Giáo án đủ môn Tuần 22 Lớp 3

Giáo án đủ môn Tuần 22 Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện:

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

 2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.

 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng khâm phục nhà bác học Ê-đi -xơn giàu sáng kiến.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - GV: Tranh minh họa SGK

 - HS : SGK

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án đủ môn Tuần 22 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: 
nhà bác học và bà cụ
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
 2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng khâm phục nhà bác học Ê-đi -xơn giàu sáng kiến.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh minh họa SGK	
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc thuộc lòng bài 
“ Bàn tay cô giáo”.Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
b.Hướng dẫn luỵên đọc:
* GV đọc mẫu
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Theo dõi, sửa sai cho HS
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng
- Đọc bài trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, biểu dương nhóm đọc tốt
- Gọi HS đọc cả bài
c. Tìm hiểu bài:
+ Câu: Nói những điều em biết về
 Ê- đi - xơn ? 
+ Câu 2: Câu chuyện giữa Ê- đi -xơn và bà cụ xảy ra lúc nào ? 
+ Câu 3: Bà cụ mong muốn điều gì ? 
+ Câu 4: Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ? 
+ Câu 5: Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
ý chính: Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi -xơn rất giầu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người.
 d. Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn đọc phân vai (người dẫn chuyện, bà cụ, Ê-đi-xơn)
- Cho HS đọc phân vai theo nhóm
- Cho các nhóm thi đọc phân vai
- Nhận xét, biểu dương nhóm đọc tốt
Kể chuyện
- Giao nhiệm vụ: Hãy phân vai dựng lại câu chuyện .
- Hướng dẫn kể chuyện
- Cho HS thi kể trước lớp
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 3 em đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc từng câu
- 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn trước lớp
- Nêu cách đọc
- Nhận xét
- 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn ( lần 2 )
- Đọc bài theo nhóm 4
- 2 nhóm thi đọc trước lớp, cả lớp nhận xét
- 1 em đọc cả bài
- 1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
+ Ê-đi -xơn là nhà bác học người Mỹ ông sinh ( 1847 - 1931 ). Ông đã cống hiến cho loài người hơn 1000 sáng chế.Tuổi thơ của ông đã rất vất vả, nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi ông trở thành nhà bác học vĩ đại.
+ Câu chuyện xảy ra khi ông vừa sáng chế ra đèn điện, bà cụ là một trong những người đến xem.
- Đọc thầm đoạn 2 + 3
+ Bà cụ mong có một cái xe không cần ngựa mà lại êm, mong muốn đó gợi cho Ê-đi -xơn nghĩ ra một chiếc xe điện.
- Quan sát tranh trong SGK
- Đọc thầm đoạn 4
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu, quan tâm yêu thương con người lao động và miệt mài lao động ông đã thực hiện được lời hứa.
+ Khoa học cải tạo được thế giới, cải thiện được cuộc sống con người, làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
- Vài em nêu
- Đọc ý chính
- Lắng nghe 
- Đọc phân vai heo nhóm
- 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Kể chuyện trong nhóm
- 2 nhóm thi kể chuyện
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán: 
luyện tập
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố cho HS số tháng trong một năm, số ngày trong một tháng.
 2.Kĩ năng: Củng cố kĩ năng xem lịch .
 3.Thái độ: Biết quý trọng thời gian.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tờ lịch năm 2010
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS làm bài tập 2 (trang 108)
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Xem lịch năm 2004(SGK) và trả lời câu hỏi
- Nêu từng câu hỏi trong SGK, yêu cầu HS nêu miệng
- Nhận xét
Bài 2: Xem lịch 2009 và cho biết:
a/
+ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1- 6 năm 2009 là thứ mấy?
+ Ngày Quốc khánh 2- 9 là thứ mấy?
+ Ngày Nhà giáo Việt Nam là thứ mấy?
+ Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy?
+ Sinh nhật em là ngày nào? Tháng nào? Hôm đó là thứ mấy?
+ Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày mấy ?
+ Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày mấy ?
b/ Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày nào? 
Bài 3: Trong một năm
a/ Những tháng nào có 30 ngày? 
b/ Những tháng nào có 31 ngày? 
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là: 
Vậy khoanh vào chữ C.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 3 em làm bài 2 (108)
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu bài 1
- Thảo luận theo nhóm đôi
- Trả lời miệng
a/ Ngày 3 tháng 2 là thứ ba.
 Ngày 8 tháng 3 là thứ hai.
b/ Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5
 Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 29
 Tháng 2 có 4 ngày thứ bảy là: 7, 14, 21, 28
c/ Tháng 2 năm 2004 có 29 ngày.
- Nêu yêu cầu bài 2
- Quan sát tờ lịch năm 2009
+ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 là ngày thứ tư 
+ Ngày Quốc khánh 2- 9 là thứ sáu.
+ Ngày Nhà giáo Việt Nam là chủ nhật. 
+ Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ bảy.
- Tự liên hệ.
+ Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày ba
+ Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày26.
+ Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày 2,9,16,23,30. 
- Đọc yêu cầu 
- Nêu miệng
+ Tháng có 30 ngày là: 4, 6, 9, 11 
+ Tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
- Đọc thầm yêu cầu bài tập 4
- Trình bày
+ Thứ tư.
 A. Thứ hai C. Thứ tư
 B. Thứ ba D. Thứ năm
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Thứ ba ngày 02 tháng 02 năm 2010
Toán: 
hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Có biểu tượng về hình tròn. Biết tâm, đường kính, bán kính, biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
 2.Kĩ năng: Biết cách vẽ hình tròn thành thạo.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Com pa, một số vật có dạng hình tròn.	
 - HS : Com pa nhỏ
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Những tháng nào trong năm có 30 ngày? Những tháng nào có 31 ngày?
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Giới thiệu hình tròn:
- Cho HS quan sát chiếc đồng hồ có dạng hình tròn yêu cầu quan sát, nhận xét
- Vẽ hình tròn lên bảng
M
Hình tròn tâm O
B
A
Bán kính OM
0
Đường kính AB
Nhận xét
Trong một hình tròn
 c.Vẽ hình tròn:
- Giới thiệu com pa và cho HS quan sát
- Hướng dẫn vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước 
- Xác định khẩu độ com pa bằng 2 cm, đặt đầu nhọn của com pa trùng với tâm, vẽ một vòng tròn thành một hình tròn.
 d. Thực hành:
Bài 1: Nêu tên các bán kính có trong mỗi hình tròn P
 O
 O 
 C
M N
 A B 
M 	N	A 
 Q D 
Bài 2: Em hãy vẽ hình tròn có tâm O bán kính 2 cm, tâm I bán kính 3 cm.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ và vẽ ra giấy nháp
- Quan sát, giúp đỡ 
Bài 3: Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn .
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Báo cáo sĩ số
- 2 em trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát, nhận xét
- Quan sát hình vẽ
- Lắng nghe để nhận biết
- Nêu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn
.Tâm O là trung điểm của đường kính AB
. Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
- Quan sát com pa và cách vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước
- Nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát hình vẽ và nêu các bán kính và đường kính có trong hình vẽ
- Một số em trình bày trước lớp
- Nhận xét
+ Hình 1: 
 Có các bán kính : OM, ON, OQ, OP.
 Đường kính: MN, PQ
+ Hình 2: 
 Bán kính OA và OB.
 Đường kính: AB
- Một em nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách vẽ hình tròn và vẽ hình ra giấy nháp
I
O
3 cm
2 cm
 .
- Đọc yêu cầu bài tập
- Tự vẽ bán kính OM và đường kính CD
 O
- 1 em lên bảng vẽ
- Cả lớp nhận xét M
 C D
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
Rễ cây
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết đặc điểm của các loại rễ cây, phân loại các loại rễ cây đã sưu tầm được.
 2.Kĩ năng: Nhận dạng được các loại rễ cây.
 3.Thái độ: Có hứng thú với môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Các hình vẽ trong SGK	
 - HS : Sưu tầm một số loại rễ cây.
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Hãy nêu chức năng và ích lợi của thân cây.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Họat động 1: Làm việc với SGK
+ Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của các loại rễ: rễ cọc, rễ chùm, rễ củ, rễ phụ.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4 về đặc điểm của các loại rễ
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
Kết luận :
* Đa số cây có 1 rễ to , dài xung quanh rễ đó mọc ra nhiều rễ con loại rễ đó gọi là rễ cọc.
* Rễ mọc đều nhau thành một chùm gọi là rễ chùm.
* Một số loại cây còn có rễ phình to ra tạo thành củ, gọi là rễ củ.
 c.Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
+ Mục tiêu: Phân biệt các loại rễ cây đã sưu tầm được .
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lớn
- Cho các nhóm giới thiệu về bộ sưu tập của nhóm mình.
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, biểu dương nhóm trình bày tốt.
Kết luận : Rễ cây có các loại rễ: Rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- Trả lời
- Làm việc theo cặp 
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 (82)
mô tả đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm.
- Quan sát hình 5, 6, 7 (83). Mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe.
- Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và băng dính.
