Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Dương Thị Thuý Hảo

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Dương Thị Thuý Hảo

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:(5p)

- Gọi lần lượt học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Chợ tết” và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.

- GV nhận xét từng em và ghi điểm

2. Bài mới(28p).

a. Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu.

b. Hướng dẫn luyện đọc

 - Bài này có thể chia làm mấy đoạn?

 HS: Bài có thể chia làm 3 đoạn:

 - Đoạn 1: Phượng không phải đậu khít nhau

 - Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ bất ngờ vậy?

 - Đoạn 3: Bình minh câu đối đỏ

- Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài ( 3 lượt). Giáo viên chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh.

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở chú giải.

- Học sinh đọc nối tiếp theo cặp.

- Học sinh đọc lại toàn bài.

- GV đọc mẫu ( toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư để cảm nhận được vẽ đẹp đặc biệt của hoa phượng và sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời

 

doc 35 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Dương Thị Thuý Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 23
	Thứ hai, ngày 14 tháng 2 năm 2011
Chào cờ 
Làm lễ chào cờ ở sân trường
Tập đọc
 Hoa học trò
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng,tình cảm.
- Hiểu ND:Tả vẽ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kĩ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong sgk).
II. Phương tiện dạy- học: 
Tranh (ảnh) về cây phượng lúc ra hoa
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:(5p)
- Gọi lần lượt học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Chợ tết” và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
- GV nhận xét từng em và ghi điểm
2. Bài mới(28p).
a. Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu.
b. Hướng dẫn luyện đọc
	- Bài này có thể chia làm mấy đoạn?
	HS: Bài có thể chia làm 3 đoạn:
	- Đoạn 1: Phượng không phải đậu khít nhau
	- Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ bất ngờ vậy?
	- Đoạn 3: Bình minh câu đối đỏ
- Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài ( 3 lượt). Giáo viên chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh. 
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở chú giải.
- Học sinh đọc nối tiếp theo cặp.
- Học sinh đọc lại toàn bài.
- GV đọc mẫu ( toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư để cảm nhận được vẽ đẹp đặc biệt của hoa phượng và sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời 
c.Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 và tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều.
- HS trả lời: Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lá xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
- ? Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay?
- HS: Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánhso sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
- HS rút ra ý chính đoạn 1: Số lượng hoa phượng rất lớn.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
- HS: Vì phượng rất gần gủi quen thuộc với tuổi học trò, phượng trồng nhiều trên các sân trường, phượng nở vào mùa hè, mùa thiphượng gắn với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò .
- GV:Phượng nở bào hiệu mùa thi và cũng báo hiệu mùa hè bởi thế hoa phượng được Xuân Diệu và mọi lứa tuổi học trò gọi bằng cài tên thân thiết: Hoa học trò.
- ? Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì? vì sao?
- HS: Gợi cho mỗi người học trò vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lý thú
- ? Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức.
- HS: Hoa nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mãnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết
- ? màu hoa phượng thay đổi như thế nào về thời gian? 
- HS: Bình minh, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa Tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. 
- ? Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn thứ hai?
- HS rút ra ý chính đoạn 2: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng 
- HS thảo luận nhóm 4 rút ra nội dung bài (mục I)
d. Đọc diễn cảm
	- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài.
	- GV yêu cầu: Tìm các vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa theo thời gian.
	- GV hướng dẫn HS đọc nhấn giọng ở các từ này.
	- GV đọc mẫu lần 2.
	- HS ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc đoạn “ Phượng không phải là một đoáđậu khít nhau”
	- GV tổ chức cho HS đọc đoạn văn trên 
	- GV gọi HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp 
	- GV nhận xét và ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò (3p)
- Em có cảm giác như thế nào khi nhìn hoa phượng?
- Nhận xét tiết học. Về xem bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
Toán 
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
 - Biết so sánh hai phân số.	
 - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
 - BT cần làm: BT1 (ở đầu tr. 123)
	BT2 (ở đầu tr. 123)
 BT1 a, c (ở cuối tr. 123 (a chỉ cần tìm một chữ số).
II. Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ:(5p)
 GV yêu cầu hs làm bài tập 1 tiết trước- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới (28p)
a. Giới thiệu tiết học.
b. Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài : Điền dấu thích hợp vào ô trống
HS làm bài cá nhân. Một hs chữa bài , lớp và gv nhận xét, kết luận kêt quả đúng:
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi làm bài . Gv giúp đỡ hs yếu
HS chữa bài
KQ: a) 	b)
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài. GV tổ chức cho hs thi đua làm bài theo hai đội chơi,đôij nào làm đúng và nhanh là thắng.
KQ: a)	b)
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài , làm bài cá nhân,chữa bài.
KQ: a) 	b)
Bài 1( cuối trang 123): HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập.
	- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 (3,5,9). 
	? Để số 97 ă chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 ta cần điền số nào?
	HS điền các số 2,4,6,8 vào ô trống đều được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 vì chỉ những số tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5.
	Các bài khác tương tự. HS làm vào vở
KQ: b) Số (8) . Số này không chia hết cho 3 vì 
 c) Số (6). Số này chia hết cho 2 và 3.
3.Củng cố –dặn dò (4p)
 GV chấm một số vở, nhận xét tiết học
Buổi chiều Khoa học
 ánh sáng
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát ánh sáng và các vật được chiếu sáng:
 + Vật tự phát sáng: Mặt Trời , ngọn lửa,..
 + Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,..
 - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vặt truyền tới mắt ta.
II. Phương tiện dạy – học:
	- HS chuẩn bị theo nhóm hộp cát tông kín, đèn pin, tấm kín, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm gỗ, bìa cát tông.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5p)HS lên bảng lần lượt trả lời:
	+ Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?
	+ Nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiềng ồn. 
	HS trả lời - GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới (28p)
a.Giới thiệu bài: Muốn nhìn các vật ta cần phải có ánh sáng nhưng có những vật không có ánh sáng mà ta vẫn nhìn thấy chúng đó là những vật tự phát sáng. Tại sao trong đêm tối ta vẫn nhìn thấy mắt mèo? Các em cùng học bài để biết.
b.Các hoạt động:
 Hoạt động 1: HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 SGK trang 90, trao đổi và viết tên những vật tự phát sáng, những vật được chiếu sáng.
	HS trình bày: 
	Hình 1 ban ngày: + Vật tự phát sáng: Mặt trời
	 + Vật được chiếu sáng: Bàn ghế, gương, quần áo, sách vở
	Hình 2 ban đêm: + Vật tự phát sáng: Ngọn đèn điện, con đom đóm
	 + Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, gương, bàn ghế, tủ,
Hoạt động 2: ánh sáng truyền theo đường thẳng
	? Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật? ( do vật đó tự phát sáng hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó)
	? Vậy theo em ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?
	* Thí nghiệm 1: - GV phổ biến thí nghiệm HS nghe và dự đoán kết quả
	 - GV tiến hành thí nghiệm: HS quan sát
	? Khi cô chiếu đèn pin thì ánh sáng của đèn đi được đến đâu? (ánh sáng đến được điểm dọi đèn vào)
	? Như vậy ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong? (đường thẳng)
	* Thí nghiệm 2: GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 trang 90 SGK.
	? Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì? (HS)
	- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm:
	- HS tự làm thí nghiệm theo nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
GV kết luận: ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Hoạt động 3: Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua.
GV tổ chức cho HS thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS . Ghi kết quả vào bảng sau:
Vật cho ánh sáng truyền qua
Vật không cho ánh sáng truyền qua
( Thước kẻ bằng nhựa trong, tấm kính thuỷ tinh).
(Tấm bìa, hộp sắt, quyển vở).
	- Đại diện nhóm trình bày thí nghiệm.
	? ứng dụng liên quan đến các vật cho ánh sáng truyền qua và những vật không cho ánh sáng truyền qua người ta đã làm gì? (làm các loại cữa kính trong, kính mờ hay làm cửa gỗ). GV kết luận:
Hoạt động 4: Mắt nhìn thấy vật khi nào? HS thảo luận 
GV gọi HS đọc thí nghiệm 3 trang 91, yêu cầu HS suy nghĩ và dự đoán thí nghiệm. HS tự làm thí nghiệm.
	? Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào? (khi có ánh sáng từ vật đó truyền qua mắt)
	GV kết luận: 
3.Củng cố dặn dò:(4p)
 ? ánh sáng truyền qua các vật như thế nào? Khi nào mắt ta nhìn thấy vật?
- GV tổng kết bài
- Nhận xét tiết học: 
Đạo đức
 Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1)
I Mục tiêu: 
 - Biết được vì sao phải bảo vệ,giữ gìn các công trình công cộng.
 - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
 - Có ý thức bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
 * HS khá, giỏi:Biết nhắc nhở các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng .
 - THGDMT ở mức độ bộ phận .
- GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị van hoá tinh thần của những nơi công cộng (HĐ1). 
II Tài liệu và phương tiện: 
 - SGK đạo đức lớp 4.
	- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ : (5p)
Học sinh nêu phần ghi nhớ của tiết học trước, làm bài tập 2 ở VBT.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Các hoạt động: (28p)
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. (Tình huống trang 34 SGK)
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho cá nhóm HS
Các nhóm HS thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
GV kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn không được vẽ bậy lên đó.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi ( bài tập 1 SGK)
GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1 .
Các nhóm thảo luận:
Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
GV kết luận ngắn gọn về từng tranh: Tranh 1, 3: Sai; Tranh 2,4: Đúng
Hoạt động 3: Xử lý tình huống (BT 2 SGK)
GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lý tình huống.
Các nhóm HS thảo luận.
Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
GV kết luận từng tình huống: 
	a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an) 
	b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông,giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
3.Củng cố dặn dò: (3p)
 GV gọi 1 – 2 học sinh đọc lại phần ghi ... hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 vì chỉ những số tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5.
	Các bài khác tương tự. HS làm vào vở
KQ: b) Số (8) . Số này không chia hết cho 3 vì 
 c) Số (6). Số này chia hết cho 2 và 3.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu bài.
	? Muốn tìm phân số chỉ số HS trai trong số hs cả lớp ta cần tìm gì? (tìm tổng số hs trai và gái ).
	HS tự làm vào vở.
KQ: a) 
Bài 3: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập (khoanh vào những phân số bằng 
 GV hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu bài.HS làm vào vở.
KQ: 	
Bài 4: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
	GV hướng dẫn HS các bước làm.HS làm bài, chữa bài
KQ: 
Bài 5: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
GV hướng dẫn hs quan sát hình để trả lời câu a, đo độ dài để trả lới câu b, nhớ lại công thức tính diện tích hình bình hành để làm câu c.
HS thảo luận nhóm 4 làm bài, đại diện nhóm chữa bài.
KQ: a) Vì các cặp cạnh của HBH ABCD thuộc các cạnh đối diện của 2 hình chữ nhật.
b) Tứ giác ABCD có các cặp cạnh đối diện bằng nhau.
c) Diện tích hình bình hành ABCD là: 
4x2 = 8(cm2).
3.Củng cố -dặn dò: (3p)
GV tổng kết bài- Nhận xét tiết học- Dặn về nhà chuẩn bị tiết sau.
Mĩ thuật
Thầy Chính dạy
Thứ ba, ngày 17 tháng 2 năm 2009
Thể dục
 Bật xa – trò chơi “Con sâu đo”
I Mục tiêu:
	- Học kỷ thuật bật xa. Yêu cầu biết được cách thực hiện động tác đúng.
	- Trò chơi: Con sâu đo. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II Địa điểm: Phương tiện
	- Địa điểm: Trên sân trường
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa, kẻ sẵn vạch chuẩn bị và xuất phát cho trò chơi.
III Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu: (6p)
	- GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học (1-2 phút) 
	- Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần (2 x 8 nhịp)
	* Chạy chậm trên địa hình tự nhiên: (2 phút)
2. Phần cơ bản: (23)
	a. Bài tập RLTTCB: 
	- Học kỷ thuật bật xa
	+ GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích làm mẫu cách tạo đà, cách bật xa rồi cho HS bật thử và tập chính thức.
	+ GV hướng dẫn các em thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý đảm bảo an toàn.
	b. Trò chơi vận động 	
	- Làm quen trò chơi “Con sâu đo”
	GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi.
	Cho 1 nhóm HS làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi, HS chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức.
	- GV phổ biến một số trường hợp phạm quy.
3. Phần kết thúc: ( 6p)
	- Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu 
	- GV cùng HS hệ thống bài . 
 - GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà ôn :bật xa
Thể dục
Bật xa, tập phối hợp chạy nhảy
Trò chơi “ Con sâu đo”
I Mục tiêu: 
	- Ôn bật xa và học phối hợp chạy nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
	- Trò chơi “ Con sâu đo” . Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II Địa điểm, phương tiện:
	Còi, dụng cụ và phương tiện tập luyện bật xa, sân chơi cho trò chơi.
III Nội dung và phương pháp lên lớp.
	1. Phần mở đầu: (6 p)
	- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
	- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên: 
	- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần (2x8 nhịp)
	2. Phần cơ bản: (23p)
	a. Bài tập RLTTCB: (12-14 phút)
	- Ôn bật xa 5-6 phút
	+ Trước khi tập, GV khởi động lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần sau đó nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập .
	+ Khi tổ chức thực hiện GV chia lớp thành các nhóm tự tập luyện.
	- Thi bật nhảy từng đôi 1. Tổ nào có nhiều người bật xa tổ đó thắng.
	- Học phối hợp chạy, nhảy 
	+ GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu, sau đó cho HS tập thử một lần để nắm được cách thực hiện bài tập.
	+ HS tự tập luyện.
	b. Trò chơi vận động 
	Trò chơi “ Con sâu đo” GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi và tổ chức cho HS chơi.
	3. Phần kết thúc (6p) 
	- HS chạy chậm tại chổ.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
Luyện toán
Luyện tập chung
	I/ Mục tiêu: Giúp HS
	- Ôn luyện dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. 
	- Khắc sâu cho các em khái niệm ban đầu của phân số, tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số hai phân số, so sánh các phân số.
	- Một số đặc điểm hình chữ nhật, hình bình hành
	II/ Hoạt động dạy – học:
	Hướng dẫn luyện tập
	Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập.
	- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 (3,5,9). 
	? Để số 76 ă chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 ta cần điền số nào?
	HS điền các số 2,4,6,8 vào ô trống đều được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 vì chỉ những số tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5.
	Các bài khác tương tự. HS làm vào vở.
	Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu bài.
	? Muốn tìm phân số chỉ số vịt trống trong cả đàn vịt ta cần tìm gì? (tìm tổng số vịt trống và vịt mái).
	HS tự làm vào vở.
	Bài 3: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập (khoanh vào những phân số bằng 
	) GV hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu bài.HS làm vào vở.
	Bài 4: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập (các phân số: viết theo thứ tự từ bé đến lớn) 
	GV Hướng dẫn HS các bước làm.
	Bước 1: Có thể quy đồng mẫu số hoặc tử số (đối với HS giỏi)
	Bước 2: Sắp xếp các phân số trên từ bé đến lớn.
	HS làm vào vở
	Bài 5: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập (đo độ dài đáy và chiều cao hình bình hành ABCD và tính diện tích hình bình hành ABCD)
	 HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành và thực hiện các yêu cầu đề bài.
	Hoạt động 2: Chấm chữa bài.
	* HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 và cách tính diện tích hình bình hành.
	IV/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học: Dặn về nhà chuẩn bị tiết sau
Tự học
Lịch sử.
Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý Đất nước
 I.Mục tiêu:
 Sau bài học h/s biết:
 - Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê
 - Nhà Hậu lê dã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy cũ và quản lí Đất nước tương đối chặt chẽ
 - Nhận thức về bước đầu về vai trò của pháp luật
1.Kiểm tra: Giáo viên nêu câu hỏi:
 Chiến thắng chi lăngcó ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn? 
 Gọi 2 học sinh lần lượt lên bảng trả lời
 Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Giáo viện yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh 1. SGK và trả lời câu hỏi ?
Tranh vẽ cảnh gì?mình cảmnhận được điều gì qua bức tranh học sinh phát biểu ý kiến,Giáo viên giới thiệu bài mới 
b. Các hoạt động.
HĐ1:Sơ đồ Nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua.Giáo viên yêu cầu h/s đọc thầm bài ở SGK.
G/V phát biểu 
Học sinh thảo luận theo 4 nhóm 
1 H/s đọc nội dung phiếu
Các nhóm hoàn thành trong 5 phút 
Đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi,nhóm khác nhận xét
Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước làgì?Đóng Đô ở đâu? 
( Nhà Hậu Lê được nhà Lê lợi thành lập vào năm1428, lấy tên là nước Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.)
Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?
(- Gọi là Hậu Lê để phân biệt với Triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỹ X.)
Việc quản lý Đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?
( - Dưới triều Hâu lê, việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.)
Vậy cụ thể việc Đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu qua sơ đồ về Nhà nước thời Hậu Lê.
G/V treo sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và giảng cho h/s.
Giáo viên yêu cầu h/s dựa vào sơ đồ, hình 1 SHK và nội dung bài hãy tìm những sự việc thể hiện dưới Triều Hậu Lê, vua là người có uy quyền tuyệt đối.
HĐ2: Bộ luật Hồng Đức.
Giáo viên yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi sau:
Bạn nhận xét để quản lý đất nước vua Lê Thánh Tông đã làm gì?
Giáo viên giảng: Bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên l;à Hồng Đức vì chúng đều ra đời dươí thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi, nhà vua đặt niên hiêụ là Hồng Đức.
Giáo viên nói cho h/s biết nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức theo em luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai. 
Bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào trong việc cai quan đất nước?
Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
( Bộ luật Hồng đức là công cụ giúp vua cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triễn kinh tế và ổn định xã hội. 
 ... Đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, tàon vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.)
c. Củng cố dặn dò:
Gioá viên tổng kết giờ học và yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
Nhận xét tiết học.
Tự học
LTVC: MRVT: Cái đẹp (T22)
I.Mục tiêu
Củng cố cho hs vốn từ về cái đẹp. Hs hoàn thành bài tập ở vở ô li.
II.Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài (2p)
2.Hướng dẫn hs làm bài tập (28p)
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập,làm bài cá nhân,đọc chữa bài:
LG: a) đẹp, xinh, trang đài, kiều diễm, lỗng lẫy, yêu kiều, xinh xinh, xinh xắn...
b) Thùy mị, nết na, dịu hiền, đôn hậu, thẳng thắn, bộc trực, vui vẻ, cũng cảm, khảng khái,..
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm đôi làm bài, chữa bài miệng.
LG: a) tươi đẹp, tráng lệ, hoành tráng, rực rỡ, huy hoàng, khanh trang, ...
b) lộng lẫy, hoàn mĩ, rực rỡ, xinh xắn, đẹp, tráng lệ,...
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài, làm bài cá nhân, đọc bài 
VD: Ngôi trường của em thật khanh trang...
Bài 4: Hs nêu yêu cầu bài, Gv giúp hs hiểu nghĩa các thành ngữ- hs làm bài, chữa bài ở bảng phụ mà gv chuẩn bị.
LG: a) Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi ngưòi.
b) Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết.
c) Ai viết cẩu thả chắc chắn chữ như gà bới.
3.Củng cố –dặn dò( 3p)
GV tổng kết bài- hs đọc lại các từ nói về cái đẹp
Nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
Múa hát sân trường
I.Mục tiêu
Củng cố cho hs các bài múa hát tập thể: Vần thơ quê em, hoa vườn nhà Bác
II. Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài(2p)
2.Hướng dẫn và tổ chức cho hs hoạt động(27p)
Gv tập hợp lớp – nêu nội dung và cách thức hoạt động
GV phối hợp với đội văn nghệ của lớp tập cả lớp từ 2- 3 lần.
Gv chia thành từng tổ tập luyện- do tổ trưởng và lớp trưởng điều khiển.
GV quan sát theo dõi ,giúp đỡ thêm.
HS tập xong, Gv tập hợp lớp theo đội hình chữ U- tổ chức thi đua giữa các tổ
Các tổ trình diễn các bài hát múa- lớp và gv bình chọn tổ múa đúng đều và đẹp nhất.
Lớp tuyên dương đội nhất.
3.Củng cố –dặn dò( 5p)
Toàn lớp múa để củng cố bài học
Gv tổng kết hoạt động ,nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_23_duong_thi_thuy_hao.doc