Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 23

Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 23

I. Mục tiêu:

- Biết so sánh hai phân số.

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.

- Kết hợp ba bài luyện tập chung trang 123, 124 thành hai bài luyện tập chung.

- Hoàn thành BT1 (đầu trang 123); BT2 (đầu trang 123); BT1a,c (Cuối trang 123) (a chỉ cần tìm một chữ số). HSKG hoàn thành BT4 (Trang 123).

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ ghi bài 1.

 

doc 9 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Học kì 2, Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: Toán: Tiết 111
LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết cách so sánh hai phân số.
- Củng cố cách so sánh hai phân số.
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Kết hợp ba bài luyện tập chung trang 123, 124 thành hai bài luyện tập chung.
- Hoàn thành BT1 (đầu trang 123); BT2 (đầu trang 123); BT1a,c (Cuối trang 123) (a chỉ cần tìm một chữ số). HSKG hoàn thành BT4 (Trang 123).
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi bài 1.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- 1 HS lên bảng so sánh: 
 và 
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1 (123): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm SGK, 2 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 (123):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phân số như thế nào thì lớn hơn 1? Phân số như thế nào thì bé hơn 1?
- Y/cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 1 (123): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 (123):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Y/cầu HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nêu các cách so sánh phân số? 
- Xem lại các bài đã chữa
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
 ; ; < 1;; 1 < .
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Đáp án:
a. b. 
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 3 HS làm bảng phụ
- Đáp án:
a. 752 (754, 756, 758) chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
b. 750 chia hết cho 2 và 5. Số này còn chia hết cho 3.
c. 756 chia hết cho 9. Số này chia hết cho 2 và chia hết cho 3
- HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đáp án: 
a. ; 
b. = 1
- HS nhận xét, đánh giá.
Tiết 4: Tập đọc: Tiết 45
HOA HỌC TRÒ
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc.
- Biết tìm nội dung bài.
- Đọc trôi chảy rành mạch, đọc toàn bài.
- Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn bó với tuổi học trò.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc đúng: loạt, xòe ra, nỗi niềm. Đọc to, rõ ràng, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác học tập.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- HS đọc bài: Chợ tết.
Người các ấp đi chợ trong một khung cảnh đẹp như thế nào?
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
2.1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.khít nhau.
+ Đoạn 2: Tiếp  ngờ vậy.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp 
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: 
2.2. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1.
- Gọi1 HS đọc đoạn 1.
- Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng rất nhiều?
- Em hiểu đỏ rực có nghĩa là gì?
- Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay?
- Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
* Đoạn 2, 3 :
- Cho HS đọc thầm đoạn còn lại
- Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
* GV: Đã từ lâu hoa phượng là một loài hoa gắn liền với tuổi học trò với những kỉ niệm của buổi cắp sách đến trường nên tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò
- Hoa phượng nở gợi cho mỗi học trò cảm giác gì? Vì sao?
- Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức?
- Ở đoạn 2 tác giả dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Nội dung đoạn 2 và 3?
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Bài văn nói lên điều gì?
2.3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc.
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn “Phượngkhít nhau.”
- GV đọc mẫu
- Tổ chức HS luyện đọc.
- Cho HS đọc bài theo cặp.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Gọi HS đọc lại bài.
- Qua bài văn em học được gì ở tác giả?
- Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát.
- HS đọc bài & trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc bài
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
 - HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn 1.
- Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
- Đỏ rực: màu đỏ rất tươi và thắm.
- Dùng nghệ thuật so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với ngàn con bướm thắm để người đọc cảm nhận được hoa phượng nơt rất nhiều, rất đẹp.
Đ1. Số lượng hoa phượng rất lớn.
- HS đọc thầm bài
- Là loài cây gần gũi với học trò được trồng nhiều ở các sân trường.
- Cảm giác vừa buồn vừa vui. Buồn vì sắp kết thúc năm học, sắp phải xa trường, xa bạn bè, thầy cô. Vui vì được nghỉ hè.
- Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ kêu vang làm khắp thành phố rực lên màu đỏ.
- Thị giác, vị giác, xúc giác.
- Bình minh màu hoa phượng là màu đỏ còn non có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng màu đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
Đ2,3. Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
- HS đọc toàn bài
- Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. 
- HS đọc bài nối tiếp, HS đọc thầm
- Giọng đọc: Nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
- HS luyện đọc 
- HS luyện đọc theo nhóm 
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài.
- Cách quan sát miêu tả hoa phượng, lá phượng rất sinh động.
Thứ ba ngày 21 tháng 02 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Thứ tư ngày 22 tháng 02 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng
Ngày soạn: 22 tháng 02 năm 2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 02 năm 2102
Tiết 1: Toán: Tiết 114
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (Tiếp)
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cách cộng hai phân số khác mẫu số.
I. Mục tiêu:
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
- Hoàn thành BT1a,b,c; BT2a,b. HSKG hoàn thành BT3.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Thực hiện phép tính: + + = ? 
 Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Ví dụ:
- Gọi HS nêu ví dụ: SGK(127).
- Để tính số băng giấy 2 bạn đã làm ta làm phép tính gì?
- Nhận xét mẫu số của 2 phân số?
- Muốn thực hiện được phép cộng này chúng ta cần làm gì?
- Cho HS làm nháp 1 HS làm bảng lớp.
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
* Quy tắc: SGK/127.
2.2. Thực hành.
* Bài 1a,b,c (127):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Y/cầu HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* Bài 2a,b (127):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV cùng HS làm theo mẫu.
- Yêu cầu HS làm vở, 4 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 (127): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nêu quy tắc cộng 2 phân số khác mẫu số?
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện:+ + = = 1
- HS nêu ví dụ.
- Ta làm tính cộng.
- Hai phân số khác mẫu số
- Quy đồng mẫu số.
- + = + = 
- HS nêu.
- 2HS nêu quy tắc
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
a. ; 
b. ; 
c. ; 
d. . 
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở, 4 HS làm bảng phụ
a. 
b. ; 
c. ; 
d. 
- 1HS đọc yêu cầu
Bài giải.
 Sau 2 giờ ô tô đó chạy được số phần quáng đường là: 
+ = ( quãng đường )
 Đáp số: ( quãng đường )
- HS nhận xét, đánh giá.
Tiết 2: Tập làm văn: Tiết 45
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát & miêu tả. Viết được một đoạn văn ngắn.
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát & miêu tả (hoa, quả). Viết được một đoạn văn ngắn về một loài hoa hoặc quả.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (Hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (Hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2).
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát.
- 2 HS đọc đoạn văn tả một bộ phận của cây (Lá cây? Thân cây hoặc gốc cây?)
 Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài: 
* Bài 1 (50):
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Cho HS làm việc theo cặp.
* GV hướng dẫn thêm.
- Cách miêu tả hoa quả của nhà văn.
- Cách miêu tả nét đặc sắc của hoa hoặc quả.
- Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả?
- Gọi 2 cặp trình bày.
- Nhận xét bổ sung
* Bài 2 (51):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Y/cầu HS làm VBT, 2HS làm bảng phụ - Hết thời gian trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 số HS đọc bài của mình.
3. Kết luận:
- Khi miêu tả cây cối cần quan sát ntn?
 - Chuẩn bị bài sau
- Cả lớp hát.
- 2 HS đọc 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thảo luận cặp trình bày.
a. Hoa sầu đâu: Tả cả chùm, không tả từng bông hoa vì hoa sầu đâu mọc từng chùm có cái đẹp của cả chùm.
- Tả mùi thơm của hoa bằng cách so sánh.
- Dùng từ ngữ hình ảnh: Hoa nở như cười  thứ men gì.
b. Quả cà chua.
- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả; từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
- Tả cà chua ra quả sum sê, chi chít.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng nhóm.
* Cây vú sữa vườn nhà em sai trĩu quả. Trái nào trái ấy căng tròn, da xanh bóng. Đi từ ngoài đường đã thấy mùi thơm thoang thoảng của quả chín. Vú sữa vừa mát, vừa ngọt như bầu sữa mẹ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 số HS đọc bài của mình.
- HS nêu.
Tiết 3: Luyện từ và câu: Tiết 46
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP (Tiếp)
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới được hình thành
- Biết một số từ ngữ thuộc vốn từ về Vẻ đẹp muôn màu
- Biết thêm một số từ ngữ vê Cái đẹp thuộc vốn từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. 
I. Mục tiêu:
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).
- HSKG nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng lớp viết bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- Dấu gạch ngang dùng để làm gì? 
Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Phát triển bài:
* Bài 1 (52):
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 (52):
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV làm mẫu 1 tình huống.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi 2 cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 (52):
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 (52): HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Gọi HS đọc câu của mình.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nêu một số câu tục ngữ miêu tả cái đẹp?
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.
- Cả lớp hát.
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật, phần chú thích trong câu, các ý trong một đoạn liệt kê.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Hình thức thường thống nhất với nội dung.
+ Người thanh  cũng kêu.
+ Trông mặt  mới ngon.
- HS nhận xét, bổ sung
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo cặp.
* Bạn Hạnh ở lớp em học giỏi, ngoan ngoãn. Một lần bạn đến chơi nhà em, khi bạn về mẹ em bảo: Bạn con nói năng thật dễ nghe. Đúng là: Người thanhtiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ
- Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê ly, không tả xiết, như tiên.
- HS nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ
- Phong cảnh đất nước em đẹp tuyệt vời.
- Khu hồ Núi Cốc đẹp tuyệt trần.
- Hoa hậu Bùi Bích Phương đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS nêu.
Tiết 4: Thể dục:
GV chuyên soạn giảng
Thứ sáu ngày 24 tháng 02 năm 2012
Đ/c Chung soạn giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_hoc_ki_2_tuan_23.doc