I. MỤC TIÊU :
A.Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Kể chuyện:
- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện. HSKG kể lại được 1 đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Tuần 7 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Buổi sáng Tiết 2 Anh văn GV anh văn dạy Tiết 3; 4 Tập đọc - Kể chuyện: Trận bóng dưới lòng đường I. Mục tiêu : A.Tập đọc: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.( trả lời được các câu hỏi trong SGK). B. Kể chuyện: - Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện. HSKG kể lại được 1 đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: Tập đọc A. Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc lại bài: Nhớ lại buổi đầu đi học và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc. - GV nhận xét và cho điểm. B. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý diễn tả đúng giọng từng đoạn. b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - HS đọc từng câu nối tiếp - GV theo dõi để sửa sai phát âm của HS (từ khó mục I) - HS đọc từng đoạn nối tiếp trước lớp - GV hướng dẫn ngắt nghỉ, đọc đúng câu hỏi, câu kể, giọng nhân vật. - HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ cần hiểu trong bài. Chú giải SGK kết hợp GV giải nghĩa từ (Có thể tranh ảnh hoặc vật thật, mô hình) - HS đọc từng đoạn trong nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo từng cặp (1 em đọc - 1 em theo dõi góp ý kiến) - Đại diện các tổ đọc lại từng đoạn: 3 HS đọc 3 đoạn HĐ3. Tìm hiểu bài: - HS đọc lại toàn bài. * HS đọc thầm đoạn 1: + Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu? + Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? * HS đọc thầm đoạn 2: + Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn? + Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra? * HS đọc thầm đoạn 3: + Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra? + Câu chuyện muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? HĐ4. Luyện đọc lại bài: - Gọi HS khá đọc toàn bài - GV chia HS thành các nhóm (3 em). Các nhóm tự phân vai rồi luyện đọc. Tổ chức thi đọc phân vai Tiết 4 Kể chuyện HĐ1. Giới thiệu bài - 2 HS đọc yêu cầu của bài. Xác định yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ: mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện. HĐ2. Giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập: - Trong chuyện có những nhân vật nào? - Câu chuyện vốn được kể theo lời ai? (Người dẫn chuyện) - GV treo bảng phụ đã viết sẵn các nhân vật có trong mỗi đoạn. - GV lưu ý cách xưng hô. a. Kể mẫu: - 3 HS khá kể chuyện trước lớp , mỗi HS kể 1 đoạn. - Dựa vào gợi ý kể lại đoạn 1 b. Kể theo nhóm: - Chia nhóm HS, mỗi nhóm 3 em tập kể. c. Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. GV và lớp nhận xét. IV. Củng cố dặn dò: - Em có nhận xét gì về nhân vật Quang? _______________________________ Tiết 5 Toán: Bảng nhân 7 I. Mục tiêu: Giúp HS Thành lập bảng nhân 7 (7 nhân với 1, 2, 3, ...,10) Và bước đầu thuộc bảng nhân 7 áp dụng bảng nhân 7 để giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 (tiết 30) - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 7 a. GV và HS đồng thời gắn lên bảng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn. GV hỏi: + Có mấy hình tròn? + 7 hình tròn được lấy mấy lần? + 7 được lấy mấy lần? (7 được lấy 1 lần) - GV: 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 7 x 1 = 7. GV ghi bảng - HS đọc cá nhân, đồng thanh. b. GV và HS đồng thời gắn lên bảng 2 tấm bìa có 7 chấm tròn. GV hỏi: + Có mấy hình tròn? + 7 hình tròn được lấy mấy lần? + 7 được lấy mấy lần? (7 được lấy 2 lần) + 7 được lấy 2 lần nên ta lập được phép nhân nào? : (7 x 2 = 14). GV: Vì sao con biết? (Vì 7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14) GV ghi bảng. HS đọc cá nhân, đồng thanh. c. Tương tự 7 x 2 hướng dẫn HS lập phép nhân 7 x 3 d. Tương tự ai có thể tìm được kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 7? GV: + Đây là bảng nhân 7. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 7, thừa số còn lại lại lần lượt là 1, 2, 3, ..,10) + Phép nhân là cách viết ngắn gọn của một tổng các số hạng bằng nhau HĐ3. Học thuộc lòng bảng nhân 7 HĐ4. Luyện tập, thực hành - HS làm BT 1, 2, 3 còn thời gian HS hoàn thành tiếp bài 4;5 vào vở bài tập (Đưa bảng phụ cho 2 em làm BT 2, 3 vào bảng) - Bài tập 4: Tổ chức trò chơi - Bài tập 5: Thi xếp hình HĐ5. Chấm chữa bài: IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học ____________________________ Buổi chiều Luyện Toán Phép cộng I)Mục tiêu: Củng cố, bổ sung một số tính chất của phép cộng,thêm bớt trong phép cộng. Vận dụng tính chất của phép cộng để tính nhẩm và giải một số bài toán liên quan. II) Các HĐ dạy – học A, Các kiến thức cần ghi nhớ a) Trong phép cộng 5 +7 = 12 thì 5,7 là các số hạng còn 12 là tổng. Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia.Một tổng có thể có 2 hay nhiều số hạng. b) – Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Trong một tổng có nhiều số hạng, Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi tổng các số hạng đã biết. VD: 13 +15 + x = 62 x = 62 – ( 13 + 15) x = 62 – 28 x = 34 c) Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi. VD: 5 + 7 = 7 + 5 Hay a + b = b + a d) Khi cộng ba số hạng ta có thể + Lấy số hạng thứ nhất cộng với tổng của hai số hạng còn lại. VD: 274 + 86 + 114 = 274 + ( 86 + 114) = 274 + 200 = 474 + Hoặc lấy tổng hai số hạng đầu cộng với số hạng thứ ba. VD : 274 + 86 + 114 = (274 + 86 ) + 114 = 360 + 114 = 474 e) Trong một tổng có hai số hạng, nếu ta thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng không thay đổi. VD 9 + 12 = ( 9 + 1) + ( 12 - 1) = 10 + 11 = 21 Người ta vận dụng tính chất này của phép cộng để cộng nhẩm. Khi cộng nhẩm ta làm tròn một số hạng. B ) Bài tập vận dụng Bài 1: Thực hiện phép cộng nhiều số hạng 2873 +8264 +325 45326 + 195 + 4568 Bài2, Tính nhanh; 146 + 285 +354 + 115 257 + 126 + 374 +143 3479 + 3205 +521 + 95 536 + 11 + 64 + 789 24 + 42 + 38 + 58 + 76 + 62 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 f. 19 + 18 + 17 + 16 + .....+ 4 + 3 + 2 + 1 g .11 + 137 +72 + 63 + 128 + 89 Bài 3,Tính nhẩm theo mẫu Mẫu: 39 + 54 = ( 39 + 1) + ( 54 – 1) = 40 + 53 = 93 19 + 47 e.180 +271 28 + 15 g. 459 +370 34 + 29 h. 615 +297 76 + 18 i. 315 + 623 Bài 4, Tìm y 17 + 19 + y = 80 – 8 ( y + 37 ) +19 = 65 Bài 5: Tính nhanh a. 1 + 3 + 5 + 7 + 9 +11 +13 + 15 b. 32 x 9 + 18 x 4 c. 64 + 64 x 8 + 64 d. 45 x 5 + 45 x 4 + 45 đ) (20 + 21 22 + 23 + 24 + 25 ) X ( m : 1 - m x 1) g) 135 x 7 - 7 x 34 - 7 e . ( abcd + 12345) x ( 30 - 27 - 3 ) ____________________________ Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 Buổi sáng: Tiêt 1 Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS Thuộc lòng bảng nhân 7 và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải toán. - Nhận xét được về tính chất giáo hoán của phép nhân qua các ví dụ. HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4. còn thời gian HS làm hết các bài tập có trong tiết trên lớp. II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - 2 HS đọc học thuộc lòng bảng nhân 7. - GV nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Thực hành HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập 1; 2; 3; 4 ( trang 40) VBTT rồi tự làm GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Còn thời gian HS hoàn thành bài 5. Chấm bài cho HS HS chữa bài Bài 2: Sau khi chữa xong GV cho HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân. Bài 3 HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức. Bài 5 đếm thêm 7. IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học Tiết 2 Tập đọc: Bận I. Mục tiêu : 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: (Yêu cầu tối thiểu tốc độ 55 tiếng / phút) - Đọc đúng các từ, tiếng khó: vẫy gió, chảy - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng vui, khẩn trương thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người. 2. Đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ, hình ảnh: Sông Hồng, vào mùa, đánh thù - Hiểu nội dung bài: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời..Trả lời được CH 1,2,3; thuộc được 1 số câu thơ trong bài. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - 2 HS đọc bài tập đọc trận bóng dưới lòng đường. Trả lời câu hỏi nội dung. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý diễn tả đúng giọng từng đoạn. b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - HS đọc từng câu nối tiếp - GV theo dõi để sửa sai phát âm của HS - HS đọc từng khổ thơ nối tiếp trước lớp - GV hướng dẫn ngắt nghỉ - HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ cần hiểu trong bài. Chú giải SGK kết hợp GV giải nghĩa từ (Có thể tranh ảnh hoặc vật thật, mô hình) - HS đọc từng khổ thơ trong nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo từng cặp (1 em đọc - 1 em theo dõi góp ý kiến) - Đại diện các tổ đọc lại từng khổ thơ: 3 HS đọc 3 khổ thơ. HĐ3. Tìm hiểu bài: - HS đọc lại toàn bài. * HS đọc thầm khổ thơ 1, 2: + Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì? + Bé bạn những việc gì? * HS đọc thầm khổ thơ 3: + Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui? - GV kết luận HĐ4. Học thuộc lòng bài thơ - Gọi HS khá đọc toàn bài - Một số HS đọc thuộc lòng bài thơ. IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học Tiết 3 Thể dục GV thể dục dạy Tiết 4 Tin học: GV Tin hoc dạY Tiết 5 Chính tả: (Tập - chép) Trận bóng dưới lòng đường I. Mục tiêu : Giúp HS - Rèn kĩ năng viết chính tả cho HS. Chép lại chính xác một đoạn văn truyện: “trận bóng dưới lòng đường” - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt iên / iêng(BT2b). - Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trông trong bảng(BT3). II. Đồ dùng dạy học : - Bảng ghi sẵn nội dung BT 3 III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng viết: nhà nghèo, ngoằn nghèo. A. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn viết. - GV đọc đoạn viết. - HS đọc đoạn viết. ? Chi tiết nào cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do chính mình gây ra. b. Hướng dẫn trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Trong bài vi ... số bài, HS chữa bài. Gọi 1 số HS có bài làm tốt đọc bài tại lớp. IV. Củng cố dặn dò: - Em có nhận xét gì về nhân vật Quang? Tiết2 Thể dục: Trò chơi: “Đứng ngồi theo hiệu lệnh” I.Mục tiêu - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động. II. Địa điểm phương tiện: - Sân trường, còi, dụng cụ cho học động tác đi chuyển hướng phải, trái. III. Nội dung và phương pháp: HĐ1. Phần mở đầu: - GV tập hợp lớp theo 3 hàng dọc phổ biến nội dung giờ học. - Nhắc lại nội quy tập luyện . - Chỉnh đốn trang phục và nội dung luyện tập. - Khởi động. - Giậm chân tại chỗ. - Chạy chậm xung quanh sân 100 -120 m HĐ2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động. HĐ3. Phần kết thúc - Hệ thống bài học - Nhận xét giờ học. Tiết3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sinh hoạt Sao Nhi Đồng I. Mục tiêu : - Tổ chức cho HS sinh hoạt Sao Nhi Đồng với nội dung: Ôn các bài ca mua hát sân trường. - Qua đó giáo dục cho các em ý thức tổ chức kỉ luật II.Các hoạt động: HĐ1. Giới thiệu nội dung giờ học HĐ2. Hướng dẫn HS sinh hoạt Sao - Phân chia Sao. Bầu cán bộ Sao - GV nêu hình thức tổ chức sinh họat Sao. - Nêu nội dung của buổi sinh hoạt Sao: Ôn các bài ca múa hát sân trường. - Các Sao tiến hành sinh hoạt. GV bao quát lớp. III. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học Tiết3 Luyện toán: Luyện tập bảng nhân 7. Giải toán I. Mục tiêu: Giúp HS - Luyện tập bảng nhân 7 - áp dụng để giải các bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ, vở luyện toán III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Luyện tập, thực hành Bài 1.Tính nhẩm 7 x 3 = 7 x 8 = 7 x 2 = 7 x 1 = 7 x 5 = 7 x 6 = 7 x 10 = 7 x 0 = 7 x 7 = 7 x 9 = 0 x 7 = 7 x 4 = Bài 2. Tính 7 x 5 + 15 7 x 9 + 17 7 x 7 + 21 7 x 4+ 32 Bài 3. Mỗi lọ hoa có 7 bông hoa. Hỏi 5 lọ như thế có bao nhiêu bông hoa? HĐ3. Chấm, chữa bài tâp III. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học Tiết2 Thể dục: Ôn đi chuyển hướng phải, trái I.Mục tiêu - Ôn tập: Tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động. II. Địa điểm phương tiện: - Sân trường, còi, dụng cụ cho phần đi chuyển hướng phải, trái. III.Nội dung và phương pháp: HĐ1. Phần mở đầu: - GVchỉ dẫn cán bộ lớp tập hợp lớp theo 3 hàng dọc và báo cáo - GV phổ biến nội dung giờ học. HS chỉnh đốn trang phục. - Khởi động trước giờ vào học. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc: 100 - 120m * Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”. HĐ2. Phần cơ bản: - Ôn tập: Tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động. HĐ3. Phần kết thúc - Hệ thống bài học - Nhận xét giờ học. Tiết4 Thể dục: Trò chơi: “Đứng ngồi theo hiệu lệnh” I.Mục tiêu - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động. II. Địa điểm phương tiện: - Sân trường, còi, dụng cụ cho học động tác đi chuyển hướng phải, trái. III. Nội dung và phương pháp: HĐ1. Phần mở đầu: - GV tập hợp lớp theo 3 hàng dọc phổ biến nội dung giờ học. - Nhắc lại nội quy tập luyện . - Chỉnh đốn trang phục và nội dung luyện tập. - Khởi động. - Giậm chân tại chỗ. - Chạy chậm xung quanh sân 100 -120 m HĐ2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động. HĐ3. Phần kết thúc - Hệ thống bài học - Nhận xét giờ học. Luyện bài tập chính tả I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng làm bài tập chính tả về cách viết hoa tên riêng và phân biệt vần oe, oeo II. Đồ dùng dạy học : Vở luyện tiếng việt III. Hoạt động dạy học: HĐ1. GV yêu cầu tiết học HĐ2. Học sinh thực hành - Bài 1: Sửa lỗi chính tả cho các từ in nghiêng,rồi chép lại đoạn văn. Nghỉ hè bố đưa trang về hạ long thăm ông bà ngoại. Những ngày ở quê thật thích. Dạng sáng, bà và gì lan đưa trang da biển chơi. Mặt trời từ từ nhô lên trên biển. Vịnh hạ long đẹp như một bài thơ với những vầng thơ sóng và núi mênh mông. - Bài2: điền vào chỗ trống eo hay oeo a. kh... chân b. ng... tay c. người lẻo kh.... d.Khỉ l...tr...rất giỏi đ. Con đường ngoằn ng.... e. bé cười ngặt ng... Bài3: Tìm từ có chứa thanh hỏi, thanh ngã có nghĩa như sau: Người làm nghề chữa bệnh:........ Làm lại những chỗ hỏng sai sót: .... Trái nghĩa với mới:...... Chất thải sau khi đun than....... HS làm các bài tập trên giáo viên bao quát lớp Chấm và chữa bài cho HS IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học tuyên dương những HS có ý thức học tốt. Tiết1 Tự học Hoàn thành bài tập viết tuần 7 I. Mục tiêu : Giúp HS - Rèn kĩ năng viết chữ hoa E, Ê (viết đúng mẫu, đều, đẹp) - Viết tên riêng Ê - đê bằng cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. - Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ.HS hoàn thành bài tập viết. II. Đồ dùng dạy học : - Vở tập viết. III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn HS viết chữ hoa a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ E, Ê hoa - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Quan sát chữ mẫu yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết đã học . - GV viết mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b. Viết bảng: - Gọi 2 HS lên bảng viết , cả lớp luyện viết vào giấy nháp. HĐ3. Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng a. Giới thiệu từ ứng dụng: Gọi HS đọc từ ứng dụng. b. Quan sát và nhận xét: Từ ứng dụng gồm mấy chữ? Là những chữ nào? Các chữ cái có chiều cao như thế nào? Khoảng cách? c. Viết vàogiấy nháp HĐ4. Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng a. Giới thiệu câu ứng dụng: Gọi HS đọc câu ứng dụng. GV giải thích. b. Quan sát và nhận xét: Câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? Khoảng cách? c. Viết giấy nháp HĐ5. Hướng dẫn viết vào vở tập viết - HS quan sát bài viết sau đó viết bài. - GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. III. Củng cố, dặn dò: - Cho HS quan sát bài viết đẹp - Nhận xét giờ học Hướng dẫn thực hành Thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng I. Mục tiêu : - HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. - Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật. II. Đồ dùng dạy học : - Bài mẫu - Tranh quy trình, giấy nháp, giấy màu. III. Hoạt động dạy học: HĐ1. GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp - Gọi 1 HS lên nhắc lại quy trình gấp, cắt ngôi sao 5 cánh. HĐ2. Học sinh thực hành - Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông - Bước 2: Gấp các bước gấp theo hướng dẫn của SGV. - Bước 3: Cắt ngôi sao 5 cánh. - Cắt lá cờ đỏ - HS thực hành gấp, cắt, dán. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. GV thu 1 số sản phẩm nhận xét đánh giá, tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp đúng quy trình kĩ thuật. IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp đúng kĩ thuật Tiết3 Hướng dẫn thực hành TNXH: Luyện tập TNXH tuần 7 I.Mục tiêu - Ôn tập kiến thức TNXH đã học trong tuần 7 với nội dung: + Hoạt động thần kinh. - Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to, bút dạ III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu bài - GV hỏi: Trong tuần này chúng ta được học bài TNXH nào? HĐ2. Ôn tập: Hoạt động thần kinh a. HS hoạt động theo nhóm với nội dung: - Nêu một vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp trong cuộc sống. (Hắt hơi khi ngửi hạt tiêu, rùng mình khi bị lạnh) - Giải thích được một số phản xạ: Rùng mình khi nghe tiếng động lớn. b. Đại diện các nhóm trình bày. HĐ3. Hoàn thành bài tập TNXH của bài 13, 14 IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học Tiết3 Hướng dẫn thực hành: Luyện tập tự nhiên xã hội tuần 6 I. Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố hệ thống kiến thức về cách vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.Cơ quan thần kinh. - HS hoàn thành các bài tập ở vở bài tập TNXH của bài Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu và bài cơ quan thần kinh. II. Đồ dùng dạy học: - Sách TNXH và vở BTTNXH III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Hệ thống lại kiến thức đã học Để giữ gìn và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu chúng ta phải làm gỉ? Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Hãy nêu vai trò của não, tuỷ sống và các dây thần kinh? HĐ3. Thực hành HS hoàn thành bài tập của 2 tiết của tuần 6 trong vở bài tập TNXH. GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng. Chấm 1 số bài IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học Tiết1 Luyện toán: Luyện Giải toán: Gấp một số lên nhiều lần I. Mục tiêu: Giúp HS Luyện giải các bài toán có lời văn: gấp một số lên nhiều lần II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ, vở luyện toán III. Hoạt động dạy học: HĐ1. Lý thuyết Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào? HĐ2. Luyện tập, thực hành Bài1. Tìm x x : 7 = 63 x : 7 = 7 (dư 1) 42 : x = 6 22 : x = 3 (dư 1) Bài 2. Đội văn nghệ có 6 bạn nam, số bạn nữ gấp 3 lần số bạn nam. Hỏi đội văn nghệ có bao nhiêu bạn nữ? Bài3 Viết số thích hợp vào ô trống: Số đã cho 2 5 4 7 0 Nhiều hơn số đã cho 7 đơn vị Gấp 7 lần số đã cho * Bài tập nâng cao: Hà nghĩ 1 số. Biết rằng gấp số đó lên 3 lần thì được số lớn nhất có 2 chữ số. Tìm số Hà nghĩ. HĐ3. Chấm, chữa bài tâp III. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học
Tài liệu đính kèm: