Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11

Ông trạng thả diều

- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài.Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được CH trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK

III. Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: (5p)

 Hs kể tên một số bài tập đọc đã học ở chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ

B. Dạy bài mới (28p)

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.

 

doc 30 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ông trạng thả diều
- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài.Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi;bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn . 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5p)
 Hs kể tên một số bài tập đọc đã học ở chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ 
B. Dạy bài mới (28p)
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- Một HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn của bài . Gv kết hợp sửa lỗi , hướng dẫn hs hiểu nghĩa một số từ 
- Hs luyện đọc theo cặp 
- Hai hs đọc toàn bài . Lớp và gv nhận xét. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng kể chậm rãi ...
b.Tìm hiểu bài:
* Yêu cầu HS chú ý vào đoạn 1. HS đọc thầm đoạn 1:
-Tìm những chi tiết nói về tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
* Yêu cầu học sinh đọc thành tiếng phần còn lại .
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Vì sao chú bé Nguyễn Hiền đuợc gọi là ông trạng thả diều?
Câu 4: Cho học sinh nêu câu hỏi
Gv: Câu“Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa câu chuyện.
- Hs đọc
- Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường; có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẵn có thì giờ chơi diều.
- Hs đọc
- Nhà nghèo Nguyễn Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Nguyễn Hiền phải đứng ngoài lớp nghe giảng. Tối đến chờ bạn học bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Nguyễn Hiền là lưng trâu, nền cát; Bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi Nguyễn Hiền làm bài vào lá chuối nhờ bạn đem bài nhờ thầy chấm hộ.
- Vì Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn là chú bé ham thích chơi diều.
- Học sinh thảo luận và thống nhất câu trả lời đúng
Hs: “ tuổi trẻ tài cao”, “công thành danh toại”, ....
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 4 HS đọc bài.( đọc 4 đoạn)
- GV hướng dẫn hs tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn.
- Gv chọn đoạn từ: “Thầy phải kinh ....vào trong”
- 1 hs khá đọc mẫu - Hs luyện đọc theo cặp 
- Hs thi đọc diễn cảm . Lớp và gv nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
C.Cũng cố – dặn dò: (4p)
- Câu chuyện này giúp em hiêủ ra điều gì?
(Hs: Làm việc gì cũng phải chăm chỉ chịu khó mới thành công. Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo).
- GV nhận xét giờ học và dặn HS về nhà đọc lại truyện và kể tóm tắt truyện.
 _________________________________
 Nhân với 10, 100, 1000, chia cho 10, 100, 1000,
- Nhận biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,và chia cho số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
- BT cần làm: BT1 a (cột 1,2);b (cột1,2); Bài2 (3 dòng đầu)
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5p)
 Hai Hs làm bài tập sau : 
 Tính : a) 1357 x 5 , 5 x 1326 	b) 7 x 853, 23109 x 8 
 Lớp và gv nhận xét. Gv ghi điểm. 
2. Bài mới : (28p)
2.1 Giới thiệu bài 
2.2 Phát triển bài 
a. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 và chia số tròn chục cho 10 
- GV ghi phép nhân lên bảng: 35 x 10
- Học sinh trao đổi và nêu cách tính 35 x 10 = 10 x 35
 1 chục x 35 = 35 chục = 350
 Vậy 35 x 10 = 350
Cho HS tự rút ra nhận xét: Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải của số đó 
Từ đó gv hướng dẫn hs cách chia cho số tròn chục 
:10 từ 35 x10 =350 để suy ra 350 :10 =35 
Cho HS tự rút ra nhận xét: Khi chia một số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ đi 1chữ số 0 vào bên phải của số đó 
b. Hướng dẫn học sinh nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000 chia cho số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000
Tiến hành như trên 
Học sinh rút ra nhận xét ở SGK – Hs nhắc lại 
2.3 Thực hành : Cho hs làm bài tập, sau đó chữa bài 
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài, làm bài, cột thứ 3 giành cho HS khá, giỏi.
