Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 6 - Năm 2012

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 6 - Năm 2012

I/ MỤC TIÊU:

Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn:làm văn,loay hoay, rủa bát dĩa.

Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật tôi” và lơi của người mẹ

Hiểu ý nghĩa:Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm,đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.

Kẻ chuyện:

-Biết sắp xếp trang ở sách giáo khoa theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa và trang.

* KNS: -Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

 - Ra quyết định

- Đảm nhận trách nhiệm

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 6 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 16,17: BÀI TẬP LÀM VĂN
I/ MỤC TIÊU:
Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn:làm văn,loay hoay, rủa bát dĩa.
Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật tôi” và lơi của người mẹ
Hiểu ý nghĩa:Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm,đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
Kẻ chuyện:
-Biết sắp xếp trang ở sách giáo khoa theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa và trang.
* KNS: -Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
 	- Ra quyết định 
- Đảm nhận trách nhiệm 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
	-Học sinh đọc bài và TLCH bài: Cuộc họp của chữ viết.
Nhận xét 
B. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Bài tập làm văn
Hoạt động 1: Tập đọc
Luyện đọc:
Giáo viên đọc mẫu toàn bài, gợi ý cách đọc.
Hướng dẫn luyện đọc, giảng từ.
+Học sinh đọc câu nối tiếp. Giáo viên phát hiện các từ khó.
+Học sinh đọc đoạn ( 4 học sinh )
+Học sinh đọc bài theo nhóm 4.
+2 nhóm thi đua đọc bài.
+Cả lớp đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài.
Học sinh đọc toàn bài . Giáo viên hỏi:
+Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
+Vì sao Cô – li – a thấy khó viết bài văn ?
+Thấy các bạn viết nhiều, Cô – li – a làm cách gì để bài viết dài ra?
Học sinh thảo luận cặp đôi trả lời:
+Vì sao khi mẹ bảo Cô- li-a đi giặt quần áo lúc đầu , Cô-li-a ngạc nhiên?
+Sau đó , bạn vui vẽ làm theo lời mẹ?
Giáo dục:Lời nói phải đi đôi với việc làm.
Luyện đọc lại.
–Học sinh đọc lại bài đoạn 3 – 4
-Học sinh đọc nhóm đôi.
-3 nhóm thi đọc lại bài
Hoạt động 2: Kể chuyện
2.1 Học sinh nêu yêu cầu bài
-Học sinh thảo luận cặp đôi sắp xếp các tranh theo trình tự câu chuyện.
 -Đại diện nhóm nêu: 4 -3-2-1
2.2 Hướng dẫn kể chuyện
-4 học sinh dựa vào tranh kể mẫu. Giáo viên chỉnh sửa.
-Học sinh kể theo nhóm 4
-3 nhóm thi kể
-1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
C. Dặn dò – nhận xét
-Ở nhà em thường giúp mẹ các công việc gì?
-Tập kể lại câu chuyện
-Chuẩn bị : Nhớ lại buổi đầu đi học
 - Giáo viên tổng kết tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 24: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	- Học sinh biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, chia 6
- Vận dụng vào giải toán có văn. Biết xác định 1/6 của một hình đơn giản.
- Cẩn thận trong tính toán
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
	- Học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 6
	- Nhận xét
B. Bài mới
- Giới thiệu bài: Luyện tập
Hoạt động 1: Củng cố bảng chia 6
Bài tập 1: Tính nhẩm (cá nhân, vở)
- Học sinh làm vở – đổi chéo vở kiểm tra
- Lưu ý: Học sinh biết kết quả của phép nhân 6 x 6, có thể ghi ngay kết quả 36 : 6
Bài tập 2: Tính nhẩm (cá nhân)
- Trò chơi: “xì điện”
- Nhận xét
Hoạt động 2: Áp dụng bảng chia 6 vào giải toán
Bài tập 3: Giải toán
- Học sinh đọc đề – phân tích
- Học sinh giải vào vở thi đua
- Thu chấm 10 vở
- Nhận xét
Hoạt động 3: Học sinh biết xác định 1/6
Bài tập 4: Tô màu vào 1/6 hình nào?
- Học sinh làm việc nhóm đôi xác định
- Trình bày (3 nhóm)
- Nhận xét
C. Dặn dò – nhận xét
- Luyện thêm về bảng chia 6
-CB:Tìm một tr ong các phần bằng nhau của một số
- Giáo viên tổng kết tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 10: HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