- Các nhóm dính các loại rễ đã sưu tầm được và ghi chú ở dưới.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả: ( Nghe -Viết ) 
ê-đi- xơn
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nghe- viết chính xác một đoạn văn trong bài Ê-đi-xơn. Làm đúng các bài tập phân biệt tr / ch.
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập 2	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
 + Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết ra giấy nháp 5 từ có phụ âm đầu  ... Vậy: 1034 x 2 = 2068 2125 x 3 = 6375
Luyện tập:
Bài 1:Tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1và làm bài vào SGK.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập và làm bài vào bảng con
Bài 3: 
Tóm tắt:
 1 bức tường: 1015 viên gạch
 4 bức tường: ... viên gạch ?
Bài 4: Tính nhẩm
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập sau đó nêu miệng kết quả tính nhẩm
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Về làm nốt các bài tập.
- Hát
- 1 em lên bảng vẽ hình tròn, cả lớp vẽ ra giấy nháp
- Lắng nghe
- Đọc 2 phép tính
- Nêu cách đặt tính và cách tính
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp - nhận xét
 x
1234 
 x
1072
 x
4013
 2
 4
 2
2468
4288
8026
-3 em lần lượt lên bảng làm bài, nhận xét
 1023 x 3 1212 x 4 2005 x 4
x
1023
x
1212
x
2005
 3
 4
 4
3069
4848
8020
- 1 em đọc bài toán
- Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài giải:
Bốn bức tường cần có số viên gạch là:
1015 x 4 = 4060 ( viên )
 Đáp số: 4060 viên gạch.
- Nêu miệng kết quả 
- Nhận xét.
 2000 x 2 = 4000 20 x 5 = 100
 4000 x 2 = 8000 200 x 5 = 1000
 3000 x 2 = 6000 2000 x 5 = 10 000
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập viết: 
Ôn chữ hoa P
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố cách viết chữ hoa P (Ph) thông qua bài tập ứng dụng.Viết tên riêng và câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
 2.Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Mẫu chữ hoa P	
 - HS : Bảng con, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc cho HS viết chữ hoa O, Ô, ơ. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Cho HS quan sát từ và câu ứng dụng
- Yêu cầu HS đọc từ và câu ứng dụng, tìm chữ viết hoa
* Viết chữ hoa P, Ph, B
- Viết mẫu lên bảng vừa viết vừa nêu cách viết
* Luyện viết từ ứng dụng
- Cho HS quan sát từ ứng dụng, nêu ý nghĩa từ ứng dụng 
- Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
c.Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Nêu yêu cầu viết
- Quan sát giúp đỡ những em viết yếu
d.Chấm, chữa bài:
- Chấm 7 bài, nhận xét từng bài 
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài,nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà viết bài.
- Hát
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết ra bảng con chữ hoa O, Ô, ơ.
- Lắng nghe
- Quan sát, đọc từ và câu ứng dụng
- Quan sát
- Viết vào bảng con chữ hoa P, Ph, B
- Nêu ý nghĩa từ ứng dụng:
Phan Bội Châu là nhà CM vĩ đại của Việt Nam, ngoài hoạt động CM ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
- Viết từ ứng dụng vào bảng con 
- Đọc câu ứng dụng
Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
- Nêu ý nghĩa câu ứng dụng:
Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên Huế dài 60 m, rộng từ 1 đến 6 km. Đèo Hải Vân gần bờ biển Thừa Thiên Huế vào Đà Nẵng cao 1444 km, dài 20 km.
- Viết vào vở tập viết, ngồi viết đúng tư thế
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
rễ cây ( Tiếp theo )
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết ích lợi và chức năng của rễ cây.
 2.Kĩ năng: Nhận biết được các loại rễ cây trong thực tế.
 3.Thái độ: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Hình vẽ trong SGK, một số loại rễ cây.	
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Có mấy loại rễ cây? Nêu đặc điểm của từng loại rễ cây?
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
+ Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây
- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi trong phiếu bài tập
- Mời đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giữ cho cây không bị đổ.
 c.Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
+ Mục tiêu : Kể được ích lợi của một số loại rễ cây
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK thảo luận theo cặp
- Mời một số nhóm trình bày
Kết luận: Rễ (củ) một số cây dùng làm thức ăn, làm thuốc, làm đường.
- Cho HS quan sát một số loại rễ cây, yêu cầu HS nêu tên từng loại rễ cây và ích lợi của chúng.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 ( 85)
- Thảo luận theo cặp
- Một số nhóm trình bày, nhận xét
+ Rễ sắn (củ) làm thức ăn
+ Rễ nhân sâm, tam thất làm thuốc
+ Rễ củ cải đường làm đường
- Lắng nghe
- Quan sát một số loại rễ cây thật, nêu tên và ích lợi của từng loại cây.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Thứ sáu ngày 05 tháng 02 năm 2010
Toán: 
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố cách nhân số có 4 chữ số với số (có một chữ số có nhớ một lần). Củng cố về ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán bằng hai phép tính
 2.Kĩ năng: Biết vận dụng làm bài tập
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng phụ	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài: 
 Đặt tính rồi tính 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả
- Gọi HS đọc yêu cầu
Số?
Bài 2: 
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập và nêu cách làm bài
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em lên bảng đặt tính rồi tính
- Nhận xét
 1023 x 2 = 2046 1810 x 5 = 9050
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài ra bảng con
- 3 em lần lượt lên bảnglàm bài, lớp nhận xét 
a. 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b. 1050 +1050 + 1050 = 1050 x 3 = 3150
c. 2007 +2007 + 2007 + 2007
 = 2007 x 4 = 8028
- Làm bài vào SGK 
- 2 em lên bảng chữa bài 
Số bị chia
423
423
9604
5355
Số chia
3
3
4
5
Thương
141
141
2401
1071
- Tự làm bài vào vở
- 1 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét
Bài giải:
Hai thùng có lít dầu là:
1025 x 2 = 2050( lít)
Số lít dầu còn lại là:
2050 - 1350 = 700 (lít)
 Đáp số: 700 lít dầu
- Làm bài ra giấy nháp
- 2 em lên bảng chữa bài
Số đã cho
113
1015
1107
1009
Thêm 6 đơn vị
119
1021
1113
1015
Gấp 6 lần
678
6090
6642
6054
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập làm văn: 
nói, viết về người lao động trí óc
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết kể một vài điều về người lao động trí óc. Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (7- 10 câu).
 2.Kĩ năng: Nói rõ ràng, diễn đạt dễ hiểu, viết đủ ý. 
 3.Thái độ: GD học sinh biết yêu quý người lao động.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh minh hoạ nói về các nhà trí thức	
 - HS : SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS kể lại câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống.”
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
- Yêu cầu HS kể tên một số nghề lao động trí óc mà em biết 
- Gọi HS giỏi kể mẫu
- Cho HS kể theo nhóm đôi, kể về một người lao động trí óc mà em biết
- Mời một số em trình bày trước lớp
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS
Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ những em yếu
- Gọi một số em trình bày trước lớp
- Nhận xét, biểu dương và cho điểm những em làm bài tốt.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em kể chuyện 
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 1 em nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm
- 1 em giỏi kể mẫu
- Nhận xét
- Kể theo nhóm đôi
- Nối tiếp kể về một người lao động trí óc mà em biết
- Nối tiếp trình bày trước lớp
- Nhận xét
- Lắng nghe, sửa chữa
- Đọc yêu cầu bài tập 2
- Làm bài vào vở
- Nối tiếp trình bày bài
VD: Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em. Bố em làm giảng viên của một trường đại học. Công việc hàng ngày của bố là nghiên cứu và giảng bài cho các anh chị sinh viên. Bố rất yêu thích công việc của mình. Tối nào em cũng thấy bố say mê đọc sách, đọc báo hoặc làm việc trên máy vi tính. Nếu hôm sau bố em lên lớp thì em biết ngay vì bố sẽ chuẩn bị bài dạy, đánh xi cho đôi giầy đen bang. Còn mẹ thì dù bận vẫn cố là phẳng bộ quần áo cho bố
- Cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả ( Nghe - Viết ) 
một nhà thông thái
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nghe - Viết chính xác đoạn văn “ Một nhà thông thái ”. Làm đúng các bài tập phân biệt r/ d/ gi.
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập 2a	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Đọc cho HS viết.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
 * Đọc mẫu.
+ Đoạn viết có mấy câu? 
+ Những chữ nào cần viết hoa? 
- Luyện viết từ khó vào bảng con: 
* HD viết vào vở.
 - Nhăc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày bài
 - Đọc bài cho HS viết
* Chấm, chữa bài 
 - Chấm 5 bài nhận xét từng bài
c. HD làm bài tập chính tả:
 Bài 2a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, g có nghĩa như sau:
a/ Máy thu thanh thường dùng để nghe tin tức 
b/ Người chuyên nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh. 
c/ Đơn vị thời gian đơn vị nhỏ hơn phút. 
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con.
trạm bơm nước, va chạm, chim chóc,
 trai trẻ.
- Lắng nghe, quan sát ảnh SGK
+ Đoạn viết gồm 4 câu. 
+ Những chữ cái đầu câu và tên riêng cần viết hoa.
- Viết bảng con
Trương Vĩ Kỳ, rất rộng, tham gia, 
nổi tiếng
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi
- Lắng nghe
-1 em đoc yêu cầu bài 2a
- Làm bài vào vở bài tập
- 3 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét
a/ Ra-đi-ô
b/ Dược sĩ
c/ Giây.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Sinh hoạt đội

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc