Giáo án giảng bài Tuần 10 Lớp 3

Giáo án giảng bài Tuần 10 Lớp 3

Tập đọc – kể chuyện

 GIỌNG QUÊ HƯƠNG

I. Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc :

 Giọng đọc bước đầu bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

B. Kể chuyện

 Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Đồ dùng dạy – học:

 Tranh minh học truyện trong SGK

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng bài Tuần 10 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
TUẦN : 10
›š&œ
Thứ
Ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Lồng ghép
Điều chỉnh
HAI
10/10
1
Tập đọc
Giọng quê hương
2
Anh văn
3
Thể dục
4
Toán
Thực hành đo độ dài
5
Kể chuyện
Giọng quê hương
BA
11/10
1
Toán
Thực hành  (tt)
2
Mỹ thuật
3
LT&Câu
So sánh. Dấu chấm 
GDĐĐHCM
GDMT
4
TNXH
Các thế hệ ..gia đình 
GDKNS
GDMT
5
Tập viết
Ôn chữ G
TƯ
12/10
1
Tập đọc
Thư gửi bà
GDKNS
2
Anh văn
3
Thể dục
4
Toán
Luyện tập chung
Bỏ dòng 2 (3)
Bỏ ý b (5)
5
Chính tả
Giọng quê hương
GDMT
NĂM
13/10
1
Tập đọc
Tự chọn
2
Toán
Kiểm tra GHK1
3
Hát
4
TNXH
Họ nội họ ngoại 
GDKNS
5
Thủ công
Cắt dán chữ I-T
SÁU
14/10
1
Toán
Bài toán .. phép tính
2
Chính tả
Quê hương
3
TLV
Tập viết bì thư
4
Đạo đức
Chia sẻ .. cùng bạn 
GDKNS
5
SHDC
Nha học đường
Tiết 3
Phương pháp chải răng
Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tập đọc – kể chuyện
	GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc :	
	 Giọng đọc bước đầu bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
B. Kể chuyện
	Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. Đồ dùng dạy – học:
	Tranh minh học truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Tập đọc 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng đoạn 
- Đọc từng câu 
- Chú ý cách đọc các câu 
+ Kết hợp giải từ khó: đơn hậu thành thực, bùi ngùi, qua đời mắt rớm lệ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên Đồng ngạc nhiên?
+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật với quê hương?
+ Qua câu chuyện, em nghĩ gì với giọng quê hương?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2,3 
- Cả lớp và GV nhận xét 
B. Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 3 tranh minh học ứng với 3 đoạn của câu chuyện, HS kể được toàn bộ câu chuyện
2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh
 Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn 3 thanh niên 
Tranh 2: Một trong 3 thanh niên xin được 
Tranh 3: ba người trò chuyện 
4. Củng cố dặn dò:
- 2,3 HS nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện
- GV nhận xét khen ngợi động viên HS được bài tốt, kể chuyện hay 
HS tiếp nối nhau đọc
HS từng nhóm đọc 
Xin lỗi// tôi quả thật chưa nhớ ra/anh là // Dạ, không! Bây giờ 
Mẹ tôi là // Bà qua đời đã hơn tám năm rồi .// 
Giọng trầm xúc động
HS từng nhóm đọc đoạn 3 (giọng nhẹ nhàng, cảm xúc)
- Cùng ăn với ba người thanh niên.
- Lúc Thuyên  đến gần xin được trả tiền 
- Vì thuyên Đồng quê ở miền trung.
- Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt mắt rốm lệ.
- Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi.
Hai nhóm HS phân vai thi đọc đoạn 2,3
1 nhóm thi đọc toàn truyện theo vai
HS quan sát từng tranh 
- Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể chuyện 
3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp 
- 1 HS kể toàn bộ chuyện
Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Toán
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
A. Yêu cầu cần đạt:
	Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước 
	Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo 
	Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3 (a, b).
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1, 2
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS làm bài.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS làm bài.
Thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 7cm, đoạn thẳng CD dài 12cm, đoạn thẳng EG dài 1dm 2cm
Thực hành đo:
a) Chiều dài cái bút của em: 15cm
b) Chiều dài mép bàn học của em: 3dm
c) Chiều cao chân bàn học của em: 70cm
HĐ2: Nhằm đạt mục tiêu số 3
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS làm bài.
Ước lượng:
a) Bức tường lớp em cao khoảng 3m.
b) Chân tường lớp em dài khoảng 5m.
C. Đồ dùng dạy học:
	Thước thẳng HS và thước mét
Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2011
Toán 
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (tt)
A. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
	- Biết so sánh các độ dài.
	Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1, 2
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS làm bài.
a) Hương cao một mét ba mươi hai xăng-ti-mét.
 Nam cao một mét mười lăm xăng-ti-mét.
 Hằng cao một mét hai mươi xăng-ti-mét.
 Minh cao một mét hai mươi lăm xăng-ti-mét.
 Tú cao một mét hai mươi xăng-ti-mét.
b) Minh cao một mét hai mươi lăm xăng-ti-mét.
 Nam cao một mét mười lăm xăng-ti-mét.
 Trong 5 bạn trên, bạn Hương cao nhất. Bạn Nam thấp nhất.
HĐ2: Nhằm củng cố mục tiêu số 1, 2
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS làm bài.
a) Học sinh thực hành đo các bạn trong tổ
b) Học sinh nêu bạn cao nhất và thấp nhất trong tổ.
C. Đồ dùng dạy học:
	Thước mét và ê ke cỡ to 
Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2011
Luyện từ và câu 
SO SÁNH . DẤU CHẤM
(Giáo dục môi trường –ĐĐ HCM)
I. Yêu cầu cần đạt:
 Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh.
 Biếtdùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn
GDMT: Hướng dẫn bài tập 2, từ đó cung cấp hiểu biết, kết hợp giáo dục BVMT: Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc-nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc; nhà thơ Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta.
Tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ lớp viết sẳn khổ thơ nêu trong BT1
 - Bảng lớp viết sẳn nội dung trong BT3
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
a.BT1:
 1. GV giới thiệu tranh cây cọ với những chiếc lá to,rộng để HS hiểu hình ảnh trong BT
 b. BT2 :
 -Cả lớp và GV nhận xét 
- GV chốt lại
GDMT:
Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc-nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc; nhà thơ Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta.
c. BT3:
 Gọi 1 HS làm bài ở bảng
3. Củng cố , dặn dò:
 -GV biểu dương HS học tốt
 - Về nha 2đọc lại các BT
 - HTL các đoạn thơ
 - Xem bài tới
 1 HS đọc để cả lớp đọc thầm
 Từng cặp HS trả lời sau đó nêu kết quả 
 + Với tiếng thác, tiếng gió
 + Tiếng mưa trong rừng cọ rất to rất vang động
 HS đọc thầm BT
 Trao đổi theo cặp – HS lên bảng làm bài
Lắng nghe
HS đọc thầm BT
 1 HS làm bảng cả lớp làm vở BT
 Trên nương, mỗi người mỗi việc.Người lớn ...
 Các bà...Các cụ...
Mấy chú ....thổi cơm...
Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2011
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
	CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
(Giáo dục kĩ năng sống - GDMT)
I. Yêu cầu cần đạt: HS biết
- Các thế hệ trong một gia đình
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ v gia đình 3 thế hệ 
- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
GDMT: Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội.
	Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình.
	Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
III. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 38,39 
- HS mang ảnh chụp gia đình (hoặc giấy vẽ)
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: thảo luận theo cặp.(kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình).
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm
Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và ga đình 3 thế hệ 
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình là ai?
- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn minh?
- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình.
- Minh và em của minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Minh.
- Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Lan?
- Đối với những gia đình chư có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
Hoạt động 3: Phương án 1 
Giới thiệu về gia đình mình chơi trò chơi mời bạn đến thăm gia đình tôi.
- GV gọi một số HS giới thiệu.
Phương án 2: Vẽ tranh 
Vẽ được tranh và giới thiệu các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình mình.
- GV gọi HS giới thiệu về gia đình mình.
Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2,3 thế hệ, có những gia đình chỉ có một thế hệ.
GDMT: Gia đình là một phần của xã hội, gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới phồn vinh và phát triển. Ở nhà các em phải nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng giữ gìn vệ sinh môi trường.
Làm BT bài 19 VBT trang 26,27 
Xem bài tiếp theo.
nhận xét tiết học 
- HS làm việc theo cặp- 1HS hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi.
- Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
HS làm việc theo nhóm 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình trang 38,39, trả lời câu hỏi (và trả lời)
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
Làm việc theo nhóm tuỳ từng HS ai có ảnh gia đình đem đến lớp thì dùng ảnh để của thiệu HS treo tranh ảnh gia đình tự giới thiệu.
Từng cá nhân vẽ tranh mô tả về gia đình mình.
Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tập viết
ÔN CHỮ HOA G (TT)
I. Yêu cầu cần đạt:
	Củng cố cách viết chữ hoa G thông qua các BT ứng dụng:
	- Viết tên riêng Ông Gióng
	- Viết câu ứng dụng: Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ viết hoa: G, Ô, T
	- Tên riêng và câu c ...  họ hàng của mình.
- Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tình huống vừa rồi? Nếu em ở vào tình huống đó thì em sẽ ứng xử ra sao?
+ tại sao ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?
- Ông bà nội, ông bà ngoại  là người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải yêu quý, quan tâm họ hàng thân thích của mình.
Làm BT 20 trang 28 xem bài tối
- HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn qua sát tranh trả lời câu hỏi.
- HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn 
- HS làm việc theo cả lớp. Từng nhóm treo tranh của nhóm mình lên tường và giới thiệu.
- HS thảo luận nhóm 
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai của mình.
Các nhóm khác quan sát, nhận xét thảo luận tiếp theo câu hỏi gợi ý.
Thứ năm, ngày 13 tháng 10 năm 2011
THỦ CÔNG 
KIỂM TRA CHƯƠNG 1 
PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
I. Yêu cầu cần đạt:
	Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
II. Chuẩn bị: Các mẫu bài: 1,2,3,4,5
III. Nội dung bài kiểm tra
Đề kiểm tra: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I
	- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài KT
	- Gọi HS nhắc lại tên các bài đã học chương I
	- GV cho HS làm bài KT qua thực hành gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học
IV. Đánh giá:
Đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo hai mức độ. Hoàn thành, chưa hoàn thành.	
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Toán 
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
A. Yêu cầu cần đạt:
	Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai hép tính.
	Bài tập cần làm: Bài 1; bài 3.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài toán 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Hướng dẫn HS các bước giải.
Bài toán 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn
Cho HS làm bài theo nhóm
 Bài giải
a) Số kèn ở hàng dưới là:
 3 + 2 = 5 (cái)
b) Số kèn ở cả hai hàng là:
 3 + 5 = 8 (cái)
 Đáp số: a) 5 cái kèn
 b) 8 cái kèn
 Bài giải
Số cá ở bể thứ hai là:
 4 + 3 = 7 (con)
Số cá ở cả hai bể là:
 4 + 7 = 11 (con)
 Đáp số: 11 con cá.
HĐ2: Nhằm củng cố mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS giải.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn
Cho HS làm bài theo nhóm
 Bài giải
Số bưu ảnh em có là:
 15 – 7 = 8 (bưu ảnh)
Số bưu ảnh cả hai anh em có là:
 15 + 7 = 22 (bưu ảnh)
 Đáp số: 22 bưu ảnh.
Bài toán: Bao gạo cân nặng 27kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
 Bài giải
Số ki-lô-gam bao ngô cân nặng là:
 27 + 5 = 32 (kg)
Số ki-lô-gam cả hai bao cân nặng là:
 27 + 32 = 59 (kg)
 Đáp số: 11 con cá.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Chính Tả (nghe viết)
QUÊ HƯƠNG
Phân biệt et hay oet ,l/n,dấu hỏi/dấu ngã
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng viết chính tả
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ đầu bài thơ Quê hương. Biết viết hoa đúng chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ
- Luyện đọc,viết các chữ có vần khó (et / oet) tập giải câu đốđể xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dễ lầm do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương cổ,cỗ,có, cò cỏ
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ của BT2
- Tranh minh hoạ BT3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ :
Dạy bài mới
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn HS viết chính tả
Hướng dẫn HS chuẩn bị
-GV đọc thông thả ,rõ ràng 3 khổ thơ đầu của bài Quê huơng
-GV hướng dẫn HS nắm vững nội dung và cách trình bày
+ GV đọc cho HS viết:
 Nhắc HS ghi đầu bài , trình bày đúng thể thơ 6 chữ
Chấm ,chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
a.Bài tập 2:Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS làm bảng lớp
 - Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá kết quả
 b. Bài tập 3: Viết lời giải các câu đố 
 a) nặng – nắng , lá – là
 b) cổ – cỗ, co - cò – cỏ
 4. Củng cố , dặn dò:
 Xem BT3.Ghi nhớ CT. HTL các câu đố. Xem bài tới
1 HS đọc cả lớp viết bảng con : quả xoài, nước xoáy, vẽ mặt,buồn bã.
 1,2 HS đọc lại 3 khổ thơ
 + HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dể lầm : mỗi ngày,diếu biếc, êm đềm,trăng tỏ
 HS nêu yêu cầu BT :Điền vào chổ trống et hay oet
 2 HS làm bảng lớp ,cả lớp làm vào vỡ 
 HS đọc câu đố – Ghi lời giải vào bảng con
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Tập Làm Văn
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I . Yêu cầu cần đạt:
1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gởi bà và gợi ý về hình thức nội dung thơ, biết viết một bức thư ngắn để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
2. Diễn đạt rõ ý , đặt câu đúng trình bày đúng hình thức một bức thư, ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gởi theo đường bưu điện
II . Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý BT1
	- Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu
	- Giấy rời và phong bì thư để thực hành ở lớp
III . Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
-GV kiểm tra HS đọc bài Thư gởi bà
- Nêu nhận xét về cách trìng bày một bức thư
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. Bài tập 1:
-GV gọi HS làm mẫu
+ Em sẽ viết thư gởi ai ?
+ Đầu dòng thư em sẽ viết thế nào ?
+ Phần nội dung em sẽ hỏi thăm em những gì ?
+ Kết thúc lá thư em sẽ viết những gì ?
b. Bài tập 2:
GV và cả lớp nhận xét
3. Củng cố , dặn dò: 
Gọi HS nhắc lại cách viết một bức thư , về nhà viết cho xong nội dung,phong bì thư
- Địa điểm, thời gian gởi thư – Lời xưng hô với người nhận thư
- Nội dung thư
- Cuối thư
 - 1 HS đọc yêu cầu
 - 1 HS đọc gợi ý
- HS thực hành viết thư trên giấy mời
- HS viết bài xong một số em đọc thư trứơc lớp
 - HS đọc yêu cầu BT2
 - Quan sát phong bì viết mẫu
 - HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư
 - 4,5 HS đọc kết quả
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
 ĐẠO ĐỨC
 CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN
(Giáo dục kĩ năng sống)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Học sinh hiểu
Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn.
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hổ trợ, giúp đỡ khi khó khăn
2. HS biết cảm thông, chia sẽ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn.
3. Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẽ vui buồn với bạn bè
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.
III. Tài liệu và phương tiện
- Tranh minh học cho tình huống của hoạt động 1
- Các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương ca dao, tục ngữ, về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẽ vui buồn với bạn
IV. Các hoạt động dạy – học
TIẾT 2
Hoạt động 1:
Bày tỏ ý kiến:
Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 HS yêu cầu thảo luận nhóm
- GV lần lượt đọc từng ý kiến 
- GV kết luận: Các ý kiến a,c, d, đ, e là đúng
- Ý kiến b là sai
Hoạt động 2: 
Liên hệ bản thân
Yêu cầu HS nhớ và ghi ra giấy về việc chia sẽ vui buồn cùng bạn của bản thân đã từng trải qua.
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
Mục tiêu: Củng cố bài
Các học sinh trong lớp lần lượt đóng vai phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học:
+ Gọi HS nhận xét việc thực hiện của các bạn
- Xem bài mới: tích cực tham gia việc lớp việc trường.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm đưa ra ý kiến của mình
- Sau khi đại diện mỗi nhóm bày tỏ ý kiến, các nhóm khác nhậ xét 
4,5 HS tự nói về kinh nghiệm đã trải qua của bản thân về việc chia sẽ vui buồn cùng bạn.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Sinh hoạt chủ nhiệm 
Tuần:10
I/ Mục tiêu:
1. Nhận xét về tình học tập tuần 10.
2. Nhận xét về tình hình thực hiện nội qui trường, lớp
3. Phương hướng tuần 11.
4. Vui chơi văn nghệ.
II/ Nội dung sinh hoạt:
	1/ GVCN đánh giá tình hình của lớp sau 01 tuần học.
* Về học tập:	Các em đã vào nề nếp hơn trong học tập . 
	Vẫn còn một số em vẫn chưa tích cực học tập, chưa làm bài đủ.
* Về đồ dùng: Cả lớp đã có đủ đồ dùng học tập, một số em chưa có bàn chải để chải răng vào thứ tư hàng tuần. 
* Về đạo đức cũng như việc chấp hành nội qui:
Các em còn nói chuyện trong giờ học, một số bạn hay làm việc riêng trong giờ học. Một số em còn chưa mặc đúng đồng phục.
Việc xếp hàng ra vào lớp tốt đề nghị các em tiếp tục phát huy.
Vệ sinh lớp học tốt.
* Các tổ hãy bình chọn bạn đã học chăm ngoan trong tuần để làm gương cho các bạn khác. ( Các tổ chọn).
* Khen ngợi và nhắc nhở HS
	Sang tuần 11, cô mong rằng các sẽ tiến bộ hơn.
* Ý kiến HS: Hứa sẽ cố gắng học tốt hơn
	2/ Kế hoạch tuần 11:
* Lớp:
+ Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường.
+ Tiếp tục ổn định nề nếp học tập.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh trường, lớp.
+ Cần tăng cường rèn luyện đọc, viết, học thuộc bảng nhân chia đã học.
*Tổ:
+ Các tổ thực hiện thi đua học tập.
* Từng HS: 
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh lớp học.
+ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Ý kiến của HS: Hứa sẽ chăm học, ngoan ngoãn.
3/ Kết luận của GV:
+ Nhắc lại những việc cần thực hiện.
+ Khen ngợi và nhắc nhở học sinh.
+ Các em cần giữ trật tự trong lớp học.
4/ Tổ chức cho học sinh hát, kể chuyện ở lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
 BGH KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ................................................... Trương Thị Chung
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc