Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012

Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012

c. Thực hành:

Bài 1: Học sinh vẽ và làm bài vào vở.

 Gọi học sinh trả lời từng câu.

a) Chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng, chẳng hạn: A, M, B; M, O, N; C, N, D.

b) Chỉ ra được:

. M là điểm ở giữa hai điểm A và B;

. N là điểm giữa hai điểm C và D;

. O là điểm giữa hai điểm M và N.

Bài 2: Học sinh trả lời và giải thích.

 a, Đúng vì A, O, B là 3 điểm thẳng hàng, OA = OB

 b, Sai vì C, M, D là 3 điểm không thẳng hàng.

 c, Sai vì EH không bằng HG.

 d, Sai vì C, M, D không thẳng hàng.

 e, Đúng vì E, H, G thẳng hàng.

 

doc 9 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 20
Thø hai
 Ngày 16 tháng1 năm 2012 
Toán: 
ĐIỂM Ở GIỮA - TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
I.Môc tiªu:
 - Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
 - HS hứng thú tự tin trong học toán.
***HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
 Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000.
 Viết số liền trước, số liền sau của các số: 2667; 3542; 6874.
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu điểm ở giữa:
 Vẽ hình	A	O	B
 Nhấn mạnh: A, O, B là 3 điểm thẳng hàng.
	+ Điểm nào là điểm giữa và ở giữa 2 điểm nào? 	
Þ A là điểm bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O.
 HS nêu thêm ví dụ về điểm ở giữa.
b. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:
- Vẽ hình	A	M	B
- Nhấn mạnh: A, M, B là 3 điểm thẳng hàng.
 M là điểm ở giữa 2 điểm A và B
- Học sinh lên bảng đo độ dài đoạn thẳng AM, MB.
Þ AM = MB Þ M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
 Đưa thêm vài ví dụ để củng cố khái niệm trên.
c. Thực hành:
Bài 1: Học sinh vẽ và làm bài vào vở.
	Gọi học sinh trả lời từng câu.
Chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng, chẳng hạn: A, M, B; M, O, N; C, N, D.
Chỉ ra được:
. M là điểm ở giữa hai điểm A và B;
. N là điểm giữa hai điểm C và D;
. O là điểm giữa hai điểm M và N.
Bài 2: Học sinh trả lời và giải thích.
 a, Đúng vì A, O, B là 3 điểm thẳng hàng, OA = OB	
 b, Sai vì C, M, D là 3 điểm không thẳng hàng.
 c, Sai vì EH không bằng HG.
 d, Sai vì C, M, D không thẳng hàng.
 e, Đúng vì E, H, G thẳng hàng. 
3. Củng cố: 
 Gọi HS lên bảng vẽ đoạn thẳng và nêu điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
4. Dặn dò:
Về nhà xem lại bài và làm các BT trong vở BTT.
Toán:(ôn)	 
 LUYỆN TẬP ĐIỂM Ở GIỮA - TRUNG ĐIỂM CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG 
 I.Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS về cách xác định trung điểm và điểm giữa của một đoạn thẳng.
 - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
 - Học sinh yêu thích học toán.
***HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II.ĐDDH: Vở toán
 III. Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: - GV ghi đề bài lên bảng lớp làm vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm.
- Cho 3 điểm x,o, y sao cho o x = oy . Hãy vẽ đoạn thẳng biểu diễn 3 điểm trên
GV theo dõi nhận xét.
2.Bài mới:
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBTt9
Bài 1: Viết tên các điểm vào chỗ chấm 
HS đọc yêu cầu, Hs làm vào vở bài tập , gọi Hs nối tiếp nêu kết quả.
- Lớp và GV nhận xét
- HS chữa bài vào vở.
 Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
 GV:Muốn xác định được M, O, H có phải là trung điểm của các đoạn thẳng không thì HS phải dùng thứơc để đo, sau đó điền đúng hoặc sai vào ô trống.
Bài 3:Viết tiếp chữ vào chỗ thíh hợp
 HS quan sát kết hợp dùng thước để đo mới xác định được điểm giữa hay trung điểm.
- HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm
 -GV chấm bài và chữa nếu HS làm sai.
3. Củng cố: 
- HS nhắc lại cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
4.Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà chuẩn bị bài sau Luyện tập.
Thứ ba Ngày 17 tháng1 năm 2012 
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Môc tiªu:
 - Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
 - HS hăng say học toán.
***HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II.Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị cho bài 3 : thực hành gấp giấy.
III.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
 1. Bài cũ:
 Gọi học sinh lần lượt đọc từng bài ở vở bài tập
 1 HS lên bảng vẽ và nêu điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
 2. Luyện tập:
Bài 1:Xác định trung điểm của đoạn thẳng ( theo mẫu)
 1 HS nêu yêu cầu
 a, Giáo viên vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 4 dm
- Yêu cầu: xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Hình thành cho học sinh các bước.
 - 1 em lên bảng đo độ dài đoạn thẳng AB: AB = 4 dm
 - Học sinh chia đôi độ dài đoạn thẳng :	4 : 2 = 2 dm
 - Xác định trung điểm: đặt vạch O của thước trùng điểm A, đánh dấu trung điểm M ứng với vạch số 20.
Þ AM = ½ AB
- Học sinh thực hiện bài 1b
Bài 2: Thực hành
 Mỗi học sinh chuẩn bị 1 tờ giấy hình chữ nhật và thực hành như SGK.
 1 HS lên bảng thực hiện.
3. Củng cố: 
- HS nhắc lại cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
4.Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.Về nhà chuẩn bị bài sau Luyện tập.
 Toán:( ôn)	 
 LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
 - Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
 - HS hứng thú tự tin trong học toán
***HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II. ĐDDH: Vở BTT.
III. Các hoạt động 
 1.Luyện tập - Thực hànhVBT T11
 -HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ đối với những em còn chậm.
Bài 1: Yêu cầu HS biết cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước:
 Bước1: Đo độ dài của đoạn thẳng AB .
 Bước 2: Chia độ dài của đoạn thẳng AB làm 2 phần bằng nhau.
 Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB (xác định điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho AM = AB.
Tương tự như vậy với các trường hợp khác.
Bài 2: Xác định trung điểm
HS tự làm VBT Xcs định trung điểm theo các bước đã làm ở BT 1
 2 HS lên bảng làm - Cả lớp nhận xét 
Bài 3:Thực hành
 HS chuẩn bị trước mỗi em 1 tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành trong SGK: có thể gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB để đánh dấu trung điểm của đoạn thẳng AD và BC.
 -HS nào làm xong, GV chấm ngay tại chỗ, nhận xét và ghi điểm.
- HS làm GV quan sát giúp đỡ.
GV nhận xét. 
Bài tập Bồi dưỡng HS giỏi
Bài 2: Viết 3 số thíh hợp vào chỗ trống.
7560; 7561; 7562;...;...;....
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
a) 8m5cm = ...cm b) 2700mm = ...m ...dm
c) 6008m = ...km..m d) 405cm = ...m ...dm
 - HS làm vở - GV quan sát giúp đỡ.
 GV chấm một số em và nhận xét.
2. Củng cố: 
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài
3.Dặn dò
. GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.
Thø t­ Ngày 18 tháng 1 năm 2012 
Toán: 
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I.Môc tiªu: 
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại. 
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
***HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II.Đồ dùng dạy học:
II.Ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Bài cũ:
 Chấm chữa một số bài tập ở nhà của h/s. Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000:
 * So sánh hai số có só chữ số khác nhau.
. Ghi bảng: 999  1000
	+ Em điền dấu gì? Vì sao?
	+ Số 999 (1000 có mấy chữ số)? ® Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
 *So sánh hai số có chữ số bằng nhau.
 . Ghi bảng: 9000  8999
	+ Điền dấu gì? Vì sao? (đều có 4 chữ số, 9 nghìn > 8 nghìn nên 9000 > 8999)
- Ghi bảng : 6579  6580
® Hướng dẫn học sinh so sánh: cùng có 4 chữ số, hàng nghìn bằng nhau, hàng trăm bằng nhau, 7 chục < 8 chục, Þ 6579 < 6580, ® Rút ra quy tắc.
 HS đọc SGK.
b. Thực hành:
Bài 1: Học sinh làm bảng con ® Giải thích
Bài 2: 
 Làm vở, 2 em lên bảng
	1 km > 985 m	50 phút < 1 giờ
(Vì 1km = 1000 m	1 giờ = 60 phút)
Bài 3: 
 Làm vở, học sinh giải thích.
3.Củng cố: 
- Đọc lại phần nội dung bài học trong SGK. 
 4. Dặn dò: 
- Về nhà làm thêm các bài tập và chuẩn bị bài học hôm sau.
Toán: ( ôn) 
 LUYỆN TẬP SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
 I.Mục tiêu: 
- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 000. Viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Củng cố về thứ tự các số tròn trăm tròn nghìn...
- Học sinh yêu thích học toán.
 *** HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II Đồ dùng dạy học: Vở BTT
III. Hoạt động dạy học: 
 1.Luyện tập - Thực hành
Bài 1: VBT t12-
 -2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp lắng nghe bạn đọc.
 -Cả lớp làm VBT, GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng và giải thích vì sao chọn dấu đó.
 -Cả lớp cùng làm miệng VD: 9999 > 9998vì hai số này đều có các chữ số hàng nghìn là 9, chữ số hàng trăm hàng chục đều là 9 nhưng chữ số hàng đơn vị của 9999 là 9, chữ số hàng đơn vị của 9998 là 8 , mà 9 > 8 nên 9999 > 9998.
Bài 2:Điền dấu >, <, =
 HS làm vào VBT - GV theo dõi nhắc nhở thêm.
- Chữa bài HS đọc kết quả cả lớp cùng GV nhận xét. 
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- HS tự làm
- GV theo dõi, động viên các em làm 
- HS nào làm xong, chữa bài - nhận xét.( Bài a khoanh vào 9865; bài b khoanh vào 4520)
Bài 4: Đo các cạnh của hình vuông rồi tính chu vi của hình vuông.
HS tự làm bài - Chữa bài ( Chu vi của hình vuông là 4 x 5 = 20 cm)
 2.Củng cố:
 - HS nhắc lại cách so sánh số có 4 chữ số 
 3. Dặn dò: 
 -GV nhận xét tiết học
 Thø n¨m Ngày 18 tháng1 năm 2012 
 Toán: 
LUYỆN TẬP
I. Môc tiªu:
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
 - Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm ( nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
 - Học sinh yêu thích môn toán.
***HSCPTTT: HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II.Đồ dùng dạy học:
III. Ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Bài cũ: 
 2 em lên bảng : ( >, <, =) : 6742...6722; 1999...2000. 
 2 em làm bài tập 2: 1 km...985m; 50 phút...1 giờ.
Chữa bài yêu cầu HS giải thích cách làm.
2. Luyện tập:
Bài 1: Học sinh làm vở, gọi từng em giải thích.
a) 7766 > 7676 b) 1000g = 1kg
 8453 > 8435 950g < 1 kg
 9102 < 9120 1 km < 1200m
 5005 > 4905 100 phút > 1giờ 30 phút.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu , làm vở. 1 HS lên bảng làm.
Chữa bài.
	4082, 4208, 4280, 4802
	4802, 4280, 4208, 4082
Bài 3: Học sinh làm vở.
 a, 100	b, 1000	c, 999	d, 9999
Bài 4a: Học sinh đếm số phần, xác định trung điểm của đoạn thẳng rồi tìm số ứng với vạch số. ( 300)
3.Củng cố: 
- HS nhắc lại cách xác định trung điểm
4.Dặn dò: 
Nhận xét tiết học. Xem trước nội dung bài học hôm sau. 
Toán: ( ôn) 
 LUYỆN TẬP 
 I.Mục tiêu: 
- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 000. Viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Củng cố về thứ tự các số tròn trăm tròn nghìn...
- Học sinh yêu thích học toán.
***HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng, trừ không nhớ).
 II Đồ dùng dạy học: Vở BTT
III. Hoạt động dạy học: 
 1.Luyện tập - Thực hành
Bài 1 :VBT t13 ( >, <, =)
-Cả lớp cùng làm miệng 
 -2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp lắng nghe bạn đọc.
 -Cả lớp làm vào bảng con, GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng và giải thích vì sao chọn dấu đó.
 VD: 8453 > 8435 vì hai số này đều có các chữ số hàng nghìn là 8, chữ số hàng trăm đều là 4 nhưng chữ số hàng chục của 8453 là 5, chữ số hàng chục của 8435 là 3, mà 5 > 3 nên 8453 > 8435.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- HS tự làm - GV theo dõi, động viên các em làm 
- HS làm xong nêu kết quả, chữa bài - nhận xét.Khoanh vào câu B
Bài :Số
HS tự làm bài và chữa bài. a)Số bé nhất có ba chữ số là:100
 2.Củng cố:
HS nhắc lại cách so sánh số có 4 chữ số 
3.Dặn dò: 
 -GV nhận xét tiết học. Xem trước bài phép cộng trong phạm vi 10 000
Thứ sáu Ngày 19 tháng1 năm 2012 
Toán: 
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Môc tiªu: 
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính và tính đúng.).
- Biết giải toán có lời văn ( có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
- Giáo dục học sinh cẩn thận và chính xác khi làm toán.
***HSCPTTT: HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II.Đồ dùng dạy học:
III:Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 1 em lên bảng làm bài tập 3, 
 1 em làm bài tập 4b. 
 2. Bài mới:
1. Hướng dẫn thực hiện phép cộng 3526 + 2759:
- Ghi bảng: 3526 + 2759 = ?
- Học sinh nêu cách đặt tính, thứ tự tính	3526	
 +2759
	6285
 - Gọi 1 số HS nêu lại cách tính.
 3526 + 2759 = 6285
2. Thực hành:
Bài 1: Làm bảng con, 4 em lên bảng.
	Vài em đọc tính
Bài 2b: Làm vở - 2 em lên bảng
Bài 3: Học sinh đọc đề, phân tích đề.
	Tóm tắt rồi giải – 1 em lên bảng
	Đội Một: 3680 cây	Số cây 2 đội trồng được:
	Đội Hai: 4220 cây	3680 + 4220 = 7900 (cây)
 Cả hai đội:...cây?	 Đáp số: 7900 cây.
Bài 4: Làm vở - Gọi học sinh đọc từng câu.
 .M là trung điểm của cạnh AB.
 . N là trung điểm của cạnh BC.
 . P là trung điểm của cạnh CD.
 . Q là trung điểm của cạnh AD.
3.Củng cố: 
- HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính khi cộng số có 4 chữ số với số có 4 chữ số
4.Dặn dò: 
Làm vở bài tập.Nhận xét tiết học chuẩn bị bài học sau.
Toán: ( ôn) 
LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Môc tiªu: 
- Củng cố cộng các số trong phạm vi 10 000 ( bao gồm đặt tính và tính đúng.).
- Củng cố giải toán có lời văn ( có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
- Giáo dục học sinh cẩn thận và chính xác khi làm toán.
***HSCPTTT: HS thùc hiÖn ®­îc c¸c phÐp tÝnh céng trõ trong ph¹m vi 1000(cộng trừ không nhớ).
II.Đồ dùng dạy học:
III:Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 em lên bảng thực hiện phép cộng 2634 + 4848 ; 5716 + 1749 
2. Hướng dẫn HS làm VBT t14:
Bài 1: Tính
HS làm vào vở .Vài em đọc kết quả tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Làm vở - 3 em lên bảng
Nhận xét sữa sai.
Bài 3: Học sinh đọc đề, phân tích đề.
	Tóm tắt rồi giải – 1 em lên bảng
	Thôn Đông: 2573 người	Số người của hai thôn:
	Thôn Đoài : 2719 người	2573 + 2719 = 5292 (người)
 Cả hai thôn:...người?	 Đáp số: 5292 người
3.Củng cố: 
HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính khi cộng số có 4 chữ số với số có 4 chữ số
4.Dặn dò: 
Làm bài 4 vở bài tập.Nhận xét tiết học chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2011_2012.doc