Giáo án giảng dạy môn Toán Lớp 3

Giáo án giảng dạy môn Toán Lớp 3

Bài dạy: Cộng, trừ các số có ba chữ số

I. Mục tiêu:

 Giúp HS :

- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ)

- áp dụng phép cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ) để giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ

 

doc 76 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : toán
Bài dạy: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh: 
Củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. Đồ dùng dạy- học: 
Bảng phụ ghi nội dung của bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Nội dung
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
 (5 phút)
2. Bài mới:
 ( 30 phút)
3. Củng cố:
4. Dặn dò: 
- KT sự chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi 
* Giới thiệu bài:
- trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Nội dung bài:
a. Ôn tập về đọc viết số.
- GV đọc cho HS viết các số sau theo lời đọc: 456 ( GV đọc : Bốn trăm năm sáu), 227, 134, 506, 609, 780.
- Viết lên bảng các sốcó ba chữ số ( khoảng 10 số) yêu cầu 1 dãy bàn HS nối tiếp nhau đọc các số được ghi trên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK, sau đó y.c 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở chéo cho nhau để kt bài của nhau.
b. Ôn tập về thứ tự số 
- Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài tập 2 lên bảng, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tìm số thích hợp điền vào chỗ trống. 
- Chữa bài:
- Chốt: Củng cố thứ tự số.
+ Tại sao trong phần a lại điền 312 vào sau 311 ?
+ đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319, xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bàng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1. 
+ tại sao trong phần b lại điền 398 vào sau 399 ? 
+ Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391. Mỗi số trong dãy số này bàng số đứng ngay trước nó trừ đi 1.
- Chốt: Củng cố kiến thức gì? 
c. Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số 
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3 và hỏi: Bài tập y.c chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài. 
Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng sau đó hỏi: 
Tai sao điền được 303< 330 ?
Hỏi tương tự với các phần còn lại. 
Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ 
số, cách so sánh các phép tính với nhau. 
*Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài , sau đó đọc dãy số của bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài . 
- Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào? 
- Vì sao nói 735 là số lớn nhất trong dãy số trên?
- Số nào bé nhất trong các số trên? Vì sao? 
- Yêu cầu HS đổi vở chéo để KT nbài của nhau.
* Bài 5: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu hS tự làm bài. 
- Chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm HS
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết , so sánh số có ba chữ số.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ)
Nghe giới thiệu.
4 HS viết số lên bảng lớp, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
10 HS nối tiếp nhau đọc số, HS cả lớp nghe nhận xét.
Làm bài tập và nhận xét bài của bạn. 
Suy nghĩ và tự làm bài, 2 HS lên bảng lớp làm bài.
Tại vì số đầu tiên là 310, số thứ hai là 311, đếm 310, 311 rồi thì đếm 312.
 - Vì 400 -1 = 399, 399- 1 =398 
( Hoặc 399 là số liền trước của 400 , 398 là số liền trước của 399) 
- Số liền trước, số liền sau.
Bài tập y.c chúng ta so sámh các số . 
3 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
-Vì hai số cùng có số trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục , 0 chục bé hơn 3 chục nên 303< 330. 
- Các số : 375, 421, 573, 241, 735, 142.
- Số lớn nhất trong dãy số trên là 735. 
- Vì số 735 có số trăm lớn nhất. 
- Số bé nhất trong các dãy số trên là số 142. vì số 142 có số trăm bé nhất. 
- Viết các số 537, 162, 830, 241, 519, 425. 
a. Theo9 thứ tự từ bé đến lớn;
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp làm vào vở bài tập . 
Môn: Toán
Bài dạy: Cộng, trừ các số có ba chữ số
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ)
- áp dụng phép cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ) để giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ;
( 5 phút)
2. Bài mới:
( 30 phút)
3. Củng cố
( 3 Phút )
4. Dặn dò: 
( 2 phút)
- KT bài tập 3,4 củ tiết trước
- Nhận xét, cho điểm 
* Giới thiệu bài:
* Nội dung bài:
a. ôn tập về phép cộng phép trừ ( không nhớ) các số có ba chữ số.
* Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp và các phép tính trong bài.
- Yêu cầu HS đổi vở chéo để KT bài của nhau.
* Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Gọi hS nhận xét bài trên bảng của bạn ( NX cả về đặt tính và kết quả tính) . Yêu cầu 4 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình . 
b. Ôn tập về giải toán về nhiều hơn, ít hơn 
* Bài 3: 
- Gọi một HS đọc đề bài.
- Khối lớp 1 có bao nhiêu HS?
- Số HS của khối lớp 2 như thế nào so với số HS của khối lớp 1?
- Vậy muốn tinh số HS của khối lớp 2 ta phảI làm thế nào?
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì? 
- Giá tiền một tem thư như thế nào so với giá tiền của một phong bì ?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Yêu cầu hS lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ.
- GV kiện toàn bài
- Nhận xét tiết học.
- Y.c HS về nhà ôn tập thêm về cộng trừ các số có ba chữ số( không nhớ ) và giai toán về nhiều hơn, ít hơn.
- NX tiết học.
- Hai HS làm bài trên bảng.
- Bài tập yêu cầu tính nhẩm.
- 9 HS nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính. Ví dụ : HS 1: 4 trăm cộng 3 trăm bằng 7 trăm.
- Đặt tính rồi tính
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS 1 : 352+ 416=768
 352 * 2 cộng 6 bằng 8 , 
 + 416 viết 8 .
 786 * 5 cộng 1 bằng 6 , 
 Viết 6.
 * 3 cộng 4 bằng 7, 
 Viết 7.
- 1 HS đọc đề bài
- Khối lớp 1 có 245 HS 
- Số HS của khối lớp 2 ít hơn số HS của khối lớp 1 là 32 em.
- Ta thực hiện phép trừ 245-32.
- 1 HS lên bảng làm bài vào vở bài tập.
 Tóm tắt
Khối Một: 245 HS
Khối Hai ít hơn khối 1: 32 HS
Khối Hai : HS ?
 Bài giải: 
 Khối Hai có số HS là: 
 245 -32 = 213 ( học sinh )
 Đáp số: 213 học sinh.
- 1 HS đọc đề bài
- Bài toán hỏi giá tiền của 1 tem thư.
- Giá tiền của một tem thư nhiều hơn giá tiền của một phong bì là 200 đồng.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập .
 Bài giải :
Giá tiền một tem thư là :
 200 +600 =800 ( đồng )
 Đáp số: 800 đồng
- Với ba số 315, 40, 355 và các dấu +, -, = em hãy lập các phép tính đúng.
- Lập các phép tính ;
315 +40 = 355 
40 +315 = 355
355 – 315 = 40
355 – 40 = 315
Môn : Toán
Bài dạy: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ )
- Tìm số bị trừ, số hạnh chưa biết.
- GiảI bài toán bằng một phép tính trừ.
- Xếp hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy – học :
- Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân như bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy- học :
Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
( 5 phút )
2. Bài mới: 
( 30 phút )
3 Củng cố: 
( 3 phút )
4. Dặn dò: 
- Kiểm tra bài tập 2, 3 tiết trước
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài: 
* Nội dung bài:
Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài hỏi thêm về cách thực hiện và thực hiện tính :
+ Đặt tính như thế nào? 
+ Thực hiện tính từ đâu? 
ỉ
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Hỏi : Tại sao trong phần a) để tìm x con lại thực hiện phép cộng 344+ 125 ?
- Tại sao trong phần b) để tìm x con lại thực hiện phép trừ 266 -125 ?
- Chữă bài và cho điểm HS.
* Bài 3 :
- Gọi HS đọc đề bài 
- Hỏi : Đội đồng diễn thể dục có bao nhiêu người? 
- Trong đó có bao nhiêu nam?
- Vậy muốn tính số nữ ta phải làm gì? 
- Tại sao ?
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 4: 
- Tổ chức HS thi ghép hình giữa các tổ . tong thời gian là 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng là tổ đó thắng cuộc.
- Tuyên dương tổ thắng cuộc. 
* Hỏi thêm: trong hình vẽ “ con cá’’ có bao nhiêu hình tam giác ? 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: cộng các số có ba chữ số.
- 3 HS lên bảng làm bài tập 
- 3 HS lên bảng làm bài ( mỗi HS thực hiện 2 con tính ), HS cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
+ Thực hiện từ phải sang trái. 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 X -125 = 344
 X = 344 + 125 
 X =469
 X + 125 = 266
 X = 266- 125 
 X =141
- Vì x là số bị trừ trong phép trừ x- 125 = 344, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ.
- HS tự trả lời
- 1 HS đọc đề bài
- Có 285 người 
- Trong đó có 140 nam 
- Ta phải thực hiện phép trừ :
 285 -140
- Một HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập. 
 Bài giải :
Số nữ có trong đội đồng diễn là: 
 285 – 140 = 145 ( người )
 Đáp số: 145 người
- Ghép như sau: 
Môn : Toán
Bài dạy: Cộng các số có ba chữ số
( Có nhớ một lần )
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Biết thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần )
- Biết củng cố biểu tượng về đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
- Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Bảng phụ, một số loại tiền Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
( 5 phút )
2. Bài mới:
( 30 phút )
3. Củng cố
 ( 2 Phút )
4. Dặn dò:
 (3 phút )
-Kiểm tra bài tập đã giao về nhà tiết trước: Bài 2,3
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
* Giới thiệu bài:
* Nội dung bài:
1. Hướng dẫn thực hiện phép cộng số có ba chữ số ( có nhớ một lần )
A. Viết phép cộng 435 +127 
- Viết lên bảng phép tính 435 +127 =? Và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Yêu cầu HS cả lớp thực hiện phép tính trên. nếu HS tính đúng GV cho HS nêu cách tính sau đó GV nhắc lại để HS ghi nhớ.
- HD cách tính:
+ GV HD từng bước như phần bài học SGK.
- Chúng ta bắt đầu tính từ hàng nào trước?
B. Phép cộng 256 +162
- Tiến hành tương tự như với phép cộng 435 +127
* Lưu ý :
+ Phép cộng 435 +127 = 562 là phép cộng có nhớ một lần từ hàng đôn vị sang hàng chục.
+ Phép cộng 256 +162 = 418 là phép cộng có nhớ một lần từ hàng chục sang hàng trăm.
C. luyện tập: 
Bài 1: 
_ Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu tường HS lên bảng nêu rõ cách tính của mình. Hs cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài và vho điểm HS
* Bài 2: 
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như bài tập 1. ... /5 số ô vuông đã được tô màu.
- Mỗi hình có 10 ô vuông.
- 1/5 của 10 ô vuông là 10 : 5 = 2 ( ô vuông ).
- Mỗi hình tô màu 1/5 số ô vuông.
Môn: Toán
Bài dạy: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Biết thực hiện phép vhia số có hai chữ sô cho số có một chữ số ( chia hết ở các lượt chia).
- Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt đọng dạy – học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ:
( 5 phút )
2. Bài mới
( 30 phút )
3. Củng cố 
( 3 phút )
4. Dặn dò
( 2 phút )
- KT bài tập 2 tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài:
* Nội dung bài:
1. HD thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Nêu bài toán trong SGK.
-Muốn biết mỗi chuồng có bao nhiêu con gà chúng ta phải làm gì?
- Viết lên bảng phép chia 96 : 3 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép chia này.
- GV HD cách đặt tính, cách tính .
2. Luyện tập- thực hành:
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu càu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
ỉChốt : giúp HS củng cố lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu cách tìm “ một phần hai”, “ một phần ba” của một số sau đó làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
ỉChốt : Củng cố lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV HD tìm hiểu đề: Bài toàn cho biết gì, bài toán hỏi gì?
- Chữa bài và cho điểm HS.
ỉChốt: Củng cố vận dụng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số để giải bài toán có lời văn.
- Nhận xét chung giờ.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Phải thực hiện phép chia 96 : 3.
 * 9 chia 3 được 3, 
96 3 viết 3. 3 nhân 3 
9 32 bằng 9 : 9 trừ 9 
 06 bằng 0 .
 6 * Hạ 6 ; 6 Chia 3 
 0 được 2. 2 nhân 3 
 Bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
- 4 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bài vào vở. 
 48 2 48 2
 08 24 4 24
 0 08 
 8
 0 
- HS làm bảng phụ:
a) 1/3 của 69 là 69 : 3= 23 (kg)
- Làm bài sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở chéo cho nhau để KT bài của nhau.
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng giảI bài toán, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
Mẹ biếu bà số cam là:
 36 : 3 = 12 ( quả cam )
 Đáp số : 12 quả cam.
Môn: Toán
Bài dạy: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết ở các lượt chia).
- Tìm một phần tư của một số.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: - bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
( 5 phút )
2.Bài mới
( 30 phút)
3Củng cố
( 3 phút )
4. Dặn dò
( 2 phút )
- KT bài tập1,2 tiết trước.
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài:
* Nội dung bài:
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
ỉChốt: Củng cố lại cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm một phần tư của một số, sau đó tự làm bài.
ỉChốt: Củng cố cách tìm một rong các phần bằng nhau của một số.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
ỉChốt: Củng cố vận dụng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số để giải bài toán có lời văn.
- Nhận xét chung giờ.
- Về nhà luyện thêm về chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Chuẩn bị bài sau: Phép chia hết và phép chia có dư.
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 48 2 b) 54 6
 4 24 54 9
 08 0
 8
 0
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
1/4 của 20 cm là : 20 : 4 = 5 cm
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng giảI, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải:
My đã đọc được số trang là:
 48 : 2 = 24 ( trang )
 Đáp số : 24 trang.
Môn: Toán
Bài dạy: Phép chia hết và phép chia có dư.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết số dư phải nhỏ hơn số chia.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Các tấm bìa có các chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy – học
:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
( 5 phút )
2.Bài mới
( 30 phút)
3Củng cố 
( 3 phút)
4.Dặn dò
( 2 phút )
- Yêu cầu HS tính: 24 :2 ; 
 42 : 6.
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài:
* Nội dung bài:
1. Giới thiệu phép chia hết và phép chia có dư.
a) Phép chia hết:
- Nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép chia 8 :2 = 4
- Có 8 chấm tròn chia đều thành 2 nhóm thì mỗi nhóm được 4 chấm tròn và không thừa ra chấm tròn nào, vậy 8 chia 2 không thừa ta nói : 8 : 2 là phép chia hết. Ta viết 8 : 2 = 4.
b) Phép chia có dư.
- HD HS thực hiện phép chia 9 : 2 bằng đồ dùng trực quan.
*GV: Kết luận về phép chia hết và phép chia có dư.
2. Luyện tập – thực hành:
Bài 1: Tính.
- Nêu YC của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
ỉChốt: Củng cố về phép chia hết và phép chia có dư.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu cách tìm “ một phần hai”, “ một phần ba” của một số sau đó làm bài.
ỉChốt: Giúp HS lưu ý số dư trong phép chia có dư.
Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Hình nào đã khoanh vào 1/2 số ô tô?
ỉChốt : Giúp HS KT trên mô hình phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận xét chung giờ.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- 2 HS lên bảng tính.
- 1 HS trả lời.
- Thực hành chia 9 chấm tròn thành 2 nhóm : mỗi nhóm nhiều nhất 4 chấm tròn và thừa ra 1 chấm.
 9 2 
 8 4
 1
- 3 HS lên bảng làm phần a), HS cả lớp làm vào vở bài tập.
 20 5 19 3
 20 4 18 6
 0 1
- Làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở chéo để KT bài của nhau.
- 1 HS điền Đ- S trên bảng phụ, cả lớp chữa bài.
a) Đ, b) S, c) Đ, d) S.
- Hình a) đã khoanh vào 1/2 số ô tô trong hình.
Môn: Toán
Bài dạy: Luyện tập.
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
-Thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm một phần ba của một số .
- Mối quan hệ giữa số dư và số chai trong phép chia ( số dư luôn nhỏ hơn số chia)
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
( 5 phút )
2. Bài mới:
( 30 phút )
3. Củng cố
( 3 phút )
4. Dặn dò
( 2 phút )
- KT bài tập 1 tiết trước
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài:
* Nội dung bài:
HD HS luyện tập.
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS tự làm bài
- YC từng HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét.
* Chốt: Củng cố về phép chia có dư.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Tiến hành làm tương tự như bài 1.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài và cho điểm HS.
* Chốt: Tiếp tục củng cố về phép chia hết và phép chia có dư.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
- HD HS phân tích đề bài:
Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Chốt: Củng cố giải toán có lới văn liên quan đến tìm một phần mấy của một số.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
* Chốt: Củng cố về đặc điểm của số chia
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 7.
- 2 HS lên bảng làm.
- 4 HS làm bài trên bảng làm bài, HS làm bài vào vở bài tập.
17 2 35 4
16 8 32 8
 1 3
- 2 HS lên bảng làm bài
a) 24 6 30 5
 24 4 30 6 
 0 0	
b) 32 5
 30 6 .
 2
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS giảI bài trên bảng, HS khác làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải:
Lớp học có số học sinh là:
 27 : 3 = 9 ( học sinh )
 Đáp số : 9 học sinh.
- 1 HS lên bảng làm bảng phụ.
- Khoanh vào : C, B.
Môn: Toán
Bài dạy: Bảng nhân 7
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Thành lập bảng nhân 7 ( 7 nhân với 1, 2, 3,.., 10 ) và học thuộc lòng bảng nhân này.
- áp dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 7.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV:- 10 tấm bìa mỗi tấm có gắn 7 hình tròn hoặc 7 hình tam giác hoặc 7 hình vuông.
 - Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 7 ( Không ghi kết quả của các phép nhân.)
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
( 5 phút )
2.Bài mới:
( 30 phút )
3. Củng cố
( 3 phút )
4. Dặn dò
( 2 phút)
-KT bài tập 1, 2. của tiết trước
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài:
* Nội dung bài:
1. HD thành lập bảng nhân 7.
- Gắn 1 tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
- 7 hình tròn được lấy mấy lần?
- 7 được lấy mấy lần?
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 7 x1 = 7 ( ghi lên bảng )
* Với các phép nhân tiêp theo làm tương tự, từ phép nhân 7 nhân 2 HD HS thêm: Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 (3, 4, 5, 10) lần.
* HD cách khác 7 x3 có kết quả của 7 x2 cộng thêm 7..
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập được, sau đó cho HS có thời gian để học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần cho HS đọc thuộc bảng nhân này.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
2. Luyện tập – thực hành:
Bài 1:
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- YC HS tự làm bài sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở để KT bài của nhau.
* Chốt : Củng cố bảng nhân 7
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày?
 Tóm tắt:
1 tuần lễ: 7 ngày
4 tuần lễ: ..ngày?
* Chốt: Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến phép nhân7.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hỏi: bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau số 7 là số nào?
- 7 cộng thêm mấy thì bằng 14?
- Con làm thế nào để tìm được số 21.
- Hỏi tương tự với các số sau.
- Chữa bài rồi cho HS đọc xuôI, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
* Chốt: Củng cố đếm thêm 7.
- Nhận xét giờ.
- CBBS: Luyện tập.
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
- Có 7 hình tròn.
- 7 hình tròn được lấy 1 lần.
7 được lấy 1 lần.
HS đọc phép nhân này: 7 nhân 1 bằng 7.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 7 hai lần.
- Đọc bảng nhân.
- Tính nhẩm.
- 7 x1 =7 7 x 4 = 28
 7 x 2 = 14 7 x 5 = 35
 7 x 3 = 21 7 x 6 = 42
- 1 HS đọc đề bài.
- Có 7 ngày.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
Cả 4 tuần lễ có số ngày là:
 7 x 4 = 28 ( ngày )
 Đáp số: 28 ngày.
- Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số 7.
- Tiếp sau số 7 là số 14.
- 7 cộng thêm 7 thì bằng 14.
- Con lấy 14 cộng với 7.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_mon_toan_lop_3.doc