Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 20

Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 20

Toán

TIẾT 96: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG.

I- MỤC TIÊU

- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của đoạn thẳng.

- Rèn KN nhận biết trung điểm của đoạn thẳng.

- GD HS chăm học.

- BTCL : Bài 1, 2.

II- ĐỒ DÙNG

- GV : Thước thẳng- Phấn màu- Phiếu HT

- HS : SGK

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Khối 3 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn : 3 - 01- 2011
Ngày dạy : 
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Chào cờ đầu tuần
Toán
Tiết 96: Điểm ở giữa. trung điểm của đoạn thẳng.
I- Mục tiêu
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của đoạn thẳng.
- Rèn KN nhận biết trung điểm của đoạn thẳng.
- GD HS chăm học.
- BTCL : Bài 1, 2. 
II- Đồ dùng
- GV : Thước thẳng- Phấn màu- Phiếu HT
- HS : SGK
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: Điểm ở giữa.
- Vẽ đường thẳng như SGK, lấy trên đường thẳng 3 điểm theo thứ tự A, O, B.
- Ba điểm A, O, B là 3 điểm ntn với nhau?
- Ta nói: O là điểm nằm ở giữa A và B.
- Vẽ Đoạn thẳng MN. 
- Tìm điểm ở giữa M và N?
- Nếu lấy điểm I nằm ngoài điểm MN thì I có phải là điểm ở giữa M và N không?
b) HĐ 2: GT trung điểm của đoạn thẳng.
- Vẽ đoạn thẳng AB có M là trung điểm.
- Ba điểm A, M, B là ba điểm như thế nào với nhau?
- M nằm ở vị trí nào so với A và B?
- Đo độ dài đoạn AM? MB?
- Khi đó ta nói: M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c) HĐ 3: Thực hành.
* Bài 1: - Đọc đề?
- Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?
- Ba điểm nào là 3 điểm thẳng hàng?
- M là điểm ở giữa hai điểm nào?
- N là điểm ở giữa hai điểm nào?
- O là điểm ở giữa hai điểm nào? 
- Nhận xét, chữa.
* Bài 2:- Phát phiếu HT- Đọc đề?
- Câu nào đúng đánh dấu X
- Gọi 1 HS làm trên bảng
3/ Củng cố:
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- HS quan sát
- 3 điểm thẳng hàng với nhau.
- Quan sát 
 M I N
- HS tìm
- Không. vì 3 điểm M, I, N không thẳng hàng.
 A M B
- Là ba điểm thẳng hàng.
- M nằm ở giữa A và B.
- Đo và nhận xét: AM = MB = 3cm
- Đọc : M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Đọc và quan sát hình vẽ SGK
- 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng
- Ba điểm thẳng hàng là: A, M, B. 
- M là điểm ở giữa 2 điểm A và B
- N là điểm ở giữa 2 điểm C và D
- O là điểm ở giữa 2 điểm M và N
- Đọc đề- kiểm tra BT
- Làm phiếu HT
Các câu đúng là: a; e.
Tự nhiên và xã hội.
Tiết 39: Ôn tập - Xã hội.
I- Mục tiêu
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hôị.
- Biết kể với bạn bè về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh( thành phố) của mình.
- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II- Đồ dùng dạy học
- Thầy: Giấy A0.
- Trò: Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề xã hội.
III- các Hoạt động dạy và học chủ yếu
1. Tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra:
- Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội?
- Nhận xét: - Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ xung.
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Hoạt động nhóm.
*Mục tiêu:Hệ thống, củng cố các kiến thức đã học về chủ đề xã hội.
*Cách tiến hành:
- Bước 1:Chia nhóm. -Phân công nhóm trưởng.
- Bước 2:Giao việc. -Lắng nghe.
- Dán tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề xã hội theo nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
Đại diện lên mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh.
- Bước 3: Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV Các nhóm thực hành: 
- Phân tranh theo chủ đề
- Mô tả các bức tranh từng chủ đề.
- Nhận xét, bổ xung.
- Nhận xét, bổ xung.
* Hoạt động 2: Trò chơi truyền hộp.
Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về chủ đề xã hội.
Cách tiến hành:
- Bước1: Phổ biến cách chơi trò chơi. Lắng nghe g/v phổ biến luật chơi
Vừa hát vừa truyền tay nhau hộp giấy.Khi bài hát dừng lại hộp giấy dừng ở tay người nào thì người đó phải nhặt 1 câu hỏi trong hộp để trả lời.
- Bước 2: HS thực hành: 
- Thực hành:
- Chơi thử:
- Chơi thật ( trong khi chơi nếu em nào đến lượt mà không trả lời được thì phải hát 1 bài) - Theo dõi - Nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố: - Nhận xét giờ.
* Dặn dò: Nhắc nhở h/s công việc về nhà- Vn ôn tập tốt, giờ sau chuẩn bị một số cây hoặc lá cây 
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Toán
Tiết 97: Luyện tập
I- Mục tiêu
- Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- Rèn KN xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- GD HS chăm học.
- BTCL : Bài 1, 2.
II- Đồ dùng
- GV : Thước thẳng- 1 tờ giấy HCN như BT 2.
- HS : SGK
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập:
* Bài 1:
a) HD xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Vẽ đoạn thẳng AB như SGK
- Đo độ dài đoạn AB?
- Chia độ dài đoạn AB thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần dài ? cm?
- Vậy độ dài đoạn thẳng AM, MB với M là trung điểm của AB là ? cm?
- Lấy điểm M ở gữa A và B sao cho 
AM = BM = 2cm.
- Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng ta làm như thế nào?
b) HD Xác định trung điểm của đoạn CD.
- Vẽ đoạn thẳng CD?
- Đo độ dài đoạn CD?
- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau?
- Đánh dấu trung điểm của đoạn CD?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2: Thực hành.
- Lấy tờ giấy HCN, đánh dấu các điểm ABCD.
- Gấp đôi sao cho AD trùng với BC.
- Mở tờ giấy. 
- Đánh dấu trung điểm. I của đoạn AB, trung điểm K của đoạn BC chính là đường dấu giữa khi gấp tờ giấy.
- Tương tự : y/c HS xác định trung điểm khi gấp tờ giấy theo chiều cạnh AB trùng với cạnh DC.
3/ Củng cố:
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
-Dặn dò:Thực hành tìm TĐ của đoạn dây.
- Hát
- Vẽ ra nháp
- Đo và nêu độ dài đoạn AB = 4cm.
- 4 : 2 = 2cm.
- Mỗi phần dài 2cm
- Là 2cm.
- Đặt thước sao cho vạch O trùng điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB tương ứng với vạch 2cm của thước.
- Đo độ dài đoạn thẳng
- Chia độ dài thành 2 phần bằng nhau.
- Lấy trung điểm
- HS làm vở- HS chữa bài.
C N D 
- HS thực hành 
- Đánh dấu 
- Gấp
- Mở
- Đánh dấu
 +Trung điểm I của đoạn AB.
 + Trung điểm K của đoạn BC 
- Tự thực hành
- 2- 3 HS nêu 
Thủ công
Tiết 20: ôn tập chương II: Cắt, dán chữ cái đơn giản ( tiết 2)
I. Mục tiêu
- Kẻ cắt dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng , nét đối xứng đã học
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của HS
II. GV chuẩn bị
- Mẫu chữ, giấy...
III. Hs thực hành
 - GV bao quát giúp đỡ HS còn lúng túng 
 - Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của HS
* Hoàn thành (A)
+ Thực hành đúng quy trình kĩ thuật.
+ Cắt được chữ cái hoặc câu từ các chữ cái đã học : VD Vui vẻ , Hè về, Ti vi 
+ Dán chữ phẳng, đẹp.
* Chưa hoàn thành (B)
+ Không kẻ cắt dán được các chữ cái đã học.
* Nhận xét tiết ôn tập
Tự nhiên và xã hội.
Tiết 40: Thực vật
I- Mục tiêu
- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật tronng tự nhiên
- Vẽ và tô mầu 1 số cây.
II- Đồ dùng dạy học
- Thầy: Giấy A4, hình trong sách trang 76, 77 các cây ở sân trường
- Trò: Bút mầu, hồ dán.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
1.Tổ chức. Hát.
2. Kiểm tra: Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội? - Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ xung.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: QS theo nhóm ngoài trời.
Mục tiêu:Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1:Tổ chức, hướng dẫn. - Phân công nhóm trưởng.
- Lắng nghe. Chia nhóm HD học sinh quan sát.
- Giao việc- Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV.
Bước 2: QS theo nhóm ngoài trời.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ xung.
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ xung.
*Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối. chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ,thân , lá, hoa, quả.
- QS tranh SGK kể tên các cây có trong sách?
- Hình 1: Cây khế.
- Hình 2: Cây vạn tuế
- Hình 3: Cây kơ- nia.
- Hình 4: Cây lúa ruộng bậc thang.
- Hình 5: Cây hoa hồng
- Hình 6: Cây súng.
- Kể tên 1 số cây khác mà em biết?
* Hoạt động 2:Làm việc cá nhân
+ Mục tiêu: Biết vẽ và tô mầu 1 số cây. - Vẽ bất kì cây gì mà mình quan sát được
+ Cách tiến hành:
- Bước1: Giao việc: vẽ 1 cây mà em quan sát được.
- Bước 2: HS thực hành theo yêu cầu của GV.
- Bước 3: Trưng bày.Nhận xét
4. Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố: Nêu đặc điểm giống và khác nhau của cây cối? - HS nêu.
- Nêu ích lợi của cây cối?
* Dặn dò:Nhắc nhở h/s công việc về nhà. VN: học bài.
Luyện toán
 Các số có bốn chữ số
I. Mục tiêu
 - Biết đọc,biết viết các số có bốn chữ số(trường hợp các chữ số đều khác 0) 
 - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số ( trường hợp đơn giản ) 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hướng dẫn HS làm các bài tập 1,2, 3 trang 3 trong vở luyện toán. 
1. Bài 1. - HS đọc bài tập 1. 
 - HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
 - Yêu cầu HS nhìn vào hàng đầu tiên của bài tập. 
 ? Hàng nghìn là 1, hàng trăm là 2, hàng chục là 3, hàng đơn vị là 4. Vậy số đó đựơc viết như thế nào? Được đọc như thế nào? 
 - Cho HS làm các hàng tiếp theo. GV quan sát, giúp đỡ. 
 - Sau đó gọi nối tiếp các HS làm bài tập. 
 - HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
2. Bài 2: - HS đọc bài tập 2. 
 - HS nêu yêu cầu bài tập 2. 
 - GV yêu cầu HS viết ra nháp một số gồm: ba nghìn, năm trăm, bốn chục và chín đơn vị và gọi HS đọc số đó. 
 - GV nhận xét cách đọc và cách viết. 
 - 2 HS lên bảng làm 2 hàng tiếp theo. GV quan sát. giúp đỡ HS yếu. 
 - Gọi HS nhận xét bài bạn và yêu cầu HS đó đọc lại. 
 - GV nhận xét. 
3. Bài 3: - HS đọc bài tập 3. 
 ? Bài tập 3 yêu cầu gì? 
 - Các em lưu ý các số đó là số có bốn chữ số và phải có chữ số hàng đơn vị là 4. 
 - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở. 
 - Gọi 1 số HS dưới lớp đọc bài làm. 
 - Chữa bài trên bảng, chốt đáp án đúng. 
* Củng cố - dặn dò: Yêu cầu HS về đọc và viết lại các số có bốn chữ số trong bài. 
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
Toán
Tiết 98: So sánh các số trong phạm vi 10 000.
I- Mục tiêu
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- Rèn KNso sánh số có 4 chữ số.
- GD HS chăm học.
- BTCL : Bài 1(a), 2.
II- Đồ dùng
- GV : Bảng phụ- Phiếu HT
- HS : SGK
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn văn, trong chuyện 
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới.
a) HĐ 1: Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 10 000 
* So sánh hai số có các chữ số khác nhau.
- Viết: 999...1000
- Gọi 2- 3 HS điền dấu >, <, = thích hợp?
- Vì sao điền dấu <?
- Hai cách đều đúng. Nhưng cách dễ nhất là ta SS về các chữ số của hai số đó ( 999 có ít chữ số hơn 1000)
- So sánh 9999 với 10 000?
* So sánh hai số có cùng chữ số.
- Viết : 9000......8999, 
- Y/ c HS điền dấu >, < , =?
- Ta bắt đầu so sánh từ hàng nào ?
- Nếu hai số có hàng nghìn bằng nhau ta so sánh như thế nào?
- Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau ta so sánh như thế nào?
- Nếu hai số có hàng chục bằng nhau ta so sánh như thế nào?
- Nếu hai số có các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị bằng nhau thì sao?
b) HĐ 2: Luyện tập.
* Bài 1:(Phần b dành cho HS khá giỏi)
- Đọc đề?
- Nêu cách so sánh só có 4 chữ số?
- Gọi 2 HS làm trên bảng?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Muốn so sánh được hai số ta cần làm gì?
- Nêu cách so sánh?
- Gọi 2 HS làm trên bảng?
- Chấm bài, nhận xét
4/ Củng cố:
- Muốn so sánh các số có 4 chữ số ta làm như thế nào?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- 2- 3 HS nêu
- Nhận xét.
- Nêu KQ: 999 < 1000
- Vì 999 kém 1000 1 đơn vị
- Vì 999 chỉ có 3 chữ số còn 1000 có 4 chữ số.
- 9999 < 10 000
 9000 > 8999
- Ta so sánh từ hàng nghìn. Số nào có hàng nghìn lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có hàng nghìn bằng nhau thì ta SS đến hàng trăm. Số nào có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau thì ta SS đến hàng chục. Số nào có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có hàng chục bằng nhau thì taaso sánh đến hàng đơn vị. Số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có hàng nghìn , hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
- Đọc.
- HS nêu.
- Lớp làm Phiếu HT.
1942 > 998 9650 < 9651
1999 6951
6742 > 6722 6591 = 6591
- 2- 3 HS Đọc .
- Đổi các số đo về cùng đơn vị đo độ 
dài hoặc thời gian.
- So sánh như so sánh số tự nhiên rồi viết thêm đơn vị đo độ dài hoặc TG.
- Mỗi HS làm 1 cột- Lớp làm vở.
1 km > 985m 60phút = 1 giờ
600cm = 6m 50phút < 1 giờ
797mm 1 giờ
- HS nêu.
Rèn đối tượng
Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
- Củng cố cách đọc, cách viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. 
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. 
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
- Hướng dẫn HS làm các bài tập 1, 2, 3 trang 4 trong vở luyện toán. 
1. Bài 1. - 1 HS đọc bài tập 1. 
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
 - Yêu cầu HS nhìn vào phép tính mẫu: số 5218 được đọc là năm nghìn hai trăm mười tám. Số đó gồm: năm nghìn, hai trăm, một chục và tám đơn vị. 
 - Gọi 2, 3 HS đọc lại. 
 - 3 HS lên bảng làm các phần tiếp theo, lớp làm vở. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. 
 - Cả lớp và GV chữa bài trên bảng, chốt lời giải đúng. 
 - Cả lớp chữa bài vào vở.
2. Bài 2: 1HS đọc bài tập 2.
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập 2.
 - Em hãy nghĩ và viết ba số có bốn chữ số và nêu số đó gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? 
 - 3 HS lên bảng, dưới lớp tự suy nghĩ viết. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. 
 - Cả lớp và GV chữa bài trên bảng, chốt lời giải đúng. 
 - Cho HS cả lớp đọc lại các số trên bảng.
 - Cả lớp chữa bài vào vở.
3. Bài 3: 1 HS đọc bài tập 3.
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập 3.
 - Cho HS thảo luận nhóm đôi tự suy nghĩ làm bài. 
 - Gọi một số HS đọc bài làm. 
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
 - Cả lớp chữa bài vào vở. 
* Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS làm thêm các tập về số có bốn chữ số.
Hoạt động tập thể
Ôn bài hát: Em yêu trường em
I. Mục tiêu 
- HS biết hát đúng lời. 
 - HS hiểu được nội dung của bài hát. 
II.Các hoạt động chủ yếu
1. Hoạt động 1: 
 - GV phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. 
2. Hoạt động 2: 
 - HS chú ý lắng nghe GV hát. 
 - GV hát sau đó cho HS ôn bài hát. 
 - HS hát theo tổ. 
 - HS hát theo nhóm. 
 - HS hát tập thể theo sự hướng dẫn của GV. 
3. Nhận xét ưu khuyết điểm giờ học. 
Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2011
Toán
Tiết 99 : Luyện tập
I- Mục tiêu
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm( nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Rèn KN so sánh số có 4 chữ số và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- GD HS chăm học toán.
- BTCL : Bài 1, 2, 3, 4( a).
II- Đồ dùng
- GV : Phiếu HT- Bảng phụ
- HS : SGK.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Nêu quy tắc SS số có 4 chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập.
* Bài 1: 
- BT yêu cầu gì?
- Muốn điền dấu đúng ta làm ntn?
- Gọi 2 HS làm trên bảng, mỗi HS làm 1 cột.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Muốn xếp được các số theo thứ tự đó ta cần làm gì?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3: 
- BT có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- Thi viết nhóm đôi
- Gọi 2 HS thi trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 4: Phần b dành cho HS khá giỏi
- BT yêu cầu gì?
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
- Gọi 2 HS làm trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
4/ Củng cố:
- Nêu cách SS số có 4 chữ số?
- Cách XĐ trung điểm của đoạn thẳng.
+ Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- 2- 3 HS nêu
- Điền dấu >; < =
- So sánh các số có 4 chữ số.
- Lớp làm phiếu HT
7766 < 7676 1000g = 1kg
9102 < 9120 950g < 1kg
5005 > 4905 1km < 1200m
- Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- So sánh các số có 4 chữ số với nhau rồi xếp.
a) 4082; 4208; 4280; 4808
b) 4808; 4280; 4208; 4082.
- Có 4 yêu cầu. Viết số bé, lớn nhất có 3 chữ số, 4 chữ số.
- HS thi viết
+ Số bé nhất có 3 chữ số là : 100
+ Số lớn nhất có 3 chữ số là : 999
+ Số bé nhất có 4 chữ số là : 1000
+ Số lớn nhất có 4 chữ số là : 9999
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và CD.
- 2- 3HS nêu.
- Lớp làm phiếu HT.
- Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 300.
- Trung điểm của đoạn thẳng CD ứng với số 200.
- HS nêu.
Chính tả (nghe viết)
Tiết 37: ở lại với chiến khu
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2a.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết 2 lần ND bài 2 (b).
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
A. KTBC: 	- GV đọc: liên lạc nhiều lần, nắm tình hình (HS viết bảng con)
	- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. HD HS nghe viết.
a) HD HS chuẩn bị.
- GV đọc diễn cảm đoạn chính tả.- HS nghe.
- 1 HS đọc lại
- GV giúp HS nắm ND đoạn văn.
- Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì?- Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh gian khổ
- GV giúp HS nắm cách trình bày.
- Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào? -> Được đặt sau dấu hai chấm
- GV đọc một số tiếng khó: Bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ -> HS luyện viết vào bảng con.
- GV quan sát sửa sai.
b) GV đọc bài- HS nghe viết bài vào vở
- GV quan sát uốn lắn cho HS.
c) Chấm chữa bài.
- GV đọc lại đoạn viết - HS đổi vở soát lỗi.
- GV thu vở chấm điểm.
- GV nhận xét bài viết.
3. HD làm bài tập.
* Bài 2 a
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT. -2 HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài vào SGK.
- GV gọi HS đọc bài. - 3 - 4 HS đọc bài.
+ Thuốc + Ruột + Đuốc
- HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố dặn dò.
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Toán
Tiết 100: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000.
I- Mục tiêu
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000( bao gồm đặt tính và tính).
 - Biết giải toán có lời văn ( có phép cộng các số trong phạm vi 10000)
- Rèn KN tính tính và giải toán cho HS.
- GD tính cẩn thận cho HS.
- BTCL : Bài 1, 2(b), 3, 4.
II- Đồ dùng
- GV : Phiếu HT- Bảng phụ
- HS : SGK
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1.Tổ chức:
2. Bài mới:
a) HĐ 1: HD cách thực hiện phép cộng 3526 + 2759.
- Ghi bảng : 3526 + 2759 = ?
- Nêu cách đặt tính?
- Bắt đầu cộng từ đâu?
- Nêu từng bước cộng?
b) HĐ 2: Thực hành.
* Bài 1: - BT yêu cầu gì?
- Gọi 4 HS làm trên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 : 
- BT có yêu cầu mấy yêu cầu?
- Nêu cách đặt tính? Thứ tự thực hiện?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Đọc đề?
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết cả hai đội trồng bao nhiêu cây ta làm như thế nào?
- Gọi 1 HS tóm tắt và giải trên bảng.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: - BT yêu cầu gì?
- Gọi HS nêu miệng
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Củng cố:
- Nêu cách cộng số có 4 chữ số?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Viết các số hạng sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
- Từ phải sang trái. 
 3526
- HS nêu như SGK +
 2759
 6285
- Vậy 3526 + 2759 = 6285
- Tính
- Lớp làm nháp.
- Chữa bài: KQ là: 
6829; 9261; 7075;9043
- Hai yêu cầu: đặt tính và tính.
- HS nêu
- làm phiếu HT
2634 1825 5716 707
+ + + +
4848 455 1749 5857
7482 2280 7465 6564
- HS đọc.
- HS nêu.
- Lấy số cây của đội 1 cộng số cây đội 2.
- Làm vở
Bài giải
Số cây cả hai đội trồng được là:
3680 + 4220 = 7900( câ)
 Đáp số: 7900 cây
- Tìm trung điểm của đoạn thẳng
+ Trung điểm của cạnhAB là điểm M.
+ Trung điểm của cạnhBC là điểm N.
+ Trung điểm của cạnh CD là điểm P.
+ Trung điểm của cạnh DA là điểm Q.
Chính tả (Nghe viết)
Tiết 36: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn một trong bài trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Làm đúng bài tập 2a.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2a.
- Bút dạ + Giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A. KTBC: GV đọc: Sấm, sét, xe sợi (HS viết bảng con)
	- HS + GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài
2. Hướng dẫn HS nghe viết:
a. HD học sinh chuẩn bị :
- GV đọc đoạn văn viết chính tả - HS nghe.
- 2HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND bài ;
- Đoạn văn nói nên điều gì ? - Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- GV đọc 1 số tiếng khó: trơn lầy, thung lũng, hi hi, lúp xúp- HS luyện viết vào bảng con.
b. GV đọc bài - HS nghe - viết vào vở
- GV quan sát, uấn nắn cho HS .
c. Chấm chữa bài. 
- GV đọc lại bài - HS dùng bút chì soát lỗi.
- GV thu vở chấm điểm. 
- GV nhận xét bài viết .
3. HD học sinh làm bài tập .
* Bài 2(a)
- GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm, làm bài cá nhân.
- GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng nhanh- 2HS làm bài.
- HS đọc bài - HS khác nhận xét.
- GV nhận xét. 
a. Sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_khoi_3_tuan_20.doc