Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 - Dương Thị Thuý Hảo

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 - Dương Thị Thuý Hảo

Tập đọc

 Thắng biển

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng với các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.(Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK).

* HS khá, giỏi: Trả lời được CH1(SGK)

- GD KNS: Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự thông cảm.(HĐ2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.

 

doc 32 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 - Dương Thị Thuý Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai, ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
Làm lễ chào cờ ở sân trường
 Tập đọc
 Thắng biển
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng với các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.(Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK).
* HS khá, giỏi: Trả lời được CH1(SGK)
- GD KNS: Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự thông cảm.(HĐ2)
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: (5p)
Gọi 2 HS đọc thuộc lòng về bài thơ '' Tiểu đội xe không kính'' - nêu nội dung bài
Gv nhận xét ,ghi điểm. 
2. Bài mới: (28p)
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: HS đọc bài, lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn cuả bài .
GV chú ý phát hiện và ghi bảng từ khó: mênh mông, nuốt, giữ
- HS đọc nhóm. Thi đọc nhóm trrước lớp kết hợp hiểu nghĩa từ khó trong SGK
- GV đọc diễn cảm toàn bài
c, Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm cả bài, trả lời lần lượt câu hỏi trong SGK.
+ Cuộc chiến giữa con người và cơn bão biển được diễn tả theo trình tự nào?
 HS: - Đe doạ (đoạn 1)
 - Biểu tấn công (đoạn 2)
 - Người thắng biển (đoạn 3)
+ Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển? (gió bắt đầu thổi mạnh; nước biển càng giữ... con cá chim nhỏ bé)
- GV ghi bảng từ nuốt tươi, chốt ý: cơn bão biển đe doạ.
+ Cuộc tấn cồn của cơn bão biến được diễn ra như thế nào? (Được miêu tả rất rõ nét, sinh động. Cơn bão biển có sức phá hủy tưởng như không có gì cản nổi : như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất,vụt vào thân đê rào rào ; Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt : Một bên là gío, là biển trong một cơn giận dữ điên cuồng . Một bên là hàng ngàn người ...với tinh thần , quyết tân chống giữ .)
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cơn bão? ( Biện pháp “ so sánh : Như con mập đớp con cá chim- như một đàn cá voi lớn ; bệin pháp nhân hóa : biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh , biển, gió giận dữ rất điên cuồng ).
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?.( hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác một vác củi vẹt , nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ , khoác vai nhau thành sợi dây dài , lấy thân mình ngăn dòng nước mặn – Họ ngụp xuống ,trồi lên ,gnụp xuống ,những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt , thân hình họ cột vào những cọc tre....lại ) 
GV chốt ý 3: Con người quyết chiến, quyết thắng với cơn bão.
Nêu nội dung, ý nghĩa của bài : Hs nêu . 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- HS nêu cách đọc bài văn - HS đọc nói tiếp 3 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- HS thi đọc.lớp và gv bình chọn bạn đọc hay nhất .
3. Củng cố - dặn dò: (4p) 
 - HS nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét- dặn dò.
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: HS:
- Thực hiện được phép chia hai phân số. 
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
 - BT cần làm: BT 1, 2. BT còn lại giành cho HS khá, giỏi.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: (5p)
Hs nêu quy tắc phép chia phân số- làm bài tập 4 của tiết trước.
Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (28p)
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn luyện tập.
Bài1: Một hs đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập, lớp làm vào vở, một em làm ở bảng phụ
KQ:
 b)
 Bài2: HS đọc yêu cầu bài tập
 - Nêu các thành phần chưa biết và cách tìm 
 - Lớp làm vào vở, 2 hs làm ở bảng phụ
 a) b) 
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập, một em nêu lại cách nhân hai phân số, lớp làm vào vở, 1 em làm ở bảng phụ.
KQ: 
Bài 4: HS đọc đề bài- GV cùng hs phân tích bài toán . HS nêu công thức tính diện tích hình bình hành , HS giải vào vở, gọi một số hs nêu kết quả và nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài giải
Độ dài đáy của hình bình hành là :
 ĐS: 
3. Cũng cố dặn dò: (3p)
 - Gv chấm một số vở.
 - Nhận xét tiết học
Khoa học
Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Hiểu được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
II. Đồ dùng dạy học
- Dụng cụ làm thí nghiệm (nhiệt kế, cốc, chậu, 1 phích nước sôi)
III. Hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Người ta dùng vật gì để đo nhiệt độ của không khí, nước, cơ thể người?
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi .
- GV nhận xét ghi điểm 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động cụ thể:
HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt ( hoạt độngg nhóm)
- HS đọc phần thực hành quan sát hình 1 SGK nêu dụng cụ thí nghiệm.
- GV nêu cách tiến hành thí nghiệm, HS thảo luận dự đoán mức độ nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không?. Nếu có thì thay đổi như thế nào?
- HS nêu dự đoán - GV cho HS làm thí nghiệm để kiểm tra - chú ý an toàn khi dùng nước nóng và hướng dẫn HS đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.
- Gọi HS trình bày kết quả và giải thích.
- GV giảng thêm chốt ý ( phần bóng đèn toả sáng)- HS nhắc lại
- HS lấy ví dụ về các chất nóng lên hoặc lạnh đi 
HĐ2: Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Tiến hành tương tự nêu trên.
- HS đọc phần thực hành và quan sta hình 2 SGK.
- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm: Đổ nước nguội vào đầy lọ đo và đánh dấu mức nước ở ống sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh. Sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nươc trong lọ có thay đổi không.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm- nêu kết quả và giải thích kết quả
- Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên, lạnh đi? GV chốt ý phần ghi nhớ.
HĐ3: Liên hê thực tế: HS nêu suy nghĩ, nêu những ứng dụng trong thực tế
3. Củng cố- dặn dò: 
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Về nhà chuẩn bị tiết sau. 
Đạo đức
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (t1)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bèvà những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
* HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
- GD KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo.(HĐ2)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Dòng chữ kỳ diệu, 1 số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng nhân đạo
III. Hoạt động dạy - học
A Bài cũ: (5p) 
 ? Vì sao mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.
 ? Nêu các việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:(28p)
Giới thiệu bài
HĐ1: HS đọc to các thông tin, cả lớp đọc thầm
 - HS nối tiếp đọc câu hỏi 1, 2; HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi.
 - GV treo tranh cho HS quan sát
 ? Nội dung các bức tranh nói lên điều gì
 - GV tổng kết và chốt ý.
HĐ2: Thảo luận BT1 ( sgk - tr 38 )
 - GV nêu YC bài tập 
 - HS thảo luận nhóm 2
 - Trình bày kết quả.
 - GV kết luận: Tình huống (a , c ) là đúng
HĐ3 : Bày tỏ ý kiến (BT 3-sgk )
 - HS đọc thầm câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình 
 - GV kết luận: ý kiến (a , c ) là đúng
 ý kiến (b , c ) là sai
C. Củng cố - bài học: (3p) 
 ? Hoạt động nhân đạo là gì?
 - HS đọc to phần ghi nhớ
 - Dặn chuẩn bị bài sau
 Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2011
 Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số.
 - BT cần làm: BT 1, 2. BT còn lại giành cho HS khá, giỏi.
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: (5p)
- GV yêu cầu HS nhắc lại muốn chia hia phân số ta làm thế nào?
- Hs làm bài tập 2 của tiết học trước .
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28p)
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yc bài - làm bài cá nhân 
- Gọi HS nêu miệng cách làm 
- Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp và gv nhận xét, chốt ý đúng 
 KQ: 
Bài 2: 
Hs nêu yêu cầu bài – gv hướng dẫn bài mẫu - HS làm bài , chữa bài 
Bài 3: Hs nêu yêu cầu bài tập 
Gv hướng dẫn hs vận dụng vào tính chất kết hợp và giao hoán của phép tính nhân phân số làm bài 
Hs làm bài theo nhóm 2, chữa bài .
Bài 4: Hs nêu yêu cầu bài 
Gv hướng dẫn cách làm bài . Hs theo dõi, làm bài vào vở.
KQ: gấp 4 lần ; gấp 3 lần ; gấp 2 lần .
C.Củng cố, dặn dò (4p)
 - Gv chấm một số vở.
 - Gv nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
I. Mục tiêu
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu tìm được(BT1); biết xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì? (BT2); viết được một đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì?(BT3).
* HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, theo yêu cầu của BT3.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ (5p) 
 - Gọi Hs đọc phần ghi nhớ của tiết học trước.
 - Đặt câu kể Ai là gì? trong đó có dùng các cùm từ ở BT2
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:(28p)
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm BT
 Bài 1:HS nêu yêu cầu bài tập : Đánh dấu x trước câu kể Ai là gì ? và nêu tác dụng của mỗi câu : 
Hs suy nghĩ, làm bài cá nhân, đọc chữa bài :
C1: Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên	 - giới thiệu 
C2: Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội 	 - nêu nhận định 
C3: Ông Năm là dân ngụ cư của vùng này.	 - giới thiệu
C4: Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân 	- nêu nhận định 
Làm BT1 Gọi HS đọc yêu cầu BT1
HS lên bảng làm, HS khác nhận xét bài của bạn
? Tại sao câu Tàu nào có hàng cần bốc là cần trược vươn tay tới không phải là câu kể Ai là gì? - GV giải thích.
Bài2: Gọi HS đọc yêu cầu BT
- HS tự làm vào vở, HS lên bảng làm. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét , kết luận lời giải đúng.
 + Nguyễn Tri Phương // là người Thừa Thiên Huế
 CN VN
 + Cả hai ông // đều không phải là người Hà Nội.
 CN VN
 + Ông Năm// là dân ngụ cư ở làng này.
 CN VN
 + Cần trục // là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
 CN VN
Gv yêu cầu HS cho biết các tưd ngữ tạo nên bộ phận CN_VN trong các câu trên.
Bài3. Gọi HS đọc yêu cầu BT
-Yêu cầu HS tự làm theo nhóm 4
- Đại diện nhóm lên bảng dán phiếu bài tập.
- Lớp và GV nhận xét, chữa bài 
C. Củng cố, ... I. Mục tiêu 
- Thực hiện các phép tính với phân số.
 - BT cần làm: BT 1(a, b), 2(a, b), 3(a, b), 4(a, b). BT còn lại giành cho HS khá, giỏi.
II. Các hoạt động dạy- học: 
1.Bài cũ: (5p)
Hs làm bài tập 2 và 4 của tiết học trước.
Gv nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới (28p)
a.Giới thiệu bài 
b.Hướng dẫn hs làm bài tập .
Bài 1: Hs nêu yâu cầu bài 
Hs nhắc lại quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số 
Hs làm bài, chữa bài : 
Bài 2: 
Hs nêu yêu cầu bài
Hs nhắc lại quy tắc trừ hai phân số khác mẫu số : 
Hs làm bài ,chữa bài :
Bài 3: Hs nêu yêu cầu bài 
Hs nhắc lại quy tắc nhân hai phân số 
Hs làm bài, chữa bài :
Bài 4: Hs nêu yêu cầu bài tập 
Hs nhắc lại quy tắc chia hai phân số 
Hs làm bài, chữa bài 
Bài 5: Hs đọc bài toán , tóm tắt bài toán,nêu cách giải bài toán 
Hs làm bài, chữa bài 
Bài giải
Số đường còn lại sau khi bán được 10 kg là :
50 - 10 = 40 (kg)
Buổi chiều bán được số ki –lô -gam đường là :
40 x 15(kg)
Cả hai buổi cửa hàng bàn được số ki –lô -gam đường là :
15 + 10 = 35 (kg)
 ĐS: 35 kg
3.Củng cố –dặn dò (3p)
Gv chấm một số vở- nhận xét tiết học .
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
I. Mục tiêu: 
Nắm được 2 cách kết bài (không mở rộng và mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn văn kết bài mở rộng cho bài văn tả một loài cây mà em thích.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh 1 số loài cây cối.
- Bảng phụ viết dàn ý quan sát.
III. Hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: (5p)
- HS đọc bài làm bài tập 4 của tiết tập làm văn trước :mở bài giới thiệu chung về cái cây em 
định tả. 
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (28p)
 a, Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện tập:
 	 Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập, trao đổi cùng bạn, trả lời câu hỏi, GV chốt ý đúng và giới thiệu về 2 cách kết bài trên: Có thể dùng các câu ở đoạn a,b để kết bài.Kết bài ở đoạn a nói được tình cảm của người viết đối với cây.Kết bài ở đoạn b nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người đối với cây .
 	Bài tập 2:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ,sau đó dán tranh ảnh 1 số loài cây cho HS quan sát.
- HS đọc y c của bài, suy nghĩ, trả lời từng câu hỏi, nối tiếp nhau phát biểu.
- Gv nhận xét .góp ý.
 	 Bài tập 3:
 - HS nêu y c của bài và lưu ý HS viết bài kết mở rộng và tránh trùng lặp với cây chọn tả ở bài tập sau ( bài tập 4).
- HS viết đoạn văn, nối tiếp đọc đoạn viết trước lớp, lớp cùng GV nhận xét, bình chọn cách kết bài hay.
Bài tập 4:
- HS đọc yc của bài tập- GV gợi ý và nhấn mạnh y c bài tập: Mỗi bnạ cần chọn viết kết bài mở rộng cho một trong ba loại cây, loại cây nào gần gũi quen thuộc ,có nhiều ở địa phương em ,em đã có dịp quan sát.
- HS viết đoạn văn, trao đổi nhóm 2 để góp ý cho nhau.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn, lớp và GV nhận xét, ghi điểm những đoạn viết hay .
3. Củng cố dặn dò: (4p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài cho tiết học sau .
Luyện Tiếng Việt
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
I. Mục tiêu 
- Củng cố cho HS nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
- Khắc sâu cho các em cách thức xác định chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? tạo được câu kể Ai là gì ? từ những chủ ngữ đã cho .
 II . Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a.Phần luyện tập
Bài tập 1:
+ Học sinh đọc yêu cầu bài tập, thực hiện từng yêu cầu bài tập
+ Học sinh phát biểu ý kiến
GV nhận xét lại, chốt ý đúng
 Bài tập 2:
HS đọc bài tập 2
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập
- mời HS trình bày kết quả
GV nhận xét lại
- Yêu cầu 2 HS đọc kết quả bài
 Bài tập 3:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- GV gợi ý, hướng dẫn cách thực hiện
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS
b. Cũng cố dặn dò
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh các bài tập
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài
- HS phát biểu, lớp nhận xét
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS lắng nghe, suy nghĩ
- HS phát biểu, lớp nhận xét
- HS đọc
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS trình bày, lớp nhận xét
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà tìm hiểu bài và làm bài tập 4 trong SGK. 
Thể dục
Một số bài tập RLTTCB. Trò chơi '' Trao tín gậy''
I. Mục tiêu:
 - Ôn tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay, tung và bắt bóng theo 2 nhóm người, 3 người, nhảy dây kiểu chân trước, chân sau, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi '' Trao tín gậy'' yêu cầu biết cách chơi, bước đầu biết cách chơi, bước đầu tham gia được trò chơi để rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
II. Địa điểm và phương tiện: 
 - Sân sạch sẽ
 - Gậy, còi, bóng, dây nhảy.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Phần mở đầu: (7p)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung ,yêu cầu tiết học. 
- HS tập hợp, khởi động xoay các khớp
- Tập bài TD phát triển chung
 2. Phần cơ bản (23p)
 a. Bài tập RLTTCB
 - GV nêu yc của tiết học và chia lớp thành 2 nhóm HS
 - HS ôn lần lượt từng môn theo nhóm: 
 + Ôn tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay.
 + Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 2 người, 3 người.
 + Ôn nhảy dây kiểu chân trước,chân sau.
 - GV đi từng nhóm kiểm tra,sửa lỗi ( nếu có).
b. Trò chơi'' Trao tín gậy''.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích và kết hợp chỉ dẫn làm mẫu.
- HS chơi thử 2- 3 lần.
- GV cử vài HS làm trọng tài.Các nhóm tổ chức chơi .
3. Phần kết thúc: (5p)
- GV cùng HS nhận xét, hệ thống lại bài.
- HS thả lỏng cơ thể
- GV dặn dò . 
Thể dục 
 Di chuyển tung, bắt bóng, nhảy dây
 trò chơi '' Trao tín gậy''
I. Mục tiêu: 	
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người, nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.Y/ c thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học di chuyển tung ( chuyền) và bắt bóng. Y/ c biết cách thực hiện được động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi '' Trao tín gậy'' - Y/ c biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy- học
- Còi, dây, bóng, tín gậy.
III. Hoạt động dạy- học
1. Phần mở đầu (7p)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng theo đội hình 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung 
( mỗi động tác 2x 8 nhịp).
2. Phần cơ bản (23p)
 a. Bài tập rèn luyện TTCB:
- Học mới di chuyển tung và bắt bóng: GV nêu tên động tác, làm mẫu sau đóchia tổ tập luyện.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: Dàn hàng ngang tập luyện.
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi '' Trao tín gây'' : Gv nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử sau đó tổ chức cho HS chơi 
3. Phần kết thúc: (5p)
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Tập 1 số động tác hồi tỉnh.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học, giao bài về nhà.
Luyện Tiếng Việt
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu:
 - Luyện cho học sinh kể bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người.
 - Khắc sâu ý nghĩa truyện, tính cách, hành động của nhân vật trong mỗi truyện bạn kể.
 - Lời kể chân thật, sinh động, giàu hình ảnh, sáng tạo.
 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng dạy- học:
 HS sưu tầm các truyện viết về lòng dũng cảm.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hướng dẫn kể chuyện:
 a.Tìm hiểu đề:
 - Gọi HS đọc đề- GV ghi đề lên bảng
 - GV phân tích đề, gạch dưới từ ngữ: lòng dũng cảm, đã nghe, đã đọc.
- Gọi 4 HS đọc gợi ý
- GV gợi ý cho HS rõ đề.
 b. Kể chuyện trong nhóm.
- Gv chia nhóm: mỗi nhóm 6 HS và y/ c kể chuyện và nói ý nghĩa câu chuyện cho các bạn trong nhóm nghe.
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
c. Thi kể chuyện trước lớp:
- Gọi HS lên kể chuỵen trước lớp. Khuyến khích HS khác đặt câu hỏi về nội dung chuyện, ý nghĩa câu chuyện.
- GV và cả lớp bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn.
3. Củng cố: - Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
 - HS nối tiếp đọc đề.
 - 4 HS đọc nối tiếp gợi ý.
 - HS lắng nghe.
 4 HS tạo thành nhóm kể cho nhau nghe.
 6 HS kể và trả lời câu hỏi các bạn đặt ra.
Kỉ thuật
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỉ thuật
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
- Sử dụng đợc cờ - lê, tua – vít để lắp.,tháo các chi tiết.
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Giáo viên giới thiệu và ghi mục bai lên bảng.
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ.
Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết và dụng cụ
khác nhau, được phân thành 7 nhóm chính, giáo viên giới thiệu lần lợt từng nhóm.
? Học sinh tự gọi tên các nhóm.
Giáo viên tổ chức cho học sinh gọi tên, nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó.
GV hướng dẫn học sinh sắp xép các chi tiết trong hộp.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng cờ - lê, tua - vít.
- Giáo viên thao tác mẫu.
Giáo viên cho học sinh thực hành.
a) Lắp vít.
b) tháo vít.
c) Lắp ghép một số chi tiết.
C. Củng cố dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Dặn đọc trước bài tuần sau.
Học sinh nhận bộ lắp ghép.
Học sinh quan sát và lấy các chi tiết và dụng cụ phân thành từng nhóm.
Học sinh gọi tên các nhóm.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
Học sinh quan sát giáo viên thức hiện.
Giáo viên cho học sinh thực hành.
Lắng nghe.
Luyện Tiếng Việt
Tập làm văn
Tự học
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng thêm cho HS và giúp các em hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ đề: Dũng cảm
- Biết một số thành ngữ - sử dụng từ thành ngữ đã học để đặt câu
II. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Cho HS làm bài tập 1,2,3,4
- HS làm bài tập vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu, chấm 1 số bài
- Chữa bài
Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm
a. Từ cùng nghĩa: Can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, anh hùng...
b. Từ trái nghĩa: Nhát gan, nhút nhát, hàn hạ...
Bài 2: Cho HS nêu câu mình vừa đặt
- 2 HS nêu
Bài 3: Dũng cảm, Dãnh mãnh, anh dũng
Bài 4: Vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt
 IV. Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà tập đặt câu với các từ, các thành ngữ vừa tìm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_26_duong_thi_thuy_hao.doc