a)18 x10 =180 82 x 1000 = 8200 256 x1000= 256000
 18 x100 = 1800 75 x 1000 =75000 302 x 10 = 3020
 18 x1000 = 18000 19 x10 = 190 400 x100 = 40000
b)9000 :10 = 9000 6800 :100 = 68 20020 : 10 = 2002
 9000 :100 = 90 420 :10 = 42 200200: 100 =2002
 9000: 1000 = 9 2000 :1000 = 2 2002000 :1000 = 2002
Bài 2: GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở. Điền vào chổ chấm
 300 kg = tạ 70 kg = ...yến 300 tạ = ... tấn 
 Ta có 100 kg = 1 tạ 10 kg = 1 yến 10 tạ = 1 tấn
 Mà 3000 : 100 =3 tạ 70 : 10 = 7 yến 300 : 10 = 30 tấn 
 Vậy 300 kg = 3 tạ Vậy70 kg = 7 yến Vậy300 tạ = 30 tấn 
GV và cả lớp nhận xét ghi kết quả đúng: Giành cho hs khă, giỏi: 800 kg = 8 tạ; 120 tạ = 12 tấn ; 5000kg = 5 tấn ; 4000g = 4 kg.
3.Củng cố – dặn dò: (3p) 
Gv chấm một số bài . GV nhận 
Ba thể của nước
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí. 
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- THGDMT ở mức độ liên hệ / bộ phận 
II. Đồ dùng học sinh
 Chuẩn bị theo nhóm: 
+ Chai, lọ thuỷ tinh hoặc nhựa trong để đựng 
+ Nến, bếp dầu, hay đèn cồn, ống nghiệm hoặc chậu thuỷ tinh chịu nhiệt, hay ấm để đun 
+ Nước đá, khăn lau bằng vải hay bọt biển.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (5p) 
 GV: Nêu những tính chất của nước? 
 HS trả lời – Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới (28p) 
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại
Bước 1: Làm việc cả lớp 
Nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng( nước mưa, sông, biển, nươc suối)
GV: Nước còn tồn tại ở những nơi nào? Chúng ta lần lượt tìm hiểu điều đó
GV dùng khăn ướt lau bảng. Yêu cầu học sinh sờ vào bảng mới lau và nhận xét: Mặt bảng bị ướt.
+ Liệu mặt bảng có ướt mãi được không? (sẽ khô)
+ Nước trên mặt bảng biến đi đâu?
Học sinh làm thí nghiệm như hình 3 SGK
 Bước 2 :Tổ chức hướng dẫn
Học sinh các nhóm làm thí nghiệm 
Học sinh quan sát: Nước nóng đang bay hơi. Nhận xét rồi nói lên hiện tượng vừa xẩy ra.
+ úp đĩa lên một cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc ra đĩa
Quan sát mặt đĩa.Nhận xét và nói tên hiện tượng vừa xẩy ra.
Bước 3: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
Bước 4: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả và rút ra kết luậnvề sự chuỷen thể của nước
Kết luận:Nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí . Nước ở nhiềt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn ở nhiệt độ thấp.
Hơi nước là nước ở thể khí.Hơi nước không htể nhìn thấy bằng mắt thường.
Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng
Hoạt động 2: 
- Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh 
Học sinh quan sát khay nước đã được đặt vào tủ lạnh ngày hôm trước
+ Nước trong khay đã biến thành thể gì?
+ Nhận xét nước ở thể này?
+Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì?
Bước 2: Học sinh quan sát và thảo luận trả lời các câu hỏi:
Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trong nhóm. Gv bổ sung 
Kết luận: 
- Khi để nước đủ lau trong chỗ nhiệt độ không độ C hoặc dưới không độ C thì ta có nước ở thể rắn(như nước đá, băng, tuyết) . Hiện tuợng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là sự đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ cao. Hiện tuợng nước từ thể rắn biến thành thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước
Bước 1: Làm việc cả lớp
+ Nước tồn tại ở những thể nào? 
+ Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất chung của từng thể ?
Bước 2: Yêu cầu vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở.
Gv nhận xét tiết học
3. Củng cố – dặn dò ( 3p) 
Hs đọc lại nội dung ghi nhớ của bài học
Gv nhận xét tiết học. Lịch sử
Nhà lí dời đô ra Thăng Long
i: mục tiêu: 
- Những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân đân không khổ vì ngập lụt.
 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. 
II. Đồ DùNG DAY - học:
-VBT, Bản đồ hành chính Việt Nam, Các hình trong Sgk.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: ( 5')
Gọi 3HS trả lời câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nhân dân ta. 
- GV nhận xét chung.
2.Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài(2')
 Giới thiệu bài và ảnh chụp Lý Công Uẩn. 
HĐ1:(9') Nhà Lý và sự nối tiếp của nhà Lê 
- GV yêu cầu HS đọc Sgk và trả lời:
Hỏi: Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào ? 
Hỏi: Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lai tôn Lý Công Uẩn lên làm vua ?
Hỏi Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào ? 
- GV kết luận: Như vậy, năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối lên xây dựng đất nước ta. 
- HĐ2:(9') Nhà Lý dời đô ra Đại La, Đặt tên kinh thành là Thăng Long.
-GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. Yêu cầu HS chỉ vị trí Hoa Lư - NB, vị trí của Thăng Long-HN trên bản đồ.
Hỏi:Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ đâu về đâu ? ( từ Hoa Lư về Đại La)
Hỏi: So với Hoa Lư thì Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước ? (đất rrộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt,) 
- GV nhận xét kết quả , ghi bảng. 
- GV tuyên dương HS kể tốt.
-HĐ3:(8') Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý 
.-HS quan sát hình ở SGK - GV hỏi: 
NHà lí Đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào? ( xây dựng nhiều lâu đài-)
GV: Tại kinh thành Thăng Long , nhà Li đã cho xây dựng nhiều nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi.
3.Củng cố dặn dò(2')
 - GV tổng kết giờ học và dặn HS về học thuộc bài học trong SGK.
Thứ ba ngày 16 tháng 11năm 2010
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
i. mụC TIÊU
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- BT cần làm : BT1(a), BT2(a)
II. Hoạt đông dạy- học
1. Bài cũ : (5p)
 HS lên bảng làm bài tập sau: Viết số thích hợp vào ô trống;
500 kg = ... tạ 	7000 kg = ... tấn	360 tạ = ... tấn
Lớp và gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : (27p) 
2.1 Giới thiệu bài 
2.2 Phát triển bài
a. Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân
Gv ghi bảng: (2 x 3) x 4 ; 2 x (3 x 4)
 = 6 x 4	= 2 x 12
 = 24	= 24
HS so sánh và kết luận giá trị của hai biểt thức đó (HS : bằng nhau
b. Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống
- GV kẻ ... quan sát chung.
- Gv chấm một số bài. HS chấm lỗi lẫn nhau.
- Gv nhận xét chung.Tuyên dương bài viết đẹp.
1.3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ở VBT.
Bài 1b: Hs nêu yêu cầu của đề bài
- HS làm bài vào vở bài tập
- Gv dán phiếu gọi HS lên bảng làm bài sau đó chữa bài: nổi, đỗ, thưởng, đỗi, chỉ, nhỏ, thuở, phải, hỏi, của, bữa, để, đỗ.
Bài 2: Giành cho HS khă, giỏi. Cho học sinh đọc kĩ đề bài. 
Hs thảo luận theo nhóm đôi làm bài, chữa bài, giải nghĩa một số câu. 
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nước sơn là vẻ bề ngoài. Sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã bề ngoài.
- Xấu người đẹp nết: Người có hình thức bề ngoài xấu nhưng tính nế
- Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè ăn cá sống ở sông thì ngon, mùa đông ăn cá sống ở bể thì ngon
-Trăng mờ còn tỏ hơn sao 
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
ở đây muốn nói người có địa vị cao, giỏi giang giàu có dù có sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác( Quan niệm này chưa thật đúng)
2.Cũng cố – dặn dò: (5p)
Gv chấm một số vở bài tập, tổng kết bài . Nhận xét tiết học.
 Luyện Tiếng Việt
Luyện kể chuyện 
I . Mục tiêu : Luyện toán
Luyện Đề-xi-mét vuông
I.Mục tiêu:
 Củng cố cho HS:
 - Đề-xi-mét vuông, đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
 - Chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. Vận dụng các đơn vị đo cm2 và dm2 giải các bài toán có liên quan.
II.Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài
 Nêu yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài1:Nối theo mẫu:
Ba mươi lăm đề- xi- mét vuông
Bốn mươi sáu mét vuông
Bảy mươi tư mét vuông
Hai trăm đề - xi - mét vuông
Tám mươi mốt đề- xi- mét vuông
 46m2
 35 dm2
 200 dm2
 81 dm2
 74m2
 1 HS khá làm bài mẫu
Cả lớp làm vào vở.
 Bài2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a, 1 dm2 = .... cm2 5 dm2 = .... cm2 
 100 cm2 = .... dm2 400cm2 = .... dm2 
 38 dm2 = .... cm2 3100cm2 = .... dm2 
b, 1 m2 = .... dm2 2m2 = .... dm2 
 1 dm2 = .... cm2 50 000cm2 = .... m2 
 400 dm2 = .... m2 3 m2 = .... cm2 
- 1HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm 
Cả lớp làm vào vở- GV hướng dẫn HS yếu, tàn tật.
Bài 3:Tờ giấy màu đỏ hình chữ nhật có chiều dài 9 cm, chiều rộng 5 cm. Tờ giấy màu xanh hình vuông có chu vi bằng chu vi tờ giấy mà đó. Tính diện tích của tờ giấy màu xanh. 
 2 HS đọc đề toán 
Nêu giữ kiện bài toán
HS giải vào vở-1 HS lên bảng giải
 Giải
 Chu vi tờ giấy màu đỏ hình chữ nhật là:
 (9 + 5) x 2 = 28(cm)
	Vì tờ giấy hình vuông màu xanh có chu vi bằng chu vi tờ giấy màu đỏ và bằng 28 cm nên cạnh của tờ giấy hình vuông là:
 28: 4 = 7 (cm)
 Diện tích tờ giấy màu xanh là:
 7 x 7 = 49(cm2)
 Đáp số: 49(cm2	)
Nâng cao: 
Bài 1: Tìm ba số có tổng bằng 175, biết số thứ nhất kém số thứ hai 16 đơn vị , số thứ hai kém số thứ ba 17 đơn vị .
Bài 2: An và Bình có tổng cộng 120 viên bi . nếu An cho Bình 20 viên bi thì Bình có nhiều hơn An 16 viên bi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi .
Bài làm
1. Số thứ ba hơn số thứ nhất: 16+ 17= 33
Ba lần số thứ nhất: 175- 16= 42
 Số thứ nhất là: 126 : 3= 42
 Số thứ hai là : 42+ 16= 58
 Số thứ ba là: 58 + 17= 75
Đáp số: 42, 58, 75.
2. Nếu An cho Bình 20 viên bi thì tổng số bi của hai bạn vẫn là 120 và hiệu số bi của hai bạn là 16.
Khi đó số bi của Bình sẽ là:
(120 + 16) : 2 = 68 ( viên bi )
Thực sự số bi của Bình là :
68 – 20 = 48 ( viên bi )
Số bi của An là :
120 – 48 = 72 ( viên bi )
 Đáp số : An : 72 viên bi
 Bình : 48 viên bi .
3. Củng cố dặn dò
- GV chấm một số bài nhận 
- Nhận xét tiết học
 Củng cố cho HS:
- Kể được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện : Bàn chân kì diệu 
- Nắm chắc nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II .Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
 Gv nêu nội dung , mục tiêu của bài học .
Yêu cầu hs giở SGK trang .
