Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 - Trần Quốc Đạt

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 - Trần Quốc Đạt

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bảng nhân 6.

- 6 x 2 = ?, 6 x 8 = ?.

- Thầy giáo cho bài.

- Nhận xét - chữa bài và cho điểm.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Trong giờ học toán này, các em sẽ cùng học về phép nhân số có hai số với số có một chữ số (có nhớ).

- Thầy giáo ghi tựa bài.

b) Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai số với số có một chữ số (có nhớ):

* Phép nhân: 26 x 3

- Viết lên bảng: 26 x 3 = ?

- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.

+ Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đầu?

 

doc 17 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 5 - Trần Quốc Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUÇN 5 Ngµy so¹n : 15 / 09 / 2011
 Ngµy d¹y : 19 / 09 / 2011
KÝ duyÖt, ngµy th¸ng 09 n¨m 2011
Thø hai, ngµy 19 th¸ng 09 n¨m 2011
SINH HO¹T TËP THÓ
Chµo cê ®Çu tuÇn
.ba
to¸n
NHÂN Sè CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ
CÓ MỘT CHỮ sè (có nhớ)
Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 - Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
Chuẩn bị:
- Phấn màu, bảng phụ.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bảng nhân 6.
- 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
- 6 x 2 = ?, 6 x 8 = ?.
- 6 x 2 = 12, 6 x 8 = 48.
- Thầy giáo cho bài.
- Nhận xét - chữa bài và cho điểm.
- 2 HS làm bài trên bảng.
X x 4 = 32
 X = 32 : 4
 X = 8
X : 8 = 4
 X = 4 x 8
 X = 32
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ cùng học về phép nhân số có hai số với số có một chữ số (có nhớ).
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai số với số có một chữ số (có nhớ):
* Phép nhân: 26 x 3
- Viết lên bảng: 26 x 3 = ?
- Đọc phép tính nhân.
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính, lớp đặt ra giấy nháp.
+ Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đầu?
+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị sau đó mới tính đến hàng chục.
- Yêu cầu lớp suy nghĩ để thực hiện phép tính.
- 1HS đứng tại chỗ nêu cách tính của mình à thầy viết bảng.
 26 
X 3
 78
+ 6 x 3 = 18 viết 8 nhớ 1.
+ 3 x 2 = 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.
+ Vậy 26 nhân 3 bằng 78.
- Thầy nhắc lại cách thực hiện.
- HS nghe.
* Phép nhân: 54 x 6.
- HS tiến hành tương tự như phần a.
 54
 X 6
 324
+ 6 x 4 = 24, viết 4 nhớ 2.
+ 6 x 5 = 30, thêm 2 bằng 32 viết 32.
+ Em có nhận xét 2 tích của 2 phép nhân vừa thực hiện.
+ Kết quả của phép nhân 26 x 3 = 78 (vì kết quả của số chục nhỏ hơn 10 nên tích có 2 chữ số).
+ Phép nhân 54 x 6 = 324. (Khi nhân với số chục có kết quả lớn hơn 10. Nên tích có 3 chữ số).
- Đây là 2 phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang chục.
3. Luyện tập – thực hành:
a) Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu từng HS lên bảng trình bày lại cách tính của mình.
- Cho điểm.
 47
X 2
 94
 25
X 3
 75
 18
X 4
 72
 28
X 6
168
36
X 4
144
99
X 3
 297
b) Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề
+ Có tất cả mấy tấm vải?
+ Có 2 tấm vải.
+ Mỗi tấm dài bao nhiêu mét?
+ Mỗi tấm dài 35m.
+ Muốn biết cả hai tấm dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào?
+ Ta tính tích 35 x 2.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải.
- Nhận xét – cho điểm.
Tóm tắt Bài giải
1 tấm: 35 m. Cả hai tấm vải dài số mét là:
2 tấm: m? 35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số: 70 m.
c) Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
X : 6 = 12
 X = 12 x 6
 X = 72
X : 4 = 23
 X = 23 x 4
 X = 92
- Vì sao tìm X trong phép tính này em lại làm tính nhân?
- Vì X là số bị chia nên muốn tìm X ta lấy thương nhân với số chia.
- Nhận xét.
d) Bài 4: HS đọc đề bài
 HS đọc tự làm rồi chữa
- HS tự làm bài vào vở, rồi gọi nối tiếp HS trả lời (Buổi 2)
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài, luyện tập thêm; chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
§¹o ®øc
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
(Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày).
Chuẩn bị:
Nội dung tiểu phẩm “Chuyện của Lâm”.
Phiếu ghi 4 tình huống.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng.
- 3 HS lên trả bài.
- Nhận xét, biểu dương.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay chúng ta học bài: Tự làm lấy việc của mình.
b) Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- Phát cho 4 nhóm các tình huống (3 phút)
- 4 nhóm tiến hành thảo luận.
+ Đến phiên Hoàng trực nhật lớp. Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới nên nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó?
+ Bố giao cho Nam rửa chén, giao cho chị Nga quét dọn. Nam rủ chị Nga làm cùng để đỡ công việc bớt cho mình. Nếu là chị Nga, bạn có giúp Nam không?
+ Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ nằn nì bố giúp mình giải toán. Nếu là bố Tuấn, bạn sẽ làm gì?
+ Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với nhau. Trong giờ kiểm tra, thấy Hùng không làm được bài, sợ Hùng về bị bố mẹ đánh, Mạnh cho Hùng xem chung bài kiểm tra. Việc làm của Mạnh như thế đúng hay sai?
+ Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đề nghị đó của Hoàng. Hoàng làm thế không nên, sẽ tạo lại sự ỷ lại trong lao động. Hoàng nên tiếp tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình.
+ Nếu là chị Nga, em sẽ không giúp Nam. Làm như thế, em sẽ làm cho Nam lười thêm, có tính ỷ lại, quen dựa dẫm vào người khác.
+ Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm một mình để củng cố kiến thức. Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn suy nghĩ trước, sau đó mới đồng ý hướng dẫn, giảng giải cho Tuấn.
+ Mạnh làm như thế là sai, là hại bạn. Dù Hùng có đạt điểm cao thì điểm đó không phải thực chất là của Hùng. Hùng sẽ không cố gắng học và làm bài nữa.
- Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình.
+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
+ HS trả lời.
+ Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì?
+ HS trả lời.
* Kết luận:
+ Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ và hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác.
c) Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
- Yêu cầu HS viết ra giấy những công việc mà bản thân các em đã tự làm ở nhà, ở trường,(2 phút)
- Mỗi HS chuẩn bị trước 1 mẫu giấy nhỏ để ghi.
- Khen ngợi – nhắc nhở.
- 4, 5 HS phát biểu, đọc những công việc mà mình đã tự làm trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS luôn phải biết tự làm việc của mình để giúp đỡ những người xung quanh và chính bản thân mình; chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Thø ba, ngµy 20 th¸ng 09 n¨m 2011
to¸n
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
Chuẩn bị:
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, kim chỉ phút.
Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Thầy giáo cho bài.
37 x 2; X : 7 = 15.
- 2 HS làm bài trên bảng.
 37	 x : 7 = 15
 x 2	 x = 15 x 7
 74	 x = 105
+ Nêu cách thực hiện phép nhân 
37 x 2.
- 1 h/s lên bảng thực hiện phép tính 37 x 2 nhắc lại cách làm.
+Nêu cách tìm Số bị chia chưa biết?
- 1HS nhắc lại cách tìm Số bị chia chưa biết.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ cùng luyện tập củng cố về phép nhân số có hai số với số có một chữ số (có nhớ).
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Luyện tập – thực hành:
Bài 1: Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu chúng ta tính.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
49
X 2
98
27
X 4
108
57
X 6
342
18
X 5
90
64
 X 3
192
- Yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề
+ Khi đặt tính cần chú ý điều gì?
+ Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục.
- Thực hiện tính từ đâu?
- Thực hiện tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Thầy nhận xét ghi điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
38
X 2
76
27
X 6
162
53
X 4
212
45
X 5
225
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự giải.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải, lớp làm vở.
- Thầy nhận xét ghi điểm.
Tóm tắt Bài giải
1 ngày: 24 giờ. Cả 6 ngày có số giờ là:
6 ngày: giờ? 24 x 6 = 144 (giờ)
 Đáp số: 144 giờ.
Bài 4:
- Thầy đọc từng giờ, gọi HS lên bảng sử dụng mặt đồng hồ để quay kim đến đúng giờ đó.
- HS lên bảng thực hành quay kim đồng hồ để chỉ đúng số giờ là.
- Thầy nhận xét.
3 giờ 10’
6 giờ 45’
8 giờ 20’
11 giờ 35’
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài, luyện tập thêm; Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Thø t­, ngµy 21 th¸ng 09 n¨m 2011
to¸n
BẢNG CHIA 6
Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).
Chuẩn bị:
- Các tấm bìa, mỗi tấm có gắn 6 chấm tròn.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
- 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
- Thầy ghi bảng phép tính
49 x 2, 27 x 5
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
49
X 2
98
27
X 5
135
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 6 để thành lập bảng chia 6 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 6.
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Lập bảng chia 6:
* Gắn 1 tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng và hỏi.
+ Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6 lấy 1 lần được mấy?
+ 6 lấy 1 lần bằng 6.
+ Hãy viết phép tính tương ứng với 6 được lấy 1 lần bằng 6.
+ Viết phép tính: 6 x 1 = 6
+ Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
+ Có 1 tấm bìa.
+ Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?
+ Phép tính 6 : 6 = 1 (tấm bìa)
+ Vậ ... hø s¸u, ngµy 23 th¸ng 09 n¨m 2011
to¸n
TÌM MỘT TRONG CÁC phÇn BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
Mục tiêu:
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
Chuẩn bị:
- Tranh vẽ 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
- Gọi vài HS nêu số điền vào ô trống.
Số bị chia
24
48
36
54
12
30
Số chia
6
6
6
6
6
6
Thương
4
8
6
9
2
5
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ học tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số:
- Nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?
- Đọc lại đề toán.
+ Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
+ Chị có tất cả 12 cái kẹo.
+ Muốn lấy được 1/3 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
+ Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi 1 phần.
+ 12 cái kẹo, chia thành 3 phần băng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo?
+ Mỗi phần được 4 cái kẹo
+ Em đã làm như thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
+ Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4.
- 4 cái kẹo chính là của 12 cái kẹo.
+ Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
+ Ta lấy 12 chia cho 3. Thương tìm được trong phép chia này chính là của 12 cái kẹo.
- Yêu cầu hãy trình bày lời giải của bài toán này.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải
Chị cho em số kẹo là.
12 : 3 = 4 (cái kẹo)
 Đáp số: 4 cái kẹo.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Hãy đọc phép tính tìm số kẹo mà chị cho em trong trường hợp này.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em nhận được số kẹo là 12 : 2 = 6 (cái kẹo).
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Giải thích bằng phép tính.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em nhận được là 12 : 4 = 3 (cái kẹo).
+ Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần.
- Vài HS nhắc lại kết luận.
4. Luyện tập – thực hành:
a) Bài 1:
+ Nêu yêu cầu bài toán?
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- 4 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
+ của 8 Kg kẹo là 4 Kg.
+ của 35 m là 7 m.
+ của 24 l là 6 l.
+ của 54 phút là 9 phút.
- Yêu cầu HS giải thích về các số cần điền bằng phép tính.
- HS lần lượt 4 em giải thích.
- VD: của 8 Kg là 4 Kg vì 8 : 2 = 4.
- Nhận xét, ghi điểm.
b) Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc.
+ Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải?
+ Cửa hàng có 40 mét vải.
+ Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
+ Đã bán được 1/5 số vải đó.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Số mét vải mà cửa hàng đã bán được.
+ Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vài ta làm như thế nào?
+ Ta tìm của 40 met vải.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài giải
Số mét vải cửa hàng đã bán được là.
40 : 5 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm.
5. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
Tù nhiªn vµ x· héi
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. môc tiªu bµi häc: Häc song bµi nµy, HS cã kh¶ n¨ng
 - Keå teân caùc boä phaän cuûa cô quan baøi tieát nöôùc tieåu vaø neâu chöùc naêng cuûa chuùng.
 - Giaûi thích taïi sao haèng ngaøy moãi ngöôøi ñeàu caàn uoáng ñuû nöôùc.
II. tµi liÖu-ph­¬ng tiÖn d¹y häc:
 - Các hình trong SGK/22;23.
 - Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Phòng bệnh tim mạch.
? Ơ lứa tuổi nào thường bị bệnh thấp tim?
? Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
? Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
? Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim?
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
+ Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về : biết kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước . Qua bài : Hoạt động bài tiết nước tiểu .
* Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Cách tiến hành:
- Bước 1. + Làm việc theo cặp.
- Bước 2.+ Làm việc cả lớp.
Giáo viên treo hình SGK phóng to.
Giáo viên kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: Giaûi thích taïi sao haèng ngaøy moãi ngöôøi ñeàu caàn uoáng ñuû nöôùc.
Cách tiến hành:
- Bước 1.Làm vieäc caùc nhaân.
- Bước 2. Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển, làm việc theo nhóm.
+ Thận làm nhiệm vụ gì?
+ Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào?
+ Mỗi ngày chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
- Bước 3:
+ Giáo viên nhận xét.
+ Học sinh nào trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi.
+ Giáo viên khuyến khích cùng một nội dung có thể đặt các câu hỏi khác nhau.
+ Lớp và giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm đặt nhiều câu hỏi nhất.
Kết luận: 
- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
- Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
 Ä Giáo dục môi trường: HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên gọi một vài học sinh lên bảng, vừa chỉ vào cơ quan bài tiết nước tiểu vừa nói tóm lại hoạt động của cơ quan này.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò thực hành. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
+ Chuẩn bị bài mới : Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
- Học sinh hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
+ 2 học sinh cùng quan sát hình 1/ 22/ SGK và chỉ ra quả thận, ống dẫn nước tiểu.
+ Vài học sinh lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Nhiều học sinh nêu kết luận của giáo viên .SGK/23. . Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
+ Làm việc cá nhân..
+ Học sinh quan sát hình.
+ Các bạn tập đặt câu hỏi và TLCH có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Lọc máu, lấy ra những chất thải tạo thành nước tiểu.
+ bóng đái, thoát ra bằng ống đái.
+ từ 1 đến 1,5 lít nước tiểu.
Thảo luận cả lớp.
+ Học sinh xung phong đặt câu hỏi và chỉ định nhóm khác trả lời.
+ Khi thải ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
+ Vài học sinh nhắc lại “ bạn cần biết” SGK/23.
- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
- Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
Thñ c«ng
GÊp, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ
LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG
Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- (Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.)
Chuẩn bị:
- Mẫu lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy thủ công, tranh quy trình.
- Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tổ chức thi đua gấp con ếch.
- 4 HS
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét bạn
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta cùng nhau gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
b) Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- Giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng.
- HS quan sát – nhận xét.
+ Hình dạng, màu sắc lá cờ?
- Trả lời.
+ Ngôi sao được dán như thế nào? Cánh ra sao?
- Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng?
+ Ta thường treo cờ vào dịp nào? Ở đâu?
- Kết luận: Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.
c) Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
- Treo quy trình - yêu cầu HS nhận xét các bước.
- HS quan sát.
- Vừa thao tác vừa hướng dẫn từng bước:
* Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
- Cắt một hình vuông có cánh 8 ô (màu vàng). Gấp làm 4 phần bằng nhau lấy điểm giữa O. Mở một đường gấp đôi ra, để lại đường gấp AOB. Đánh dấu điểm D cách điểm C một ô (H.2). Gấp ra phía sau theo đường dấu gấp OD (H.3).
- Gấp cạnh OA vào theo đường dấu gấp sao cho mép gấp OA trùng với mép OD (H.4).
- Gấp đôi H.4 sao cho các góc được gấp vào bằng nhau (H.5).
* Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh 
- Đánh dấu 2 điểm trên 2 cạnh dài của hình tam giác ngoài cùng: điểm 1 cách điểm O 1 ô rưỡi, điểm K nằm bên cạnh đối diện cách điểm O 4 ô.
- Kẻ nối 2 điểm thành đường chéo (H.6).
- Dùng kéo cắt theo đường kẻ đó, mở ra được ngôi sao 5 cánh.
* Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đó để được lá cờ đỏ sao vàng.
- Làm lá cờ: Vẽ rồi cắt một hình chữ nhật dài 12 ô, rộng 14 ô (màu đỏ).
- Gấp hình chữ nhật làm 4, đánh dấu giữa hình. 
- Dán ngôi sao vàng vào điểm giữa trên tờ màu đỏ cho phẳng. (H.8).
d) Hoạt động 3: Thực hành.
- Gọi 1 HS thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- 1 HS
- Quan sát, sửa chữa.
- Yêu cầu HS gấp, cắt ngôi sao 5 cánh bằng giấy.
- Cả lớp gấp, cắt
- Sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà tập gấp, cắt ngôi sao 5 cánh; 
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_5_tran_quoc_dat.doc