KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của các bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng ghi ba cách xây dựng cốt truyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ: (5p)
Hai bạn kể lại câu chuyện của tuần trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28p)
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: HS phân tích đề.
- HS đọc yêu cầu của đề.
- GV viết đề bài lên bảng. Gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề.
- Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh em
Tuần 16 Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2011 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I.Mục tiêu - Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của các bạn. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. II. Đồ dùng dạy học Bảng ghi ba cách xây dựng cốt truyện. III. Hoạt động dạy học Bài cũ: (5p) Hai bạn kể lại câu chuyện của tuần trước. GV nhận xét, ghi điểm. Bài mới: (28p) 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: HS phân tích đề. - HS đọc yêu cầu của đề. - GV viết đề bài lên bảng. Gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề. - Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh em. 3. Hoạt động 2: Gợi ý kể chuyện. Ba HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK. GV nhắc HS chú ý: + Em có thể kể theo một trong ba hướng xây dựng cốt truyện như SGK. + Khi kể, nên dùng từ xưng hô - tôi. Một số HS tiếp nối nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình. GV khen gợi những HS đã chuẩn bị dàn ý cho bài kể từ trước. 4. Hoạt động 3: Kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa chuyện a) Kể theo cặp. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi. - GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. b) Thi kể chuyện trước lớp. HS nối tiếp nhau thi kể. Mỗi em kể xong nói ý nghĩa câu chuyện. Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất. C. Củng cố , dặn dò : (4p) Gv nhận xét tiết học -------------------------------------------------- Luyện Toán : Luyện chia cho số có hai chữ số . Thương có chữ số 0 . I Mục tiêu : Củng cố cho HS cách chia cho số có hai chữ số và phép chia có thương là chữ số 0 . HS giải được một số bài toán có liên quan . II. Hoạt động dạy học : 1 . Bài cũ : Gọi HS lên thực hiện một phép chia cho số có hai chữ số . 2. Ôn luyện : Bài 1 : Đặt tính rồi tính a, 56280 : 28 b, 44336 : 34 104185 : 57 80106 : 76 Gọi HS yếu lên bảng đặt tính Cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài trên bảng . Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức : a, 26039 : 13 + 2009 b. ( 47205 + 3965 ) : 17 Gọi HS nêu quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức . HS làm bài vào vở , gọi HS trung bình lên chữa bài . a, 26039 : 13 + 2009 = 2003 + 2009 = 4012 b. ( 47205 + 3965 ) : 17 = 51170 : 17 = 3010 Bài 3 : Sau một năm làm việc , nhà máy sản xuất được 4320 sản phẩm . Hỏi trung bình mỗi tháng nhà máy làm được bao nhiêu sản phẩm . Gọi HS đọc yêu cầu . HS nêu cách giải . Cả lớp giải vài vở .Một HS làm bảng phụ rồi chữa bài trên bảng phụ . Bài giải : Đổi 1 năm = 12 tháng Trung bình mỗi tháng nhà máy làm được số sản phẩm là : 4320 : 12 = 360 ( sản phẩm ) Đáp số : 360 sản phẩm Bài 4 : ( dành cho HS khá , giỏi ) : Khi nhân một số với 245 , một HS đã đặt các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên tìm ra kết quả là 4257 . Tìm tích đúng của phép nhân đó . HD : khi đặt các tích riêng thẳng cột như vậy , tức là bạn đó đã lấy thừa số thứ nhất nhân với 5,4,2 rồi cộng các kết quả lại , mà 5 + 4 + 2 = 11 Vậy 4257 chính là 11 lần thừa số thứ nhất . Thừa số thứ nhất là : 4257 : 11 = 387 Tích đúng là : 387 x 245 = 94815 3 . Củng cố , dặn dò : Gv nhận xét tiết học , dặn dò về nhà . -------------------------------------------- Luyện tiếng việt Luyện tập miêu tả đồ vật i.mục tiêu - HS biết dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 15, viết thành bài văn. ii. Hoạt động dạy học GV ra đề bài : Dựa vào dàn ý miêu tả đồ chơi em yêu thích ở TLV tuần 15, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Gọi 3 – 5 HS đọc lại dàn ý. Yêu cầu HS làm bài GV hướng dẫn cho các HS yếu: Điền, Vũ, Quân,.. Gọi HS đọc bài làm của mình. Chấm chữa bài. Nhận xét tiết học. --------------------------------------------------- Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011 Toán Chia cho số có ba chữ số I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư) . - BT cần làm: BT1(a), 2(b). - Giảm tải: không làm cột a bài 1, bài 2, bài 3 II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: (5p) HS làm bài: Đặt tính rồi tính: 18408:52 4935: 44 Gv nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: (27p) a.GV nêu nội dung yêu cầu giờ học: b.Tìm hiểu nội dung bài. 1.Trường hợp chia hết : 1944 : 162 = ? - HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải. 1944 162 0324 12 000 - GV gọi HS nhắc lại cách chia . - GV vậy: 1944 : 162 = 12 2. Trường hợp chia có dư : 8469 : 241 =? - HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải . 241 1239 35 0034 - GV gọi HS nhắc lại cách chia. - GV vậy :8469: 241 =35 ( dư 34) ? Muốn chia cho số có 3 chữ số ta có thể thực hiện phép chia như thế nào? - HS trả lời GV chốt ý. c.Thực hành : Bài 1: Giảm tải cột a HS đặt tính rồi tính vào vở. HS làm vào bảng phụ. 1935 : 354 = 5 ( dư 165) 4957 : 165 = 30 (dư 7) Bài 2: Giảm tải Bài 3 Giảm tải 3.Củng cố, dặn dò: (3p) Gv chấm một số vở, nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi I. Mục tiêu Biết dựa vào mục đích , tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc(BT1) ; tìm được một vài thành ngữ , tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm(BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3). II. Đồ dùng dạy- học: Máy chiếu II. Hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ (5p) - HS nêu phần ghi nhớ của bài tập làm văn tiết trước . 2.Bài mới (28p) a.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. . b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. HS thảo luận theo cặp. - Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận . - GV nhận xét bổ sung: + Trò chơi rèn luyện sức mạnh : Kéo co , vật . + Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : Nhảy dây ,lò cò , đá cầu , .... + Trò chơi rèn luyện trí tuệ : Ô ăn quan , cờ tướng ,...... Bài 2: Học sinh tự làm vào vở .1 HS làm bảng phụ - Treo bảng phụ chữa bài. TN- TN Nghĩa Chơi với lửa ở chọn nơi ,chơi chọn bạn Chơi diều đứt dây Chơi dao có ngày đứt tay Làm một việc nguy hiểm + Mất trắng tay + Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ + Phải biết chọn bạn ,chọn nơi sinh sống + Bài 3: Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở.Sau đó làm miệng trước lớp Ví dụ :a) Nếu bạn chơi với một số bạn hư hỏng nên học kém hẳn đi . - Em sẽ nói với bạn : “ở chọn nơi ,chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi . b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh , rất nguy hiểm để tỏ ra mình là người gan dạ . - Em sẽ bảo: “Chơi dao có ngaỳ đứt tay ” xuống đi thôi. - GV và HS cả lớp nhận xét . 3. Củng cố - dặn dò: (4p) - GV chấm một số vở, nhận xét giờ học Địa lí Thủ đô Hà Nội I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ). * HS khá, giỏi: Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố). II.Đồ dùng dạy- học: - máy chiếu III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ : (5p) - Kể tên một số sản phẩm và làng nghề truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Người như thế nào được gọi là nghệ nhân ? Gv nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới : (28p) a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài : 1. Hà Nội thành phố lớn ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ HĐ1: Làm việc cả lớp: Bước 1: HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi trên màn hình: - Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc - HS quan sát bản đồ hành chính , giao thông VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK. - HS chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội. - HS trả lời các câu hỏi ở mục 1SGK. ? Cho biết từ tỉnh em ở đến Hà Nội có thể đi bằng những phương tiện giao thông nào ? Bước 2 : GV nhận xét kết quả thảo luận . 2 . Thành phố cổ đang ngày càng phát triển . HĐ2: Làm việc theo nhóm 4. Bước 1: HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau: ? Thủ đô Hà Nội có những tên gọi nào khác ? Đến nay thủ đô Hà Nội được bao nhiêu tuổi ? ? Khu phố cổ có đặc điểm gì ? ? Kể tên những danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử của thủ đô Hà Nội ? Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. 3.Thủ đô Hà Nội- trung tâm chính trị , văn hoá , khoa học và kinh tế lớn của cả nước. HĐ3: Làm việc theo nhóm 2. Nêu những dẫn chứng thể hiện thủ đô Hà Nội là : +Trung tâm kinh tế . + Trung tâm chính trị. +Trung tâm văn hoá , khoa học . + Kể tên một số trường đại học , viện bảo tàng ở Hà Nội . Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận- nhận xét. 3. Củng cố , dặn dò: (3p) GV nhận xét ,dặn dò Hs nêu nội dung phần ghi nhớ ở gsk Thể dục Bài thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản . Trò chơi: “nhảy lướt sóng” I. Mục tiêu - Thực hiện cơ bản đúng đi theo vạch thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang . - Trò chơi: Nhảy lướt sóng : Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II. Địa điểm , phương tiện Trên sân trường gv kẻ sẵn các vạch tập đi theo vạch kẻ thẳng; một cái còi iiI. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu:(7p) - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập. - Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. 2. Phần cơ bản (23p) a. Bài tập rèn luyện thân thể cơ bản Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chông hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dăng ngang . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng , dưới sự hướng dẫn của GV Ôn tập theo lớp dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng Ôn tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng Ôn tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng b. Trò chơi vận động: “ Nhảy lướt sóng”. Gv nêu luật chơi và cách chơi . Cho hs chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác GV cho hs chơi chính thức , gv hướng dẫn thêm cho các nhóm Lớp và gv tuyên dương đội thắng . 3. Phần kết thúc (5p) Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài GV cùng HS hệ thống lại bài học Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2011 mĩ thuật gv bộ môn dạy ----------------------------------------------- Tập đọc Trong quán ăn “Ba cá bống ” I. Mục tiêu: - Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài(Bu- ra-ti-nô, Tóoc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời ngư ... m trửơng báo cáo - HS thực hành thí nghiệm trang 70;71 sgk Bước 2: HS làm thí nghịêm - Làm thí nghiệm mục 1 trang 70 - Tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 sgk Bước 3: - Một số học sinh đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trao đổi của nhóm mình - Các nhóm khác nhận xét bổ sung GV kết luận : Để duy trì sự cháy càn liên tục cung cấp không khí .Nói cách khác , không khí cần được lưu thông. 3. Củng cố - dặn dò ( 4p ) GV tổng kết bài , nhận xét tiết học. Địa lí Ôn tập học kì 1 I. Mục tiêu Nội dung ôn tập: - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. II. Đồ dùng dạy học Một số câu hỏi ôn tập Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài học (2p) 2. Hướng dẫn ôn tập (28p) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Học sinh lên bảng chỉ vị trí của Đồng Bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam Lớp và gv nhận xét. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Gv chia nhóm (nhóm 4) , yêu cầu hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau : Câu 1: Người dân sống ở Đồng Bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào? Câu 2: Đồng Bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vụ lúa thứ hai của đất nước? Câu 3: Em hãy nêu một số nghề thủ công truyền thống của người dân ở Đồng Bằng Bắc Bộ? Câu 4: Chợ phiên ở Đồng Bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? Câu 5: Thủ đô Hà Nội có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi? Hoạt động 3: Nhận xét - đánh gía Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung GV kết luận và nhận xét chung 3.Củng cố , dặn dò (5p) GV tổng kết bài học , nhận xét , dặn dò Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu - Hiểu đựơc cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được cấu tạo của một đoạn văn ( BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút(BT2) . Ii. Hoạt động dạy