Tập đọc –kể chuyện
Cóc kiện trời
I/ Mục tiêu :
Tập đọc :
* Biết đọc phân biết lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK.
TUẦN 33 Thứ hai ngày 18 tháng 04 năm 2011 Tập đọc –kể chuyện Cóc kiện trời I/ Mục tiêu : Tập đọc : * Biết đọc phân biết lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : [ Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định : Bài cũ: Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi: + Tranh vẽ gì ? Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Bầu trời và mặt đất là chủ điểm cung cấp những hiểu các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và quan hệ giữa con biết về người với thế giới tự nhiên xung quanh. Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Ở đâu ? Giáo viên giới thiệu truyện Cóc kiện Trời: Có nhiều em đã nhìn thấy con Cóc. Đó là một con vật nhỏ xíu và xấu xí. Nhưng con vật nhỏ xíu và xấu xí ấy lại là một công cụ báo mưa rất hiệu nghiệm. Cứ mỗi khi cóc nghiến răng kèn kẹt thì sau đó thường có mưa. Bởi thế, từ xưa dân ta đã có câu: Con cóc là cậu ông Trời Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Cóc kiện Trời” qua đó các em sẽ hiểu được cách giải thích của nhân dân ta thời xưa về hiện tượng lí thú cóc báo trời mưa, đồng thời nói lên mơ ước của nhân dân ta: lẽ phải bao giờ cũng thắng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài: Đoạn 1: giọng kể khoan thai Đoạn 2: giọng hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả cuộc chiến đấu của Cóc và các bạn: một mình, ba hồi trống, bé tẹo, náo động, nổi giận, Đoạn 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đoc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? Cóc phải lên kiện Trời vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ? Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước ; Ong đợi sau cánh cửa ; Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cửa. + Kể lại cuộc chiến giữa hai bên. Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, cáo nhảy xô tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ? Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu. Giáo viên nói thêm: Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc lại kéo quân lên náo động thiên đình. Giáo viên cho các nhóm thảo luận, trao đổi để trả lời câu hỏi: + Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ? cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát và trả lời Học sinh quan sát và trả lời Tranh vẽ nhiều mây, đây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong, hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang hốt hoảng. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Học sinh đọc thầm. Học sinh thảo luận Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh khác nhận xét Học sinh trả lời Tiết 2 Hoạt động 3 : luyện đọc lại Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh đọc truyện phân vai: người dẫn chuyện, Cóc, Trời Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên hỏi: + Câu chuyện được kể theo lời của ai? Giáo viên lưu ý học sinh: trong truyện có nhiều nhân vật, các em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời nhân vật đó. Giáo viên lưu ý học sinh: khi kể lại truyện bằng lời của một nhân vật, ta cần xưng hô là tôi. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tran Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn ). Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu : Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Củng cố – Dặn dò : Yêu cầu đọc lại bài GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Mỗi học sinh đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Học sinh đọc chuyện phân vai Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Câu chuyện được kể theo lời của một nhân vật trong truyện. Học sinh tiếp nối nhau trả lời. Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện Trời. Tranh 2: Cóc đánh trống kiện Trời. Tranh 3: Trời thua, phải thương lượng với Cóc. Tranh 4: Trời làm mưa. Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cá nhân Toán Kiểm tra I/ Mục tiêu : Đọc, viết số có đến năm chữ số ; Tìm số liền sau của số có năm chữ số ; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn ; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số, nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không liên tiếp ), chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau. Giải bài toán có hai phép tính. II/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút : Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số liền sau của 75 829 là: 75 839 75 819 75 830 75 828 Các số 62 705 ; 62 507 ; 57 620 ; 57 206 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 62 705 ; 62 507 ; 57 620 ; 57 206 57 620 ; 57 206 ; 62 507 ; 62 705 57 206 ; 62 507 ; 57 620 ; 62 705 57 206 ; 57 620 ; 62 507 ; 62 705 Kết quả của phép cộng 22846 + 41627 là: 63 463 64 473 64 463 63 473 Kết quả của phép trừ 64398 – 21729 là: 42 679 43 679 42 669 43 669 Một hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 10m. Chu vi của hình chữ nhật đó là: 15m 10m 50m 150m Phần 2: Làm các bài tập sau: Đặt tính rồi tính: 31825 x 3 27450 : 6 Nối ( theo mẫu ): Mười chín nghìn bốn trăm hai mươi lăm 70 628 Bảy mươi nghìn sáu trăm hai mươi tám 55 306 Năm mươi lăm nghìn ba trăm linh sáu 19 425 Ba mươi nghìn không trăm ba mươi 90 001 Chín mươi nghìn không trăm linh một 30 030 Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu ): 5 giờ hoặc 17 giờ giờ phút hoặc giờ phút giờ phút hoặc giờ phút Bài toán: Một cửa hàng ngày đầu bán được 135m vải, ngày thứ hai bán được 360m vải. Ngày thứ ba bán được bằng số mét vải đã bán trong hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải ? III/ Hướng dẫn đánh giá : Phần 1: ( điểm ). Khoanh vào D được điểm Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của mỗi bài 2, 3, 4, 5 được 1 điểm. Các câu trả lời đúng là: bài 2: C ; bài 3: D ; bài 4: A ; bài 5: B Phần 2: ( điểm ) ( 2 điểm ). Đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm. ( 1 điểm ). Mỗi lần điền số đúng vào một ô được điểm ( điểm ) Viết đúng câu lời giải và phép tính để tìm tổng số mét vải bán được trong hai ngày đầu được 1 điểm. Viết đúng câu lời giải và phép tính tìm số mét vải bán được trong ngày thứ ba được 1 điểm Viết đáp số đúng được điểm Đạo Đức ( Dành cho địa phương ) Vệ sinh Môi trường Mục tiêu Biết cách giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường Rèn kĩ năng bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường Có thói quen bảo vệ môi trường Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy hoạt động học Ổn định Kiểm tra bài cũ Vì sao chúng ta phải biết tiết kiêm và bảo vệ nguồn nước Nên làm gì đễ nguồn nước không bi ô nhiểm Dạy bài mới Giới thiệu bài Nêu mục đích yêu ... ữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: lúa non, giọt sữa, phảng phất, hương vị, Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Học sinh nghe - viết chính tả GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu) Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Nhà xanh lại đóng đố xanh Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong. Là bánh chưng Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Lòng chảo mà chẳng nấu, kho Lại có đàn bò gặm cỏ ở trong Chảo gì mà rộng mênh mong Giữa hai sườn núi, cánh đồng cò bay? Là thung lũng. Nhận xét Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống các từ: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời: Trái nghĩa với gần: Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt ăn được: Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Một trong bốn phép tính em đang học: Tập hợp nhau lại một nới để cùng bàn bạc hoặc cùng làm một việc nhất định: Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong: Củng cố – Dặn dò : Viết lại các từ học sinh còn viết sai GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn có 3 câu. Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS viết bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống s hoặc x. giải câu đố: Điền vào chỗ trống o hoặc ô: Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Sao Xa Sen Chứa tiếng bắt đầu bằng o hoặc ô có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Cộng Họp Hộp Học sinh viết các chữ học sinh viết sai trong bài Toán Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tt) I/ Mục tiêu : * Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết). Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân. HS cần làm BT 1,2,3,4. II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên [ Hoạt động của HS 1.Khởi động : 2.Bài cũ : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3.Các hoạt động : Giới thiệu bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ) Hướng dẫn thực hành: Bài 1: Tính nhẩm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Giáo viên sửa bài 30000 + 40000 – 50000 = 20000 80000 – ( 20000 + 30000 ) = 30000 80000 – 20000 – 30000 = 30000 3000 x 2 : 3 = 2000 4800 : 8 x 4 = 2400 4000 : 5 : 2 = 250 Bài 2: Đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét a. 4083 + 3269 = 7352 8763 – 2469 = 6294ư b. 37246 + 1765 = 39011 6000 – 879 = 5121 c. 3608 x 4 = 14432 6047 x 5 = 30235 d. 40068 : 7 = 5724 6004 : 5 = 1200(dư4) Bài 3: Tìm x : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét a. 1999 + X = 2005 b. X x 2 = 3998 X = 2005 – 1999 X = 3998 : 2 X = 6 X = 1999 Bài 4 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? Mua 5 quyển sách cùng loại phải trả + 28500 + Bài toán hỏi gì ? Mua 8 quyển sách như vậy giá bao nhiêu tiền Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 5 quyển : 28500 đồng 8 quyển : tiền ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét Giải Giá tiền mua 1 quyển sách là 28500 : 5 = 5700 ( đồng ) Số tieenf mau 8 quyển sách là 5700 x 8 = 45600 ( đồng ) Đáp số : 45600 ( đồng ) 4.Củng cố – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ). Hát HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: Học sinh đọc yêu cầu Học sinh làm Học sinh cử đại diện lên thi làm Học sinh đọc yêu cầu đề bài Học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết Học sinh thi làm theo tổ Học sinh đọc yêu cầu Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh làm bài Học sinh đọc yêu cầu bài Học sinh thi làm bài [ [[ [ Tập làm văn Ghi chép sổ tay I/ Mục tiêu : * Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô – rê – mon Thần thông đây ! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô – rê – mon. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý; tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài, một cuốn tranh truyện Đô-rê-môn để học sinh biết nhân vật Đô-rê-môn ; 1-2 tờ báo Nhi đồng có mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây !. HS : Vở bài tập, cuốn sổ tay nhỏ III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : [[ Hoạt động của Giáo viên [ Hoạt động của HS Ổn định : Bài cũ : Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn ngắn, kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường Giáo viên nhận xét Bài mới : Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: + Trong lớp, bạn nào đã biết đến nhân vật Đô-rê-mon ? Giáo viên cho học sinh quan sát quyển truyện tranh Đô-rê-môn, sau đó giở báo Nhi đồng có mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây ! và giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng đọc một bài báo trong mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây ! của báo Nhi đồng và ghi lại những ý chính của bài báo vào sổtay. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên cho học sinh đọc bài theo cách phân vai: một học sinh đóng vai người hỏi, một học sinh đóng vai Đô-rê-môn Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý trong SGK và hướng dẫn học sinh trả lời: + Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-môn điều gì ? + Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-môn ? Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm Giáo viên chấm điểm một số bài viết, nhận xét về các mặt: + Nội dung: nêu được ý chính, viết cô đọng, ngắn gọn. + Hình thức: trình bày sáng tạo, rõ. Hát Học sinh đọc Đô-rê-môn là chú mèo máy trong truyện Đô-rê-môn. Chú mèo này rất thông minh và có một cái túi thần chứa được rất nhiều bảo bối đặc biệt. Đọc bài báo ở SGK, ghi lại những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn Học sinh đọc bài theo sự phân vai. Học sinh quan sát Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-môn:“Sách đỏ là gì?” Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ. Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam là: + Động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác, + Thực vật: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất, Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở trên thế giới là: chim kền kền Mĩ, cá heo xanh Nam Cực, gấu trúc Trung Quốc, Học sinh làm bài Cá nhân Lớp nhận xét. Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay SINH HOẠT LỚP ( Lồng ghép SHNGLL Chủ điểm: Hòa bình và hữu nghị) I . MỤC TIÊU : - Giúp học sinh hiểu được việc đi học đúng giờ , biết lễ phép với thầy cô giáo , đoàn kết giúp đở bạn bè trong lớp và những em nhỏ Hiểu được ngày lễ lớn trong tháng.. - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới II. CHUẨN BỊ : - Báo cáo tuần qua. Kế hoạch tuần tới. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Khởi động : Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến nhận xét qua các báo cáo của cán sự lớp 3. Triển khai công tác tuần tới : * Tuyên truyền chủ điểm cho HS hiểu ngày 30/04 là ngày Miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước . Tích cực thi đua lập thành tích trong học tập . Tích cực học tập và làm theo 5 Điều Bác Hồ Dạy .Thực hiện đúng theo Nội quy của lớp học , nhà trường . Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân . Giữ trật tự trong lớp học hăng hái phát biểu trong học tập , giúp đỡ những bạn bè về học tập như : đọc chưa đúng chuẩn kiến thức kỹ năng hoặc tính toán còn chậm , chưa đúng . - Thực hiện đi học đúng giờ ,đầu tóc , quần áo , thân thể sạch sẽ trước khi đến lớp . Thực hiện vệ sinh răng miệng . Thực hiện tốt về an toàn giao thông . 4. Sinh hoạt tập thể : - Thực hiện nghiêm túc trong sinh hoạt tập thể . 5. Tổng kết : - Hát kết thúc .
Tài liệu đính kèm: