Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 8

Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 8

Tiết 15 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I. Mục tiêu

A. Tập đọc

- Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn trong bài : lùi đân, lộ rõ , sôi nổi ,

- Biết đọc đúng kiểu câu kể , câu hỏi . Phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật( đám trẻ , ông cụ ).

- Hiểu nghĩa các từ trong bài :sếu , u sầu , nghẹn ngào ,

- Hiểu cốt truyện và nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện : Mọi ngườ trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ,Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng , buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn .

 

doc 17 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
 Tiết 15 Các em nhỏ và cụ già
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
- Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn trong bài : lùi đân, lộ rõ , sôi nổi ,
- Biết đọc đúng kiểu câu kể , câu hỏi . Phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật( đám trẻ , ông cụ ). 
- Hiểu nghĩa các từ trong bài :sếu , u sầu , nghẹn ngào ,
- Hiểu cốt truyện và nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện : Mọi ngườ trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau ,Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng , buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn .
B. Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói : Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện , kể lại được toàn bộ câu chuyện .
- Rèn kỹ năng nghe : Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện , nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn .
II. Đồ dùng dạy học .
Tranh minh hoạ truyện .
III. Hoạt động dạy học
 A. Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ : Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài 14.
2. Dạy học bài mới .
a. Giới thiệu bài 
b. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Đọc nối tiếp câu ( GV sửa sai cách phát âm , vần dễ lẫn ).
- Đọc nối tiếp đoạn ( GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ và nhấn giọng ở nhưng từ gợi tả và gợi cảm - đọc câu mẫu – Giải nghĩa từ ).
- Đọc đoạn trong nhóm ( 5 em một nhóm )- Thi đọc giữa các nhóm .
- Đọc đồng thanh cả bài.
c. Tìm hiểu bài 
- Học sinh đọc đọan trả lời câu hỏi 1 của bài .
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 3 và nhiều em phát biểu ý kiến câu hỏi 4 của bài
- Học sinh đọc thầm đoạn 5 , trao đổi nhóm để chọn một tên khác cho chuyện theo gợi ý trong sách giáo khoa . 
- Học sinh đọc thầm cả bài : GV hỏi – Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? ( học sinh phát biểu . VD; Con người phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau /)
* GV chốt lại nội dung bài . 
* Liên hệ thực tế
d. Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu đoạn 2 và 3 
- Yêu cầu học sinh đọc phân vai theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm – Nhận xét , tuyên dương.
B. kể chuyện
1. Xác định yêu cầu 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài - GV viên nêu : mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện , kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của bạn .
2. Hướng dẫn kể 
 GV: Trước khi kể cần nói rõ em trọn đóng vai bạn nào ? ( Vai bạn trai nêu câu hỏi đầu tiên hay vai bạn nói câu thứ 2, thứ 3 )
- GV nhắc học sinh thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập : nhập vai ”một nhân vật để kể chuyện 
- GV kể mẫu đoạn 1 ( theo lời kể một bạn nhỏ .)- GV nhận xét 
- Kể theo cặp theo lời nhân vật .
- Thi kể ( thi kể một đoạn bất kỳ của câu chuyện ).
- Một học sinh kể toàn bộ câu chuyện ( nêu còn thời gian )
- Lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất .
3. Củng cố dặn dò .
GV hỏi : Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác , sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa ? ( học sinh phát biểu )
- GV nhận xét tiết học và dặn dò .
 Toán
 Tiết 36 Luyện tập
I , Mục tiêu
- Củng cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải bài toán liên quan đến bảng chia 7 .
- Rèn tư thế ngồi viết đúng qui định cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học
III . Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ : Học sinh lên bảng đọc bảng chia 7 và giải toán.
2. Dạy học bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinhlàm bài tập.
Bài tập 1 ( tr 36 ) Tính nhẩm 
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm 
- Học sinh làm nháp – 2 học sinh làm bảng lớp – Lớp đổi vở kiểm tra chéo – nhận xét .
- GV cho học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia phần a
Bài tập 2 ( tr 36) Tính 
- GV mời hai học sinh nêu cách tính của phép tính chia theo cột dọc- học sinh nêu miêng 2 phép tính dầu .
- GV cho học sinh thực hiện trên bàng con – bảng láo – nhận xét bài của học sinh dưới lớp – học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng – GV nhận xét .
Bài tập 3 ( tr 36 ) Bài toán 
- Học sinh đọc bài toán – GV hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán , nhìn vào tóm tắt đọc lại đề toán – Học sinh làm bài vào vở – 1 học sinh làm bảng lớp – chấm bài , nhận xét .
Tóm tắt : 7 học sinh : 1 nhóm 
 35 học sinh : .....nhóm ?
Bài tập 4 ( tr 36) Tìm số con mèo trong mỗi hình 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài - học sinh làm bài cá nhân – một học sinh làm bài trên bảng lớp – Lớp nhận xét .
- Học sinh có thể giải thích và làm theo 2 cách : C:có 7 cột , mỗi cột có 3 con mèo , như vậy số con mèo là số mèo trong mỗi cột tức là có 3 con mèo .
C: Đếm số con vật trong mỗi hình , rồi chia cho 7 được số con vật . Phần b có 14 con mèo . số con mèo là : 14 : 7 = 2 (con ). 
3 . Củng cố - dặn dò 
Tiếng việt ( ôn)
 Luyện từ và câu : ôn tập tuần 7 : từ chỉ hoạt động , 
 trạng tháI -so sánh 
I. Mục tiêu
	- Củng cố để học sinh nắm chắc một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.
- Củng cố về từ chỉ hoạt động , trạng thái ; tìm được các từ chỉ trạng thái trong đoạn văn. 
- Rèn thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 GV : Sách sách tham khảo .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 1( tr) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong từng câu dưới đâyđể tạo ra hình ảnh so sánh :
a.Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều đang bay/
b. Những giọt sương sơm long lanh như hạt ngọc / hạt lựu/ pha lê
d. Tiếng ve đồng loạt cất lên như Một dàn đồng ca/ như dàn nhạc giao hưởng/
* GVHD : Muốn tìm được từ thích hợp để điền vào chỗ trống ở từng trường hợp , em đọc kỹ từ ngữ cho sẵn , dựa vào nội dungcác từ ngữ cho sẵn để tìm từ ngữ cần điền . 
( những từ cần điền bằng chữ in nghiêng )
*Bài tập 2(Tr ) Đọc đoạn văn sau :
	“ Mẹ ơi, mẹ hãy giả vờ quay đi chỗ khác một tí , chỉ một tí thôi, để cho con ngắt bông hoa đi, mẹ ! ” Con nhủ thầm như thế và nhân lúc mẹ không để ý , con đã quên lời mẹ khuyên , tự ý ngát bông hoa đẹp kia. Con giấu kín bông hoa dưới một lùm cây. Đến gần trưa, các bạn con vui vẻ chạy lại . Con khoe với các bạn về bông hoa . Nghe con nói , bạn nào cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc. Con dẫn các bạn đến nơi bông hang đang ngủ . Con Vạch lá tìm bông hồng , còn các bạn đều chăm chú như nín thở chờ bông hồng thức dậy 
a. Tìm các từ chỉ hoạt động ( VD : ngất , giấu,)Các từ chỉ trạng tháI ( VD; Vui vẻ, náo nức,) trong đoạn văn trên
b. Tìm thêm một số từ chỉ hoạt động , trạng thái.
Trả lời
a. Các từ gạch chân , chữ in nghiên là từ chỉ hoạt động. Các từ im đậm chữ đứng là từ chỉ trạng thái .
b. Từ chỉ hoạt động : đi , nhảy, bò , trườn, cõng khiêng vác, hát , múa ,
 Từ chỉ trạng thái : buồn bã, lo âu, hi vọng , lạc quan, sung sướng , hồi hộp, phấn khởi , đau khổ ,
 *Bài tập 3(Tr ) Đặt câu với một từ chỉ trạng thai và một từ chỉ hoạt động em đã tòm được ở phần b bài tập 2 .
* HDHS : Muốn đặt câu đúng , em cần nắm chắc nghĩa của từ cho sẵn .
 Trả lời
a. Chị cong em đi chơi ./ Bạn An đang vác bó củi to quá ./ Co cua đang bò lên bờ ao/
b. Em đang hồi hộp nghe công bố kết quả giải thưởng thi viết chữ đẹp./ Em rất sung sướng được me mua cho em chiếc áo mới ,
Sáng
Thứ ba ngày 12 tháng10 năm 2010
Toán
	Tiết 37 : Giảm đi một số lần 
I. Mục tiêu Giúp HS biết :
- Cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập. – Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
- Rèn kĩ năng làm thành thạo phép tính .
- Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ mô hình 8 quả cam xếp thành từng hàng như SGK. 
- Bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : 2 em.
2. GV hướng dẫn HS cách giảm một số đi nhiều lần
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các bông hoa như hình vẽ SGK rồi đặt câu hỏi để HS trả lời về :
- Số bông hoa ở hàng trên (6 bông hoa).
- Số bông hoa ở hàng dưới so với hành trên : số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì số bông hoa ở hàng dưới (6 : 3 = 2 (bông hoa)).
- GV ghi lên bảng như SGK, cho HS nhắc lại ;
Hàng trên : 6 bông hoa
Hàng dưới : 6 : 3 = 2 (bông hoa)
Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì được số bông hoa ở hàng dưới. 
- GV hướng dẫn HS tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD (như trong SGK). 
3. Thực hành 
Bài 1 : 
- GV hướng đẫn HS tính nhẩm hoặc viết vào nháp rồi trả lời theo mẫu. Chẳng hạn, 48 giảm 4 lần là 48 : 4 = 12, 48 giảm 6 lần là 48 : 6 = 8,
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2 : a) Cho HS tự đọc đè toán, tự tóm tắt bằng sơ đồ rồi giải bài toán .
 b) Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài giải
 Thời gian làm công việc đó bằng máy là : 
 30 : 5 = 6 (giờ)
 Đáp số : 6 giờ. 
Bài 3 : GV hướng dẫn, HS làm bài vào vở, GV mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
4 . Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn dò về nhà ôn kĩ bài vừa học. 
	______________________________________________________
Chính tả ( NV)
Tiết 15 : Các em nhỏ và cụ già
I .Mục tiêu :
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập 2.
	- Thi đua nhau ngồi viết đúng tư thế, viết bài sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 3 em
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe – viết 
2.1Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc diẽn cảm đoạn 4 của truyện Các em nhỏ và cụ già.
- Hai HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét về cách trình bầy bài :
+ Không kể đầu bài, đoạn văn có mấy câu ? (7 câu)
+ Những chữ nào trong đọan văn viết hoa ? (Các chữ đầu câu)
+ Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì ? 
- HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dẽ lẫn. VD : ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt, 
2.2 HS nghe GV đọc HS viết bài vào vở. 
- GV quan sát nhắc nhở.
2.3 Chấm, chữa bài.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì, GV chữa 5 đến 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn bài tập chính tả 
- GV chon cho HS làm BT2a hoặc 2b.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào bảng con.
- Cả lớp giơ bảng, GV quan sát, mời 3 HS giơ bảng trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Một số HS đọc lại kết quả đúng trên bảng con.
- Cả lớp làm bài vào VBT. 
Câu a) giặt – rát – dọc
Câu b) buồn – buồng – chuông
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tốt tiết CT nhớ viết của giờ sau. 
	_____________________________________________________
 Âm nhạc
 Giáo viên chuyên dạy
 .................................... ... – chuồng – luống
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, khen HS ghi nhớ và viết bài tốt.
- Dặn HS về nhà tự soát lại bài viết . 
	________________________________________________________
 Thủ công
Tiết 8 : Gấp, cắt, dán bông hoa ( Tiếp )
I . Mục tiêu
- HS biết gấp , cát dán bông hoa 5 cánh.
- Gấp , cắt dán được bông hoa đúng qui trình kĩ thuật.
- Hs hứng thú với giờ học gấp hình.
II. Đồ dùng học tập:
- Mẫu bông hoa đã gấp, cát dán .
- Tranh qui trình gấp
- Giấy màu, thước kẻ, kéo
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. Nhắc nhở cách chuẩn bị đồ dùng học tập.
Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- GV giới thiệu mẫu 1 số bông hoa
- Cho HS quan sát mẫu đã làm, nêu câu hỏi để HS trả lời: 
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào?( đẹp, sặc sỡ)
+ Các cánh hoa giống nhau hay khác nhau? ( giống nhau)
+ Khoảng cách giữa các cánh hoa như thế nào? ( đều nhau)
3. GVhướng dẫn mẫu
- GV cho HS quan sát qui trình gấp.
- GV vừa làm vừa hướng dẫn HS quan sát cô làm mẫu.
a) Gấp, cắt bông hoa 5 cánh
*.Bước 1: Gấp giấy hình vuông cạnh 6 ô.
*.Bước 2: Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh : Cách cắt giống như cắt ngôi sao 5 cánh.
*.Bước 3: Vẽ đường cong
*.Bước 4: Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 5 cánh..
- Gọi hs nhắc lại các bước gấp cắt dán bông hoa 5 cánh .
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp , cắt hoa 5 cánh bằng giấy nháp .Sau đó
cắt bằng giấy màu.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu thực hành.
b) Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
	Bước 1: Cắt, các tờ giấy hình vuông có kích thước to, nhỏ khác nhau.
	Bước 2: Cắt tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau. Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau.
	Bước 3: Vẽ đường cong 
	Bước 4: Dùng kéo cắt theo đường cong để được bông hoa 4 cánh.
	- GV hướng dẫn HS gấp, cắt bông hoa 8 cánh.
	c) Dán các hình bông hoa
	- GV hướng dẫn HS dán các hình bông hoa.
	4. HS thực hành – Trưng bày sản phẩm.
	- GV mời HS nêu lại các bước thực hành gấp cắt dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
	- Cho HS thực hành nháp, GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS thực hành.
	- HS trưng bày sản phẩm và đánh gía sản phẩm.
	5. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị giấy, kéo để giờ sau ôn tập gấp hình. 
	________________________________________________________
 Âm nhạc
 GV chuyên soạn dạy
 .................................................................................................................
 Toán (ôn)
Luyện tập tìm thành phần chưa biết trong phép chia.
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn lại cách tìm Số chia, Số bị chia chưa biết trong phép chia.
	- Rèn kĩ năng làm tính nhân, chia, cách giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
- Rèn cho HS ngồi học đúng t thế.
II. Đồ dùng dạy học
	- Vở luyện tập toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
	2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị
	- GV yêu cầu HS mở vở BT toán 3 tập 1
	- GV hướng dẫn HS cách trình bày và giao bài tập.
	- GV lưu ý HS ý thức làm bài và tư thế ngồi viết.
	2.2 HS làm bài tập 
	- GV theo dõi uốn nắn HS yếu làm bài.
	*. Bài tập 1: Nối mỗi số trong phép chia với tên gọi của nó:
	- HS tự làm bài vào VBT
	*. Bài tập 2: Tìm x:
	a) 12 : x = 3	b) 21 : x = 7	c)30 : x = 3
	 x = 12 : 3 	 x = 21 : 7	x = 30 : 3
	 x = 4	 x = 3	x = 10
	*. Bài tập 3: Viết một phép chia :
	a) Có số chia bằng thương : 4 : 2 = 2
	b) Có số bị chia bằng số chia : 7 : 7 = 1
	c) Có số bị chia bằng thương	 : 0 : 4 = 0
	2.3 Chấm, chữa bài
	- GV chấm khoảng 5 bài, nhận xét. 
- Chữa lỗi sai trên bảng lớp. 
3 . Củng cố, dặn dò
	- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi xếp hình ( BT4)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò về 
 Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Sáng Toán
Tiết 40 luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp HS dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7.
- Thực hành - Giúp HS củng cố về : Tìm một thành phần chưa biết của phép tính ; nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ; xem đồng hồ.
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
 - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng học toán. 
- Bảng con , phấn .
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ : 3 em.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1( Tr40 ) : GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài
 a) x + 12 = 36 b) x – 25 = 15
 x = 36 – 12 x = 15 + 25
 x = 24 x = 40
 c) x : 7 = 5 d) 42 : x = 7
 x = 5 x 7 x = 42 : 7
 x = 35 x = 5 
 Bài 2( tr40) : Tính ( Có giảm tải . Cột 4 a,b ) 
 GV cho HS làm rồi chữa bài. 
- Gọi HS lên bảng viết phép tính rồ làm bài ; khi làm bài nên kết hợp nói và viết (như bài đã học)
Bài 3( Tr40 ) : Bài toán
- HS làm bài vào vở, một HS lên bảng chữa bài. Khi chữa bài cho HS nêu lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
Tóm tắt bài toán 36 l
 ? lít dầu 
Bài 4( Tr40 ) : HS làm bài vào vở.
 GV chấm – chữa bài. 
IV.Củng cố,dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà.
 ............................................................................................................................. 
 Tập làm văn
Tiết 8	 
 kể về người hàng xóm
I. Mục tiêu 
- Rèn kĩ năng nói : HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
- Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
- Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 3 HS đọc bài viết kể về buổi đầu đi học của em (tiết TLV tuần 6)
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục, đích yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
 * Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của và các gợi ý (kể về một người hàng xóm mà em quý mến ). Cả lớp đọc thầm theo.
- GV nhắc HS : SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm . Em có thể kể 5 đến 7 câu theo những gợi ý đó.
- Một HS khá, giỏi kể mẫu một vài câu . GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Ba hoặc bốn HS thi kể. 
 * Bài tập 2 
- GV nêu yêu cầu của bài tập. Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể.
- HS viết xong, GV mời một số em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất. 
IV. Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
 - Chuẩn bị bài tiết sau. 
 Tự nhiên và xã hộ
Tiết 16	 vệ sinh thần kinh (tiếp theo)
I. Mục tiêu +Sau bài học, HS biết :
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
- Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, một cách hợp lí. 
- Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK trang 34,35.
III. Các hoạt động dạy học
 * Khởi động : - Kiểm tra bài cũ 
	 - Dạy bài mới 
* Hoạt động 1 : Thảo luận 
* Mục tiêu : Nêu được vai trò của sức khoẻ đối với đời sống con người.
* Cáh tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quay mặt lại với nhau để thảo luận theo gợi của GV.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bầy kết quă thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. 
* Kết luận : Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày. 
* Hoạt động 1 : Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày 
* Mục tiêu : Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, một cách hợp lí. 
* Cách tiến hành : 
Bước 1 : Hướng đẫn cả lớp
- GV giảng : Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục :
+ Thời gian : bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
+ Công việc HĐ của cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ GĐ.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
- HS tự kẻ và viết vào vở thời gian biểu như trong SGK
Bước 3 : Làm việc theo cặp
- HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn và cùng góp ý để hoàn thiện.
Bước 4 : Làm việc cả lớp
 	- GV gọi HS lên đọc thời gian biểu của mình trước lớp.
 	- GV nêu câu hỏi : 
 	+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu ?
 	 + Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu để làm gì ? 
* Kết luận : SGV
 IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà. 
 Hoạt động tập thể 
Kiểm điểm hoạt động tuần 8
I. Mục tiêu
- Học sinh thấy được ưu điểm khuyết điểm trong tuần từ đó có hướng phấn đấu và sửa chữa khuyết điểm 
- Qua giờ sinh hoạt học sinh có tính tự rèn cao và có tinh thần phê và tư phê . 
- Giáo dục cho học sinh có đạo đức tốt để giáo tiếp trong cuộc sống hằng ngày. 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV : Sổ theo dõi trong tuần .
III.Hoạt động dạy học.
a. Giới thiệu bài
b. Tiến hành sinh hoạt
* GV đánh giá chung các hoạt động trong tuần .
1. Đạo đức : 
- Phần đông các em đã biết chào hỏi thầy cô và người lớn tuổi. Bên canh đó còn một số em chưa ngoan . Cụ thể ( sổ theo dõi trong tuần ).
2. Học tập : 
- Các em đã đi vào nề nếp học tập ,ý thức trong học tập, học bài và làm bài trước khi đến lớp . Cụ thể ( Sổ theo dõi trong tuần ). Bên canh đó vẫn còn một số em đi học muộn , trong lớp chưa chú ý nghe giảng còn nói chuyện riêng trong giờ học , một số em đi học còn hay quên sách vở . Cụ thể ( sổ theo dõi trong tuần ).
3. Các mặt hoạt động khác. 
- Các em dần dần đã đi vào nề nếp của lớp và của trường . Ra tập thể dục tương đối nhanh nhẹn nhưng hiêu quả chưa cao.
* Phương hướng tuần tới.
- Tiếp tục duy trì nề nếp của trường và của lớp , học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
- Thi đua lập thành tích kết quả học tập , chào mừng ngày 20 /10 
- Học bài và thuộc bài ở nhà để để đạt nhiều đỉêm 10 mừng ngày 20 - 10- Tổ hợp điểm 10 để nhận giải thưởng .
- Tiếp tục ôn bồi đướng kiên thức nâng cao vào sáng thức 7 
- Tiếp tục duy trì luật an toàn giao thông khi đi trên đường .
- Thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường.( vệ sinh môI trường theo qui định của nhà trường )
- Thực hiện tốt các phong trào ở trường 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_lop_3_tuan_8.doc