Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 10

Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 10

I/ Mục tiêu: TẬP ĐỌC:

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4- HSKG trả lời được CH5)

 KỂ CHUYỆN: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa- HSKG kể được cả câu chuyện.

II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa trong SGK.

 

doc 19 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học Khối 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn: 10
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu: TẬP ĐỌC: 
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4- HSKG trả lời được CH5)
 KỂ CHUYỆN: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa- HSKG kể được cả câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ: Trả bài kiểm tra tiết trước – Nhận xét.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: 
 TẬP ĐỌC: b/ Luyện đọc:
 GV
 HS
- GV đọc mẫu cả bài.
- Luyện đọc từng câu trước lớp:
 + Luyện đọc từ khó: 
- Luyện đọc từng đoạn trước lớp:
 + Kết hợp giải nghĩa từ khó trong SGK: đô hậu, thành thực, bùi ngùi. GV giải nghĩa thêm từ: Qua đời( đồng nghĩa với chết, mất nhưng thể hiện thái độ tôn trọng); Mắt rớm lệ( rơm rớm nước mắt, hình ảnh biểu thị sự xúc động sâu sắc).
- Luyện đọc trong nhóm.
- Đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
c/ Hướng dẫn tim hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
-Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
- Chuyện gì xảy ra làmThuyên và Đồng ngạc nhiên?
Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời:
 + Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
 + Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
- Cho 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, sau đó cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi: + (HSKG)Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
- Rút ra nội dung bài: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
d/ Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
- GV chia nhóm cho HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc toàn truyện theo vai. GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng lời nhân vật, phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc đúng, hay nhất.
KỂ CHUYỆN:
1/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 3 tranh minh họa ứng vời 3 đoạn của câu chuyện, HS kể được toàn bộ của chuyện.
2/ Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh:
- Cho HS quan sát từng tranh minh họa trong SGK, gọi 1 HS nêu nhanh sự việc được kể trong từng trang, ứng với từng đoạn.
- GV cho HS nhìn tranh tập kể một đoạn của câu chuyện.
-3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn theo 3 tranh trước lớp
 +HSKG kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
+ Phát âm.
-Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ Giải nghĩa từ khó.
- Đọc nhóm 4 HS.
- Đại diện nhóm đọc.
- Đọc đoạn 1, trả lời.
- Đọc đoạn 2, trả lời.
- Đọc đoạn 3, trả lời.
- 3 HS nối tiếp nhau đoc, trả lời.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Theo dõi lắng nghe.
- Mỗi nhóm 3 HS tự phân vai ( người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên), thi đọc đoạn 2 và 3.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhìn tranh kể chuyện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
4/ Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
_____________________________
TOÁN
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I/ Mục tiêu:
Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác).
BTCL: BT1,2,3a,b; HSKG làm thêm BT3c
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: thước mét.
 - HS: Thước kẻ thẳng của HS, vở bài tập, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 2,3 trong VBT, GV châm một số vở
 - Gọi HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.
 - Nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: 
 b/ Thực hành:
 GV
 HS
* Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gv hướng dẫn và cho HS vẽ vào vở – Gọi 3 HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho lớp dùng thước đo: cài bút, chiều dài mép bàn học, chiều cao chân bàn học của HS và nêu cách đo.
- GV theo dõi, sửa sai.
* Bài 3a,b: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV cho HS ước lượng bức tường lớp cao khoảng bao nhiêu mét, chân tường lớp, mép bảng lớp dài bao nhiêu mét,?
 - GV cho HS trả lời miệng.
 - GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3c(HSKG)
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài. 3 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện đo ghi vào vở nháp.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HSKG ước lượng và trả lời
3/ Củng cố: - HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài.
 - Nhận xét tiết học
 -Về nhà học bài và làm vào vở bài tập Toán- Lấy thước mét tập đo các vật dụng trong nhà như bàn, ghế , nền nhà,..
*****************************
ĐẠO ĐỨC
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: phiếu học tập cho hoạt động 1 .
 - HS: vở bài tập Đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ: 
 - Tại sao phải chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên khi bạn có chuyện buồn?
 - Nhận xét, đánh giá.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: 
 b/ Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
 GV
 HS
- GVcho HS làm việc cá nhân bài tập 4 trang 17.
- GV gọi 1 số HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận: + Các việc a,b,c,d, đ, g là việc làm đúng và thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
 + Các việc e, h là việc sai đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
* Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ.
- GV chia nhóm và cho HS thảo luận bài tập 5 trang 17.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- GV nhận xét, bổ sung.
 * GV kết luận: Bạn bè tốt can phải biết thông cảm, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
* Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên.
- Gv hướng dẫn và cho lần lượt từng HS lên làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp với câu hỏi đã thuộc ở bài tập 6 trang 18.
* GV kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
- HS thực hiện.
- HS lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS lên liên hệ trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
3/ Củng cố: - HS nhắc lại kết luận chung.
 - Nhận xét tiết học
 - Thực hiện tốt như bài đã học.
____________________________________________
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2011
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. 
TRỊ CHƠI: NHANH LÊN BẠN ƠI!
I/ Mục tiêu:
Biết được cách thực hiện 2 động tác vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung.
Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
 - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Đội hình tập luyện
Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm vòng xung quanh sân trường.
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân, khởi động các khớp và chơi trò chơi” Làm theo hiệu lệnh”.
Phần cơ bản
* Ôn động tác Vươn thở, Tay 
- GV cho HS ôn lại từng động tác, sau đó tập liên hoàn cả 2 động tác. Lớp trưởng điều khiễn – GV theo dõi, sửa sai.
* Học động tác Chân:
- GV nêu tên động tác , vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn cho HS làm. 
- GV cho HS làm – GV theo dõi, sửa sai.
* Trò chơi” Nhanh lên bạn ơi”:
- GV nêu tên trò chơi. Cho HS chơi thi đua giữa các tổ với nhau. GV làm trọng tài và chọn tổ vô địch. Tổ nào thua phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp.
Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
-Lớp trưởng tập hợp lớp
-HS chạy chậm theo vòng tròn
-Xoay các khớp
-HS chơi theo tổ
Lớp trưởng hô cho cả lớp tập
-HS theo dõi, tập theo.
-GV hô cho HS tập, GV theo dõi, sửa sai.
HS chơi theo tổ
Đi theo đội hình hàng dọc.
TOÁN
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI ( T)
I/ Mục tiêu:
Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
Biết so sánh các độ dài.BTCL: HS làm được các BT1,2
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: thước mét.
 - HS: Thước kẻ thẳng của HS, vở bài tập, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ: 
 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3,4 , GV kiểm tra VBT và chấm một số vở
 - HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.
 - Nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: 
 b/ Thực hành:
 GV
 HS
* Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 1a/- GV giải thích và cho HS thảo luận cách đọc theo mẫu.
 - GV mời 1 số HS lên nêu rồi thực hiện.
 - GV nhận xét, sửa sai.
 1b/- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - Cho HS suy nghĩ rồi trả lời- Gv nhận xét.
* Bài 2: 
 + 2a/ - Gọi HS đọc yêu càu bài.
 - GV ... hữ số cho số có một chữ số ( chia hết ở tất cả các lượt chia).
Biết so sánh hai số đo độ dài có hai tên đơn vị đo ( với một số đo đơn vị thông dụng).
Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Kĩ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. chuẩn bị : HS chuẩn bị giấy kiểm tra
III. Đề ra:
1. Gv ghi đề bài sau lên bảng 
 Bài 1. Tính nhẩm( 2 điểm)
6 x 3 = 24 : 3 = 42 : 6 = 54 : 6 = 
7 x 4 = 35 : 5 = 6 x 7 = 70 : 7 =
6 x 5 = 49 : 7 = 7 x 6 = 
 Bài 2:Đặt tính rồi tính( 2 điểm)
12 x7 20 x 6 86 : 2 99 : 3
Bài 3: Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm(2 điểm)
2m20cm .3m25cm 4m50cm450cm
8m62cm..8m60cm 6m60cm.6m6cm 
 3m5cm300cm
Bài 4(2 điểm) Chị nuơi được 12 con gà, mẹ nuơi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị . Hỏi mẹ nuơi được bao nhiêu con gà?
 Bài 5(2 điểm)a. Vẽ đoạn thẳng AB dài 9cm.
 b. Vẽ đoạn thẳng CD cĩ độ dài bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng AB.
2. HS làm bài
3. GV thu bài
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SO SÁNH – DẤU CHẤM
I/ Mục tiêu:
 -Biết thêm một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh ( BT1, BT2).
- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn ( BT3).
- GDMT: Cung cấp cho HS biết về Cơn Sơn
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết BT1, bảng lớp viết BT3.
 - HS: Vở bài tập TV.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: GV nhận xét bài KT
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: 
 b/ Hướng dẫn làm bài tập:
 GV
 HS
* Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV giới thiệu tranh cây cọ và đặt câu hỏi:
A.Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh gì?
 b/ Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ..?
 - GV kết luận: a/ Với tiếng thác, tiếng gió.
 b/ Tiếng mưa trong rừng cọ rất vang, rất to.
 * Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV hướng dẫn và cho học sinh làm vào vở.
 - GV gọi học sinh trả lời miệng: Lớp- GV nhận xét, bổ sung.
 a/ Tiếng suối – Tiếng đàn cầm (từ so sánh: như)
 b/ Tiếng suối – Tiếng hát xưa (từ so sánh: như)
 c/ Tiếng chim – Tiếng xóa những rổ tiền đồng (từ so sánh: như)
* Bài tập 3: GV treo bảng phụ, gọi HS dọc yêu cầu, hướng dẫn và 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
 - HS thực hiện.
 - HS quan sát.
 - HS trả lời.
 - HS lắng nghe.
 - HS thực hiện.
- HS thực hiện.
-hs làm vào vở.
HS thực hiện.
1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
3/ Củng cố: - HS nhắc lại yêu cầu của các bài tập.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
 - Về nhà xem lại bài và học bài.
_______________________________________
CHÍNH TẢ: ( nghe – viết)
QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu:
Nghe – viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ét/ oet ( BT2).
Làm đúng bài tập (3) a/ b.
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ của bài tập 2.
HS: bảng con, vở bài tập TV.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: -HS viết bảng con các từ ngữ: quả xoài, nước xoáy, buồn bã,
 – GV nhận xét, sửa sai.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn nghe viết:
 GV
 HS
- GV đọc bài viết – Gọi 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Hỏi: + Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương?
 + Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- GV đọc từ khó cho HS viết: trèo hái, rợp bướm, cầu tre, nghiêng,.. GV nhận xét, sửa sai.
- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở.
- Thu bài chấm, nhận xét bài viết.
c/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 *Bài tập 2:- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV mời 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 - GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá kết quả.
 - GV gọi 5 – 7 HS đọc lại những từ đã được điền hoàn chỉnh.
 + Lời giải đúng: toét, khét, xoẹt, xét.
 * Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV chọn BT3a cho HS làm.
 - GV cho HS trao đổi rồi nêu lời giải, viết vào bảng con.
 - GV cho HS lên bảng viết các từ của lời giải câu đố.
 - GV nhận xét, chốt lại ý đúng: nặng – nắng; là – lá.
- Lắng nghe- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Trả lời
- Trả lời
- Viết bảng con.
- Viết bài vào vở – Dò bài – Soát lỗi.
- Đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng làm – Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm bài tập 3a.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS lên bảng viết- Lớp nhận xét.
3/ Củng cố: - HS đọc yêu cầu của các bài tập.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
 - Về nhà viết lại những chữ viết sai lỗi chính tả – Làm bài tập 3b. 
___________________________________________
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I/ Mục tiêu:
 Biết viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu ( SGK); biết cách ghi phong bì thư.
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ chép sẵn gợi ý BT1; Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
 - HS: Phong bì thư và giấy rời, vở bài tap6 TV.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: 
 -Gọi 1 HS đọc bài Thư gửi bà và nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư:
 + Đầu dòng thư ghi những gì?; Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô ai với ai?; Nội dung thư ghi gì?; Cuối thư ghi những gì?
 - Nhận xét, sửa sai.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài : 
 b/ Hướng dẫn làm bài tập:
 GV
 HS
* Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Gọi HS đọc phần gợi ý viết trên bảng.
 - GV mời 4-5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai.
 - Gọi 1 HS làm mẫu nói mình sẽ viết thư cho ai ( theo gợi ý).
 + Em sẽ viết thư cho ai?
 + Dòng đầu thư, em sẽ viết gì?
 + Em viết lời xưng hô với ông như thế nào để thể hiện sự kính trọng?
 + Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm ông điều gì, báo tin gì cho ông?
 + Ở phần cuối thư, em chúc ông điều gì, hứa hẹn điều gì?
 + Kết thúc lá thư, em viết những gì?
- GV cho HS thực hành viết thư trên giấy rời- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV mời một số HS đọc thư trước lớp.
- GV nhận xét, chấm điểm những HS viết thư hay.
* Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK và trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì.
- GV cho HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì, GV quan sát, giúp đỡ thêm.
- Gọi HS đọc kết quả – GV nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
-1 HS đọc phần gợi ý, lớp đọc thầm.
- HS nói.
- 1 HS làm mẫu.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lơi
- Trả lời
- HS thực hành viết.
- HS đọc bài viết.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát phong bì và nói cách trình bày.
- HS thực hành viết trên phong bì.
- Lớp nhận xét.
3/ Củng cố:- 3 HS đọc lại bài viết.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
 - Về nhà tập viết lại thư và đọc cho người thân nghe.
______________________________________
TOÁN
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I/ Mục tiêu:
 Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
- BTCL: BT1; BT3; HSKG làm thêm BT2
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: 8 hình vuông.
 - HS: bảng con , vở bài tập Toán.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Ôån định lớp: Hát, sĩ số.
 2/ Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm bài 2, bài 3 , GV kiểm tra VBT
 - GV thu 1 số vở bài tập Toán chấm – Nhận xét.
 3/ Bài mới: a/ G thiệu bài: 
 b/ Giới thiệu dạng toán:
 GV
 HS
* Bài toán 1:- GV gắn lên bảng:+ Hàng trên có 3 cái kèn.
 + Hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
- GV vẽ sơ đồ lên bảng: Hàng trên:
 Hàng dưới:
+ Câu a: Hàng dưới có mấy kèn?
- Đây là bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn( số cái kèn ở hàng dưới).
- Hãy chọn phép tính thích hợp: 3 + 2 = 5.
+ Câu b: Cả hai hàng có mấy cái kèn?
- Đây là bài toán tìm tổng hai số( số kèn ở cả hai hàng).
- Hãy chọn phép tính thích hợp: 3 + 5 = 8.
- GV trình bày bài giải như trong SGK.
* Bài toán 2:Hướng dẫn tương tự như bài 1.
c/ Thực hành:
 * Bài 1: - Gọi HS đọc đề toán.
 - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
 + Muốn tìm số bưu ảnh của em ta làm tính gì? 
 + Muốn tìm số tấm bưu ảnh cả hai anh em ta làm tính gì?
- GV cho HS làm vào vở – 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Bài 2(HSKG):: - GV gọi HS đọc đề toán. Hướng dẫn cách làm tương tự như bài tập 1 - 
* Bài 3: - GV viết tóm tắt lên bảng.
- Gọi 3 HS nêu được bài toán thông qua tóm tắt.
- Cho HS làm vào vở – 1 HS lên bảng làm.
- GV thu 1 số bài chấm, chữa bài.
- HS quan sát , trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS tìm.
- Hs trả lời.
- HS tìm,trả lời.
- HS đọc bài toán.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS làm vào vở- 1 HS lên bảng làm.
- HSKG làm vào vở nháp sau đĩ lên chữa bài
- HS quan sát.
- 3 HS nhìn bảng tóm tắt nêu bài toán. HS làm vào vở. 1 HS lên bảng.
4/ Củng cố: - HS nêu lại cách giải của bài toán.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương – Nhắc nhở.
 - Về nhà xem lại cách giải của các bài toán – Làm vào vở bài tập Toán.
*****************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu:
Nhận xét tuần 10 – Nêu phương hướng tuần11. 
II/ Nội dung:
 1/ Nhận xét tuần 10: Các tổ báo cáo sổ theo dõi- GV nhận xét bổ sung thêm:
 a/ Học tập:
 b/ Nề nếp
 2/ Phương hướng tuần 11:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp học, duy trì sĩ số.
 - Thường xuyên kiểm tra bài cũ , vở của HS.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lốp.
 - Dạy kèm HS yếu
 - Trước khi đến lớp phải soạn sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Nhắc nhở và động viên HS đóng các khoản tiên đã quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_hoc_khoi_3_tuan_10.doc