ1: Bài 1/163 ( SGK) (12')
 Yêu cầu HS đọc yêu cầu 
HĐ2: Bài 2/ 163 ( SGK) viết phép tính thích hợp (10')
 Yêu cầu HS quan sát tranh rồi viết phép tính thích hợp 
 Khi thay đổi chỗ các số thì kết quả như thế nào? 
 Nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
HĐ3:Bài3/ 163 ( >,<, =)? (7')
HĐ4: Bài4/163 ( SGK) Đúng ghi Đ.Sai ghi S (HS khá giỏi)
 Hoạt động nối tiếp: (5')
 Hỏi : 36 +52 = ? 52 + 36 = ? 
Chuẩn bị bài sau: Đồng hồ, thời gian . 
1 HS làm bài tập
- HS đặt tính và tính đúng 
- HS nêu yêu cầu – quan sát tranh rồi viết phép tính thích hợp – Làm bài vào vở 
42 + 34 = 76 76 - 42 = 34
34 + 42 = 76 76 - 34 = 42
- HS nêu yêu cầu và làm bài B/con
- HS thực hiện phép tính rồi lấy kết quả so sánh
- HS nhẩm kết quả phép tính đúng ghi đ sai ghi s
Trong phép cộng khi thay đổi chỗ các số thì kết quả không thay đổi
Luyện Tiếng việt : NGƯỠNG CỬA
I/Mục tiêu:
 - HS đọc lưu loát toàn bài Ngưỡng cửa 
 - Trả lời tốt câc câu hỏi SGK
II/ Lên lớp:
 - Luyện đọc toàn bài
 - Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 /36 ( VBT ) 
Ngoài giờ lên lớp: HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ: 
 VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 30/4 VÀ 1/5
 ATGT: ÔN TẬP QUY ĐỊNH VỀ VẠCH KẺ TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa ngày 30/4 và 1/5
- Biết được các quy định về vạch kẻ trên đường
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: 
	- GV cho HS hát múa các bài hát trong chương trình để chào mừng ngày giải phóng miền Nam và Quốc tế lao động.
Hoạt động 2:
	- Vạch kẻ ngang trên đường dành cho người đi bộ.	
- Nhận xét tiết học, dặn các em thực hành tốt các điều đã học.
 Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Chính tả: NGƯỠNG CỬA
I/ Mục tiêu : 
Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa : 20 chữ trong khoảng 8-10 phút .
Điền đúng vần ăt, ăc ; chữ g, gh vào chỗ trống.
Làm bài tập 2, 3 (SGK)	
II/ Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài viết và phần bài tập
III/ Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1.Kiểm tra bài cũ: (5')Mèo con đi học gọi hs viết các từ buồn bực, kiếm cớ, be toáng, 
2.Bài mới: Ngưỡng cửa
HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép (10')
 Đọc mẫu bài chép
- Yêu cầu HS phân tích tiếng khó
 * Hướng dẫn viết bài vào vở: (15')
- HD soát bài
- GV chấm bài nhận xét chung
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập (8')
2)Điền ăc hay ăt ? 
3)Điền g hay gh ?
HĐ nối tiếp: Âm gh ghép với âm nào?
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Kể cho bé nghe 
- Viết bảng con
- HS đọc đoạn chép
- HS hội ý tìm tiếng khó viết : này, buổi, tắp. vẫn 
- HS phân tích và đọc
- HS viết bảng con
- HS viết tên phân môn chính tả
- Viết đề bài cách 4 ô 
- Đầu dòng cách lề 2 ô
- HS soát bài - dùng bút chì chữa lỗi
 HS làm bài vào vở bài tập 
 bắt tay, bé treo áo lên mắc 
gấp truyện, ghi lại, bàn ghế 
Kể chuyện: DÊ CON NGHE LỜI MẸ 
 I/ Mục tiêu: 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện : Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghĩu bỏ đi.
- HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện	
 II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện : “Dê con nghe lời mẹ ”
III/ Các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Bài cũ: Gọi HS kể lại chuyện Sói và Sóc (5')
2. Bài mới: 
HĐ1: Kể chuyện (5')
 GV kể mẫu toàn bài lần1 
 GV kể lần 2 theo tranh
HĐ2: HDHS kể (20')
Tranh 1: Trước khi đi dê mẹ dặn con như thế nào? Và chuyện gì sẽ xảy ra? 
Tranh 2: Sói đang làm gì? 
Tranh 3: Vì sao Sói lại tiu nghĩu bỏ đi? 
Tranh 4: Dê mẹ các con thế nào? 
Ý nghĩa: Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì? 
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét , dặn dò. Về nhà kể lại câu chuyện này cho cả nhà nghe
 Chuẩn bị bài sau: Con Rồng, cháu Tiên 
 2 HS kể theo đoạn
 - HS kể đoạn 1
 Mẹ đi vắng các con phải đóng chặt cửa lại . Ai gọi các con không được mở. 
 Dê mẹ về trở về hát 1 bài .........
 Dê con mở cửa đón mẹ vào và bú no nê 
 Dê mẹ lại đi kiếm cỏ 
- HS kể đoạn 2
 Sói đứng rình đã lâu đợi Dê mẹ đi rồi nó rón nén bước đến cửa và giả giọng Dê mẹ hát ........Bầy Dê con nhận ra không phải giọng mẹ nên không mở cửa.
 Chẳng làm được gì Sói cúp đuôi lủi mất 
- HS kể đoạn 3
 Dê mẹ khen các con ngoan và biết nghe lời mẹ .
HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện	
Dê con biết vâng lời mẹ dặn nên lhông mắc mưu Sói .Sói thất bại thành tiu nghĩu bỏ đi . Truyện khuyên ta phải biết vâng lời người lớn . 
Toán : ĐỒNG HỒ. THỜI GIAN
I/Mục tiêu : 
	- Làm quen với mặt đồng hồ. Biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian .
II/Đồ dùng dạy học :
	- Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài
III/Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ : Luyện tập (5')
Bài 2 và bài 3/163( SGK)
2.Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu mặt đồng hồ (10')
 Mặt đồng hồ có những gì? 
- Kim ngắn chỉ gì? Kim dài chỉ gì? 
 Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài, các số từ 1→12.
- Kim ngắn, kim dài đều quay theo chiều từ số bé đến số lớn . 
- Kim dài chỉ số 12. Kim ngắn chỉ số 9 thì đồng hồ lúc đó là 9 giờ. 
- Cho HS xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau: 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ...
HĐ2: Thực hành xem đồng hồ (15') 
- Quan sát tranh và viết đúng số giờ
 Hoạt động nối tiếp: (5')
 Trò chơi : Đúng và nhanh 
 Đồng hồ giúp chúng ta điều gì? 
 Chuẩn bị bài sau: Thực hành 
- 2 HS thực hiện
 Kim ngắn, kim dài và các số từ 1→12
 Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút 
 HS đọc 9 giờ
 HS quan sát tranh nêu vị trí của kim trên mặt đồng hồ 
5 giờ kim ngắn chỉ số5, kim dài chỉ số12
6 giờ, 7 giờ ( nêu tương tự) 
 HS làm bài vào vở
 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ.......16 giờ. 
 2 HS lên bảng thi đua quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ - Nhận xét – Tuyên dương 
 Xem thời gian để học tập, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi đúng giờ đảm bảo theo quy định có lợi cho sức khoẻ. 
 Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012 
Tập đọc: KỂ CHO BÉ NGHE 
I/ Mục tiêu : 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no quay tròn, quạt hòm ...Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng. 
- Trả lời được câu hỏi 2(SGK) 	
II/ Đồ dùng dạy học : 
	Tranh minh hoạ nội dung bài (SGK)
III/ Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Tiết 1 
1.Bài cũ : (5') Đọc bài Ngưỡng cửa 
 Đọc bài và trả lời câu hỏi 1, 2( SGK)
2. Bài mới : Kể cho bé nghe 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc (20')
 GV đọc mẫu (giọng đọc vui tinh nghịch nghỉ hơi lâu sau các câu chẵn 2,3...)
* Đọc tiếng từ ngữ khó:
- yêu cầu HS đọc và phân tích một số tiếng khó 
 * Luyện đọc câu, đoạn, bài.
* Thi đọc toàn bài
Hoạt động 2:Ôn vần ươc, ươt (10')
- Tìm tiếng trong bài có vần ươc
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt 
 (dành cho HS khá giỏi)
 Tiết 2 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài và luyện nói 
a.Đọc bài SGK (HD cách đọc)(10')
b.Tìm hiểu bài (20')
 Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (HS khá giỏi)
Câu 2
c.Luyện nói : Hỏi đáp những con vật em biết 
- Sáng sớm, con gì gáy ò...ó...o gọi người thức dậy?
-Con gì là chúa rừng xanh? 
-Con gì đuôi ngắn, chân cao, tai hơi dài lưng màu vàng thường sống ở rừng?
-Con gì kêu meo meo?
 C.Củng cố, dặn dò : (5')
 Hỏi: Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì? 
 Đánh giá tiết dạy và dặn dò HS đọc bài : Hai chị em .
- 2 HS đọc
- HS hội ý theo cặp nêu từ khó đọc
ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no,quay tròn, quạt hòm ... 
- HS đọc từng dòng thơ, đọc 2 dòng thơ, đọc cả bài ( cá nhân, nhóm)
- Cá nhân thi đọc toàn bài. 
 nước 
 dây cước, rước đèn, thước đo 
 lần lượt, lướt ván, mượt mà 
- Một số em đọc từ do GV chỉ 
- HS đọc từng dòng thơ, đoạn, cả bài ( tổ và cá nhân)
 HS đọc bài kết hợp quan sát tranh trả lời câu hỏi 
-Con trâu sắt là cái máy cày. Nó thay việc làm cho con trâu nhưng người ta dùng sắt để chế tạo nên gọi là con trâu sắt 
- HS đọc hỏi đáp theo bài thơ 
 Đọc theo từng bàn 
 Quan sát tranh -đọc câu mẫu 
 Thảo luận nhóm 2 
Con gà trống
Con hổ
Con nai 
 Con mèo 
...trâu sắt
 Qua bài học mỗi con vật, đồ vật đều có đặc điểm ngộ nghĩnh của nó. HS phải biết yêu thích các con vật, đồ vật đó 
 Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012
Tập viết: TÔ CHỮ HOA Q, R
I.Mục tiêu:
- Tô được chữ hoa hoa: Q, R
- Viết đúng các vần : ăt, ăc, ươt, ươc, ; các từ ngữ: dìu dắt, màu sắc, xanh mướt, dòng nước . Kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV1, tập 2 (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)	
II.Chuẩn bị	Mẫu chữ Q, các mẫu vần và từ
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : (5')
 HS viết các từ con cừu, ốc bươu 
 Chấm một số vở tập viết của HS
2. Bài mới : 
HĐ1: Tô chữ hoa Q(5')
Hướng dẫn HS tô chữ hoa Q 
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét chữ hoa Q
- Nhận xét số lượng nét và độ cao con chữ.
HĐ2: H.dẫn viết vần và từ ngữ (10')
- Giới thiệu mẫu: ăc, ăt, màu sắc, dìu dắt 
HĐ3: HD - HS viết vào vở (13')
- HD tư thế ngồi, cách cầm bút, khoảng cách vần tiếng từ.
C.Củng cố: (3')
* Trò chơi: Thi viết đẹp từ màu sắc 
Dặn dò: HS về viết phần b 
1 HS viết
Cả lớp viết b/con
- Quan sát chữ hoa Q
- Q có 2 nét.
- Độ cao 5 ô li
- HS tô mẫu chữ
- HS viết bảng con
- Quy trình viết: nét cong đặt bút dòng thứ 6 và dừng bút dưới dòng kẻ thứ 5. Sau đó viết nét móc 2 đầu . 
- HS phân tích cấu tạo vần từ
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở theo mẫu
- HS khá giỏi viết đều nét dãn đúng khoảng cách và viết toàn bài tại lớp
- Tổ cử 1 em tham gia.
Chính tả: KỂ CHO BÉ NGHE
I/ Mục tiêu : 
Nghe-viết chính xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10-15 phút .
- Điền đúng vần ươc, ươt, điền chữ ng, ngh vào chỗ trống.
Làm bài tập 2, 3 (SGK)	
II/ Đồ dùng dạy học: 	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài viết và phần bài tập
III/ Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1.Kiểm tra bài cũ:(5')
 Điền ăc hay ăt ? 
2.Bài mới: Kể cho bé nghe
HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép(10') 
 Đọc mẫu bài chép
- Yêu cầu HS phân tích tiếng khó
 * Hướng dẫn viết bài vào vở: (15')
- HD soát bài
- GV chấm bài nhận xét chung
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập(8')
2)Điền ươc hoặc ươt ? 
3)Điền ng hay ngh ?
HĐ nối tiếp: Âm ngh ghép với âm nào? Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Hồ Gươm 
 Họ b.´... tay chào nhau
 Bé treo áo lên m.´...
- vài HS đọc đoạn chép
- HS hội ý tìm tiếng khó viết : chó vên, chăng dây, quay tròn, nấu 
- HS phân tích và đọc
- HS viết bảng con
- HS viết tên phân môn chính tả
- Viết đề bài cách 4 ô 
- Đầu dòng cách lề 1 ô
- HS soát bài - dùng bút chì chữa lỗi
 HS làm bài vào vở bài tập 
 Mái tóc rất mượt.
 Dùng thước đo vải .
 Ngày mới đi học. Cao Bá Quát ... ngày đêm quên cả nghỉ ngơi, ông .... người nổi tiếng viết chữ đẹp. 
...e, ê, i
Toán : THỰC HÀNH 
I/ Mục tiêu : 
	- Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. 
II/Chuẩn bị :	Mô hình măt đồng hồ 
 III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ : (5')HS nêu số giờ trên mặt đồng hồ : 5 giờ, 9 giờ ....
2.Bài mới : Thực hành 
HĐ1: Bài1/165 Viết theo mẫu (5')
 Nhận biết, viết đúng số giờ trên mỗi mặt đồng hồ 
HĐ2: Bài tập2/165 Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng (8')
HĐ3: Bài tập3/166 Nối tranh với đồng hồ thích hợp (10')
HĐ4: (7')Bài4/166 Bạn An đi từ thành phố về quê. Vẽ thêm kim ngắn thích hợp vào mỗi đồng hồ 
 Hoạt động nối tiếp: (5')
 Buổi sáng em học ở trường lúc mấy giờ? 
 Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
 1 HS trả lời
 HS đọc yêu cầu và làm bài b/con 
 3 giờ, 9 giờ, 1 giờ, 10 giờ, 6 giờ 
 HS nêu yêu cầu và làm bài vào vở
 HS quan sát tranh và nối 
 Buổi sáng học ở trường : 10 giờ 
 Buổi trưa ăn cơm : 11 giờ 
 Buổi chiều học nhóm : 3 giờ
 Buổi tối nghỉ ở nhà : 8 giờ 
 HS đọc yêu cầu quan sát tranh và vẽ kim ngắn chỉ số giờ thích hợp 
 2 HS thi đua quay kim đồng hồ chỉ số giờ theo câu hỏi 
 Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Tập đọc: HAI CHỊ EM 
 I/ Mục tiêu : 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn ...Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu .
- Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi .
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK) 
II/ Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ bài tập đọc và phần luyện nói ( SGK )
III/ Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Tiết 1
1. Bài cũ : Đọc bài Kể cho bé nghe 
Đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi 1,2( SGK ) (5') 
2. Bài mới : 
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc(20')
- GV đọc mẫu và nêu cách đọc 
* Đọc tiếng từ ngữ khó:
- yêu cầu HS đọc và phân tích một số tiếng khó 
 * Luyện đọc câu, đoạn, bài.
* Thi đọc theo đoạn:
Hoạt động 2:Ôn vần et, oet (10')
- Tìm tiếng trong bài có vần et
- Tìm tiếng ngoài bài có vần et, oet 
(HS khá giỏi)
- Điền vần et hoặc oet 
 Tiết 2 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài và luyện nói
a.Đọc bài SGK (HD cách đọc) (10')
b.Tìm hiểu bài : (17')
 - Đọc bài và trả lời câu hỏi ( SGK ) 
 Đó là hậu quả của tính ích kĩ. Có đồ chơi nên cùng chơi với chị, anh hoặc em, bạn bè để vui hơn . 
*Thi đọc diễn cảm toàn bài
 c.Luyện nói: (3')
 Em thường chơi với chị, anh, em những trò chơi gì? 
 Hoạt động nối tiếp: (5')
Bài học khuyên em điều gì?
 Đánh giá tiết dạy và dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Hồ Gươm 
- 2 HS đọc
- HS hội ý theo cặp nêu tiếng,từ khó đọc: vui vẻ, một lát, dây cót, hét lên ...
-HS đọc từng câu, đọc tiếp nối
câu,đọc đoạn, bài ( CN, ĐT)
HS thi đua nối tiếp đọc theo đoạn 
- hét
- Ngoài bài: nét chữ, sấm sét, nhận xét, xoèn xoẹt, đục khoét 
 ...bánh tét ,..........khoét thân...... 
HS đọc từ khó đọc tiết 1
- HS nhẩm đọc câu, đoạn, bài 
 HS đọc đoạn 1 và trả lời 
- Câu 1: ...cậu em nói :Chị đừng động vào con gấu bông của em 
 HS đọc đoạn 2 và trả lời 
- Câu 2: Cậu hét lên: Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình 
 Đọc đoạn 3 và trả lời 
- Câu 3: Cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi 
- Đọc diễn cảm: tổ cử 1 em tham gia
- HS thảo luận nhóm 2 
 Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
 Chơi với chị trò chơi ô làng, đánh nẻ, xếp nhà .....
- không nên ích kỉ, cần có bạn cùng chơi để vui hơn. 
Toán : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
	- Biết xem giờ đúng.
	- Xác định và quay kim đồng hồ đúng với vị trí tương ứng với giờ. 
	- Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. 
II/Chuẩn bị : Các mặt đồng hồ 
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra bài cũ: (5')
Trên mặt đồng hồ kim ngắn chỉ gì ? Kim dài chỉ gì ? 
HS quay kim đồng hồ chỉ đúng 7giờ 6 giờ 
2.Bài mới: 
HĐ1: Bài 1/ 168 ( SGK ) Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng (8')
HĐ2: Bài 2/ 168 (SGK) Quay các kim trên mặt đồng hồ để chỉ đúng số giờ (8')
HĐ3 :Bài 3/ 168 ( SGK ) Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp (10')
 Hoạt động nối tiếp: Trò chơi: (5')
 Quay lim đồng hồ chỉ 4 giờ, 9 giờ
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
- 2 HS lên bảng 
 HS nêu yêu cầu – HS làm bài vào vở 
 Nối đồng hồ với chỉ số giờ đúng : 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 2 giờ, 10 giờ 
 Thảo luận nhóm 4 – Trình bày 
 a. 11 giờ b. 5 giờ c. 3 giờ 
 d. 6 giờ e. 7 giờ g. 8 giờ 
 h. 10 giờ i. 12 giờ 
 HS làm bài vào vở 
 Em ngủ dậy lúc 6 giờ sáng 
 Em đi học lúc 7 giờ
 Em học xong buổi sáng lúc 11 giờ 
 Em học buổi chiều lúc 2 giờ
 Em tưới hoa buổi chiều lúc 5 giờ
 Em đi ngủ lúc 9 giờ tối 
 2 HS lên thi đua quay kim đúng giờ và nhanh - nhận xét – tuyên dương
Luyện Tiếng Việt: KỂ CHO BÉ NGHE 
I/Mục tiêu:
HS đọc trơn toàn bài và trả lời tốt các câu hỏi SGK 
II/ Lên lớp: 
Luyện cho HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
Hướng dẫn HS làm bài tập 1 đến 4 trang 47 VBT 
 Luyện Toán : LUYỆN TẬP 
 - Tiếp tục củng cố về xem giờ đúng trên mặt đồng hồ 
 - Xác định vị trí của các kim ứng với giờ trên mặt đồng hồ 
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 1đến 4 trang 47 VBT
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP 
A.Đánh giá hoạt động trong tuần :
* Ưu điểm : 
 a.Học tập:
 - Duy trì sĩ số HS .
 - Ổn định nề nếp lớp học tập và nề nếp tự quản
 - Một số HS học tập tốt như em : Hà, Như, Trúc, Hằng...
 - Viết chữ có tiến bộ : Vi, Huy
 b.Đạo đức tác phong: 
 - Mặc đồng phục, gọn gàng sạch sẽ, tóc cắt ngắn .
 - Lễ phép vâng lời thầy cô giáo
 c.Vệ sinh:
 - Lớp có ý thức giữ gìn trường lớp sạch sẽ
 - Tổ 3 trực lớp sạch sẽ đổ rác đúng nơi quy định.
* Tồn tại : 
 - Học chậm, viết chữ còn xấu như em : Tài, Tình
B.Công tác đến : 
 - Dạy và học chương trình học kì tuần 32
 - Phụ đạo HS yếu, rèn chữ viết cho HS 
 - Tăng cường nâng cao chất lượng dạy-học.
 - Thường xuyên kiểm tra việc học ở lớp và ở nhà HS.
 - Bồi dưỡng HS giỏi
 - Phân công trực tổ 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_31_ban_moi.doc