	Ø HS khá giỏi: Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Hình vẽ sgk, sơ đồ hoạt động bài tiết nước tiểu.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Phòng bệnh tim mạch.
	w Ở lứa tuổi nào thường bị bệnh thấp tim? Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
	w Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim?
	- HS trả lời, GV nhận xét, tuyen dương.	
	3. Bài mới: Hoạt động bài tiết nước tiểu
- HS nêu tên các cơ quan đã học
- GV hỏi xem HS nào có thể nói được tên cơ quan trong cơ thể tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài.
- GV nói: Cơ quan tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài là cơ quan bài tiết nước tiểu.
	óHoạt động 1: Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
- HS thảo luận nhóm đôi: quan sát hình 1/ 22- SGK và chỉ ra quả thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái
- Giáo viên treo hình SGK phóng to. Vài HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
w Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm các bộ phận nào? ( 1 số em nêu ).
- GV kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, ống đái và bóng đái.
	ó Hoạt động 2: Chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- GV cho các nhóm thảo luận các câu hỏi:
	w Thận làm nhiệm vụ gì?
	w Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào?
	w Mỗi ngày chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
- Các bạn tập đặt câu hỏi và TLCH có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu..
- Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận lại các ý chính, đúng nhất:
	+ Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
	+ Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống báng đái.
	+ Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu. 
	+ Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
	3. Củng cố- Dặn dò.
 - Nói lại chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Liên hệ thực tế giáo dục HS.
Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài.
- Chuẩn bị: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu: xem sgk.
-------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2012
Chính tả
Tiết 10: MÙA THU CỦA EM
I/ MỤC TIÊU:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam, bài tập phân biệt en/eng
- Trình bày đẹp đúng thể thơ 4 chữ
II/ CHUẨN BỊ:
	- Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
	- Học sinh đọc thuộc lòng bảng chữ cái (9 chữ)
B. Bài mới - Giới thiệu bài: Tập chép: Mùa thu của em
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép (cá nhân)
- Giáo viên đọc mẫu bài viết 1 lần
- 2 học sinh đọc lại. Giáo viên hỏi
	+ Mùa thu thường gắn với những gì?
	+ Bài viết theo thể thơ nào?
	+ Bài có mấy khổ thơ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ?
	+ Tìm chữ viết hoa
- Giáo viên đọc từng khổ thơ, học sinh rút từ khó
Từ khó: nghìn, mở, mùi hương, ngôi trường, thân quen, lá sen.
Học sinh nhìn bảng chép bài, vào vở
Soát lỗi, chấm 1 số vở
Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu bài
- Học sinh tự làm bài cá nhân
- 1 học sinh sửa bài
Đáp án: oàm oạp, ngoạm miếng thịt, nhồm nhoàm
Bài tập 3: giáo viên lựa chọn phần b
- Học sinh làm bảng con nhóm đôi
	+ kèn, kẻng, chén
C. Dặn dò – nhận xét
- Sửa lỗi chính tả
- Giáo viên tổng kết tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 25: TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN
BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU:
	- Học sinh biết cách tìm trong các phần bằng nhau của một số
	- Vận dụng vào để giải bài toán có lời văn
	- Rèn tính cẩn thận
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
	- Học sinh đọc bảng chia 6 – hỏi đáp
	- Nhận xét
B. Bài mới - Giới thiệu bài: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số (cả lớp)
- Học sinh nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1/3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Chị có tất cả mấy cái kẹo?
+ Muốn lấy 1/3 số kẹo ta làm như thế nào?