2. Hướng dẫn HS luyện kể chuyện .
a) Luyện kể theo nhóm 4 : 
Gv nêu yêu cầu của từng nhóm : Kể - nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện .
Các nhóm làm việc . Gv quan sát , giúp đỡ .
b) Thi kể trước lớp : 
Gọi đại diện HS các nhóm lên trình bày trước lớp .
Ưu tiên HS trung bình, yếu
Hướng dẫn HS nghe, nhận xét góp ý bổ sung .
- Nhận xét về nội dung câu chuyện 
- Nhận xét về ý nghĩa của câu chuyện .
Ghi điểm - hướng dẫn HS khắc phục sửa chữa .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ôn kể chuyện ở nhà.
 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
Giành cho HS khá, giỏi: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng động từ để kể về việc học tập của em ,rồi gạch chân các động từ có sử dụng trong đoạn văn vừa viết
- GV hướng dẫn hs làm
- HS làm bài , một số hs đọc bài làm của mình
- Chấm một số bài nhận xét
4.Củng cố – dặn dò:
 - Bình chọn HS đọc diễn cảm tốt nhất
 - GV nhận xét tiết học.
 ______________________________
Luyện Toán
Ôn luyện
I. Mục tiêu :
 Củng cố cho HS : 
- Cộng các số có nhiều chữ số.
- Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng
- Chu vi hình chữ nhật 
II: Hoạt động dạy học :
Hớng dẫn HS làm một số bài tập
Bài 1:Đặt tính rồi tính tổng của các số sau : 
3245 +12065 +2564 2001 +2002 +3658 
12 +325 +6589 85 +741 +6359 
Hai hs lên bảng làm . Cả lớp làm vào vở
Chữa bài: 
Bài 2: Tính nhanh :
A: 2568 +4736 +3432 +1264 b: 53276 +6724 +10000
Hai hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở
Kết quả:
a, b,
=(2568 +3432 )+(4736 +1264 ) =(53276+6724) +10 000
=6000 + 6000 =60 000 +10 000 
=12000 = 70 000
Bài 3: Tính chu vi hình chữ nhật biết
Chiều dài 3m 50cm ,chiều rộng 28dm
 Giải 
 Đổi 3m 50cm =35 dm 
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (35 +28)x2 =126 (dm )
 b)Chiều dài 375 m ,chiều rộng bằng 1/3 chiều dài 
 Giải 
 Chiều rộng hình chữ nhật là :
 375 :3 =125 (m )
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (375 +125) x2=1000(m)
Nâng cao: 
Hai anh em Hùng và Cường có 68 hòn bi . Anh Hùng cho bạn 6 hòn bi. Bố thêm cho Cường 6 hòn bi.Như vậy số bi của hai anh em bằng nhau. Hỏi lúc đầu anh Hùng có nhiều hơn em Cường bao nhiêu hòn bi?
 Bài giải
 Khi Hùng cho bạn 6 hòn bi, bố cho Cường 6 hòn bi thì tổng số bi của hai anh em vẫn là 68 
Số bi của mỗi người là:
68 : 2 = 34 (hòn bi0
Số bi lúc đầu của Hùng là:
34 + 6 = 40( hòn bi)
Số bi lúc đầu của Cường là:
34 - 6 = 28 ( hòn bi)
 Lúc đầu anh có nhiều hơn em số bi lầ:
40 - 28 = 12 ( hòn bi)
 Đáp số: 12 hòn bi.
- HS làm bài vào vở
- Một số hs lên bảng chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 ________________________________
Luyện khoa học
Làm bài tập khoa học
I.Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học ở bài 21 để làm đúng bài tập.
II.Hoạt động dạy học:
Hướng dẫn HS làm BT (Bài 21 ở VBT)
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi.
Đặt chậu nước dưới ánh nắng mặt trời sau vài ngày mực nước trong chậu sẽ hạ thấp xuống.
Bài 2: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất.
Nước trong thiên nhiên tồn tại ở cả ba thể.
