Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1- Bài cũ:(5p) Gọi một HS kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.

 GV nhận xét, ghi điểm.

2- Bài mới:(27p)

a) Giới thiệu bài. Chiếu mục bài

b) GV kể chuyện.

GV kể câu chuyện “Lời ước dưới trăng” – Giọng chậm rải, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong truyện tò mò, hôn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng.

- GV kể lần 1, HS nghe.

- GV kể lần 2, có dùng tranh minh hoạ chiếu trên màn hình

GV kể lần 3.

doc 41 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2011
Kể chuyện
 Lời ước dưới trăng
I. Mục tiêu: 
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa(SGK);kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng(do GV kể)
- Hiểu truyện ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người .
- THDGMT ở mức độ gián tiếp.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Máy chiếu đa năng 
III. Hoạt động dạy- học:
Bài cũ:(5p) Gọi một HS kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
 GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:(27p) 
a) Giới thiệu bài. Chiếu mục bài
b) GV kể chuyện.
GV kể câu chuyện “Lời ước dưới trăng” – Giọng chậm rải, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong truyện tò mò, hôn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng.
GV kể lần 1, HS nghe.
GV kể lần 2, có dùng tranh minh hoạ chiếu trên màn hình
GV kể lần 3.
 c) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của BT.
* KC trong nhóm: HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2, sau đó kể toàn chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
* Thi KC trước lớp:
+ Hai, ba tốp HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ HS kể xong, trả lời các câu hỏi a-b-c của yêu cầu 3. 
Lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm, cá nhân KC hay nhất, hiểu truyện nhất.
Củng cố, dặn dò:(3p)
- GV nêu câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì.
- HS phát biểu, GV chốt lại: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúcs cho con người. Vẻ đẹp của ánh trăng cũng góp phần đem đến niềm hy vọng tốt đẹp cho con người.
- GV nhận xét tiết học.
 ___________________________
Địa lí
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I.Mục tiêu:
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống(Gia-rai, Ê-đê, Ba-na,Kinh...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên:
 Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố,nữ thường quấn váy.
- HS khá, giỏi quan sát tranh ảnh mô tả nhà rông.
- THDGMT : Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Tây Nguyên.
II.Đồ dùng dạy học: 
 	- Máy chiếu đa năng 
III. Hoạt động dạy học: 
 1. Bài cũ: (5p)
 Gọi HS lên nhắc lại ghi nhớ bài “Tây Nguyên”.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:(28p) 
 a) Giới thiệu bài. Chiếu mục bài trên bảng
 b) Phát triển bài.
 * Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc chung sống.
+ HĐ 1: Làm việc cá nhân.
 Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK rồi trả lời các câu trên màn hình.
- Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
- Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?.
- Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những gì riêng biệt (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)?.
- Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?.
 Bước 2: Gọi vài HS trả lời. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV nói: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Chiếu một số hình ảnh về các dân tộc cho HS quan sát.
 * Nhà rông ở Tây Nguyên.
+ HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
 Bước 1: 
- Chiếu hình ảnh nhà rông
- Cho HS thảo luận cặp đôi, quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi.
- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?.
- Nhà rông thường được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông. (nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?).
- Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?.
 Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
GV nhận xét, kết luận, tích hợp GDBMT: Người dân Tây Nguyên là nhà Rông để ở , tránh ẩm thấp và thú dữ. Như vậy người dân ở đây đã biết cải tạo môi trường sống của
mình để thích nghi với MT.
 * Trang phục, lễ hội.
+ HĐ 3: Làm việc theo nhóm.
 Bước 1: Các nhóm dựa vào mục 3 SGK và các hình 1,2,3,5,6 để thảo luận theo gợi ý sau:
- Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?.
- Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc tromg hình 1,2,3.
- Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?.
- Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?.
- Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội? (Múa hát, uống rượu cần ...).
- ở Tây nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về nội dung trang phục và lễ hội của ngời dân Tây Nguyên.
 Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận và giải thích thêm.
Sau đó GV cho HS hệ thống hoá kiến thức về Tây Nguyên bằng sơ đồ:
 	Tây Nguyên
 Nhiều dân tộc Trang phục. 
Chung sống Nhà rông Lễ hội
- Giáo vien cho HS quan sát hình ảnh các trang phục, lễ hội ở Tây Nguyên
3. Củng cố, dặn dò: (2p)
 Nhận xét giờ học. 
 Dặn về học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
Toán
Biểu thức có chứa hai chữ
 I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ số.
- Biết tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
- Bài tập cần làm: Bài1; B2 (a, b); B3( hai cột); HS khá, giỏi làm hết
II. Đồ dùng dạy học:
 	Bảng phụ viết sẵn ví dụ SGK. 
III. Hoạt động dạy - học:
 1 Bài cũ:(5p) 	GV gọi 2HS chữa BT 3&4.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 2 Bài mới: (28p) 
a) Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ.
 - GV nêu ví dụ và giải thích cho HS biết, mỗi chỗ “ ..... “ chỉ số con cá câu được.
 - GV nêu mẫu, chẳng hạn vừa nói vừa viết từng cột ở bảng kẻ sẵn bảng phụ.
Số cá của anh
Số cá của em
Số cá của hai anh em
3
4
0
a
2
0
1
b
3+ 2
4+0
0+1
a +b
a+b là biểu thức có chứa hai chữ.
Nếu a = 3 thì b = 2 thì a+b = 3+2 = 5; 5 là giá trị của biểu thức a+b
Nếu a = 4 thì b = 0 thì a+b = 4+ 0 = 4; 4 là giá trị của biểu thức a+b
Nếu a = 0 thì b =1 thì a+b = 0+1 = 1; 1 là giá trị của biểu thức a+b.
b) Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
 Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5. 5 là giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
 GV nhận xét: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị biểu thức a+b.
c) Thực hành :
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức.
Nếu d =10 và c = 25 thì c + d = 10 + 25 = 3 Ta nói: 35 là giá trị của biểu thức.
Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm.
Bài 2: Cả lớp giải vào vở.
	a) a-b = 32-20 = 12; 	b) a-b = 45-36 = 9;	a-b = 18 m – 10 m = 8 m. 
Bài 3: GV kẻ bảng, giải thích bài mẫu.
 GV gọi một số HS lên bảng tính giá trị của biểu thức.
a
12
28
60
70
b
4
4
6
10
a x b
48
112
360
700
a : b
3
7
10
7
 Gv hướng dẫn hs khá, giỏi làm bài 4.
Bài 4: HDHS khá, giỏi
 HS làm vào vở.
 Cho Hs đọc kết quả bài làm. GV nhận xét.
Củng cố – dặn dò. (2p) 	
 GV hem. bài – nhận xét.
	GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
I.Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người,tên địa lí Việt Nam 
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1,BT2, mụcIII), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3)
*HS khá giỏi làm được đầy đủ BT3( mụcIII)
- THGDMT ở mức độ gián tiếp .
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bản đồ tự nhiên Việt Nam 
 Phiếu học tập ghi sẵn
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ : (5p) 
 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LT VC –T6.
 GV gọi HS chữa BT 2. GV nhận xét, ghi diểm.
2. Bài mới:(28p) 
a. Giới thiệu bài.
b. Phần nhận xét. 
- Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm bài.
- Đọc các tên riêng vừa tìm được.
 Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ.
 Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng.
- GV KL: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
c. Phần ghi nhớ: Hai đến ba HS đọc nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm lại 
d. Phần luyện tập:
 Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài.
 Mỗi Hs viết tên mình và địa chỉ gia đình. Mời 2-3 em viết bài trên bảng lớp. Gv nhận xét đúng/sai.
VD: Cao Thị Nga, xóm 2, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, thành phố Hà Tĩnh.
 Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1.
 HS viết. GV kiểm tra, nhận xét.
VD: Xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn.
 Xã Sơn An, huyện Hương Sơn ....
 Bài 3: Hs đọc yêu cầu của bài.
GV phát phiếu cho Hs làm bài theo nhóm.
Cho HS quan sát bản đồ để viết tên các quận, huyện ... tìm tên bản đồ.
Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng, đoc kết quả. Lớp và GV nhận xét.
VD: a) Huyện Hương Sơn, thành phố Hà Tĩnh.
	 b) Hồ Gươm, hồ Tây, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn ....
3. Củng cố, dặn dò:(2p) 
 HS nhắc lại quy tắc viết hoa.
Gv liên hệ tích hợp GDBVMT: Các danh lam, di tích lịch sử: Hồ Gươm, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn.... chúng ta phải biết bảo vệ, tôn tạo.
 GV nhận xét tiết học.	
 ___________________________
 Luyện toán
Luyện tập
i.Mục tiêu:
- Luyện về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại. Giải
bài toán có lời văn.
- Nâng cao một số kiến thức cho học sinh giỏi.
II. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài (3p )
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 28p)
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: Tính rồi thử lại
Hs làm bài, chữa bài
Kết quả: a) 70680	b) 71990	c) 67623	d)7784
Lớp, gv nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2 : HS đọc bài toán
- HS giải bài toán, chữa bài
Bài giải
Giờ thứ hai ô tô chạy được số ki- lô - mét là:
42 640 – 6 280 = 36360 (km)
Trong hai giờ ô tô chạy được số ki- lô - mét là:
42 640 + 36360 = 79 000 (km)
Đáp số: 79 000 ki- lô- mét.
- Lớp, gv nhận xét 
Bài 3 : Hs nêu yêu cầu
H squan sát hình ,vẽ theo mẫu
Gv quan sát, giúp đỡ hs yếu.
Bài 4 .Dành cho HS khá, giỏi
Cho năm chữ số khác nhau và khác 0. Hỏi có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau.
Bài làm
Ta có: 5 cách chọn chữ số hàng trăm
4 cách chọn chữ số hàng chục
3 cách chọn chữ số hàng đơn vị
Vậy các số có ba chữ số được lập là:
5 x 4 x 4 x 3 = 60 (số)
Đáp số: 60 số
----------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
 TLV: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu: 
 Củng cố cho hs về xây dựng đoạn văn kể chuyện.
II. Hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài (3p) 
Hướng dẫn hs làm bài tập (24p) 
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài, đọc cốt truyện: Vào nghề
Hs nêu các sự việc chính trong cốt truyện, gv chốt ý đúng.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài.
4 hs nối tiếp đọc 4 doạn chưa hoàn chỉnh
Hs đọc thầm lại 4 đoạn và lựa chọn một đoạn để viết lại cho hoàn chỉnh.
Gv nhắc hs chú ý chọn đoạn nào nên xem kĩ phần cốt truyện của đoạn đó, xem thử đoạn đó còn thiếu phần  ...  dạy- học:
1. Phần mở đầu:(5p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Khởi động: Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Trò chơi: Diệt những con vật có h
2. Phần cơ bản:(25p) 
 a. Tập hợp hàng ngang, gióng hàng, điểm số.
- GV làm mẫu cho cả lớp quan sát và làm theo.
- Ôn tập hơp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng trái, vòng phải: GV điều khiển lớp tập luyện. Sau đó chia tổ tập. Lớp trưởng điều khiển cả lớp tập luyện.
- GV quan sát nhận xét – sửa sai.
- GV cho các tổ thi đua trình diễm trước lớp. Lớp và GV nhận xét, bình chọn tổ tập tốt nhất, tuyên dương.
 b. Trò chơi: “Kết bạn”
 GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn HS chơi. Cho một số HS chơi thử một lần, sau đó cho cả lớp chơi chính thức.
 GV quan sát nhắc nhở hướng dẫn HS chơi chưa tốt.
 GV có thể cho HS chơi theo tổ 2 -3 lần, sau đó chơi cả lớp. Thưởng cho những em không kết hợp được trò chơi một bài hát hoặc nhảy lò cò.
3. Phần kết thúc:(5p)
	- Cho HS tập các động tác thả lỏng. 
	- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
	- GV nhận xét giờ học.
Toán
Tính chất giao hoán của phép cộng
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính
- BT cần làm: BT1, 2
II. Hoạt động dạy – học 
1.Bài cũ: (5p) 
 GV Gọi HS chữa BT 1&2.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: (25p)
a. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV kẻ bảng lên bảng: Mỗi lần cho a và b những giá trị số thì lại yêu cầu HS tính giá trị của 
b+ a, a + b rồi so sánh 2 tổng này.
GV cho HS nhận xét: Giá trị a + b và b + a luôn luôn bằng nhau
GV viết bảng: a+b = b+a
? Khi ta đổi chổ các số hạng trong một tổng thì tổngnhư thế nào? (khônh thay đổi).
