Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Dương Thị Thuý Hảo

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Dương Thị Thuý Hảo

TẬP ĐỌC

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I MỤC TIÊU :

- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài; Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

- Trả lời được các CH trong SGK

- GDKNS:

 - Tự nhận thức bản thân

 - Đặt mục tiêu. (HĐ2)

II đồ dùng dạy học

 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc

 

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Dương Thị Thuý Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Chào cờ
	Sinh hoạt đầu tuần	
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao 
I Mục tiêu :
- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài; Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. 
- Trả lời được các CH trong SGK
- GDKNS: 
 - Tự nhận thức bản thân
 - Đặt mục tiêu. (HĐ2)
II đồ dùng dạy học 
 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc 
III Hoạt động dạy học 
Bài cũ :(5p)
HS đọc bài tập đọc: Vẽ trứng và nêu nội dung chính của bài. Gv nhận xét, ghi điểm.
Bài mới .(30p)
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a. Luyện đọc 
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện ba lượt (mỗi lần xuống dòng 1đoạn) 
- GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp .
- Hai HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm 
 b. Tìm hiểu bài 
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? (được bay lên bầu trời )
- Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào ? (ông sống rất kham khổ dành tiền mua sách vở....)
- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn –cốp-xki thành công là gì? (vì ông có ước mốc nghị lực,quết tâm thực hiện ước mơ )
- Em hãy đặt tên khác cho truyện ? (Người chinh phục các vì sao,...)
c.Đọc diễn cảm 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1. 
+ GV đọc mẫu. 
+ HS luyện đọc theo nhóm 3 . 
+ HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn .
 C. Củng cố, dặn dò: (2p) 
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
 - Gv nhận xét tiết học 
Toán
Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
I. Mục tiêu 
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải bài toán có liên quan.
- BTcần làm: BT1,BT3
II. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: (5p) 
 Hs làm bài tập 5 của tiết học trước. GV nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: (28p)
2.1 Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
GV ghi lên bảng phép tính yêu cầu học sinh đặt tính.
 27
x 11
 27
27__
 2 97
- Cho học sinh nhận xét kết quả 297 với thừa số 27. Nhẩm rút ra kết luận: Để co 297 ta đã viết số 9( là tổng 2 và 7) xen vào giữa hai chữ số 2 và 7 
2.2 Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- GV cho học sinh nhân nhẩm 48 x 11. Vì tổng 4+8 không phải là số có một chữ số mà là số có hai chữ số. Nên cho học sinh đề xuất cách làm tiếp. Có thể cho học sinh đề xuất viết 12 xen giữa 4 và 8 để được 4128 hoặc
Cho cả lớp đặt tính 
 48
x 11
 48
 48_
 528
- Cho học sinh nhận xét kết quả 528 với thừa số 48.
- Nhằm rút ra kết luận: Để có 528 ta đã viết chữ số 2(12 là tổng 4 và 8)xen vào giữa hai chữ số 4 và 8 được 428 thêm 1 vào 4 của 428 được 528
Trường hợp tổng hai số bằng 10 củng làm giống như trên.
3. Thực hành 
Bài 1: GV ghi đề bài lên bảng. 
- Cho học sinh làm bài sau đó nêu cách tính nhẩm
34 x11 =374 ; 82 x 11 = 902 ; 11 x 95 = 1045 
Bài2: Giành cho HS khá, giỏi.
HS đọc yêu cầu đề bài rồi giải vào vở.
x : 11 = 25 	 x : 11 = 78
x = 25 x 11 
x = 275 x = 78 x 11
 x = 858
Bài 3
1HS đọc yêu cầu đề sau đó giải vào vở 
Bài giải
Số học sinh của khối lớp bốn có là:
11 x 17 = 187( học sinh )
Số học sinh của khối lớp năm có là:
11 x 15 = 165( học sinh )
Số học sinh của hai khối lớp có là:
 187 + 165 = 352( học sinh )
 Đáp số: 352 học sinh 
Bài 4: Giành cho HS khá, giỏi.
 Một hs đọc đề bài . Cho các nhóm khác trao đổi để rút ra :
 Câu b là câu đúng nhất 
3. Củng cố – dặn dò: (3p) 
 Gv chấm một số vở. GV nhận xét ,dặn dò 
Lịch sử
 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077) 
I. Mục tiêu: 
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt)
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. 
- HS khá, giỏi:+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
 + Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: TRí thông minh, lòng dũng cảmcủa nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
 II. Đồ DùNG DAY - học: 
- Lược đồ trận chiến trên sông Như Nguyệt 
 - VBT
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 
- Gọi 3HS trả lời câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nhân dân ta. 
- GV nhận xét chung.
2.Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
HĐ1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống .
- GV yêu cầu HS đọc Sgk 
GV giới thiệu sơ qua về Lý Thường Kiệt
Hỏi: Khi biết quân Tống chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ 2, LTK có chủ trương gì ? (Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn htế mạnh của giặc)
- Ông đã thực hiện chủ trương như thế nào?( LTK đã chia thành hai đạo quân thủy, bộ bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống)
Việc LTK chủ động sang đánh Tống có tác dụng gì ?
GV chốt ý 1:. 
HĐ2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt 
Gv treo lược đồ kháng chiến và trình bày diễn biến trước lớp. 
+ LTK đã làm gì để chuẩn bị c/đấu với giặc ?( cho xây dựng phòng tuyến)
+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?( cuối năm 1076)
+ L/lượng quân Tống như thế nào? Ai chỉ huy? ( 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn quân phu)
+ Trận chiến đấu giữa ta và giặc diễn ở đâu ?...( sông Như Nguyệt)
+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ?
 - GV nhận xét kết quả, ghi bảng ý 2 .
HĐ3:Kết quả của trận chiến và nguyên nhân thắng lợi.
+Vì sao nhân dân ta lại thắng lợi vẻ vang ấy ? (
 thông minh, dũng cảm,)
GV kết luận. 
3.Cũng cố, dặn dò: 
GV giới thiệu bài Nam quốc sơn hà, Kể về danh tài LTK.
Khoa học
Nước bị ô nhiễm
 I. mục tiêu: 
 Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chưa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chưa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
- Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm .
 II. đồ dùng dạy- học: 
Chuẩn bị theo nhóm :
- Một chai nước ở ao, hồ , ruộng . Một chai nước giếng hoặc nước máy . 
- Bông để lọc nước, Kính lúp để quan sát ,.
 III. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: ( 5') 
- GV nêu câu hỏi: 
 Em hãy cho biết vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật ? 
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: 
 Giới thiệu, ghi mục bài.
HĐ 1:(15') Làm TN: nước sạch, nước bị ô nhiễm 
- Cho nhóm trưởng báo cáo chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- Cho HS tiến hành TN và ghi kết quả và giấy. 
- GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
-Cho một số em lên quan sát nước bằng kính lúp và nhận xét kết quả quan sát .
- Gọi HS đọc ý 1,2 mục Bạn cần biết 
HĐ2:(15') Nước sạch , nước bị ô nhiễm
GV phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm :
Đặc điểm của từng loại nước:
Màu ; mùi ; vị ; vi sinh vật; có chất hoà tan .
Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết 
- GV nhận xét các ý kiến của HS và chốt ý. 
- GV nhận xét, kết luận.
3.Củng cố, dặn dò:( 5')
- GVnhận xét giờ học.
- HS làm BT ở VBT
- Dặn về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. 
 ______________________________
 Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (T2)
I Mục tiêu:	
- Biết được : Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* HS khá, giỏi: - Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- GDKNS: Thể hiện được tình cảm của mình đối với ông bà, cha mẹ.( HĐ1, HĐ2)
II Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5p)
 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ ở tiết 1
2. Bài mới: (27p)
* Hoạt động 1: 	Đóng vai (bài tập 3)
A: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, nửa số nhóm theo tình huống tranh 2.
B: Các nhóm thảo luận và sắm vai.
Gv phỏng vấn học sinh đóng vai cháu về cánh ứng xử. Học sinh đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của con cháu.
Thảo luận lớp nhận xét về cách ứng xử.
Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu , ốm đau.
* Hoạt động 2: 	Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 4)
Học sinh đọc yêu cầu của bài thảo luận, trình bày trước lớp.
Gv khen ngợi những học sinh đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các bạn khác học tập các bạn.
* Hoạt động 3: Trình bày giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được(bài 5.6)
Kết luận chung:
 Ông bà, cha mẹ đã co công sinh thành nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3. Củng cố – dặn dò: (3p) 
 GV tổng kết bài, nhận xét tiết học. 
Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2011
Toán
Nhân với số có 3 chữ số
I Mục tiêu
- Biết cách nhân với số có ba chữ số. 
- Tính được giá trị của biểu thức.
- Làm BT1, BT3 ; HS khá, giỏi làm hết 
II Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: (5p) 
Hs làm bài tập:Tính nhẩm: a) 43 x11 	b) 86x 11
 Gv nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: (28p)
2.1. Tìm cách tính 164 x 123
- Cho học sinh tính 164 x 100 ; 164 x 20 ; 164 x 3
- Sau đó đặt vấn đề tính:	 164 x 123 có thể tính như sau 
 164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3)
	 = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
	 = 16400 + 3280 + 492
	 = 20172
2.2. Giớ thiệu cách đăt tính rồi tình:
Giúp học sinh nhận ra nhận xét: dể tính 164 x 123 ta phải thực hiện 3 phép tính nhân 1 phép tính cộng 3số. Do đó ta nghĩ đến việc viết ngắn gọn các phép tính này trong 1lần đặt tính.
Gv cũng học sinh đi đến cách đặt tính và tính:
 164
	 x 123 
 492	472 là tích thứ nhất 
 328	328 là tích thứ 2
 164__	164 là tích thứ 3
 20172 
Gv: Phải viết tích riêng thứ 2 sang trái 1 cột so với tích r ... hỏi để hỏi mình 
5. Củng cố ,dặn dò 
 - GV chấm một số bài .
 - Nhận xét tiết học 
Toán 
Luyện tập chung 
I. mục tiêu 
- Thực hiện tính nhân với số có hai chữ số, ba chữ số. 
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
- Biết công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- BT cần làm : BT1,BT3,BT5(a); HS khá, giỏi làm hết 
ii. hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài( 2p ) 
2. Hướng dẫn hs làm bài tập (28p) 
Bài 1: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài trước lớp. 
a) 10kg = 1 yến
50 kg = 5 yến 
80 kg = 8 yến 
100kg = 1 tạ 
300 kg = 3 tạ 
1200kg = 12 tạ 
b)1000kg = 1 tấn
 8000 kg = 8 tấn 
15000 kg = 15 tấn 
10 tạ = 1 tấn 
30 tạ = 3 tấn
200 tạ = 20 tấn 
c)100 cm 2 = 10 dm 2
800 cm 2 = 8 dm 2
1700 cm 2 = 17 dm 2
100 dm 2 = 1 m2
900 dm 2 = 9 m2
1000 dm 2 = 10 m2
Bài 2: GV chép bài lên bảng gọi học sinh lên bảng làm và cả lớp chữa bài.
 268
 x235
 1340
 804
 536
 62980 
 324
 x250
 16200
 648
 81000
 475
 x205
 2375
 950
 97375 
 309
 x207
 2163
 618
 63963
c) 45 x 12 + 8 
 = 540 + 8 
= 548 
 *45 x ( 12 + 8 ) 
 = 45 x 20 
 = 900 
Bài 3: Học sinh tính bằng cách thuận tiện nhất
a. 2 x 39 x 5 = 39 x 2 x5 b. 302 x 16 + 302 x 4
 = 39 x 10 = 302 x ( 16 + 4) 
 = 390 = 302 x 20
 = 6040
 c ) 769 x 85 - 769 x 75 
 = 769 x ( 85 - 75 ) 
 = 769 x 10 
 = 7690 
Bài 4: HDHS khá, giỏi
HS đọc bài toán 
Một số hs nêu cáh giải. Cả lớp nhận xét.
Bài giải 
Cách 1: 1 giờ 15 phút = 75 phút
Mỗi phút vòi cùng chảy vào bể được là:
25 + 15 = 40 (l)
Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi
25 x 75 + 15 x 75 = 3000 (l )
 Đáp số : 3000 lít nước
Cách 2 :
Đổi : 1 giờ 15 phút = 75 phút
Sau 1 giờ 15 phút vòi thứ nhất chảy được
x 75 = 1875 (lít)
Sau 1 giờ 15 phút vòi thứ hai chảy được
15 x 75 = 1125 (lít)
Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi
+ 1125 = 3000 (lít)
 Đáp số : 3000 lít nước
Bài 5 : Giải tương tự
S = a x a 
 HS nêu bằng lời : Muốn tính diện tích hình vuông
 ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó 
 a
a = 25 m 
S = 25 x 25 = 625 (m 2)
3. Củng cố ,dặn dò : (5p) 
Gv chấm một số bài , nhận xét tiết học 