học A Bài cũ :(5p) Một hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn (quan sát đồ vật) Một hs đọc lại dàn ý tả 1 đồ chơi em thích . Gv nhận xét, ghi điểm. B Bài mới :(28p) 1 Giới thiệu bài 2 Phần nhận xét - Ba học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 1, 2, 3 - Cả lớp đọc lại bài “ Cái cối tân” suy nghĩ làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn để xác định đoạn văn trong bài, nêu ý nghĩa của mỗi đoạn. - Hoc sinh phát biểu ý kiến - cả lớp và giáo viên nhận xét Bài văn có 4 đoạn Mở bài: Đoạn 1 : Giới thiệu về cái cối được tả trong bài Thân bài: Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối Đoạn 3: Tả hoạt động của cái cối Kết bài: Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cái cối 3.Phần ghi nhớ Hoc sinh đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong sgk 4.Phần luyện tập Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung bài tập 1 Cả lớp đọc thân bài “Cây bút máy” Hoc sinh làm bài - phát biểu ý kiến và giáo viên nhận xét Bài văn gồm có 4 đoạn . Mỗi lần xuống dòng được xem là một đoạn Đoạn 2 : Tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy Đoạn 3 : Tả cái ngòi bút Câu mở đầu đoạn 3 : Mở nắp ra em thấy cái ngòi sáng loáng hình lá tre , có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ Câu kết đoạn : Ròi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị trè trớc khi cất vào cặp Đoạn văn tả cái ngòi bút , công dụng của nó , các bạn hs giữ gìn ngòi bút Bài tập 2: - Hoc sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ để viết bài, GV nhắc các em chú ý + Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em ( không vội tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài.) +Để viết đoạn văn đạt yêu cầu, em cần quan sát kỹ chiếc bút về hình dáng kích thước, màu sắc, chất liệu cấu tạo, chú ý đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác với các bạn. +Tập diễn đạt sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc - Hoc sinh viết bài - Một số Hoc sinh nối tiếp nhau đọc bài viết C. Cũng cố, dặn dò (4p) GV nhận xét tiết học Luyện từ và câu Câu kể I .Mục tiêu - Hiểu thế nào là câu kể , tác dụng của câu kể (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn(BT1, mục III) ; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2) Ii. Hoạt động dạy học A. Bài cũ :(5p) - Một hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong luỵên từ và câu của tiết trước B. Bài mới :(28p) 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1 :Một hs đọc đề. Cả lớp đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ và phát biểu ý kiến . Câu đựơc in đậm trong doạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết . Cuối câu có dấu chấm hỏi Bài 2 : Một hs đọc đề. - HS đọc lần lượt từng câu xem những câu đó được dùng để làm gì - HS suy nghĩ , phát biểu ý kiến - Những câu trong đoạn văn dùng để giới thiệu(Bu- ra -ti -nô là một chú bé bằng gỗ ), miêu tả ( chú có cái mũi rất dài ) hoặc kể về một sự việc ( Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc -ti -la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu ). Cuối các câu trên đều có dấu chấm . Đó là các câu kể Bài 3 : HS đọc đề yêu cầu đề suy nghĩ và phát biểu ý kiến Ba -ra- ba uống rượu đã say. Vừa hô bộ râu , lão vừa nói : - Bắt được thằng người gỗ , ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này . Kể về Ba -ra- ba Nêu suy nghĩ của Ba -ra- ba 3. Phần ghi nhớ : HS đọc sgk 4. Phần luyện tập : Bài 1 : HS đọc yêu cầu đề rồi trao đổi theo cặp Đại diện các cặp trình bày kết quả - Chiều chiều , trên bãi thả ,đám trẻ mục đồng ..... thả diều thi . - Cánh diều mềm mại như cánh bướm - Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời . -Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng . - Sáo đơn , sáo kép ....như gọi thấp xuống những vì sao sớm . Kể sự việc Tả cánh diều Kể về sự việc và nói lên tình cảm Tiếng sáo diều Nêu ý kiến , nhận định Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài Một hs làm mẫu HS làm bài cá nhân HS tiếp nối nhau trình bày , cả lớp và gv nhận xét bổ sung C. Củng cố , dặn dò : (4p) Gv tổng kết bài. GV nhận xét ,dặn dò Buổi chiều Lịch sử Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - nguyên I. Mục tiêu: Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên- Mông, thể hiện: + Quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần : tập trung vào các sự kiện ngư Hội Nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toán bóp nát quả cam. + Tài tháo lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh , quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tieu diệt địch trên sông Bạch Đằng) II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trong SGK phóng to . Phiếu học tập của HS. III. Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ : (5p) Hs đọc nội dung ghi nhớ bài trước. 2.Bài mới.( 28p) * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân: - GV phát phiếu cho học sinh yêu cầu các em làm việc với nội dung sau: Điền vào chỗ chấm cho đúng từng câu nói: +Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “ Đầu thần .................... đừng lo. ” +Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các cụ bô lão : “............” +Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “................phơi ngoài nội cỏ ......gói trong da ngựa ta cũng cam lòng”. +Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay của mình hai chữ “..........” * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: GV gọi HS đọc SGK đoạn : “ Cả ba lần ........xâm lược nước ta nữa. ” Cả lớp thảo luận : ? Việc quân dân Nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long đúng hay sai ? Vì sao ? * Hoạt động 3: Thảo luận theo lớp ? Kể những tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản. HS trả lời - GV bổ sung. HS đọc ghi nhớ trong SGK. 3.Củng cố, dặn dò : (4p) Gv tổng kết bài GV nhận xét tiết học. Khoa học Không khí gồm những thành phần nào ? I. Mục tiêu : - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni -tơ , khí ô - xi, khí các-bô-níc. - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và ô-xi . Ngoài ra, còn có khí các - bô- nic, hơi nước , bụi , vi khuẩn. - THDGMT ở mức độ bộ phận/liên hệ Ii .Hoạt động dạy học 1. Bài cũ : (5p) GV? Không khí có những tính chất gì ? Hs trả lời, gv nhận xét, ghid điểm. 2. Bài mới .(28p) HĐ1 :Xác định thành phần chính của không khí GV chia nhóm , hs làm thí nghiệm theo nhóm Cả nhóm thảo luận : không khí gồm hai thành phần chính là khí ô - xi duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy HS làm thí nghiệm như gợi ý sgk GV đi tới các nhóm quan sát Tại sao khi nến tắt , nước lại dâng vào trong cốc Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao ? Thí nghiện trên cho thấy : Không khí gồm mấy thành phần chính ? Đại diện các nhóm trình bày Cả lớp và GV nhận xét rút ra kết luận HĐ2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí Bước 1 : GV cho HS bơm không khí vào lọ nước vôi xem nước vôi còn trong nữa không Bước2 :Các nhóm trình bày - GV Kết luận : Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô - xi và khí ni- tơ .Ngoài ra còn có chứa khí các -bô - níc , hơi nước , bụi ,vi khuẩn . 3. Củng cố - dặn dò (4p) GV tổng kết bài , nhận xét tiết học . Cho hs đọc phần kiến thức cần biết Chính tả (Nghe- viết) Kéo co I. Mục tiêu : - Nghe - viết đúng chính tả ,trình bày đúng đoạn văn . - Làm đúng BT(2) a / b, hoặc BT CT phơng ngữ do GV soạn. II.Đồ dùng dạy - học: Một số tờ giấy A4 để HS thi làm bài tập 2a hoặc 2b . III.Hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ : (5p) - GV đọc cho hai HS lên viết ở bảng lớn còn cả lớp làm vào vở nháp các tiếng bắt đầu bằng ch / tr . - Gv nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : (28p) a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS nghe-viết: - GV đọc bài : Kéo co. - HS đọc thầm đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Kéo co. - GV nhắc các em những từ thường viết sai ,cách trình bày. - GV đọc bài cho HS viết. - GV đọc cho HS khảo lại bài. - Chấm một số bài,chữa lỗi. c. HS làm bài tập : HS làm bài tập 2a: - HS đọc thầm đoạn văn ,suy nghĩ làm bài tập vào giáy A4. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng .HS các nhóm thi tiếp sức điền chữ . - HS đọc lại kết quả :+ Nhảy dây + Múa rối + Giao bóng ( đối với bóng bàn ,bóng chuyền ) - GV cùng cả lớp nhận xét. 3. Củng cố , dặn dò: (4p) Gv chấm một số bài Nhận xét giờ học .
Tài liệu đính kèm: