Giáo án giảng bài Tuần 4 Lớp 3

Giáo án giảng bài Tuần 4 Lớp 3

Tập đọc – Kể chuyện

NGƯỜI MẸ

(Giáo dục kĩ năng sống)

I/ Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện:

Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng bài Tuần 4 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện
NGƯỜI MẸ
(Giáo dục kĩ năng sống)
I/ Yêu cầu cần đạt: 
Tập đọc:
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Kể chuyện:
Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
	Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
III/ Chuẩn bị:
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
HS : SGK.
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng
Gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và giới thiệu bài: “Người mẹ”
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc 
* GV đọc mẫu toàn bài
* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu
Luyện đọc đoạn:
 + Trước lớp.
 + Trong nhóm.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Câu 1: Hãy kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1?
Câu 2: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
Câu 3: Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
Câu 4: Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ?
Câu 5: Người mẹ trả lời như thế nào ?
+ Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà mẹ quá mệt và thiếp đi một lúc. Khi tỉnh dậy, không thấy con đâu, bà hớt hải gọi con. Thần Đêm Tối cho bà biết Thần Chết đã cướp đi đứa con của bà. Bà khẩn khoản cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà, đồng ý.
Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
Người mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc.
Thần Chết ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
Người mẹ trả lời vì bà là mẹ, người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đòi Thần Chết trả con cho mình.
Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình
Kể chuyện
Hoạt động 3 : luyện đọc lại 
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 4 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các học sinh phân vai, dựng lai câu chuyện.
Củng cố : 
+ Qua câu chuyện này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ?
Giáo viên: câu chuyện : “Người mẹ”cho chúng ta thấy người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hi sinh bản thân cho con được sống
Học sinh chia nhóm và phân vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Học sinh chia nhóm, phân vai.
Lớp nhận xét. 
Học sinh trả lời.
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Thứ hai, ngày 29 tháng 8 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Yêu cầu cần đạt:
	Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
	Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
	Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4. 
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
 Bài 1 : GV gọi HS đọc đề bài 
Yêu cầu HS làm bài.
 Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
Yêu cầu HS làm bài.
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức 
a) 415 + 415 = 830; 356 – 156 = 200
b) 234 + 432 = 666; 652 – 126 = 526
c) 162 + 370 = 532; 728 – 245 = 483
a) x x 4 = 32 b) x : 8 = 4
 x = 32 : 4 x = 4 x 8
 x = 8 x = 32
 a) 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72 
b) 80 : 2 – 13 = 40 – 13 
 = 27 
HĐ2: Nhằm đạt mục tiêu số 2
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
 Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
GV và đặt câu hỏi hướng dẫn
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Bài giải
Số lít dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất là:
160 – 125 = 30 (l)
Đáp số: 30 lít dầu.
Thứ ba, ngày 30 tháng 8 năm 2011
Toán
KIỂM TRA
Thứ ba, ngày 30 tháng 8 năm 2011
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH
ÔN TẬP KIỂU CÂU : AI – LÀ GÌ?
I/ Yêu cầu cần đạt: 
Tìm được một số từ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1).
Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp. (BT2)
Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3 a/b/c)
II/ Chuẩn bị :
GV :, bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : So sánh. Dấu chấm 
Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ về gia đình 
 Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh đọc câu mẫu : ông bà, chú cháu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Bài tập 2: ghi các thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp 
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, chia lớp thành 3 dãy, mỗi dãy cử 3 bạn thi đua tiếp sức. 
Hoạt động 2 : Ai là gì ? 
Bài tập 3
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Gọi học sinh đọc lại câu mẫu.
Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh sửa bài
Viết tiếp các từ ngữ chỉ gộp những người thân trong gia đình vào chỗ trống.
Cá nhân
Học sinh làm bài.
Ghi các thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp.
Học sinh làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân 
HS đọc
Học sinh làm bài và sửa bài 
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : so sánh
Thứ ba, ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I/ Yêu cầu cần đạt:
Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
Nâng cao: Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK, sơ đồ 2 vòng tuần hoàn và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn. 
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Máu và cơ quan tuần hoàn
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : “Hoạt động tuần hoàn” 
Hoạt động 1: thực hành 
Bước 1 : Làm việc cả lớp
Giáo viên hướng dẫn học sinh:
+ Áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong một phút
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn ( phía dưới ngón cái ), đếm số nhịp mạch đập trong một phút.
Giáo viên gọi một số học sinh lên làm mẫu cho cả lớp quan sát 
Bước 2 : Làm việc theo nhóm
Giáo viên cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau thực hành nghe và đếm nhịp tim theo yêu cầu của Giáo viên 
Bước 3 : Làm việc cả lớp
Giáo viên gọi học sinh thực hành và trả lời các câu hỏi : 
+ Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình ?
+ Khi đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc tay bạn, em cảm thấy gì ?
 Hoạt động 2: làm việc với SGK 
Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 17 SGK
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm mình. Mỗi học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: chơi trò chơi ghép chữ vào hình 
Bước 1 : nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong nhóm
Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành trước, ghép chữ vào sơ đồ đúng vị trí và trình bày đẹp là thắng cuộc.
Bước 2 : 
Giáo viên cho các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. 
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh làm mẫu. Cả lớp quan sát
HS thực hành nghe và đếm nhịp tim.
Học sinh trả lời.
Các nhóm khác bổ sung, góp ý. 
Học sinh quan sát.
Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, góp ý. 
Học sinh chia nhóm, thảo luận, phân công.
Các nhóm thi đua
Thứ ba, ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: C
I/ Yêu cầu cần đạt:
Viết đúng chữ viết hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng), viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng: Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu C, tên riêng : Cửu Long và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định: 
Bài cũ : 
GV kiể ... û
ÔNG NGOẠI
I/ Yêu cầu cần đạt:
Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Tìm và viết 2-3 tiếng có vần oay (BT2).
Làm đúng các bài tập 3 a/b
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết đoạn văn Ông ngoại
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe - viết 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn 
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn .
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : nhấc bổng, gõ thử, loang lổ, trong trẻo
Học sinh chép bài vào vở
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Cho HS chép bài chính tả vào vở.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 	
Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Bài tập 2a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
2 học sinh.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc thầm
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Viết thêm 3 tiếng có vần oay vào chỗ trống dưới đây : 
HS làm bài vào vở bài tập.
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau : 
HS làm bài vào vở bài tập.
Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau : 
HS làm bài vào vở bài tập.
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Thứ sáu, ngày 02 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn
NGHE – KỂ :DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Yêu cầu cần đạt: 
	- Nghe kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi. (BT1)
	- Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo. (BT2)
II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
	Giao tiếp.
	Tìm kiếm, xử lí thông tin.
III/ Chuẩn bị:
GV : tranh minh hoạ truyện kể Dại gì mà đổi, mẫu Điện báo
HS : Vở bài tập
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin nghỉ học.
Cho học sinh đọc lại lá đơn xin nghỉ học của mình.
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài : nghe kể : Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn 
Hoạt động 1 : nghe kể : Dại gì mà đổi 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1
Giáo viên kể chuyện ( giọng vui, chậm rãi )
Giáo viên kể chuyện lần 2 
Giáo viên gọi học sinh kể lại câu chuyện
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 học sinh, yêu cầu kể câu chuyện cho nhau nghe.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện
+ Truyện này buồn cười ở chỗ nào ?
Hoạt động 2 : hướng dẫn viết Điện báo 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT
Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
Hát
Dựa theo truyện Dại gì mà đổi, trả lời câu hỏi .
Học sinh lắng nghe Giáo viên kể
Học sinh chú ý lắng nghe
Học sinh Học sinh kể theo hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh thảo luận nhóm và kể câu chuyện cho nhau nghe
Học sinh thi kể chuyện. 
Lớp nhận xét.
Truyện này buồn cười ở chỗ cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
Điền nội dung vào điện báo.
Cá nhân 
Học sinh thực hành viết đơn.
Cá nhân. 
Lớp nhận xét. 
Nhận xét – Dặn dò : 
Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tập tổ chức cuộc họp.
Thứ sáu, ngày 02 tháng 9 năm 2011
Đạo đức
GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 2)
I/ Yêu cầu cần đạt:
Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
Nâng cao: Nêu được thế nào là giữ lời hứa. Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
 II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa. 
	Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
	Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
III/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc, phiếu học tập, các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động :
Bài cũ : Giữ lời hứa ( tiết 1 )
Thế nào là giữ lời hứa ?
Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Giữ lời hứa ( tiết 2 )
Hoạt động 1 : thảo luận theo nhóm 2 người 
GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm bài tập trong phiếu. 
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Hoạt động 2 : đóng vai. 
Cách tiến hành :
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống : Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD : hái trộm quả trong vườn nhà khác, đi tắm sông  ) Khi đó em sẽ làm gì ?
Giáo viên cho các nhóm lên đóng vai.
Giáo viên cho cả lớp trao đổi, thảo luận 
Giáo viên kết luận : Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
Hoạt động 3 : bày tỏ ý kiến. 
GV nêu từng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình hoặc lưỡng lự bằng cách giơ phiếu màu.
Màu đỏ : đồng tình.
Màu xanh : không đồng tình
Màu trắng : lưỡng lự
Kết luận chung : giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng. 
Hát
Học sinh trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi
HS tiến hành thảo luận nhóm, phân công chuẩn bị đóng vai.
Các nhóm lên đóng vai
Cả lớp trao đổi, thảo luận
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : 
Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường. 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 1 )
Thứ sáu, ngày 02 tháng 09 năm 2011
Sinh hoạt chủ nhiệm 
Tuần:4
I/ Mục tiêu:
1. Nhận xét về tình học tập tuần 4.
2. Nhận xét về tình hình thực hiện nội qui trường, lớp
3. Phương hướng tuần 5.
4. Vui chơi văn nghệ.
II/ Nội dung sinh hoạt:
	1/ GVCN đánh giá tình hình của lớp sau 01 tuần học.
* Về học tập:	Các em đã cĩ vào nề nếp hơn trong học tập . 
	Một số em vẫn chưa tích cực học tập, chưa làm bài đủ.
* Về đồ dùng: Cả lớp đã cĩ đủ đồ dùng học tập. Một số em vẫn cịn bỏ quên tập, sách ở nhà (Thanh, Băng, Khánh Duy)
* Về đạo đức cũng như việc chấp hành nội qui:
Các em cịn nĩi chuyện trong giờ học. Cịn vài bạn đi học trễ, một số bạn hay làm việc riêng trong giờ học.
Việc xếp hàng ra vào lớp tốt đề nghị các em khi xếp hàng ra vào lớp cần đọc bảng nhân chia.
Vệ sinh lớp học tốt, cần chú ý lượm rác trong ngăn bàn.
* Các tổ hãy bình chọn bạn đã học chăm ngoan trong tuần để làm gương cho các bạn khác. ( Các tổ chọn).
* Khen ngợi và nhắc nhở HS
	Sang tuần 5, cơ mong rằng các sẽ tiến bộ hơn.
* Ý kiến HS: Hứa sẽ cố gắng học tốt hơn
	2/ Kế hoạch tuần 5:
* Lớp:
+ Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường.
+ Tiếp tục ổn định nề nếp học tập.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh trường, lớp.
+ Cần tăng cường rèn luyện đọc, viết, học thuộc bảng nhân chia đã học.
*Tổ:
+ Các tổ thực hiện thi đua học tập.
* Từng HS: 
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh lớp học.
+ Kiểm tra tập sách đầy đủ trước khi đến trường.
Ý kiến của HS: Hứa sẽ chăm học, ngoan ngỗn.
3/ Kết luận của GV:
+ Nhắc lại những việc cần thực hiện.
+ Khen ngợi và nhắc nhở học sinh.
+ Các em cần giữ trật tự trong lớp học.
4/ Tổ chức cho học sinh hát, kể chuyện ở lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
 BGH KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ................................................... Trương Thị Chung
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc