Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 - Dương Thị Thuý Hảo

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 - Dương Thị Thuý Hảo

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Cho HS nêu các loại góc đã học.

- HS nêu qui tắc tính chu vi, diện tích của 1 hình vuông.

2. Bài mới : (30p)

Bài 1 :

HS quan sát hình vẽ SGK và nhận biết các cạnh song song với nhau; các cạnh vuông góc với nhau.

GV gọi 1 HS nêu kết quả

HS khác nhận xét

 GV kết luận .

Bài 2 : Yêu cầu HS vẽ hình vuông với cạnh cho trước.

Từ đó tính chu vi và diện tích.

- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. ĐS: chu vi: 12cm; diện tích: 9cm2

 

doc 19 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34 - Dương Thị Thuý Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai, ngày 2 tháng 5 năm 2011
Nghỉ bù ngày 30 / 4
Đã dạy bù vào tuần 33
Thứ ba, ngày 3 tháng 5 năm 2011.
Nghỉ bù ngày 1 / 5
 Thứ tư, ngày 4 tháng 5 năm 2011
(Dạy bài thứ 3)
Toán
Ôn tập về hình học.
I. Mục tiêu 
 - Nhận biết được 2 đường thẳng song song,hai đường thẳng vuông góc.
 - Tính chu vi, diện tích của 1 hình vuông,hình chữ nhật.
 - BT cần làm: 1, 3, 4.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Cho HS nêu các loại góc đã học.
- HS nêu qui tắc tính chu vi, diện tích của 1 hình vuông.
2. Bài mới : (30p)
Bài 1 : 
HS quan sát hình vẽ SGK và nhận biết các cạnh song song với nhau; các cạnh vuông góc với nhau. 
GV gọi 1 HS nêu kết quả 
HS khác nhận xét
 GV kết luận .
Bài 2 : Yêu cầu HS vẽ hình vuông với cạnh cho trước. 
Từ đó tính chu vi và diện tích.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. ĐS: chu vi: 12cm; diện tích: 9cm2 
Bài 3 : HD HS Tính chu vi và diện tích các hình đã cho , so sánh các kết quả tương ứng rồi viết Đ vào câu đúng S vào câu sai.
GV gọi HS nêu kết quả, Cả lớp theo dõi nhận xét.
KQ: a) S	b)S	c) S	d) Đ	
Bài 4 : GV HD HS cách làm 
Bước 1 : Tính diện tích phòng học.
Bước 2 : Tính diện tích viên gạch lát.
Bước 3 : Tính số viên gạch để lát.
Cả lớp làm vở, 1 HS làm bảng phụ. ĐS: 1000 viên gạch
3. Củng cố dặn dò: (4p)
Gv tổng kết bài. GV nhận xét giờ học .
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Lạc quan - Yêu đời.
I. Mục tiêu: 
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm(BT1);biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan - yêu đời (BT2, BT3)
* HS khá, giỏi tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ (BT3).
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số phiếu học tập ghi nội dung các BT 1,2, 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- GV gọi 1 HS nêu nội dung cần ghi nhớ trong tiết trước.
- Gọi 1 HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
2. Bài mới : (30p)
a, Giới thiệu bài :GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
b, HD HS làm bài tập.
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài tập .
GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, các nhóm làm bài, sau đó dán bài lên bảng lớp.
 GV giải thích cho HS hiểu nghĩa các từ
+ Vui chơi : hoạt động giải trí
+ Vui lòng: vui vẻ trong lòng
+ Giúp vui: làm cho ai việc gì đó
+ Vui mừng: rất vui vì được mong muốn
+ Vui nhộn: vui một cách ồn ào
+ Vui sướng: vui vẻ và sung sướng
+ Vui thích; vui vẻ và thích thú
+ Vui tính: người có tính luôn vui vẻ
+ Vui tươi: vui vẻ, phấn khởi
+ Vui vẻ: có vẻ ngoài lộ rõ tâm trạng rất vui
+ Mua vui: tìm cách tiêu khiểm
+ Vui thú: vui vẻ và hào hứng
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua.
Bài 2 : Hs nêu yêu cầu bài tập
Các nhóm trình bày câu tự đặt với từ mình lựa chọn, cả lớp và GV nhận xét tính điểm thi đua.
Bài 3 : Hs nêu yêu cầu bài tập
 - Các nhóm thi đua tìm từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó.
- Các nhóm làm bài, sau đó dán nhanh bài lên bảng lớp . 
- Cả lớp và GV nhận xét và tính điểm thi đua.
3. Củng cố dặn dò : (4p)
 GV phân thắng thua và nhận xét giờ học. 
 Hs đọc lại các từ nói về lòng lạc quan yêu đời 
Lịch sử:
Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu:
 Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê - thời Nguyễn.
II. Đồ dùng dạy học:
 Phiếu học tập của học sinh 
 Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong sgk được phóng to 
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:(2P)
2. Nội dung chính:
* HĐ1:Làm việc cá nhân.(15')
 - GV đưa các sự kiện, giải thích bằng thời gian và yêu cầu học sinh điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác.
 - HS dựa vào kiến thức đã học, làm theo yêu cầu của giáo viên 
 * HĐ2.Làm việc theo lớp.(18')
 GV đưa ra một danh sách các chiến lớn trong lịch lịch sử và các nhân vật .
+ Hai Bà Trưng
+ Ngô Quyền 
+ Đinh Bộ Lĩnh 
+ Lê Hoàn 
+ Lý Thái Tổ 
+ Lý Thường Kiệt 
+ Trần Hưng Đạo 
+ Lê Thánh Tông 
+ Nguyễn Huệ 
.........
- GV yêu cầu một số học sinh ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên và các trận đánh(khuyến khích các em tìm thêm các nhân vật lịch sử khác và kể về công lao của họ trong các giai doạn lịch sử đã học ở lớp 4 )
3. Củng cố dặn dò.(2')
 GV nhận xét giờ học và dặn về nhà ôn tiếp bài tiết sau học tiếp.
Chính tả. (Nghe viết)
 Nói ngược 
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài vè dân gian theo thể thơ lục bát..
- Làm đúng bài tập 2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ viết lẫn)
II. đồ dùng dạy học
- GV vết bảng phụ BT2, chỉ viết những từ ngữ có tiếng cần lựa chọn ( dải , rải, giải, giãi) ( Ra / gia / da )...
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : (5p) 
2 HS lên bảng viết 5 từ láy theo yêu cầu bài tập 3a.
Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : (30p) 
a, Giới thiệu bài : 
GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
b, HD HS nghe viết : 
GV đọc bài vè “Nói ngược”, HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm bài vè 
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài theo thể thơ lục bát, những từ ngữ dễ viết sai
 ( Liếm lông, nậm rượu, ...)
- HS nói về nội dung bài vè ( Những chuyện phi lí ngược đời, không thể nào xẩy ra nên gây cười )
- GV đọc bài , HS viết bài vào vở.
- GV đọc bài, HS khảo bài, HS đổi vở kiểm tra bài của bạn.
c, HD HS làm bài tập chính tả.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập, HS nêu cách làm, GV HD thêm.
- HS làm bài vào vở BT.
Trò chơi : GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mới 3 nhóm HS thi tiếp sức.GV và HS theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò : (3p) 
GV nhận xét tiết học. yêu cầu HS về nhà đọc lại thông tin BT 2, kể lại cho người thân nghe
Buổi chiều: Kĩ thuật
Thầy Chính dạy
Khoa học
Ôn tập: Thực vật và động vật ( tiết 2)
I.Mục tiệu :
Ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh hoạ trang 136, 137 SGK
III.Hoạt động dạy học.
1. GV giới thiệu bài:
2. Nội dung ôn tập
*Về vai trò của nhân tố con người với tư cách là một mắt xích trong chuổi thức ăn.
- GV yêu cầu hai HS ngôig cùng bàn quan sát hình 136, 137 và trả lời:
+ Kể những gì em biết trong sơ đồ ?
+ Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuổi thức ăn trong đó có người.
Hai HS ngồi cùng bàn quan sát trao đổi và nói cho nhau nghe.
- Yêu cầu hai HS lên bảng viết lại sơ đồ chuổi thức ăn trong đó có con người.
- Gọi HS khác giải thích sơ đồ chuổi thức ăn trong đó có con người.
( Cỏ ị Bò ị Người)
- GV giảng thêm và trả lơi.
+ Con người có phải là một mắt xích trong đó có chuổi thức ăn không ?
Vì sao ?
+ Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
+ Điều gì sẽ xẩy ra, nếu một mắt xích trong chuổi thức ăn bị đứt, cho thí dụ ?
+ Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời:
GV kết luận chung 
3.Củng cố dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị ôn tập
Hoạt động tập thể
Chăm sóc bồn hoa và Trò chơi dân gian
I.Mục tiêu: 
- HS có ý thức chăm sóc bồn hoa cây cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường chung.
- Chơi trò chơi dân gian.
II.Hoạt động dạy học:
A. Chăm sóc bồn hoa:
Phân công nhiệm vụ.
GV chia lớp thành ba tổ. Giao nhiệm vụ cho các tổ cụ thể như sau:
Tổ 1: Trồng cây hoa.
Tổ 2: Vun xới bồn hoa.
Tổ 3: Tưới nớc. 
Thực hành:
Các tổ làm việc theo hướng dẫn của tổ trưởng. GV bao quát chung.
GV nhận xét kết quả làm việc ccủa từng tổ. Tuyên dương khen gợi những HS tích cực, có ý thức lao động tập thể.
B. Chơi trò chơi dân gian : Trồng nụ - trồng hoa.
 GV cho HS đúng thành vòng tròn . GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi
 Hướng dẫn cách chơi : Một em làm mèo, một em là chuột , cả lớp đứng thành vồng tròn cổ vũ
 Cho hs chơi thử , gv nhận xét
 HS tổ chức trò chơi. GV quan sát nhăchs chơi an toàn.
C.Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Thứ năm, ngày 5 tháng 5 năm 2011
Tập đọc
Ăn “mầm đá”
I. Mục tiêu 
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể vui hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhận vật và người dẫn chuyện.
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống (trả lời được các câu hỏi SGK).
II, Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
GV gọi 2 HS đọc bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới (28p)
a, Giới thiệu bài.
b, HD luyện đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài 2 - 3 lượt.
- GV kết hợp HD HS xem tranh minh họa truyện; Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ ở phần chú giải ; Đọc đúng các câu hỏi câu cảm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn - Giọng vui hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện: Giọng Trạng Quỳnh ..., Giọng chúa ... 
c. Tìm hiểu bài :
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs 
 - Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món" mầm đá " ?
- Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
- Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không ? vì sao?
- Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng ?
- Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh ?
- Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy mầm đá là món lạ thì muốn ăn
- Ninh đá, chuẩn bị 1 lọ tương..., chờ chúa đói mèm cho ăn
- ... không hề có món đó.
- Vì đói quá ...
- Trạng Quỳnh là người thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa : No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
d, HD đọc diễn cảm:
- Mỗi tốp 3 HS luyên đọc toàn truyện theo cách phân vai ( Người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh.)
- GV HD HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn truyện theo cách phân vai.
- Lớp và GV nhận xét tìm ra bạn đọc hay.
3. Củng cố dặn dò : (4p) 
GV nhận xét tiết học yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc lại bài văn, kể lại truyện vui trên cho người thân. 
Toán 
Ôn tập về hình học (tt)
I. Mục tiêu 
- Nhận biết và vẽ được 2 đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích hình bình hành.
- BT cần làm: 1, 2, 4(chỉ y/c tính diện tích hình bình hành).
II. Hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ: (5p)
HS nêu qui tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình thang.
2. Luyện tập: (30p) 
Bài 1 : GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK để nhận biết 
DE là đoạn thẳng song song với AB 
 CD vuông góc với BC . 
Gọi HS nhận xét, GV kết ... iện nghiêm túc mọi nề nếp thể dục
 vệ sinh, xếp hàng, sinh hoạt Đội
 - Tham gia tốt các hoạt động của trường lớp 
Buổi chiều Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục tiêu
 - HS chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhận vật (kể thành chuyện).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài : (3p)
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. HD HS hiểu yêu cầu của đề bài. (10p)
- 1 HS đọc đề bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1,2,3 trong SGK.
- Có thể kể chuyện theo 2 hướng.
+ Giới thiệu 1 người vui tính...
+ Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về 1 người vui tính...
- Một số HS nói nhân vật mình chọn kể.
3. HS thực hành kể chuyện:(20p)
a, KC theo cặp : HS thực hiện GV theo dõi HD góp ý.
b, Thi KC trước lớp :
- Một vài HS tiếp nối thi KC, nói ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi của bạn( nếu có).
GV HD cả lớp nhận xét nhanh về lời kể của từng HS theo tiêu chí đánh giá.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.Sau đó GV kể cho HS nghe 2 câu chuyện 
4. Củng cố dặn dò : (3p)
GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện, hoặc viết lại vào 
 vở câu chuyện đã kể ở lớp.
Địa lí
Ôn tập học kì II
I. Mục tiêu
- Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam :
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng .
- Hệ thống tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo. 
II. Đồ dùng dạy học
 Các bảng hệ thống cho HS điền.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu tiết học (3p)
2. Hướng dẫn ôn tập (30p)
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân. 
Bước 1 : HS làm câu hỏi 3, 4. trong SGK.
 HS trao đổi kết quả trước lớp 
 - Lớp và GV nhận xét 
 ( Đáp án câu 4 : 4.1: ý d; 4.2 ý b; 4.3 ý b; 4.4 ý b)
Hoạt động 2 Làm việc theo N2 : 
Bước 1: HS thảo luận N2 câu hỏi 5 SGK.
Bước 2 : Đại diện các nhóm trả lời
 Lớp và GV nhận xét 
( Đáp án câu 5 : Ghép 1 với b; 2 với c; 3 với a ; 4 với d; 5 với e; 6với đ)
3. Củng cố dặn dò : (3p)
 GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học.
.
Luyện Địa lí
Ôn tập địa lí 
I.Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn tập các kiến thức địa lí đã học từ đầu năm đến nay .
II. Hoạt động dạy học .
1. Giới thiệu bài (3p)
2. Hướng dẫn hs ôn tập (30p)
Gv chia nhóm, nêu câu hỏi cho HS, các nhóm tiến hành thảo luận , đại diện nhóm trình bày kết quả.
Lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng .
Câu hỏi ôn tập : 
Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ .
Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò ?
Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ?
Hãy nêu tên một số di tích lịch sử ,danh lam thắng cảnh của Hà Nội .
Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ .
Nêu đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung
Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch ?
Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta.
3. Củng cố, dặn dò (3p) 
 Gv tổng kết bài, nhận xét tiết học 
 Dặn dò hs ôn tập tốt để kiểm tra cuối kì . 
Luyện tiếng việt
ôn tập đọc tuần 33, 34
I. Mục tiêu 
Giúp hs ôn tập ,củng cố các bài tập đọc tuần 33,34.
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (2p) 
2. Hướng dẫn hs ôn tập (30p) 
Hướng dẫn đọc và luyện đọc:
- Gọi một hoặc hai HS đọc lại các bài tập đọc. GV sửa sai.
- Cho HS nhắc lại giọng đọc của từng bài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp. Một em đọc, một em nghe và ngược lại.
- Mời 3 – 4 cặp thi đọc trước lớp. Lớp và GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm các đoạn ở các bài tập đọc .
- Cho HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai (nhóm 3) bài : Vương quốc vắng nụ cười - Đại diện 3 tổ mời 3 nhóm lên thể hiện.
- Lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất, tuyên dương trước lớp.
- Mời một HS đọc lại các bài và nêu nội dung từng bài .
3. Củng cố, dặn dò: (4p) 
 GV nhận xét tiết học. Dặn hs ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra khảo sát lần 4.
 Luyện toán 
Ôn tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu 
Ôn tập ,củng cố cho Hs về toán tìm số trung bình cộng .Học sinh hoàn thành bài tập tóan bài 169 ở VBT.
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (2p)
2. Hướng dẫn hs làm bài tập (30p)
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài , làm bài cá nhân vào vở. KQ: a) 2830	b) 4164.
Bài 2. Hs nêu yêu cầu bài. Gv hướng dẫn hs làm bài : tìm số tờ báo của mỗi lớp rồi tìm trung bình mỗi khối lớp mua bao nhiêu tờ báo .
ĐS: 179 tờ báo 
Bài 3: Hs nêu yêu cầu bài.
Bài 4: Hs nêu yêu cầu bài. Gv hướng dẫn ,hs làm bài vào vở . 
KQ: a) 340 000 đồng 	b) 255 000 đồng.
3. Củng cố – dặn dò (5p) 
Gv chấm một số vở.
Gv nhận xét tiết học .
Luyện tóan
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu 
Ôn tập, củng cố cho học sinh về hai đường thẳng //, vuông góc và vận dụng tính chu vi, diện tích một số hình .
Hs hoàn thành bài tập ở VBT, bài 168.
II. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (3p)
2. Hướng dẫn hs làm bài tập (30p)
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài , vẽ đường thẳng đi qua B và //với AD.
Hs vẽ vào vở.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài.
Gv hướng dẫn : tìm cạnh của hình vuông rồi khoanh vào đáp án đúng .
HS làm bài , chữa bài .
KQ: C. 64 cm2 
Bài 3: Hs nêu yêu cầu bài.
GV hướng dẫn HS tính diện tích của hình vuông và chu vi hình chữ nhật tương ứng với bao nhiêu ô vuông , sau đó vẽ hình .
Hs tính và vẽ hình vào vở. GV quan sát giúp đỡ thêm.
Bài 4: Hs nêu yêu cầu bài.
Hs quan sát hình và làm bài vào vở .
GV hướng dẫn hs tính câu a), b) : tính diện tích và chu vi của hình vuông và hình chữ nhật.
ĐS: b) 69 cm2 ; c) 52cm2.
3. Củng cố –dặn dò (3p)
Gv chấm một số bài, nhận xét tiết học .
Mĩ thuật
Thầy Chính dạy 
Thể dục
Nhảy dây - Trò chơi : Lăn bóng bằng tay.
I. Mục tiêu
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi lăn bóng bằng tay. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm - Phương tiện.
- Sân trường . 1 quả bóng; dây nhảy; 4 bóng chuyền tay để tổ chức trò chơi.
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu: (7p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu bài học.
- HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình sân trường : 200 - 250 m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn các động tác tay, chân, lưng - bụng, toàn thân, nhảy của bài TDPTC.
* Trò chơi khởi động ( Do GV chọn )
2. Phần cơ bản : (23p)
- GV chia lớp thành 2 tổ tập luyện : 1 tổ nhảy dây, 1 tổ chơi trò chơi, sau 9 - 10 phút đổi địa điểm và nội dung tập luyện.
a, Nhảy dây : 
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- GV làm mẫu sau đó chia tổ và địa điểm và nêu yêu cầu về kĩ thuật, thành tích và kỉ luật tập luyện, sau đó cho HS về địa điểm để tự quản tập luyện. GV giúp đỡ và uốn nắn những động tác sai.
b, Trò chơi vận động : 
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho HS chơi 1 - 2 lần. Cho HS chơi chính thức 1 - 2 lần dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
3. Phần kết thúc : (5p) 
- GV cùng HS hệ thống bài : Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác hồi tĩnh và trò chơi ( Do GV chọn) 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
Thể dục
Nhảy dây - Trò chơi : Dẫn bóng
I. Mục tiêu
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi dẫn bóng. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm - Phương tiện.
- Sân trường .2 còi; dây nhảy; 4 bóng chuyền để tổ chức trò chơi.
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:(7p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu bài học.
- HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc theo vòng tròn.
- Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân, vai. 
- Ôn các động tác tay, chân, lưng - bụng, toàn thân, nhảy của bài TDPTC.
* Trò chơi khởi động ( Do GV chọn )
* Kiểm tra bài cũ ( ND do GV chọn )
2. Phần cơ bản : (23p)
- GV chia lớp thành 2 tổ tập luyện : 1 tổ nhảy dây, 1 tổ chơi trò chơi, sau 9 - 10 phút đổi địa điểm và nội dung tập luyện.
a, Nhảy dây : 
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- GV làm mẫu sau đó chia tổ và địa điểm và nêu YC về kĩ thuật, thành tích và kỉ luật tập luyện, sau đó cho HS về địa điểm để tự quản tập luyện. GV giúp đỡ và uốn nắn những động tác sai.
b, Trò chơi vận động :
 	GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho HS chơi 1 - 2 lần. Cho HS 
chơi chính thức 1 - 2 lần dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
3. Phần kết thúc : (5p)
- GV cùng HS hệ thống bài : Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác hồi tĩnh và trò chơi 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
 _________________________
 ___________________________
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn
I/ Mục tiêu:
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỉ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác, lắp các chi tiết của mô hình.
II/ Đồ dùng:
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Hoạt động dạy học.
* Hoạt động 2 : Chọn và kiểm tra các chi tiết 
- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ.
- Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
a) Lắp từng bộ phận:
b) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh:
Hướng dẫn 4 : Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+ Lắp đúng kỉ thuật, quy trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn.
- HS dựa vào tiêu chí trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
- GV nhận xát đánh giá kết quả học tập qua sản phẩm của học sinh .
3 Nhận xét dặn dò:
GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kỷ năng khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn.
 __________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_34_duong_thi_thuy_hao.doc