Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Dương Thị Thuý Hảo

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Dương Thị Thuý Hảo

3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (22p)

- Học sinh đọc kỹ yêu cầu của bài tập 1 và 2

a. Kể chuyện theo nhóm

b. Thi kể chuyện trước lớp

- Vài tốp học sinh nối tiếp nhau kể chuyện

- Một vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện

- Hoc sinh kể xong đều phải nói về ý nghĩa của câu chuyện (Muốn trở thành một học sinh giỏi phải biết quan sát, biết tự mình kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn).

- Cả lớp và GV bình chọn bạn hiểu chuyện và kể chuyện hay nhất trong giờ học.

 

doc 48 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Dương Thị Thuý Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Kể chuyện
Một phát minh nho nhỏ 
I Mục tiêu 
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến .
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện .
Ii Đồ dùng dạy học
 Máy chiếu
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài (3p)
2. GV kể lại toàn bộ câu chuyện (7p)
 - GV kể lần 1 cho học sinh nghe
- Lần 2: vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ, học sinh nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
Tranh 1: Maria nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Tranh 2: Maria tò mò, lẽn ra khỏi phòng khách đễ làm thí nghiệm
Tranh 3: Maria làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn, Anh trai của Maria xuất hiện và trên em.
Tranh 4: Maria và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra
Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho 2 con
 - GV kể chuyện lần ba
3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (22p)
- Học sinh đọc kỹ yêu cầu của bài tập 1 và 2
a. Kể chuyện theo nhóm
b. Thi kể chuyện trước lớp
- Vài tốp học sinh nối tiếp nhau kể chuyện
- Một vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện
- Hoc sinh kể xong đều phải nói về ý nghĩa của câu chuyện (Muốn trở thành một học sinh giỏi phải biết quan sát, biết tự mình kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn).
- Cả lớp và GV bình chọn bạn hiểu chuyện và kể chuyện hay nhất trong giờ học. 
4. Cũng cố ,dặn dò (3p)
 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện: nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lý thú
GV nhận xét tiết học 
Khuyến khích học sinh về nhà kể chuỵên cho người thân nghe
---------------------------------------------
Luyện tiếng việt 
Luyện tập giới thiệu địa phương 
I:Mục tiêu 
Cũng cố cho HS
-Tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp và Tích Sơn .
- Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em – Giới thiệu rõ ràng ai cũng hiểu được .
Ii Hoạt động dạy học
1 :Giới thiệu bài 
2 : HS làm bài tập 
Bài 1 :
-Một hs đọc đề. Cả lớp đọc thầm bài : Kéo co 
- Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của địa phương nào ?
-Một vài hs thi thuật lại trò chơi Kéo co.Học sinh làm vào vở ô li .
Bài 2 : Xác định yêu cầu của bài 
- HS đọc yêu cầu của đề bài : Quan sát 6 tranh minh hoạ trong sgk nêu tên những trò chơi , lễ hội được vẽ trong tranh 
+ Trò chơi: Thả chim bồ câu , Đu bay , Ném còn .
+ Lễ hội : Lễ hội bơi trải , hội cồng chiêng , hội hát quan họ 
Tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi , những lễ hội như trên không ? 
HS nối tếp nhau phát biểu 
Giới thiệu những trò chơi hoặc lễ hội có ở quê hương mình .
Học sinh làm vào vở, giáo viên chấm một số bài.
b) Thực hành giới thiệu 
HS từng cặp tự giới thiệu trò chơi , lễ hội của quê hương mình cho bạn nghe .
HS thi giới thiệu trò chơi , lễ hội của quê hương mình trước lớp 
3 : Cũng cố , dặn dò 
 GV nhận xét tiết học .
-------------------------------------
Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2011
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? 
I. Mục tiêu 
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
(ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước , qua thực hành luyện tập( mục III)
* HS khá, giỏi: Nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhận vật trong tranh .
Ii Hoạt động dạy học
A. Bài cũ : (5p)
Một hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong luỵên từ và câu của tiết trước 
B. Bài mới : (28p) 
1 . Giới thiệu bài 
2 . HS làm bài tập 
Bài 1: hs đọc đề. Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả hội đua voi, suy nghĩ và phát biểu ý kiến 
Hs tìm câu kể, phát biểu ý kiến, GV nhận xét chốt lại ý kiến đúng 
Đoạn văn có 6 câu. 3 câu đầu là câu kể ai làm gì?
Câu 1 : Hàng trăm con voi đang tiến về bãi 
Câu 2 :Người các buôn kéo về nườm nượp 
Câu 3 :Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng 
Bài 2, 3: Hoc sinh suy nghĩ và làm vào vở
GV chữa bài trước lớp
Câu
Vị ngữ trong câu 
ý nghĩa của vị ngữ 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 
đang tiến về bãi
kéo về nườm nượp
khua chiêng rộn ràng 
Nêu hoạt động của người vật trong câu 
Bài 4: Hoc sinh suy nghĩ và chọn ý đúng
Lời giải ý b: VN của các câu trên do các từ kèm theo nó( cụm động từ) tạo thành.
3.Phần ghi nhớ 
Học sinh đọc và nêu vài ví dụ minh hoạ nội dung cần ghi nhớ(sgk)
4 Phần luyện tập
Bài 1: Hoc sinh đọc yêu cầu của bài tập.Tìm câu kể ai làm gì? trong đoạn văn phát biểu miệng.
 GV chốt lại lời giải đúng ( Các câu 3, 4, 5, 6, 7.)
Câu 
 Vị ngữ trong câu 
3 :Thanh niên đeo ngùi vào rừng .
4:Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. 
5:Em nhỏ đùa vui trứơc sàn nhà .
6:Các cụ gìa chụm đầu bên những chén rượu cần. 
7:Các bà ,các chị sửa soạn khung cửi.
đeo ngùi vào rừng
giặt giũ bên những giếng nước. 
đùa vui trứơc sàn nhà
chụm đầu bên những chén rượu cần. 
sửa soạn khung cửi.
Bài tập 2: Một hs đọc đề.Hs làm bài tập vào vở. Sau đó chữa bài 
Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng 
Bà em + kể chuyện cổ tích 
Bộ đội + giúp dân gặt lúa 
Bài 3: HS đọc đề yêu cầu đề suy nghĩ và phát biểu ý kiến
Ví dụ về một đoạn văn miêu tả: Bác bảo vệ đánh một hồi trống dài. Từ các lớp học sinh ùa ra sân trường. Dưới gốc cây bàng, có mấy bạn đang túm nhau đọc truyện. Giữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó có mấy bạn nữ chơi nhảy dây.
Củng cố- dặn dò (4p)
 Gv tổng kết bài .GV nhận xét ,dặn dò .
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 2
I. Mục tiêu : 
Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 
Biết số chẵn , số lẻ
BT cần làm: BT1, 2.
II. Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ : (5p) 
Hs làm bài : Đặt tính rồi tính : 30395 : 217; 	39870: 123 
Hs làm bài , gv nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới (28p) 
 a. GV hướng dẫn học sinh tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2
GV viết ví dụ lên bảng 
:2 = 5 
: 2 = 16 
: 2 = 7 
: 2 = 18 
 28 : 2 = 14 
: 2 = 5 (dư 1)
33 : 2 = 16 (dư 1)
15 : 2 = 7(dư 1)
37 : 2 = 18(dư 1)
29 : 2 = 14 (dư 1)
GV đặt vấn đề: Các em tự tìm hiểu rút ra dấu hiệu chia hết cho 2
học sinh phát hiện dấu hiệu chia hết cho 2 
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Tự tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2
Một số học sinh lên bảng viết kết quả
Học sinh quan sát, đối chiếu và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 2
Các số có tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8 là các số chia hết cho 2
Các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 là các số không chia hết cho 2( các phép chia đều có số chia là 1)
GV giới thiệu số chẵn số lẻ
GV nêu: các số chia hết cho 2 là số chẵn
Cho học sinh tự nêu VD về số chẵn, số lẻ
Các số có tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn
Các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ.
b. Thực hành
Bài 1: a, Gv cho học sinh chọn ra các số chia hết cho 2 sau đó chọn vài học sinh đọc bài làm của mình và giải thích vì sao chọn các số đó. KQ: 98,1000,7536,84,5782, 744
b, Tương tự , Gv cho học sinh làm bài. KQ: 35,89, 867,683,8410.
Bài 2: Hs đọc đề bài, làm bài , nêu kết quả: 
a: 12,22,32,42	b: 234, 456,678
Bài 3:Dành cho HS khá, giỏi
 Hs nêu yêu cầu bài tập , làm bài ,chữa bài :
a: 346, 364 ,436,634.	b: 365, 563, 635,653.
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
Hs nêu yêu cầu bài , làm bài, chữa bài :
a: 340,342,344,346,348,350.
b: 8347, 8349, 8351, 8353, 8355,8357. 
3. Củng cố , dặn dò ( 4p) 
 GV chấm một số vở, nhận xét tiết học . 
-------------------------------------------------
Địa lí
Ôn tập học kì 1
I. Mục tiêu 
 Nội dung ôn tập:
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
II. Đồ dùng dạy học 
Một số câu hỏi ôn tập 
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài học (2p)
2. Hướng dẫn ôn tập (28p) 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Học sinh lên bảng chỉ vị trí của Đồng Bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
Lớp và gv nhận xét. 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Gv chia nhóm (nhóm 4) , yêu cầu hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau : 
Câu 1: Người dân sống ở Đồng Bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
Câu 2: Đồng Bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vụ lúa thứ hai của đất nước?
Câu 3: Em hãy nêu một số nghề thủ công truyền thống của người dân ở Đồng Bằng Bắc Bộ?
Câu 4: Chợ phiên ở Đồng Bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Câu 5: Thủ đô Hà Nội có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
Hoạt động 3: Nhận xét - đánh gía
Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
GV kết luận và nhận xét chung 
3.Củng cố , dặn dò (5p) 
 GV tổng kết bài học , nhận xét , dặn dò 
-------------------------------------------
Thể dục
BTRLTT Và KNVĐCB.
Trò chơi: “Nhảy lướt sóng”
I:Mục tiêu 
- Tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang. 
- Biết cách đi nhanh chuyển sang chạy. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Nhảy lướt sóng. 
II:Địa điểm, phương tiện 
Vệ sinh sân tập. Còi. 	 
III:Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần mở đầu: (5p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. 
- Tập bài thể dục PT chung một lần.
Phần cơ bản: (25p)
Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng: Các tổ tập luyện theo khu vực đã được phân công. GV theo dõi chung.
 Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc, mỗi em cách nhau 2 đến 3 mét.
- Từng tổ thực hiện đi đều theo một đến 4 hàng dọc và di chuyển hướng phải trái một lần.
c) Trò chơi vận động: “Nhảy lướt sóng”. 
GV nêu luật chơi và cách chơi. Cho HS chơi thử một lần. Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác.
GV cho HS chơi chính thức. 
Phần kết thúc: (5p)
- Cả lớp thả lỏng chạy chậm thả lõng theo đội hình vòng tròn.
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
Thứ 5, ngày 22 tháng 12 năm 2011
mĩ thuật
gv bộ môn dạy
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (tiếp)
I. Mục tiêu 
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện,
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự  ... 8 là các số chia hết cho 2
Các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 là các số không chia hết cho 2( các phép chia đều có số chia là 1)
GV giới thiệu số chẵn số lẻ
GV nêu: các số chia hết cho 2 là số chẵn
Cho học sinh tự nêu VD về số chẵn, số lẻ
Các số có tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn
Các số có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ
GV hướng dẫn học sinh tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5
Tương tự như dấu hiệu chia hết cho 2 
Các số chia hết cho 5 có tận cùng là chữ số 0 hoặc 5 
3. Thực hành 
Bài 1: a, Gv cho học sinh chọn ra các số chia hết cho 2 sau đó chọn vài học sinh đọc bài làm của mình và giải thích vì sao chọn các số đó. 
b, Gv cho học sinh làm bài.
Bài 2: Học sinh làm bài vào vở – lên bảng chữa bài.
Bài 3: Học sinh làm bài vào vở – lên bảng chữa bài.
Bài 4: a) Số vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5 là 660;3000
b) Số chia hết cho 5 , nhưng không chia hết cho 2 là35; 945
4. Củng cố – Dặn dò:
 _________________________
 Thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 
I:Mục tiêu 
Hoc sinh tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả từng đoạn, dấu hiểu mở đầu đoạn văn.
Biết viết đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
ii. Hoạt động dạy học
 A.Bài cũ :
- Một hs nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. Sau đó đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
B. Bài mới: 
1: Giới thiệu bài 
- Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học.
2: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
1 Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh.
Học sinh phát biểu và chốt lại lời giải đúng.
 a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?(cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài)
b) Xác định nọi dung miêu tả từng đoạn văn
	Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dày đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào?
	Đoạn 1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi.
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ?
Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn
Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Học sinh đặt chiếc cặp của mình ra phía trước và quan sát để viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiéc cặp theo các gợi ý a,b,c.
Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
 Gv nhận xét.
Bài tập 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Gv nhắc Học sinh chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn miêu tả bên trong chiếc cặp của mình.
- Học sinh quan sát và làm bài.
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày trước lớp. 
3 : Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
_______________________
Toán
Luyện tập 
I:Mục tiêu 
 Giúp HS :
	 - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
	- Biết kết hợp cả hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0.
 ii. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
 - Yêu cầu Học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và cho ví dụ?
 - Yêu cầu Học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5 và cho ví dụ?
2. Thực hành:
Bài 1 : Gv yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. Khi chữa bài, Gv cho Hoc sinh nêu các só đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn các số đó.
a)Số chia hết cho 2 là 4568 ;66814; 2050 ;3576 ;900
b)Số chia hết cho 5 là2050 ;900 ;2355
Bài 2 : Học sinh làm bài vào vở – lên bảng chữa bài.
Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 2 là 128 ;346 ;574 
Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 5 là 140 ;890 ; 875
Bài 3 : Gv cho học sinh tự làm bài - Chữa bài
a) Số vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5 là 480 ;2000 ; 9010 
b) Số chia hết cho 2 , không chia hết cho 5 là 296 ; 324
c) Số chia hết cho 5 , không chia hết cho 2 là 480 ; 2000 ; 9010 ;3995
Bài 4 : Gv cho học sinh nhận xét bài 3, khái quát kết quả phần a và nêu: Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và 5.
Bài 5: Gv cho Hoc sinh thảo luận theo từng cặp sau đó nêu kết quả: 
Vì 10 < 20mà 10 chia hết cho 5 hoặc 10 chia hết cho 2 . Nên:
 Loan có 10 quả táo.	
*GV nhận xét , dặn dò 	
 _______________________	
khoa học
Kiểm học kì I 
I: Mục tiêu :
Kiểm tra kiến thức kĩ năng về môn khoa học đã học trong học kì I.
Hoc sinh làm bài nghiêm túc, tự giác.
Ii :Hoạt động dạy học 
1. Gv chép đề bài trên bảng.
 Câu 1: Trong quá trình sống con người lấy những gì ở môi trường và thải ra từ môi trường những gì?
 Câu 2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
 	Câu 3: Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
 Câu 4: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Câu 5 : Nêu các tính chất của không khí .
2. Biểu điểm :
 Câu 1 : 2đ
 Câu 2 : 2đ
 Câu 3 : 2đ
 Câu 4 : 2đ
 Câu 2 : 2đ
 _____________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp – tổ chức trò chơi
I.Mục tiêu
	Rèn cho học sinh có thói quen tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần :
	- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
 II.Hoạt động lên lớp
1:Lớp sinh hoạt:
	 Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân(Có sổ theo giỏi riêng).
2: Kế hoạch tuần tới:
_________________________
Chiều thứ 6
Kỉ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 3) 
I ) Mục tiêu 
Đánh giá kiến thức , kĩ năng khâu , thêu qua mức độ hoàn thánh sản phẩm tự chọn của HS.
II ) Đồ dùng dạy học
Tranh quy trính các bài trong chương.
Mẫu khâu , thêu đã học.
III ) Nội dung bài tự chọn 
Giáo viên tổ chức cho các em tự chọn tiến hành cách cắt, khâu thêu một sản phẩm mình đã chọn .
Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm: Sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu , thêu đã học.
Học sinh có thể cắt khâu , thêu những sản phảm đơn giản như : Cắt một mảnh vảihình vuông có cạnh là 20 cm. Sau đó kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông đẻ khâu mép.
 cắt khâu thêu khăn tay , thêu túi rút dây đẻ đựng bút : Cát một mảnh vải sợi bông hoặc sợi pha hình chữ nhật có kích thước gấp mép khâu viền làm miệng túi, nhắc học sinh nhớ làm trang trí.
Học sinh tự làm giáo viên có thể dặn dò một số em chỉnh sai nếu có.
Học sinh làm xong giáo viên yêu cầu chọn một số sản phẩm rồi trưng bày lên bảng và nhận xét, chấm điểm một số em .
IV) Củng cố dặn dò: Những em chưa hoàn về nhà làm tiếp.
LUYệN TOáN
Luyện tập 
I:Mục tiêu 
 Giúp HS :
	 - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
	- Khắc sâu hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0.
 ii. Hoạt động dạy học
2. Thực hành:
Bài 1 : Gv yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. Khi chữa bài, Gv cho Hoc sinh nêu các số đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn các số đó.
Số chia hết cho 2 là: 4568 ; 2050 ; 3576 
Bài 2 : Học sinh làm bài vào vở – lên bảng chữa bài.
Số chia hết cho 5 là: 2050 ;900 ;235
Bài 3 : Gv cho học sinh tự làm bài - Chữa bài
vừa chia hết cho 5 là: 480 ; 250 ; 400 ; 750
Số chia hết cho 2 là: 296 ; 324 ; 280 ; 360
Bài 4 ,5: HS tự làm giáo viên gợi ý cho một số trò.
- Giáo viên nhận xét và dặn dò.
II. Củng cố dặn dò:
Em nào chưa làm xong thì về nhà hoàn thành vào.
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 
I:Mục tiêu 
Cũng cố cho học sinh hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả từng đoạn, dấu hiểu mở đầu đoạn văn.
Luyện viết đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
ii. Hoạt động dạy học
1: Giới thiệu bài 
- Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học.
2: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
1 Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân Học sinh phát biểu và chốt lại lời giải đúng, rồi cho các em làm vào vở.
 a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?(cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài)
b) Xác định nọi dung miêu tả từng đoạn văn
	Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dày đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào?
	Đoạn 1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi.
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ?
Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn
Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Học sinh đặt chiếc cặp của mình ra phía trước và quan sát để viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiéc cặp theo các gợi ý a,b,c.
Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
 Gv nhận xét.
Bài tập 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Gv nhắc Học sinh chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn miêu tả bên trong chiếc cặp của mình.
- Học sinh quan sát và làm bài vào vở.
3 : Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Tự học
Vị ngữ trong câu kể – ai làm gì? 
I:Mục tiêu 
 	 Cũng cố cho học sinh: - Trong câu kể ai làm gì? Vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
Vị ngữ trong câu kể ai làm gì? thường do ĐT và cụm động từ đảm nhiệm.
Ii : Hoạt động dạy học
:
1 . Giới thiệu bài 
2 . HS làm bài tập 
Bài 1: Hoc sinh đọc yêu cầu của bài tập.Tìm câu kể ai làm gì? trong đoạn văn phát biểu miệng. GV chốt lại lời giải đúng( Các câu 3, 4, 5, 6, 7.)
Câu 
 Vị ngữ trong câu 
3Thanh niên đeo ngùi vào rừng .
4:Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. 
5:Em nhỏ đùa vui trứơc sàn nhà .
6:Các cụ gìa chụm đầu bên những chén rượu cần. 
7:Các bà ,các chị sửa soạn khung cửi.
đeo ngùi vào rừng
giặt giũ bên những giếng nước. 
đùa vui trứơc sàn nhà
chụm đầu bên những chén rượu cần. 
sửa soạn khung cửi.
Bài tập 2: Một hs đọc đề.Hs làm bài tập vào vở
Sau đó chữa bài 
Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng 
Bà em + kể chuyện cổ tích 
Bọ đội + giúp dân gặt lúa 
Bài 3: HS đọc đề yêu cầu đề suy nghĩ và phát biểu ý kiến
Ví dụ về một đoạn văn miêu tả: Bác bảo vệ đánh một hồi trống dài. Từ các lớp học sinh ùa ra sân trường. Dưới gốc cây bàng, có mấy bạn đang túm nhau đọc truyện. Giữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó có mấy bạn nữ chơi nhảy dây.
3)GV nhận xét ,dặn dò 
 _________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_duong_thi_thuy_hao.doc