Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 32

Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 32

Tập đọc + kể chuyện

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

I .Mục tiêu :

A: TẬP ĐỌC:

+ Đọc đúng các tiếng khó và từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :

Xách nỏ , loang , nắm bùi nhùi , lá to , hét lên , nước mắt , lẳng lặng , . . .

Ngắt ngỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

Đọc trôi chảy được tòan bài .

+ Hiểu ngĩa của các từ ngữ trong bài : tận số , nỏ , bùi nhùi , . . .

+ Hiểu được nội dung của bài : Từ câu chuyện của người đi săn và con vượn , tác giả muốn khuyên con người không nên giết hại thú rừng mà hãy bảo vệ chúng .

B: KỂ CHUYỆN:

1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa , kể lại được tòan bộ câu chuyện theo lời của nhân vật . Kể tự nhiên với giọng diễn cảm .

2. Rèn kĩ năng nghe

 

doc 46 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2007
Tập đọc + kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I .Mục tiêu :
A: TẬP ĐỌC:
+ Đọc đúng các tiếng khó và từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : 
Xách nỏ , loang , nắm bùi nhùi , lá to , hét lên , nước mắt , lẳng lặng , . . . 
Ngắt ngỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ 
Đọc trôi chảy được tòan bài . 
+ Hiểu ngĩa của các từ ngữ trong bài : tận số , nỏ , bùi nhùi , . . . 
+ Hiểu được nội dung của bài : Từ câu chuyện của người đi săn và con vượn , tác giả muốn khuyên con người không nên giết hại thú rừng mà hãy bảo vệ chúng . 
B: KỂ CHUYỆN:
1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa , kể lại được tòan bộ câu chuyện theo lời của nhân vật . Kể tự nhiên với giọng diễn cảm .
2. Rèn kĩ năng nghe
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh họa bài tập đọc . Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : 3 em đọc thuộc bài Bài hát tròng cây Nêu nội dung của bài
 GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới: gt bài, ghiđề , nhắc lại đề . 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu 
+ YC đọc từng câu . GV theo dõi ghi từ HS phát âm sai lên bảng . 
+ YC đọc đọan . HD đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy dấu chấm ở các cụm từ . 
+ Giải nghĩa từ mới 
+ HD đọc theo nhóm 
+ YC đại diện nhóm 
+ YC đọc đồng thanh 
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ GV hoặc 1 em đọc lại cả bài 
+ GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài 
H: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ? 
H: Khi bị trúng tên của người thơ săn , vượn mẹ đã nhìn bác ta với ánh mắt như thế nào ? 
H: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ? 
H: Những chi tiếtnào cho thấy cáci chết của vượn mẹ rất thương tâm ? 
H:Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thơ săn đã làm gì ? 
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? 
* NDC : Câu chuyện muốn khuyên con người phải biết yêu thươngvà bảo vệ các lòai động vật hoang dã , bảo vệ môi trường . 
* HĐ3 : Luyện đọc lại bài
+ GV đọc mẫu đọan 2 , 3 
+ GV chia lớp thành nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 em YC luyện đọc theo nhóm 
+ Tổ chức cho 3 đế 5 em thi đọc đọan 2 , 3 .
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ HS nghe 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu . 
+ HS nối tiếp nhauđọc theo đọan 
+ 2 em đọc chú giải 
+ HS đọc theo nhóm 2 
+ Đại diện nhóm đọc 
+ Đọc 1 lần 
+ Theo dõi bài trong SGK 
+ Trả lời câu hỏi của GV 
+ Chi tiết Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số cho thấy bác thơ săn rất tài giỏi . 
+ Vượn mẹ nhìn về phía người thợ săn bằng đôi mắt căm giận . 
+ HS thảo luận cặp đôi và trả lời : Vượn mẹ căm ghét người đi săn . / Vượn mẹ thấy người đi săn thật độc ác , đã giết hại nó khi nó đang cần sống để chăm sóc con 
+ Trước khi chết , vượn mẹ vẫn cố gắng chăm sóc con lần cuối . Nó nhẹ nhàng đặt con xuống , vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con , rồi nó hái cái lá to , vắt sữa vào và đặt lên miệng con . Sau đó , nghiến răng , giặt phắt mũi tên ra , hét lên một tiếng thật to rồ ngã xuống . 
+ Bác đứng lặng , chảy nước mắt , cắn môi , bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về , Từ đó bác không bao giờ đi săn nữa . 
+ 5 đến 6 em phát biểu : Không nên giết hại độngvật ./ Cần bảo vệ động vật hoang dã và mội trường ./ Giết hại động vật là ác . / . . . 
+2em nhắc lại NDC
+ HS theo dõi bài mẫu . 
+ Mỗi HS đọc 1 lần đọan 2 , 3 trong nhóm , các bạn theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau . 
+ Cả lớp theo dõi , nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. 
KỂ CHUYỆN
1. Xác định YC . 
+ YC HS đọc YC của phần kể chuyện trang 114 SGK .
2. HD kể chuyện 
+ Chúng ta phải kể lại lời câu chuyện bằng lời của ai ? 
+ Bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào chuyện , vậy khi kể lại chuyện bằng lời của bác thợ săn chúng ta cần xưng hô như thế nào ? 
+ GV YC HS quan sát để nêu nội dung tranh các bức tranh . 
+ GV gọi 4 HS khá , YC tiếp nối nhau kể lại 4 đọan truyện theo tranh . 
+ Nhận xét . 
3. Kể theo nhóm 
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 em , YC các nhóm tiếp nối nhau kể chuyện trong nhóm . 
4. Kể chuyện 
+ GV gọi 4 em kể tiếp nối câu chuyện trứơc lớp 
+ GV nhận xét 
+ Gọi 1 em kể lại tòan bộ câu chuyện 
+ 1 em đọc thành tiếng , lớp theo dõi .
+ Bằng lời của bác thợ săn 
+ Xưng là “ tôi ” 
+ 4 em tiếp nối nhau phát biểu ý kiến : 
Tranh 1 : Bác thợ săn tài giỏi vào rừng . 
Tranh 2 : Bác thợ săn thấy hai mẹ con nhà vượn ôm nhau trên tảng đ1 . 
Tranh 3 : Cái chết thảm thương của vượn mẹ .
Tranh 4 : Nỗi ân hận của bác thợ săn 
- VD tranh 2 : Từ xa , tôi đã thấy hai mẹ con nhà vượn đang ngồi ôm nhau trên tảng đá . Tôi nấp vào cạnh một cây to gần đấy và chuẩn bị bắn vượn mẹ . Một mũi tên được rút ra và bắn đi một cách chính xác . Vượn mẹ đã bị trúng tên . Nó giật mình , ngỏanh đầu lại nhìn tôi rồi lại nhìn mũi tên bằng đôi mắt căm giận , tay nó vẫn không rời con . Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực vượn mẹ . 
+ Tập kể theo nhóm , các em trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau . 
+ Cả lớp theo dõi nhận xét . 
4. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tiết học . Dặn dò HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau . 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
Giúp HS : 
+ Củng cố kĩ năng thực hiện tính nhân , chia số năm chữ số với số có một chữ số . 
+ Củng cố về kĩ năng giải bài tóan có lời văn 
II. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ :3em lên bảng làm bài .GV nhân xét ghi điểm 
 *Đặt tính rồi tính: 45890 : 8 45729 : 7 78944: 4 
2. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1 : HD luyện tập bài 1 và 2
Bài 1 
+ GV YC HS tự làm bài 
+ GV YC 2 HS vừa lên bảng , 1 em nêu cách thực hiện phép nhân , 1 em nêu cách thực hiện phép chia .
+ GV nhận xét và cho đểim HS 
Bài 2 
+ GV gọi HS đọc đề bài 
H : Bài tóan cho biết gì ? 
H : Bài tóan hỏi gì ? 
H : Muốn tìm số bạn chia được bánh ta làm như thế nào ? 
H : Có cách nào khác không ? 
+ GV giải thích lại về 2 cách làm trên , sau đó gọi 2 em lên bảng làm , mỗi em làm theo 1 cách . 
+ 2 em lên bảng làm bài . 
+ HS dưới lớp theo dõi và nhận xét 
2 HS đọc
+ Bài tóan cho biết có 105 hộp bánh , mỗi hộp có 4 cái bánh . Số bánh này đem chia hết cho các bạn , mỗi bạn được 2 cái bánh 
+ BT hỏi số bạn được chia bánh 
+ Ta phải lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được nhận . 
+ Có thể tính xem mỗi hộp được chia cho bao nhiêu bạn , sau đó lấy kết quả nhân với số hộp bánh . 
+ 2 em lên bảng làm bài . 
 Tóm tắt : Có : 105 hộp
 Mỗi hộp có : 4 bánh
 Mỗi bạn được : 2 bánh
Số bạn có bánh : . . . bạn ?
 Bài giải 
 Cách 1 : Cách 2 :
Tổng số chiếc bánh nhà trường có là : Mỗi hộp chia được cho số bạn là : 
 4 x 105 = 420 ( chiếc ) 4 : 2 = 2 ( bạn )
Số bạn được nhận bánh là : Số bạn được nhận bánh là :
420 : 2 = 210 ( bạn ) 2 x 105 = 210 ( bạn )
Số bạn được nhận bánh là : Số bạn được nhận bánh là :
+ GV nhận xét và cho đểim HS 
*HĐ2 : HD Bài 3 và 4:
+ GV gọi 1 em đọc đề BT 
H : BT YC chúng ta làm gì ? 
H : Hãy nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật ? 
H : Vậy để tính được diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải đi tìm gì trứơc ? 
+ GV YC HS làm bài 
HS đọc 
+ Tính diện tích của hình chữ nhật 
+ 1 em nêu trước lớp 
+ Tìm độ dài của chiều rộng hình chữ nhật 
+ 1 em lên bảng làm . 
Tóm tắt Bài giải
Chiều dài : 12 cm Chiều rộng hình chữ nhật là : 
Chiều rộng : 1/3 chiều dài 12 : 3 = 4 ( cm ) 
Diện tích : . . . cm? Diện tích hình chữ nhật là : . 
 12 x 4 = 48 ( cm ) 
	Đáp số : 48 cm . 
+ GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 4 
+ GV gọi 1 HS đọc đề bài 
H : Mỗi tuần lễ có mấy ngày ? 
H : Vậy nếu chủ nhật tuần này là mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là mùng mấy ? 
H : Thế còn chủ nhật tuần trước là ngày nào ? 
+ GV YC HS tiếp tục làm bài . Khi HD HS như trên GV có thể kết hợp vẽ sơ đồ thể hiện các chủ nhật của tháng 3 : 
1 HS đọc
+ Mỗi tuần lễ có 7 ngày 
+ Nếu chủ nhật tuần này là mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày : 8 + 7 = 15 .
+ Là ngày : 8 – 7 = 1 
+ HS làm bài nháp 
 Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật 
 1 8 15 22 29
4. Củng cố – dặn dò :
+ Nhận xét tiết học . Dặn dò HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau . 
--------------------------------------------------
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài: Dành cho địa phương
Một số vấn đề về môi trường.
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS hiểu cần phải giữ gìn môi trường luôn luôn sạch đẹp để đảm bảo sức khoẻ cho con người.
- Biết làm một số việc để giữ gìn môi trường.
-Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng :
 Giấy vẽ, màu vẽ, chổi, khẩu trang 
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra.
HĐ 1: Tìm hiểu bảo vệ môi trường.
HĐ 2: Vẽ tranh về việc bảo vệ môi trường.
HĐ 3: Thực hành.
3.Củng cố dặn dò:
-Nêu nhũng việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi ?
-Nhận xét đánh giá
-Yêu cầu HS nêu nhận xét về môi trường xung quanh em.
(làng xóm, đường xá, trường học, ) đã sạch sẽ chưa?
-Em cần làm gì để giữ cho môi trường sạch sẽ.
-Nhận xét chung.
-Kể tên những vịêc làm ...  quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến của trẻ em phải được xem xét trong một vấn đề hoặc thủ tực ảnh hưởng đến trẻ em . 
* Điều 13 : Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình , thu nhận thông tin và làm cho người khác biết đến các ý kiến và thông tin , bất kể sự cách biệt giữa các nước 
* Điều 15 : Trẻ em có quyền gặp gỡ những trẻ em khác , gia nhập hoặc lập hội . 
* Điều 16 : Trẻ em có quyền được bảo vệ chống lại sự can thiệp vào đời tư , vào gia đình , nơi ở và thư tín của các em chống lại những điều nói xấu và vu cáo . 
* Điều 17 : Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc với những thông tin và tài liệu có xuất xứ từ những nguồn khác nhau , phải khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng truyền bá những thông tin có ích lợi về mặt xã hội và văn hóa đối với trẻ em . Nhà nước phải có những biện pháp bảo vệ trẻ em chống lại những tài liệu nguy hại . 
* Điều 18 : Cha mẹ cùng có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái và Nhà nước phải giúp họ thực hiện trách nhiệm ấy . Nhà nước phải giúp đỡ một cách thích hợp cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái . 
* Điều 21 : Tại những nước được phép chon nhận con nuôi , việc này chỉ được thực hiện vì lợi ích tốt nhất của các em việc này chỉ được sự cho phép của nhà chức trách có thẩm quyền với các bảo đảm cần thiết cho trẻ em . 
 *Điều 23 : Trẻ em khuyết tật có quyền được chăm sóc , giáo dục và đào tạo đặc biệt để giúp các em có cuộc sống trọn vẹn , đầy đủ trong phẩm gia nhằm đạt được một mức độ tự lập và hòa nhập vào xã hội ở mức lớn nhất có thể được
* Điều 26 : Trẻ em có quyền được hưởng an tòan xã hội , trong đó có bảo hiểm xã hội . 
*Điều 27 : Mọi trẻ em có quyền được có mức sống thích hợp cho sự phát triển thể chất , trí tuệ , tinh thần , đạo đức và xã hội của mình . Cha mẹ có trách nhiệm hàng đầu trong việc đảm bảo cho trẻ em được hưởng mức sống ấy . . Nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm cho trách nhiệm này được thực hiện . Trách nhiệm của nhà nước có thể bao gồm giúp đỡ vật chất cho cha mẹ và con cái họ 
*Điều 28 : Trẻ em có quyền được học tập và Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm rằng giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí , khuyến khích tổ chức những hình thức khác nhau của giáo dục trung học đến được với mọi trẻ em và làm cho giáo dục đại học có được với mọi người trên cơ sở khả năng. Kỉ luật nhà trường phải tôn trọng các quyền và nhân phẩm của trẻ em . Nhà nước phải tham gia hợp tác quốc tế để thực hiện quyền này 
*Điều 30 : Trẻ em thuộc những cộng đồng thiểu số hoặc những nhóm dân cư bản địa có quyền được hưởng đời sống văn hóa riêng của mình , theo tôn giáo của mình và sử dụng ngôn ngữ riêng của mình . 
*Điều 31 : Trẻ em có quyền vui chơi , giải trí và tham gia các họat động văn hóa , nghệ thuật . 
*Điều 32 : Trẻ em có quyền được bảo vệ không phải làm những công việc gây tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển của các em . . . 
+ YC 2 em nhắc lại 1 số điều quan trọng .
 Thứ ba ngày 25 tháng 4 năm 2006 
Tuần 31 Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2006 
 Tiết 3
Thủ công
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN ( T1 )
I. Mục tiêu : 
+ HS biết cách làm quạt giấy tròn 
+ Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật 
+ HS thích làm được đồ chơi 
II. Chuẩn bị :
+ Mẫu quạt giấy tròn . 
+ Các bộ phận đề làm quạt giấy tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều đề làm quạt , cán quạt và chỉ buộc . 
+ Giấy thủ công , sợi chỉ , kéo , hồ dán 
+ Tranh quy trình gấp quạt tròn . 
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : GV HD HS quan sát và nhận xét 
+ GV giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn , sau đó đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra một số nhận xét. 
* HĐ2 : GV HD mẫu 
Bước 1 : Cắt giấy 
Bước 2 : Gấp , dán quạt 
Bước 3 : Làm cán quạt và hòan chỉnh quạt 
Chú ý : Dán 2 đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô 
+ Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau . 
* HĐ3 : HS thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí 
+ GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn . 
+ GV gợi ý HS. 
+ GVnhắc HS : sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ . Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa . Khi dán , cần bôi hồ mỏng , đều . 
+ GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hòan thành sản phẩm . 
+ GV nhận xét và tuyên dương những sản phẩm đẹp .
- HS quan sát và nhận xét :
+ Nếp gấp , cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp 1 . 
+ Điểm khác là quạt giấy hình trònvà có cán để cầm . 
+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng . 
- HS theo dõi GV làm mẫu các bước làm quạt giấy, ghi nhớ:
+ Cả hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật , chiều dài 24 ô , rộng 16 ô để gấp quạt 
+ Cắt 2 tờ giấy hình chữ nhật cùng màu , chiều dài 16 ô , rộng 12 ô để làm cán quạt 
+ Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn , mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều ô theo chiều rộng tờ giấy cho đếnhết . Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa . 
+ Gấp tờ giấy HCN thứ hai giống như gấp tờ giấy HCN thứ nhất .
+ Để mặt màu của hai tờ giấy HCN vừa gấp ở cùng 1 phía , bôi hồ và
dán mép hai tờ giấy đã gâp vào với nhau . Dùng chỉ buộc chặt vào mép gấp trong cùng , ép chặt .
+ Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy . Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt . 
+ Bôi hồ lên hai mép ngòai cùng của quạt và nứa cán quạt . Sau đó lần lược dán ép hai cán quạt vào hai mép ngòai cùng của quạt 
- Nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn
Bước 1 : Cắt giấy 
Bước 2 : Gấp , dán quạt 
Bước 3 : Làm cán quạt và hòan chỉnh quạt 
- HS thực hành làm quạt giấy tròn
trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ , hay kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt
4. Củng cố – dặn dò :
+ Nhận xét tiết học . Dặn dò HS về nhà tập làm cho thạo . 
Tuần 32 Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2006 
 Tiết 1
Tập đọc
MÈ HOA LƯỢN SÓNG
I. Mục tiêu :
+ Đọc đ1ung các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
PB : lượn sóng , giỡn nước , lượn , quăng lờ , lim dim , . . . 
PN : mè hỏa mè hoa , giỡn nước , quăng đó , ăn nổi , rễ cỏ , áođỏ , . . . 
+ Đọc trôi chảy được tòan bài , bước đầu biết đọc bài với nhịp ngắn , giọng vi vẻ, hồn 
nhiên . 
+ Hiểu ngĩa của các từ ngữ trong bài : mè hoa , đìa , đó , lờ , . . .
+ Hiểu được nội dung của bài : Cảm nhận được sự sống vui , nhộn nhịp của mẹ hoa và các con vật dưới nước xung quanh mè hoa . 
II. Chuẩn bị :
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc 
+ Tranh minh họa bài Tập đọc , phóng to nếu có điều kiện .
II. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát
2. Bài cũ : 3 em đọc, trả lời câu hỏi bài Người đi săn và con vượn GV nhận xét ghi điểm .
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề . 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu 
+ YC đọc từng câu . GV theo dõi ghi từ HS phát âm sai lên bảng . 
+ YC đọc đọan . HD đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy dấu chấm ở các cụm từ . 
+ Giải nghĩ a từ mới 
+ HD đọc theo nhóm 
+ YC đại diệnnhóm 
+ YC đọc đồng thanh 
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ Gọi 1 em đọc lại tòan bài 
+ GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời để hiểu nội dung bài thơ : 
H : Mè hoa sống ở đâu ?
+ Tìm những câu thơ tả mè hoa bơi lượn trong nước . 
+ Xung quanh mè hoa còn có những lòai vật nào ? Tìm những câu thơ nói lên đặc điểm riêng của mỗi lòai vật . 
H : Em thích hình ảnh nhân hóa nào trong bài thơ ? 
*NDC : Bài thơ tả cuộc sống vui vẻ , nhộn nhịp của cá mè hoa và các loài cua , cá tôm , tép ở dưới ao .
* HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ 
+ GV YC HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ .
+ GVHD HS học thuộc lòng bài thơ như cách đã HD ở các giờ học thuộc lòng trước 
+ Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ . 
+ HS nghe 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu . Chú ý phát âm từ đọc sai . 
+ HS nối tiếp nhauđọc theo đọan . Chú ý ngắt nghỉ đúng 
+ 2 em đọc chú giải 
+ HS đọc theo nhóm 2 
+ Đại diện nhóm đọc 
+ Đọc 1 lần 
+ 1 em đọc trước lớp , lớp đọc thầm .
+ Nghe câu hỏi của GV trả lời : 
+ Mè hoa sống ở ruộng rộng , ao sâu , đìa con , đìa cạn . 
+ Mè hoa ùa ra giỡn nước , chị bơi đi trước , em lượn theo sau. 
+ Xung quanh mè hoa còn có các lòai vật như cá mè , cá chép , con tép , con cua , cá cờ . Những câu thơ nói lên đặc điểm riêng của mỗi lòai vật là Cá mè ăn nổi / Cá chép ăn chìm / Con tép lim dim / Con cua áo đỏ – Cắt cỏ trên bờ / Con cá múa cờ . . . 
+ 3 đến 5 em trả lời .
Các hình ảnh nhân hóa trong bài là : 
Chị mè hoa ùa ra giỡn nước , gọi chúng gọi bạn , đắp đập , đắp bờ , quăng đó , quăng lờ / Con tép lim dim / Con cua áo đỏ / Cắt cỏ trên bờ / Con cá múa cờ .
+2 em nhắc lại NDC 
+ Đọc đồng thanh theo YC 
4. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tiết học . Dặn dò HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 32.doc