Nước bay hơi trong điều kiện: nhiệt độ cao, gió thoáng, không khí khô (Cả ba điều kiện trên).
Bài 3: Thực hiện tương tự BT2.
 Quần áo ướt muốn nhanh khô phải phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Bài 4: HS nêu yêu cầu BT, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
Hiện tượng nước bị đông đặc.
Hiện tượng đó gọi là đông đặc.
Bài 5: GV viết BT lên bảng.
 Gọi đại diện hai nhóm Nam- Nữ lên điền đúng, điền nhanh.
 Lớp và GV nhận xét, nêu đáp án đúng và tìm nhóm thắng cuộc. Tuyên dương trước lớp.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
_______________________________
Luyện chữ
Bài viết : Có chí thì nên
I. Mục tiêu
 - Giúp HS viết đúng , đẹp bài: Có chí thì nên
 - Biết cách trình bày bài viết và viết đúng các từ khó trong bài 
 - Rèn thêm chữ viết cho HS.
II. Hoạt động dạy và học:
1 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết bài
GV đọc cho HS nghe bài: Có chí thì nên 
Tìm chữ khó viết trong bài và chú ý cách trình bày .
GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
2 Hoạt động 2: HS viết bài:
GV đọc từng câu cho HS viết.
Lưu ý : tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút, đảm bảo thời gian.
Viết xong GV đọc cho HS khảo lại bài.
GV chấm bài một số em và nhận xét chữ viết của HS .
Gv tuyên dương những HS viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ.( Đưa cho cả lớp cùng xem)
Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp về nhà luyện viết thêm.
3.Củng cố –dặn dò : 
 GV nhận xét tiết học.
Thể dục
 Ôn 5 động tác của bài TDPTC-
 Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
I. mục tiêu 
- Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng- bụng và động tác toàn thân của bài TDPTC
- Trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
ii. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu (7p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Học sinh chạy một vòng xung quanh sân và sau đó học sinh đứng thành vòng tròn.
2. Phần cơ bản (20p)
 a. Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 5 động tác bài thể dục đã học.( Mỗi động tác 3-4 lần)
- HS tập cả lớp do lớp trường điều khiển- Gv theo dõi chung
- Tập phối hợp cả 5 động tác: Tập cả lớp, chia tổ tập do lớp trường và tổ trưởng điều khiển.
 b. Trò chơi vận động: “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu tham gia chơi và chơi đúng luật
- Gv tập hợp lớp, phổ biến luật chơi và cách chơi
- GV tổ chức cho hs chơi.GV và lớp tuyên dương đội thắng
3. Phần kết thúc (8p)
- Tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát 1 bài
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
 _____________
Buổi chiều T2	 Luyện toán
Luyện: Nhân với 10, 100, 1000, chia cho 10, 100, 1000,
I. Mục tiêu 
HS hoàn thành bài tập ở VBT, bài 51.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu nội dung tiết học (2p) 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (27p)
GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm. GV định hướng các bài tập cho HS . 
HD HS khá, giỏi giúp đỡ các bạn học yếu hơn làm các bài : Bài 1 (a,b) ; bài 2 ( a,c) ; bài 3 (a,b) .
HS làm bài vào vở, GV giúp đỡ thêm cho HS yếu. 
HS làm bài xong, GV gọi một số HS chữa bài. GV chấm một số vở- nhận xét.
ĐS: Bài 1: a) 270, 680, 3580, 7200, 10300, 197700, 14000, 452000, 300 000
b) 8, 4, 6, 30, 200, 40, 60, 400, 600
c) 640, 64, 3200, 32, 9500, 95
Bài 2:a) 630 	b) 9600	c) 790	d) 900
Bài 3: a) 10, 45, 100	b) 8,8,8	c) 70, 700, 7000	d) 202, 1000, 202000
3. Củng cố – dặn dò (3p) 
HS nhắc lại cách nhân và chia với 10, 100, 1000,
GV nhận xét tiết học .
Hoạt động tập thể
Thể dục
Thầy Lâm dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11.doc