+ 12 cái kẹo chia làm 3 phần bằng nhau thì mỗi phần mấy cái kẹo?
- Giáo viên hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ (sách giáo khoa)
- Giáo viên hướng dẫn trình bày bài giải
+ Nếu chị cho em ½ số cái kẹo thì em được mấy cái kẹo?
+ Nếu cho em ¼ số kẹo thì em có mấy cái kẹo?
+ Vậy muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta làm như thế nào?
- Quy tắc: Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta lấy số đó chia cho số phần
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Viết số (nhóm 4)
- Học sinh làm bảng phụ – gắn bảng
- Nhận xét
Bài tập 2: Giải toán
- Học sinh đọc đề – phân tích
- Học sinh giải vào vở cá nhân
- Chấm 1 số vở – nhận xét
C. Dặn dò – nhận xét
- CB:Luyện tập	- Giáo viên tổng kết tiết học.
-------------------------------------------------------------------------------------
Tập viết
Tiết 5: ÔN CHỮ HOA C (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố lại cách viết chữ hoa C
- Viết đúng chữ hoa C ( 1 dòng Ch), V, A (1 dòng); tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn ... dễ nghe (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Rèn học sinh viết đẹp, đều nét, đúng khoản cách
II/ CHUẨN BỊ:
	- Chữ hoa, tên riêng
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
	- Giáo viên chấm một số bài viết ở nhà
	- Nhận xét
B. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa C (tiếp theo)
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con (cá nhân)
1.1 Luyện viết chữ hoa
- Học sinh nêu các chữ hoa trong bài
- Giáo viên treo chữ mẫu, học sinh nêu độ cao
- Giáo viên viết mẫu, nêu qui trình
- Học sinh viết bảng con – nhận xét
1.2 Luyện viết tên riêng
- Học sinh nêu Chu Văn An
- Giáo viên: Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng của nhà Trần, ông được coi là ông tổ của nghề dạy học
- Học sinh quan sát nhận xét
- Giáo viên viết mẫu
- Học sinh viết bảng con – nhận xét
1.3 Luyện viết câu ứng dụng
- Học sinh đọc câu ứng dụng
- Giáo viên: Câu tục ngữ khuyên ta phải biết ăn nói dịu dàng, lịch sự
- Học sinh quan sát nhận xét
- Học sinh viết bảng con – nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở (cá nhân)
- Giáo viên cho học sinh xem vở mẫu, nêu yêu cầu
- Học sinh viết vở
- Thu chấm 1 số vơ – nhận xét
C. Dặn dò – nhận xét
- Viết phần dặn dò ở nhà 
-Cb: Ôn chữ hoa D; Đ
- Giáo viên tổng kết tiết học.
-------------------------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật
Tiết 9 : Tập nặn tạo dáng: NẶN QUẢ
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS nhận biết hình khối của một số quả.
	Ø Biết cách nặn quả.
	Ø Nặn được một vài quả gần giống với mẫu.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: hình nặn cân đối, gần giống mẫu.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Tranh một số loại quả. Một vài quả thật : cam, chuối, xoài 
Ø HS: Đất nặn. 
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
	3. Bài mới: Tập nặ ... án: Một gia đình nuôi 96 con gà nhốt đều vào 3 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy con gà?
+ Muốn tìm số gà mỗi chuồng ta làm như thế nào?
- Giáo viên ghi bảng 96/3. Học sinh tìm kết quả
- Giáo viên hướng dẫn chia số
. 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0
. Hạ 6, 6 chia 3 bằng 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6, sáu trừ 6 bằng 0
. Vậy 96 chia 3 bằng 32 (đây là phép chia hết vì số dư bằng 0)
- Vài học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia trên
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
Bài tập 1: Tính (cá nhân)
- Học sinh làm vở
- 4 học sinh sửa bài, nêu lại cách thực hiện
- Lưu ý: Đây là phép chia hết ở các lượt chia
Bài tập 2: Tìm 1/3, ½ của một số (nhóm 2)
- Học sinh thảo luận, ghi nháp
- Đại diện nhóm hỏi – đáp trước lớp
- Nhận xét – tuyên dương
Bài tập 3: Giải toán (cá nhân)
- Học sinh đọc đề – phân tích đề
- Thi đua giải vào vở
- Thu chấm một số vở – nhận xét , sửa bài 
 Bài giải 
 Số quả cam mẹ đã biếu bà 
 36 : 3 = 12 ( quả )
 Đáp số : 12 quả cam
4.Củng cố – Dặn dò : 
 - Thi đua đặt tính rồi tính nhanh 69 : 3 ( 3hs ) 
 - GV, cả lớp nhận xét 
- Luyện tập thêm về chia số
-CB:Luyện tập
- Giáo viên nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 6: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
	Ø Nêu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình.
	Ø Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.	
* Kĩ năng sống:
	-Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.).
-Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
	-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Tranh ảnh sgk.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Tự làm lấy việc của mình (tiết 1)
+ Em đã tự mình làm những việc gì?
+ Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
	- GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những học sinh khác noi theo.
	3. Bài mới: Tự làm lấy việc của mình (tiết 2)
óHoạt động 1: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm - Liên hệ thực tế 
MT: Học sinh tự nhận xét về công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm
GV: Nêu yêu cầu, nêu câu hỏi gợi ý (BT4 VBT)
HS: Trình bày trước lớp: kể lại những công việc mình đã làm và cảm nghĩ khi hoàn thành công việc (4HS)
GV: Nhận xét, kết luận, động viên: Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những học sinh khác noi theo bạn
óHoạt động 2: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.
	* Hướng dẫn thảo luận. GV giao việc cho HS:
	- Một nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, 1 nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
	- Theo từng tình huống, một số nhóm trình bày trước lớp. 
	- Các nhóm nhận xét, GV nhận xét.
	GV kết luận: 
Nếu có mặt ở đó, các em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.
Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
	ó Hoạt động 2: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan.
- HS thảo luận theo cặp, làm BT6 ở vở BT.
- Một số em nêu kết quả trước lớp.
- Các em khác bổ sung, GV kết luận theo từng nội dung.
Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
	3. Củng cố- Dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 1)
-------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 6: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRƯỜNG HỌC - DẤU PHẨY
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh tìm được một số tư ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ
- Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn
- Học sinh sử dụng tốt các dấu câu trong bài viết
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
	- Học sinh thêm từ so sánh vào câu thơ sau:
	Ông ... buổi trời chiều
	Trâu đen ... than
	Lúa chín vàng ... nghệ
	- Nhận xét
B. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: Trường học – dấu phẩy
Hoạt động 1: Học sinh tìm đúng các từ ngữ về trường học
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên treo bảng giải ô chữ
- Giáo viên: Mỗi hàng ngang là một từ liên quan đến trường học
- Giáo viên chia lớp 3 nhóm, thi đua trả lời:
+ Một lần đúng 10 điểm, sai 0 điểm
	- Học sinh tiến hành trò chơi theo yêu cầu
- Tổng kết trò chơi – tuyên dương
Hoạt động 2: Ôn luyện về dấu phẩy
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu bài
- Lưu ý: Cần đọc lại đoạn văn, đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở
- 1 học sinh sửa bài
- Thu chấm một số vở – nhận xét 
C. Dặn dò – nhận xét
- Tìm thêm một số từ ngữ về nhà trường
-CB:Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái .So sánh
- Giáo viên tổng kết tiết học.
-------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 28 tháng 9 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 6: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu kể được vài ý nói về buổi đầu em đi học
- Viết lại điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn.
 * GDKNS: Lắng nghe tích cực. Viết tích cực.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Bảng phụ ghi sẵn gợi ý
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
	- Học sinh nêu trình tự của cuộc họp
	- 1 học sinh nêu mục đích của cuộc họp “giữ vệ sinh chung”
	- Nhận xét
B. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Kể lại buổi đầu em đi học
Hoạt động 1: Rèn kỷ năng nói
- Giáo viên hướng dẫn kể
- 1 học sinh đọc gợi ý:
	+ Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Cách đây bao lâu?
	+ Em đã chuẩn bị cho buổi học đó như thế nào?
	+ Ai là người đưa em đến trường?
	+ Trường hôm đó trông như thế nào?
	+ Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao?
	+ Buổi học đó kết thúc như thế nào?
	+ Em có cảm nghĩ gì về buổi học đó?
- 2 học sinh kể mẫu
- Học sinh kể nhóm đôi. Giáo viên theo dõi
- Thi kể trước lớp
- Nhận xét – bình chọn bạn kể hay
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết (cá nhân)
- Học sinh viết điều vừa kể thành đoạn văn ngắn
- Lưu ý: Học sinh đọc kỹ câu văn trước khi đặt dấu câu
- Vài học sinh đọc bài viết trước lớp
- Giáo viên chấm một số vở
- Nhận xét chung
C. Dặn dò – nhận xét
- Hoàn thành bài viết
-CB: Nghe kể: không nở nhìn
- Giáo viên tổng kết tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 28: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia)
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán
- Rèn cẩn thận khi tính toán
II/ CHUẨN BỊ :
 	- Gv các bảng phụ , thẻ từ 
 	- HS bảng con
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : hát 
2. Kiểm tra
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	- Nhận xét
3. Bài mới
	- Giới thiệu bài: Luyện tập
Hoạt động 1: Củng cố về chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính (cá nhân)
- Học sinh làm bài vào vở
- Lưu ý: Giáo viên cần lưu ý cho học sinh 42 : 6 (4 không chia được cho 6 nên lấy 42 chia 6)
- Học sinh đổi chéo vở kiểm tra
Hoạt động 2: Củng cố tìm một trong các phần bằng nhau
Bài tập 2: Tìm ¼ của một số (nhóm 2)
- Học sinh làm việc nháp
- 2 nhóm sửa bài. Nhận xét
Hoạt động 3: Vận dụng phép chia vào giải toán
Bài tập 3: Giải toán (cá nhân)
- Học sinh đọc đề – phân tích
- Học sinh tự giải vào vở cá nhân
- Thu chấm, một học sinh sửa bài
- Nhận xét
 Bài giải 
 Số trang My đã đọc là 
 84 : 2 = 4 2 ( trang )
 Đáp số : 4 2 trang
4. Củng cố _ Dặn dò :
- 2 học sinh thi đua 24 : 6, 35 : 5
-CB:Phép chia hết và phép chia có dư
- Giáo viên nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 11: VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS nêu thêm một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
	Ø Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
	Ø Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.
	Ø HS khá giỏi: Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/ CHUẨN BỊ: 	
Ø Hình vẽ sgk.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
	w Thận làm nhiệm vụ gì?
	w Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào?
	w Mỗi ngày chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
	- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
	óHoạt động 1: Lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
	- HS thảo luận theo cặp: 
	w Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
	- Một vài HS lên trình bày kết quả thảo luận. GV kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng.
	ó Hoạt động 2: Cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
	- Từng cặp học sinh cùng quan sát các hình 2;3;4;5/ 25/ SGK.
	w Các bạn trong hình làm gì?
	wViệc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Một số cặp lên trình bày trước lớp. Các học sinh khác góp ý bổ sung.
- Yêu cầu thảo luận cả lớp.
	w Chúng ta làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
	w Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống nước đủ?
- HS trả lời, các bạn nhận xét. 
- GV chốt lại bài và liên hệ giáo dục: hằng ngày thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo ( đặc biệt là quần áo lót), có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu.
	4. Củng cố- Dặn dò.
 	w Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài.
 Chuẩn bị: cơ quan thần kinh: xem sgk.
-------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_6_nam_2012.doc