Tập làm văn
Ôn tập văn Kể chuyện
I. mục tiêu 
Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện ( nội dung, nhân vật, cốt truyện) ; kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn 
ii. hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (2p) 
2. Hướng dẫn ôn tập (28p)
Bài 1: GV viết đề lên bảng 
- Đề 2 là văn kể chuyện( Vì khác với đề 1 và đề 2) Khi làm bài này. Hs phải kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến và ý nghĩanhân vật này phải là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng ca ngợi và noi theo. 
Bài 2 : Học sinh cả lớp đọc kĩ yêu cầu của 2 bài tập. Một số học sinh nói câu chuyện mình chọn kể
- Viết nhanh dàn ý của câu chuyện
Học sinh thực hành kể chuyện trao đổi câu chuyện theo yêu cầu của bài 3
Học sinh thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể một truyện kể xong trao đổi cùng các bạn trao đổi vè nhân vật trong truỵên, tinh cách ý nghĩa. Cách mở đầu và cách kết thúc câu chuyện. Các em tự nêu câu hỏi và trả lời với nhau.
- Cuối cùng GV ghi bảng tóm tắt sau:
+ Văn kể chuyện: Kể lại một chuổi sự việc có liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện đều nói lên một điều ý nghĩa.
+ Nhân vật: Là người hay con vật, đồ vật , cây cối.được nhân hoá
+ Hành động của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật đó
+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nối lên tính cách thân phận của nhân vật đó
+ Cốt truyện: thường có 3 phần: 
Mở đầu . 
Biễn biến 
Kết thúc
Có 2 kiểu mở bài , 2 kiểu kết bài. 
3.Củng cố –dặn dò :( 5p) 
 Gv tổng kết bài . GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 13 – kế hoạch tuần 14
I. Mục tiêu
Giúp HS nhận xét được tình hình tuần qua (những ưu điểm và khuyết điểm) và lên
kế hoạch tuần 14.
II. Hoạt động dạy học:
1. Nhận xét tuần 13. (15p)
Cho lớp trưởng báo cáo những ưu điểm và nhược điểm trong tuần qua về các mặt cụ thể như sau:
	+ Về học tập.
	+ Nề nếp ra vào lớp
	+ Về vệ sinh.
	+ Về thể dục.
	+ Về đồng phục.
	+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
GV tổng kết: Tuyên dương: ......
nhắc nhở: .
2. Kế hoạch tuần 14. (10p)
- Duy trì các nề nếp đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại.
- Thực hiện trực nhật vệ sinh sạch sẽ, đồng phục đầy đủ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng.
- Tiếp tục thi đua học tốt 
- Phân công bạn khá kèm cặp bạn yếu học tập.
- Tiếp tục và tăng cường công tác VS CĐ.
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc 
I Mục tiêu :
Củng cố cho HS:
- Đọc bài lưu loát , diễn cảm và đọc hiểu hai bài tập đọc đã học trong tuần : Người tìm đường lên các vì sao; Văn hay chữ tốt.
- Nắm chắc nội dung từng bài.
II Họat động dạy học :
1. Luyện đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao
- HS tiếp nối đọc 2 đoạn 3 lượt, GV nhận xét .
- HS luyện đọc theo cặp. GV bao quát lớp và hướng dẫn HS yếu đọc bài.
 Gọi HS đọc cả bài ( ưu tiên cho HS yếu đọc nhiều hơn-GV uốn nắn)
a.Ôn nội dung bài :
 GV hỏi các câu hỏi trong SGK- yêu cầu HS trả lời- nên dành nhiều câu hỏi cho HS TB- yếu. khuyến khích HS trả lời bằng ngôn ngữ của mình.
b. Đọc diễn cảm :HS luyện đọc đoạn 1- GV nhận xét.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Nêu nội dung của bài học : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao)
2. L uyện đọc bài : Văn hay chữ tốt. (Tiến hành tương tự .)
Gọi HS nêu nội dung của bài học : Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
Lưu ý: GV luyện đọc nhiều hơn cho HS đọc yếu . HS khá-giỏi yêu cầu đọc diễn cảm.
C Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà luyện đọc
Luyện lịch sử
Làm bài tập lịch sử. Tuần 13
I. Mục tiêu : 
 Hs hoàn thành bài tập lịch sử bài 11 ở VBT, trang 17, 18 
II Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (2p) 
2. Hướng dẫn hs làm bài tập (28p) 
Bài 1: hs nêu yêu cầu, thảo luận nhóm đôi làm bài , đọc chữa bài :
Đáp án : a) Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm: 1068
b) Thực hiện chủ trương đánh giặc của Lý Thường Kiệt , quân và dân nhà Lý đẫ: 
Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (TQ) rồi rút về
Bài 2: hs nêu yêu cầu bài , làm bài , đọc chữa bài : 
Đáp án : Lý Thường Kiệt chủ trương : “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
Lớp và gv nhận xét bài làm của bạn 
Bài 3: Hs nêu yêu cầu bài , quan sát lược đồ thuật lại trận đánh trên phòng tuyến sông Như Nguyệt vào chô trống 
Hs nêu, lớp và gv nhận xét, bổ sung chốt ý đúng 
Bài 4: hs nêu yêu cầu bài , làm bài đọc chữa bài : 
Bảo vệ được nền độc lập trước sự xâm lược của nhà Tống . 
3.Củng cố – dặn dò (4p) 
 Gv tổng kết bài, nhận xét tiết học 
 Hoạt động tập thể
ATGT: Bài 2 – Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn (t1) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường và rào chắn trong giao thông
2. Kỹ năng:
- HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn
3. Thái độ: Biết quan sát các tín hiệu giao thông
II. Nội dung ATGT
* Vạch kẻ đường:
- Là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức điều khiển giao thông nhằm đảm bảo an toàn và khả năng thông xe
- Có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu giao thông hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông
- Bao gồm cả vạch kẻ, mũi tên và các chữ viết, gồm 2 loại:
	+ Vạch nằm ngang
	+ Vạch đứng
III. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh vạch kẻ đường
- Các biển báo đã học
III. Các hoạt động chính:
1. Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới (10p) 
a.Mục tiêu: HS nhớ lại đúng tên, nội dung của 23 biển báo đã học
	 HS nhận biết và ứng xử nhanh khi gặp biển báo
b. Cách tiến hành:
* Trò chơi 1: Hộp thư chạy
- Cả lớp hát 1 bài hát vui, vừa hát vừa chuyền tay tập phong bì có các thư là nội dung là các lệnh truyền đi cho các trạm giao thông
- Khi có lệnh dừng, HS phải ngừng chuyền, ở em nào thì em đó đọc tên của biển báo có trong 1 phong bì, nói nội dung biển báo
- HS cứ chơi như thế đến hết tập phong bì
* Trò chơi 2: Đi tìm biển báo hiệu giao thông
- GV treo một số tên biển báo đã học, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm gọi 3 em đại diện lần lượt lên tìm biển báo rồi đặt phù hợp với tên biển báo và giải thích biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
- Nếu trả lời đúng được 1 điểm, sai 0 điểm
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường (15p)
a. Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa sự cần thiết của vạch kẻ đương
	 HS biết chỉ vị trí của các loại vạch kẻ khác nhau để thực hiện cho đúng
b.Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi, HS trả lời:
 - Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ đường?
 Mô tả các loại vạch kẻ đường mà em thấy?
 Người ta kẻ vạch kẻ đương để làm gì?( để phân chia làn đường làn xe, hướng
đi, vị trí dừng lại )
GV giải thích thêm một số dạng vạch kẻ và ý nghĩa : Vạchđi bộ qua đường, Mũi
tên chỉ hướng đi.
HS vẽ một số vạch kẻ đường
3. Nhận xét, dặn dò: (5p)
- GV tổng kết bài - GV nhận xét tiết học. 
- Dặn hs về nhà ghi nhớ các vạch kẻ đường và quan sát các cọc tiêu hàng rào chắn(nếu có).
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung. trò chơi: 
“Chim về tổ ”
I. mục tiêu 
- Thực hiện cơ bản động tác vươn thở, tay, chân, lưng - bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy và bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài thể dục PTC.
- Trò chơi: Chim về tổ : Biết cách chơi và tham gia chơi được.
ii. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu (7p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Đứng vỗ tay và hát một bài.
2. Phần cơ bản (23p)
 a. Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 8 động tác đã học ( Mỗi động tác 3-4 lần)
 b. Trò chơi vận động: “Chim về tổ”
	Gv nêu luật chơi và cách chơi .Cho hs chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác
GV cho hs chơi chính thức, gv quan sát, giúp đỡ thêm
Hs tiến hành chơi, lớp và gv bình chọn bạn chơi hay nhất. 
3. Phần kết thúc (5p) 
- Tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài
- GV cùng HS hệ thống lại bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_13_duong_thi_thuy_hao.doc