Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Năm 2010

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Năm 2010

Tập đọc - Kể chuyện

NGƯỜI MẸ.

I. Mục tiêu

Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con . Vì con, người mẹ có thể làm tất cả ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GDKNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân

Kể chuyện:

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ.

- Một vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện.

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 01 tháng 10 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
NGƯỜI MẸ.
I. Mục tiêu
Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con . Vì con, người mẹ có thể làm tất cả ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDKNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ.
- Một vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: 7’
2. Bài mới: 
* HĐ1: Giới thiệu bài:1’
* HĐ2: Luyện đọc: 18’
Mt: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo .
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
* HĐ3: Hướng dẫn tìm hểu bài. 15’
Mt: HS hiểu người mẹ rất yêu con . Vì con, người mẹ có thể làm tất cả
* HĐ4: Luyện đọc lại. 15’
Mt: Phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* HĐ5: Kể chuyện. 20’
Mt: Bước đầu biết cùng bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
* HĐ6: Củng cố, dặn dò. 2’
- Gọi 4 HS đọc: Quạt cho bà ngủ và trr lời các câu hỏi nội dung bài?
- GV nhận xét ghi điểm
- GV giới thiệu bài trực tiếp
- GV đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi: 
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
+ Người mẹ đã làm gì để bụi nước chỉ đường cho bà? 
+ Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy bà mẹ?
+ Người mẹ trả lời như thế nào?
- HS đọc thầm toàn bài, chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện ( người mẹ có thể làm tất cả vì con).
- GV đọc lại đoạn 4.
- Hướng dẫn 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai để đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời của nhân vật.
- Một nhóm HS ( 6 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, bà mẹ. Thần chết, bụi gai, hồ nước, thần đêm tối) đọc lại chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
a/ Giáo viên nêu nhiệm vụ.
b/ Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lưu ý HS : Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ. Có thể kèm động tác, cử chỉ , điệu bộ như là đang đóng một màn kịch nhỏ.
- HS tự lập nhóm và phân vai.
- HS chỉ dựng lại câu chuyện theo phân vai.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
HS TLCH: Qua truyện này , em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
Giáo viên yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện cho người thân.
Thứ ba, ngày 02 tháng 10 năm 2010
Thể dục
 ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI: THI XẾP HÀNG
I.Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được : Trò chơi “ Thi xếp hàng”. 
II. Địa điểm, phương tiện:
Còi , sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
* HĐ 1: Phần mở đầu: (7’)
Mt: - Biết được yêu cầu nhiệm vụ của tiết học
* HĐ 2: Phần cơ bản: (23’)
Mt: - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được: Trò chơi “ Thi xếp hàng”. 
* HĐ3: Phần kết thúc: (5’)
- HS tập hợp GV giao nhiệm vụ y/c bài học.
- HS giậm chân tại vỗ tay theo nhịp và hát.
- Chạy chậm 1 vòng tròn xung quanh sân 80 - 100m
- Trò chơi: Chạy tiếp sức 
* Ôn đứng nghiêm nghĩ, quay trái, quay phải....
* Ôn tập hợp hàng ngang, hàng dọc, điểm số , quay trái, quay phải.
 + Lần 1: GV hô cho HS tập.
 + Lần 2: Chia tổ cho HS tập, các em thay nhau làm chỉ huy.
* Học trò chơi: Thi xếp hàng.
 + GV nêu tên trò chơi , hướng dẫn nội dung trò chơi, cách chơi. Sau đó GV cho HS đoc vần điệu của trò chơi, HS chơi thử 1-2 lần.
 + GV chọn vị trí đứng cố định và phát lệnh chơi.
- Đi thường theo nhịp và hát
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
Tập đọc 
ÔNG NGOẠI
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng các kiểu câu ; bước đầu Phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật
- Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông- người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học ( trả lời các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng
Tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ (4’)
Đọc lại bài: 
2. Bài mới
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2: Luyện đọc (15’)
Mt: Biết đọc đúng các kiểu câu
* HĐ3: Tìm hiểu bài (10’)
Mt: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học 
* HĐ4: Luyện đọc diễn cảm(5’)
Mt: bước đầu Phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật
3. Củng cố dặn dò (1’)
- 2 HS lên bảng đọc bài: 
- GV nhận xét ghi điểm.
-GV giới thiệu và ghi tựa bài.
 a/ GV đọc bài :
 b/GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp tìm hiểu bài :
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài .
- HS tìm hiểu nghĩa từ: loang lổ. Tập đặt câu với từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp ?
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học nh thế nào ?
+ Tìm những hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường?
+ Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
- GV chọn đọc diễn cảm một đoạn văn: 
 “ Thành phố sắp vào thu.... đầu tiên của tôi “
 - 3-4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- 2 HS thi đọc cả bài.
+ Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn này thế nào?
 - GV nhận xét giờ học.
.
Tập viết 
ÔN CHỮ HOA C
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa C ( 1 dòng ), L, N ( 1 dòng) ; viết đúng tên riêng Cửu Long ( 1 dòng) và câu ứng dụng Công cha... chảy ra’’ ( 1 dòng) bằng chứ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng
 Chữ mẫu, chữ tên riêng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1.Bài cũ (3’)
2. Bài mới
* HĐ1: HD viết trên bảng con
(12’) 
a. Luyện viết chữ hoa:
b. HS viết từ ứng dụng
c. Luyện viết câu ứng dụng:
* HĐ2: HS viết vở (20’)
Mt: Viết đúng, viết đẹp chữ hoa C, L, S, N; viết đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ. 
3. Củng cố dặn dò (1’)
- GV Y/C HS viết bảng con chữ Bố Hạ , Bầu, Tuy
- HS viết- GV nhận xét
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : C, L, S, N.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS tập viết trên bảng con.
- GV giới thiệu: Cửu long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở nam bộ.
- HS tập viết lên bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng
 - GV giúp HS hiểu.
- HS tập viết trên bảng con các chữ: Công, Thái Sơn, Nghĩa.
- Viết chữ C : 1 dòng; Viết chữ L, N : 1 dòng.
- Viết tên riêng: Cửu Long : 2 lần.
- Viết câu ca dao: 2 lần.
- HS viết bài vào vở , GV theo dõi, hướng dẫn thêm
- Chấm, chữa bài
- Nhận xét tiết học
Buổi chiều
Tiếng anh
GV đặc thù dạy
.
Tiếng anh
GV đặc thù dạy
..
Tin học
GV đặc thù dạy
Thứ tư, ngày 03 tháng 10 năm 2012
Chính tả.(Nghe viết)
NGƯỜI MẸ.
I. Mục tiêu
- Nghe , viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 a / b hoặc BT3 .
II. Đồ dùng
VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: 5’
2. Bài mới: 32’
* HĐ1: Giới thiệu bài:
* HĐ2: Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm , chữa bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Mt: Làm đúng các bài tập phân biệt: d/gi/r, ân/âng
4. Củng cố, dặn dò: 1’
- Gọi 3 HS lên bảng viết: Ngắc ngư, ngoặc kép, đỏ vở.
- GV nhận xét ghi điểm
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
- GV đọc bài viết 1 lần.
2 HS đọc đoạn văn cần thiết.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Tìm các tên riêng có trong bài chính tả.
- Các tên riêng đó viết như thế nào?
- Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn?
- HS đọc thầm đoạn văn, viết những chữ khó vào nháp.
* GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn.
HS viết bài xong GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
*GV chấm 1 số bài của HS và nhận xét.
- HS nêu y/c BT1: Điền vào chỗ chấm d/gi/r, ân/âng 
- HS làm vào vở.2 em lên bảng làm.
- GV chấm bài và cho HS nhận xét bài ở bảng.
- GV chốt lời giải đúng
- HS nêu y/c BT2: Điền vào chỗ chấm ân/âng 
- HS làm sau đó GV chấm bài
- Cả lớp và GV nhận xét:
a) ru – dịu dàng – giải thưởng
b) thân thể – vâng lời – cái cân
- GV nhận xét chung
..
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ, GIA ĐÌNH - ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình ( BT1).
- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp ( BT2).
- Đặt đựoc câu theo mẫu Ai là gì? ( BT3 a/b/c).
II. Đồ dùng
VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ : 5’
2. Bài mới : 30’
* HĐ1: Giới thiệu bài:
* HĐ2: Tìm từ ngữ về gia đình 
Mt: Tìm được các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình
- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp
* HĐ3: Ôn kiểu câu: Ai là gì 
Mt: Củng cố cách đặt câu theo mẫu Ai là gì?
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV kiểm tra miệng 2 HS làm BT1, 3 
- GV nhận xét đánh giá.
- GV giới thiệu và ghi tựa bài
* Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
- Một HS đọc nội dung của bài và mẫu: Ông bà, chú cháu....
- GV chỉ vào từ mẫu, giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ gộp ( chỉ 2 người)
- Mời 1- 2 HS tìm thêm từ mới.
- HS trao đổi theo cặp, viết nhanh ra nháp các từ ngữ tìm được.
- HS phát biểu ý kiến GV viết nhanh lên bảng, cả lớp nhận xét.
- HS đọc lại kết quả đúng.
Các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình là:
ông bà, chú cháu, cha ông, cha chú, chú bác, cha anh, chú dì, dì dượng, cô chú, cậu mợ, bác cháu, dì cháu, cô cháu, cha mẹ, thầy u, thầy bu, cha con, mẹ con, anh em, chị em 
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài 2: 
* 1- 2 HS đọc nội dung bài.
- 1 HS làm mẫu: Xếp câu a vào ô thích hợp trong bảng.
- HS làm việc theo cặp.
- Một vài HS trình bày kết quả trên bảng lớp, nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm 1 số bài.
* Chữa bài: HS phát biểu ý kiến ( mỗi trờng hợp a,b,c,d gọi nhiều em đặt câu).
Ví dụ: Câu b; Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan./ Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo.
- GV nhận xét giờ học.
.
Đạo đức
GIỮ LỜI HỨA. (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Q ... 67
- HS tự làm vào vở
- HS lên bảng
- HS nhận xét - GV nhận xét
Bài 4: Có 6 rổ cam, mỗi rổ có 5 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả cam ?
- HS tự tóm tắt rồi giải
- HS chữa bài 
- HS nhận xét-GV nhận xét
Bài 5: Mai, An, Việt, Hoà mỗi em đấu một ván cờ với mỗi bạn Bình, Nam, Thắng. Hỏi tất cả có bao nhiêu ván cờ ?
- HS làm bài
- HS trình bày
- GV nhận xét
.
Vệ sinh cá nhân
Bài : RỬA MẶT
I. Mục tiêu
1.1 Kiến thức
- Nêu được khi nào cần phải rửa mặt
- Kể ra những thứ có thể dùng để rửa mặt
1.2 Kĩ năng
- Biết rửa mặt đúng cách
1.3 Thái độ
- Có ý thức giữ cho khuôn mặt sạch sẽ
II. Đồ dùng
- Tranh VSCN số 7
- Xô, chậu, gáo, xà phòng, khăn mặt
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1. Hoạt động 1: Rửa mặt hợp vệ sinh
MT: Nêu được khi nào cần phải rửa mặt
Xác định điều kiện cần có để rửa mặt hợp vẹ sinh
2. Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
MT: HS biết cách rửa mặt, thực hiện việc rửa mặt sạch sẽ hàng ngày
Bước 1: 
- Cả lớp hát “ Meo meo rửa mặt như mèo”
- GV: + Để giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ chúng ta phải làm gì?
Bước 2: 
- GV treo tranh và đặt câu hỏi
+ Chúng ta cần rửa mặt khi nào?
+ Để việc rửa mặ hợp vệ sinh, cần phải có những gì?
* GV kết luận: 
- Phải rửa mặt ít nhất 3 lần / ngày
- Rửa mặt bàng khăn mặt riêng dưới vòi nước sạch hoặc chậu sạch
- Rửa mặt xong, giặt khăn và phơi khăn dưới ánh nắng
Bước 1: GV làm mẫu
+ Rửa sạch tay
+ Làm cho khăn mặt ướt
+ Vò khăn, vắt nhẹ cho bớt nước
+ TrảI khăn lên lòng bàn tay, lau hai mắt trước, sau đó lau má, trán, cằm, mũi, quanh miệng
+ Vò khăn lần 2, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt khăn ngoáy hai lỗ tai, vành tai. Cuối cùng dùng hai gốc khăn ngoáy hai lõ mũi 
+ Giặt khăn bằng xà phòng và giũ lại bằng nước sạch
+ Phơi khăn ra chỗ thoáng
Bước 2: 
- HS thực hành theo nhóm
Bước 3: 
- GV mời một số em lên làm lại - GV uốn nắn
- GV nhận xét kết quả
Kết luận: Rửa mặt hợp vệ sinh thường xuyên phòng được bệnh mắt hột, đau mắt đỏ, mụn nhọt,, làm cho da dẻ sạch sẽ, xinh tươi
Thứ sáu, ngày 5 tháng 9 năm 2012
Buổi sáng
Tập làm văn 
NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu
- Nghe - kể lại được câu chuyện : Dại gì mà đổi ( BT1) 
- Giảm tải BT2
II. Đồ dùng 
 - Tranh minh hoạ truyện.
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: 5’
2. Bài mới: 30’
Hướng đẫn HS làm BT1
Mt: 
Nghe - kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi
3. Củng cố - dặn dò : 1’
GV kiểm tra 2 HS :
+ HS1 kể về gia đình của mình với một người bạn mới quen
 + HS2 đọc Đơn xin nghỉ học.
GV giới thiệu và ghi tựa bài.
*HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý .
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK và đọc thầm 
- GV kể chuyện: Giọng vui, chậm rãi 
- GV nêu câu hỏi :
 + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ?
 + Cậu bé trả lời mẹ thế nào ?
 + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?
 + Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ?
- GV kể lần 2
- HS nghe
- HS tập kể
+ Lần 1: HS khá, giỏi
+ Lần 2: 5-6 HS
- GV hỏi: Truyện này buồn cười ở điểm nào?
Bình chọn bạn kể hay nhất .
- GV nhận xét giờ học.
.
Chính tả 
ÔNG NGOẠI
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2 -3 tiếng có vần khó oay ( BT2) .
- Làm đúng BT3 a/b .
II. Đồ dùng 
VBT
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: 5’
2. Bài mới: 30’
* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết :
Mt: 
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả: 
Mt: 
Tìm và viết đúng 2-3 tiếng có vần oay
Phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi
3. Củng cố - dặn dò: 1’
- GV mời 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp:
 thửa ruộng, dạy bảo, giao việc .
- GV nhận xét, ghi điểm
* Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- 2- 3 HS đọc đoạn văn .
Hỏi: + Đoạn văn gồm mấy câu ?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa ?
- HS đọc đoạn văn, ghi các tiếng khó vào bảng con.
 Ví dụ: vắng lặng, loang lổ, trong trẻo, gõ thử.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở .
 - GV Chấm , chữa bài .
Bài 1: Tìm tiếng có vần oay 
1 HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở .
- GV chia bảng lớp thành 3 cột, mời các nhóm chơi trò chơi tiếp sức. Mỗi em lên bảng viết 1 tiếng có vần “ oay’’ rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian qui định , cả nhóm ngừng viết . 
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài 2: Điền phụ âm r/d/gi 
- GV treo bảng phụ, mời 3 HS lên bảng thi giải nhanh BT. - Cả lớp và GV nhận xét:
Sân – nâng – chuyên cần/ cần cù/ cần mẫn
GV nhận xét giờ học.
Tự nhiên xã hội.
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- GDKNS: Kĩ nẩng quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch
II. Đồ dùng 
 Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: 5’
2. Bài mới: 30’
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động.
Mt: Biết được sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mt: Biết được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
3. Củng cố dặn dò. 2’
- Cho HS TLCH về nội dung bài trước.
- GV nhận xét đánh giá.
* GV lưu ý HS nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi.
- Lúc đầu GV cho HS chơi 1 trò chơi vận động ít . Ví dụ” Con thỏ, ăn cỏ....”
- Sau khi chơi xong, GV hỏi: Các em có thấy nhịp tim đập nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
Bước 2: GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều.
Hỏi: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với vận động nhẹ.
Kết luận: Lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch.
 * Bước 1: Các nhóm quan sát hình 19 SGK và thảo luận.
- Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và làm việc quá sức?
- Theo bạn, những trạng thái cảm xúc dưới đây làm tim đập mạnh hơn:
 + Khi quá vui.
 + Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
 + Lúc tức giận.
 + Lúc thư giản.
- Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi dày dép quá chật?
- Kể tên một số thức ăn, đồ uống ....giúp bảo vệ tim mạch?
- Kể tên một số thức ăn, đồ uống... có hại cho tim mạch?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Cho HS trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần
* Ưu điểm :
- Đi học chuyên cần , học bài và làm bài đầy đủ.
- Sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ đã đi vào nề -nếp.
- Đồng phục đúng qui định.
* Tồn tại :
- Một số em vẫn còn hay quên sách vở
- Một số em còn nói chuyện riêng, làm việc riêng
- Một số bạn làm trực nhật còn chậm
- Sinh hoạt 15 phút một số bạn vẫn còn ồn
II. Kế hoạch tuần tới
- Thực hiện tốt các nội qui của nhà trường.
- Học chương trình tuần 5
.
Buổi chiều
Luyện toán
Luyện: BẢNG NHÂN 6 
I. Mục tiêu
- Luyện đọc thuộc bảng nhân 6
- Cũng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân 
II. Hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV và HS
*Hoạt động 1: Đọc thuộc bảng nhân 6
* Hoạt động 3: Làm bài tập 
Mt: 
Củng cố các phép tính với bảng nhân 6 và vận dụng vào giải toán
* Hoạt đông 3: Bài tập dành cho HS khá, giỏi
- Cho HS đọc thuộc bảng nhân 6 và đếm thêm từ 6- 60
- GV hỏi bất kì phép tính nhân nào trong bảng nhân 6
- HS trả lời
- GV nhận xét
BT1: Tính nhẩm 
- GV y/c HS làm bài 
- HS làm bài
- HS đứng tại chỗ nêu kết quả nối tiếp 
 - HS nhận xét – GV nhận xét
BT2: Tính
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở
- 2 HS lên bảng
- HS nhận xét
- GV nhận xét
BT3: Mỗi nhóm tập thể dục có 6 bạn. Hỏi 7 nhóm như thế có bao nhiêu bạn?
 - Y/c HS đọc và phân tích bài toán
 - 1em lên bảng tóm tắt rồi giải
 - GV chấm 1 số bài 
Bài 1: Tìm một số có hai chữ số. Biết tích của hai chữ số là 30, có một chữ số là 6. 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- HS chữa bài
- GV nhận xét
Bài 2: 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
6, 12, 18 , , , .
24, 30, 36, , , , 
- HS tìm ra quy luật và viết số
- HS nêu
- GV nhận xét
 Luyyện tiếng việt
MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ? 
I. Mục tiêu
- Củng cố vốn từ về gia đình 
- Ôn luyện kiểu câu: Ai ( cái gì, con gì ) là gì? 
II. Hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV và HS
* Hoạt động 1: Củng cố từ ngữ về gia đình 
Hoạt động 2: Tìm thành ngữ, tục ngữ
* Hoạt động 3: Ôn kiểu câu: Ai là gì 
* Hoạt động 4. Dành cho HS khá, gỏi
BT 1: Ghi chữ Đ vào trước từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình
 Cha mẹ con cháu con gái anh họ
 Em trai anh em chú bác chị cả
- HS nêu y/c BT1 GV giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ gộp ( chỉ 2 người) Cho HS thảo luận theo cặp ghi ra nháp
- Gọi 1số cặp trình bày. GV ghi bảng. Cả lớp nhận xét 
BT2: Tìm thành ngữ, tục ngữ chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ đối với con cái
- HS làm vào vở sau đó GV chấm 
- Cho 1 HS đọc bài của mình ( dạy con từ thuở còn thơ, Bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái. Cha sinh, mẹ dưỡng) 
Bài 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? Để nói những người trong gia đình em
- HS nêu y/c BT3
- HS đặt 3 câu vào vở sau đó GV chấm 
- Gọi 1 em lên bảng 
- HS nhận xét 
Bài 4: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về
a. Bạn Bé trong truyện Cô giáo tí hon
b. Bạn Cô-rét-ti trong truyện Ai có lỗi?
- HS đặt câu
- HS đọc
- HS nhận xét-GV nhận xét
.
Luyện Toán
Luyện: NHÂN SỐ CÓ 2CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu
- Củng cố nhân số có2chữ số với số có1chữ số ( không nhớ) và tìm số bị chia chưa biết 
- Cũng cố về giải toán có lời văn 
II. Hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV và HS
* HĐ 1: Nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số
Mt: Củng cố nhân số có2chữ số với số có1chữ số ( không nhớ) và tìm số bị chia chưa biết 
* HĐ 2: Giải bài toán có lời văn
Mt: Vận dụng phép nhân vào giải toán
*HĐ3: HS khá, giỏi 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
- HS làm bài
- 2 em lên bảng làm
- HS nhận xét. 
- GV kết luận
Ví dụ
 32 13 21 
 x x x 
 2 3 4 
 72 90 96 
Bài 2: Tìm x 
- HS nêu y/c BT2: 
- GV ghi bảng BT2 
- Gọi HS nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết 
- HS làm bài
- 1 em lên bảng làm
- HS nhận xét. GV kết luận
Bài 3: Mỗi lớp 3 đều có 32 học sinh. Hỏi 3 lớp 3 của khối Ba có bao nhiêu học sinh/
 - Y/c HS đọc và phân tích bài toán
- 1em lên bảng tóm tắt rồi giải
- HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng
Bài 1: Tìm các số tự nhiên x, biết:
 22 x x < 100
Bài 2: Tìm x
a) 42 : x = 5 + 1 b) 36 : x = 6 – 2
Bài 3: Tính nhanh
 6 x 7 + 12 x 6 + 6 x 81
- HS làm bài
- HS trình bày
- GV nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_4_nam_2010.doc