GV: Đây là tính chất giao hoán của phép cộng.
b.Thực hành.
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập (căn cứ vào phép cộng ở dòng trên nêu kết quả phép cộng ở dòng dưới).
 Cho HS trả lời miệng, GV ghi nhanh lên bảng.
 a) 468 +379 = 847 b) 6509 +2876 = 9385 c) 4268 +76 = 4344
 468 +379 = 6509 +2876 = 4268 +76 =
Bài 2: Học sinh tự làm bài rồi chữa bài
	a) 48 + 12 =12 + 48 b) m + n = n + m
 	 65 + 297 = 297 + 65 84 + 0 = 0 + 84 
 	 177 + 89 = 89 +177 a + 0 = 0 + a
Bài 3: Gv hướng dẫn hs khá , giỏi làm .
 Mời đại diện hai tổ nam – nữ lên thi điền đúng điền nhanh. GV nhận xét.
 Kết quả: 
	a)2975 +4017 = 4017 +2975 b) 8364 +927 < 927 +8300
 	 2975 +4017 900+8264
 	 2975 +4017 > 4017 +2900 927 +8264 = 8264 +927 
3. Củng cố, dặn dò:(2p) 
 GV chấm một số vở. GV nhận xét giờ học.
Thể dục
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái
	 Trò chơi: “Ném trúng đích”
I. Mục tiêu:
- Biết cách đi đều vồng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
 Sân tập, còi, bóng.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:(5p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Khởi động : Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
* Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên, hít thở sâu.
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
 2. Phần cơ bản:(25p)
a. Đội hình đội ngũ
- Ôn quay sau, đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp: GV điều khiển lớp tập luyện. Sau đó chia tổ tập. Lớp trưởng điều khiển cả lớp tập luyện.
- Cho từng tổ thi đua trình diễn. GV nhận xét – tuyên dương.
* Cả lớp tập để củng cố bài.
b. Trò chơi vận động: “Ném bóng trúng đích”.
GV nêu tên trò chơi, cho HS nhắc lại cách chơi và luật chơi.
Cả lớp chơi. GV quan sát, nhận xét.
 3. Phần kết thúc:(5p)
- Tập một số động tác thả lỏng. 
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
* Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
32
Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Làm lễ chào cờ ở sân trường 
Tập đọc
Trung thu độc lập
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:(5p) 
2 HS đọc bài “Chị em tôi”- nêu nội dung bài.
	 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
 1. Giới thiệu về chủ diểm và bài đọc (dùng tranh):( 2p)
 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:(20p)
* Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 đoạn/ 2-3 lượt). GV kết hợp giúp HS hiểu các từ chú giải, hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng.
- HS luyện đọc theo cặp và một vài em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
* Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: cả lớp đọc thầm
? Anh chiến sĩ nghĩ tới Trung Thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? (anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.) 
- GV giải thích từ “Trung Thu”là tết của thiếu nhi
? Trung thu đọc lập có gì đẹp? ( trăng ngàn và gió núi bao la)
Đoạn 2: 1 HS đọc đoạn2
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? ( ,.
Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện)
? Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm Trung Thu độc lập?(đó là vẻ đẹp của đất nước )
? Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của người chiến sĩ năm xưa?
( Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực.....)
? Em ước mơ mai sau đất nước ta sẽ phát triển như thế nào? 
- GV chốt ý.HS rút ra nội dung bài học – GV ghi bảng: Tình yêu thương các e
nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ cua anh về tương lai của các em trong đêm trung thu đầu
tiên của đất nước.
 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:(8p)
- Ba HS nối tiếp đọc ba đoạn. GV nhắc nhở, hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2- thi đọc diẽn cảm đoạn , cả bài. 
- Đoạn 2: “Anh nhìn trăng và nghỉ tới ngày mai ... to lớn, vui tươi”.
- Lớp và gv nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò:(5p) 
 - GV tổng kết bài.
? Bài văn thể hiện tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? HS nêu.
 - GV nhận xét tiết học.	
 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Có kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
 - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. Hoạt động dạy học:
 1- Bài cũ:(5p) 
 Gọi HS chữa BT 3 & 4.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 2- Luyện tập: (27p) HS làm BT.
Bài 1: Cho HS thực hiện phép cộng rồi thử lại.
+ Muốn thử lại phép cộng ta làm như thế nào? Hai HS nêu:
	35462 + 27519 = 62981	62981 – 27519 = 35462	
	69108 + 2074 = 71182	71182 – 2074 = 69108.
	267345 + 31925 = 299270	299270 – 31925 = 267345.	
 1 HS lên bảng đặt tính và tính - 1 HS nêu cách thử lại và thử lại phép tính.
Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1.
	4025 – 312 = 3713	3713 + 312 = 4025
	5901 – 638 =5263	5263 + 638 = 5901
	7521 – 98 = 7423	7423 + 98 = 7521. 
Bài 3: GV ghi đề bài lên bảng
- Muốn tìm số hạng, số bị trừ chưa biết ta làm thế nào? 
- HS nêu qui tắc và vận dụng vào bài làm.
a) x + 262 = 4848 b) x – 707 =3535
 x = 4848 – 262 	 x = 3535 + 707
 x = 4586.	 x = 4242.
* Gv hướng dẫn hs khá , giỏi làm bài tập 4 và 5.
Bài 4: Một HS đọc bài toán rồi giải: 
 Giải
 Núi Phan-Xi- Păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3114 – 2482 = 715 (mét)
 Đáp số 715 mét
Bài 5: Tìm số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số.
 là 99999 và 10000.	
 Vậy hiệu là: 99999 - 10000 = 89999
 3- Củng cố – dặn dò: (2p)	 GV chấm chữa bài. GV nhận xét giờ học.
 __________________________________
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
I. Mục tiêu
 Nêu cách phòng bệnh béo phì
- Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kỹ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ , luyện tập TDTT.
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh sách giáo khoa.
III.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ:(5p) 	 
 ? Nêu cách phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
	2 HS trả lời. Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:(28p) 
* HĐ 1: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
 + Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì?
 + Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
 + Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hoặc có nguy cơ bị béo phì?
HS thảo luận nhóm theo GV sắp xếp.
Đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét.
 Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói ăn không tốt về ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động.
 Khi đã béo phì cần:
 Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng tthức ăn ít năng lượng. ăn đủ đạm, vi ta min và chất khoáng.
 Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì. Tăng cường vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
Cho một số HS nhắc lại.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm.
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho mỗi nhóm.
Các nhóm thảo luận.
Mời một số nhóm lên đóng vai.
GV và HS nhận xét, kết luận.
	Nhận xét các vai đóng.
	Gv kết luận hoạt động 2.
3.Củng cố, dặn dò: (2p) 
 GV tổng kế. GV nhận xét tiết học. 
Lịch sử
 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
I. Mục tiêu :
- Kể ngăn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
- Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng.
+ ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu học tập của học sinh.
 III. Hoạt động dạy - học: 
 1. Bài cũ: (5p)
 Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 - GV nhận xét chung.
 2.Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài.(1p)
 HĐ1: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.	(5p)
- Ngô Quyền là người ở đâu?(ở xã Đường Lâm)
- Ông là người thế nào? Ông là con rể của ai?
HĐ2: Trận Bạch Đằng (7p)
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu
? Vì sao có trận Bạch Đằng?
? Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
- Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
- Kết quả của trận Bạch Đằng?
- GV nhận xét, bổ sung.
 HĐ3: ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng ( 8p)
? Sau khi chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền
đã làm gì?
? Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa ntn đối với dân tộc ta?
- GV nhận xét chốt ý nghĩa của trận chiến thắng Bạch Đằng.
HĐ4: Trò chơi " Ô chữ" (6p)
- GV nêu cách chơi, cách phân thắng thua.
- Cho HS chơi.
- GV nhận xét 
3.Cũng cố, dặn dò: (3p)
 Cho HS đọc ghi nhớ.
 GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_7.doc