Giáo án giảng dạy Tuần 10 Khối 3

Giáo án giảng dạy Tuần 10 Khối 3

CHIỀU Đạo đức:

CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (tiết 2)

 I. Mục tiêu:

- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

- HS hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Các câu chuyện, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ . về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 48 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 10 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
Từ ngày 9/11/2009 đến 13/11/2009
*************************
Thứ/ ngày
Tiết 
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
9/11
1
Chào cờ
2
Toán
Thực hành đo độ dài 
3
Tập đọc
Giọng quê hương. 
4
TĐ-KC
Giọng quê hương. 
Thứ ba
10/11
1
Thể dục
Học hai động tác chân, lườn.
2
Toán
Thực hành đo độ dài (tt).
3
Chính tả 
Nghe viết: Quê hương ruột thịt.
4
Tập đọc
Thư gửi bà 
Thứ tư 11/11
1
Toán
Luyện tập chung 
2
LT & Câu
So sánh – Dấu chấm
3
TNXH
Các thế hệ trong một gia đình.
4
Mỹ thuật
Thưởng thức mỹ thuật: Xem tranh tĩnh vật. 
5
Âm nhạc
Lớp chúng ta đoàn kết.
Thứ năm 12/11
1
Đạo đức
Chia sẽ vui buồn cùng bạn (t2)
2
Toán
Kiểm tra giữa kì 1.
3
Chính tả
Nghe viết: Quê hương.
4
Tập viết
Ôn chữ hoa G (tt).
Thứ sáu 13/11
1
Toán
Bài toán giải bằng hai phép tính.
2
T L V
Tập viết thư vào phong bì.
3
T N X H
Họ nội, họ ngoại.
4
Thủ công
Ôn tập chương I, phối hợp gấp, cắt, dán hình. 
TUẦN 10
 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
CHIỀU Đạo đức: 
CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (tiết 2)
 I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- HS hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Các câu chuyện, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ ... về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 em lên trả lời câu hỏi.
- Khi bạn có chuyện vui em cần làm gì?
- Em cần làm gì khi bạn có chuyện buồn?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
ª Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 4 - VBT trang 17 rồi làm bài: điền Đ hay S vào ô trống trước những ý ghi sẵn.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung.
- GV kết luận: 
+ Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻem nghèo, trẻ em khuyết tật.
+ Các việc e, h là việc làm sai vì không quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của bạn bè.
ªHoạt động 2 Liên hệ và tự liên hệ 
- Cho HS thảo luận cả lớp với ND sau:
+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào?
- GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
ªHoạt động 3: Trò chơi phóng viên (củng cố bài) 
- GV yêu cầu HS lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng.
*Kết luận chung:
- Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi.
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung giờ học.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng THCH.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bạn trả lời.
- Đọc thầm yêu cầu BT và tự điền theo ý của mình vào các ô trống mà mình cho là phù hợp.
- 3 - 5 HS nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung. 
+ Các việc : a, b , c , d , đ , g là những việc làm đúng . Các việc : e , h , là sai.
- HS tự liên hệ với bản thân, kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét tuyên dương những bạn đã biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn bè.
- Lớp tiến hành thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên nhà báo đến phỏng vấn bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến nội dung của chủ đề bài học.
- Ý nghĩa: Niền vui sẽ được mhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được thông cảm, chia sẻ.
- HS học bài v à xem trước bài sau.
Toán :
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Biết cách đo cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
 - Biết so sánh các độ dài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Thước thẳng học sinh và thước mét.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên đo chiều dài cái bảng lớp và chiều dài cái bàn HS, rồi đọc to kết quả đo.
- Nhận xét ghi điểm.
 3.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
- Hướng dẫn gợi ý.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu nêu cách đọc và so sánh số đo của từng bạn.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2. 
- Hướng dẫn làm BT theo nhóm (nhóm 4 em) lần lượt đo và ghi chép các số đo vào nháp.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để sắp xếp số đo các bạn theo thứ tự nhất định. 
- Đại diện nêu số đo và đọc to kết quả. 
+ Nhận xét chung về bài làm của HS. 
4. Củng cố:
- Yêu cầu hai em nêu về cách đo độ dài .
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà tập đo các bạn khác và ghi chép lại xem bạn nào cao hơn bạn nào. Chuẩn bị bài sau: “ Giải bài toàn bằng 2 phép tính”
- 2 HS lên bảng thực hành đo và đọc kết quả.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Quan sát và nhận xét về cách đổi về số đo có cùng một đơn vị đo rồi so sánh:
 + Hương: 1 m 32cm = 132 cm 
 + Nam: 1m 15 cm = 115 cm 
 + Hằng: 1m 20 cm = 120 cm 
 + Minh: 1m 25 cm = 125 cm 
 Bạn Hương cao nhất và bạn Nam thấp nhất.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Các nhóm thực hành đo chiều cao từng bạn trong nhóm của mình và ghi vào nháp.
- Các nhóm thảo luận trao đổi và sắp xếp về chiều cao của các bạn trong nhóm theo thứ tự từ cao nhất đến thấp hoặc ngược lại, đọc to kết quả đo được.
- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
-Vài HS nhắc lại nội dung bài.
- HS về nhà tập đo chièu cao của các bạn, xem trước bài sau.
Mĩ thuật:
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
CHIỀU Toán:
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
- GDHS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu bài tập . 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bảng nhân 7, chia 7.
- GV nhận xét, cho điểm.
 3.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
Bài toán 1: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt lên bảng.
Hàng trên:
Hàng dưới: ? kèn
 ? kèn
- Gọi 2 HS nhìn vào sơ đồ nêu lại bài toán.
- Nêu câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm ra cách giải.
- Mời 1 số HS nêu miệng cách giải.
- GV ghi bảng:
 Giải:
 Số kèn hàng dưới có là:
 3 + 2 = 5 (cái)
 Số kèn cả 2 hàng có là:
 3 + 5 = 8 (cái)
 Đáp số: a/ 5 cái kèn
 b/ 8 cái kèn.
+ Khi che câu hỏi b thì cách giải bài toán có gì thay đổi không ?
Bài toán 2: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt:
Bể 1:
Bể 2: ? con cá
- Gọi 2 HS đọc lại bài toán dựa vào sơ đồ. 
- Nêu câu hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm số cá ở 2 bể trước hết ta phải tìm gì ?
+ Khi tìm được số cá ở bể thứ nhất, ta làm thế nào để tìm số cá ở cả hai bể? 
- Mời 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
- GV nhận xét chữa bài trên bảng lớp.
* Kết luận: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính.
 b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài toán.
- Gọi 2 HS đọc lại bài toán trước lớp.
- Mời 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Lớp nhận xét bổ sung.
- Chia nhóm, các nhóm tự phân tích bài toán và tìm cách giải rồi ghi vào tờ giấy to. Nhóm nào làm xong dán bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
 Bài 2: 
 - Hướng dẫn tương tự như bài 1.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
 18 l
Thùng thứ nhất: 
 6 l ? l
Thùng thứ hai: 
- Nhận xét bài làm của HS.
- Yêu cầu HS đổi vở để KT bài nhau.
Bài 3: 
- Hướng dẫn tương tự như bài 1.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
 27 kg
Bao ngô: 
 5 kg ? kg
Bao gạo:
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
4.Củng cố:
- Khi giải bài toán có lời văn cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị bài sau “ Giải bằng hai phép tính ( tt)”
- HS đọc.
- HS nhận xét.
*Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
-Vài HS nhắc lại đấu bài.
- Theo dõi GV nêu bài toán.
- 2 HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán.
+ Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
+ Hỏi: a) Hàng dưới có bao nhiêu cái kèn?
 b) Cả 2 hàng có bao nhiêu cái kèn?
- Từng cặp trao đổi với nhau để tìm cách giải và tự giải vào nháp.
- 3 em nêu miệng bài giải, Cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Cách giải không thay đổi, chỉ thay đổi phần ghi đáp số - ghi 1 đáp số.
- Lắng nghe GV nêu bài toán.
- 2 HS dựa vào sơ đồ nêu lại bài toán.
+ Bể thứ nhất có 4 con cá, bể thứ hai nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá.
+ Hỏi cả 2 bể có bao nhiêu con cá.
+ Trước hết cần tìm số cá ở bể thứ hai.
+ Lấy số cá ở bể thứ nhất cộng với số cá ở bể thứ hai.
- Cả lớp làm bài vào nháp.
- HS lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung.
 Giải:
 Số con cá ở bể thứ hai là:
 4 + 3 = 7 (con)
 Số con cá cả 2 bể có là:
 4 + 7 = 11 (con)
 Đáp số: 11 con cá
- Lớp đọc thầm bài toán.
- 2 HS đọc lại bài toán trước lớp.
- 1HS lên bảng tóm tắt bài toán, cả lớp theo dõi bổ sung.
Anh 
Em 	? Bưu thiếp
- Các nhóm thảo luận và giải bài toán vào tờ giấy to, xong dán bài lên bảng.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
 Giải :
 Số tấm bưu ảnh của em :
 15 – 7 = 8 ( tấm )
 Số bưu ảnh cả hai anh em là :
 15 + 8 = 23 ( tấm )
 Đáp số: 23 tấm bưu ảnh 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét chữa bài.
 Giải :
 Số lít dầu ở thùng thứ 2 là:
 18 + 6 = 24 ( l )
 Số lít dầu ở cả hai thùng là:
 18 + 24 = 42 ( l )
 Đáp số: 42 lít dầu 
- Từng cặp đổi vở để KT chéo nhau. 
- Lớp quan sát sơ đồ tóm tắt rồi nêu lời bài toán và giải .Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 1 HS lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung.
 Giải :
 Bao ngô cân nặng là:
 27 + 5 = 32 (kg)
 Cả hai bao cân nặng là:
 27 + 32 = 59 ( kg)
 Đáp số: 59 kg 
- Cần chú ý điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi.
- HS về nhà xem lại các bài tập và xem trước bài sau.
Chính tả: (Nghe - viết)
QUÊ HƯƠNG
 ...  . –Một số bức tranh tĩnh vật , bài vẽ tranh tĩnh vật của lớp trước.
* Học sinh : -Các đồ dùng liên quan tiết học,
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh .
-Nhận xét và ghi điểm từng học sinh. 
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách vẽ “ họa tiết trang trí hình vuông “ 
b) Hoạt động 1 : Xem Tranh 
-Cho học sinh quan sát tranh ở vở tập vẽ và kết hợp cho học sinh nhâïn xét .
-Tác giả bức tranh là ai ? -Tranh vẽ những loại hoa quả nào ?
-Hình dáng của các loại hoa quả ra sao ?
-Có những màu sắc nào được vẽ ? Những hình chính của bức tranh được đặt như thế nào ? 
c)Hoạt động 2 :Nhận xét đánh giá :
- Nhận xét đánh giá chung giờ học .
-Khen ngợi những học sinh phát biểu xây dựng bài .
 e) Củng cố - Dặn dò :
-Dặn về sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét .
Quan sát về cành lá cây ( về hình dáng và màu sắc).
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài 
-Hai đến ba học sinh nhắc lại tựa bài .
-Cả lớp cùng theo dõi tranh vẽ về tĩnh vật (hoa quả) để nhận xét :
-Qua bức vẽ vừa quan sát cho biết bức tranh này do họa sĩ Đường Ngọc Cảnh vẽ 
-Quan sát từng loại quả có trong tranh từ đó đưa ra các nhận xét khác nhau .
-Tranh vẽ các loại quả như : Sầu riêng , cam , chuối , đu đủ 
-Cả lớp theo dõi giáo viên hướng dẫn kết hợp quan sát và nêu lên cách bố cục của hình vẽ tĩnh vật trong vở tập vẽ .
-Quan sát về hình dáng và màu sắc của một số cành lá , hoa , quả 
-------------------------------------:
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Thứ năm, ngày 06 tháng 11 năm 2009
 Tiết 2: Toán: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
KT theo đề của trường
Thứ sáu ngày 07 tháng 11 năm 2009
Tiết 5: Thể dục: 
ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
 TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC”
 A/ Mục tiêu:- Biết cách thực hiện bốn động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
 B/ Địa điểm phương tiện : - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. 
 - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
 C/ Lên lớp :
Nội dung và phương pháp dạy học
Đội hình luyện tập
 1/Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. 
- Giậm chân tại chỗ , vỗ tay theo nhịp và hát. 
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. 
- Chơi trò chơi : Đứng, ngồi theo hiệu lệnh. 
 2/Phần cơ bản :
* Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, luờn.
- Cho HS ôn luyện theo tổ, GV theo dõi sửa chữa cho các em.
- Cả lớp tập đồng loạt theo nhịp hô của GV.
+ Tập liên hoàn 2 động tác vươn thở và tay.
+ Ôn động tác chân.
+ Ôn động tác lườn.
+ Tập liên hoàn 2 động tác chân và lườn.
+ Tập liên hoàn cả 4 động tác.
* Chơi trò chơi : “Chạy tiếp sức “ 
- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi 
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Chạy tiếp sức”.
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn học sinh về nhà thực hiện lại các động tác TD đã học.
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
 GV
 Toán: 
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. Mục tiêu : 
- Kiểm tra kết quả học toán giữa học kì I của học sinh tập trung vào: 
 + Kĩ năng thực hiện phép nhân , chia nhẩm trong phạm vi các bảng 6 , 7. 
 + Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số co một chữ số , chia số có hai chữ số với số có một chữ số . Nhận biết mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng . Đo độ dài đoạn thẳng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 + Kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số , giải bài toán lieen quan đến gấp một số lên nhiều lần .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Đề bài kiểm tra
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ làm bài kiểm tra 
 b) Đề bài :
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng : 
-Bài 1: -Tính nhẩm :
6 x 3 = 24 : 6 =  7 x 2 = 42 : 7 = 
7 x 4 = 35 : 7 =  6 x 7 = 54 : 6 = 
6 x 5 = 49: 7 =  7 x 6 = 70 : 7 =
Bài 2 
 12 20 86 2 99 3
x 7 x 6 
Bài 3 :
>
<
=
 2 20 cm  2m 25 cm 
 4m 50 cm  450 cm 
 6m 60 cm  6m 6 cm
Bài 4 : - Chị nuôi được 12 con gà , mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị .Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà? 
Bài 5:- Vẽ đoạn thẳng Ab có độ dài 9 cm ? . Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Hôm nay toán học bài gì ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Học sinh thực hiện vào giấy kiểm tra 
 Cho điểm 
Bài 1 : Tính đúng kết quả được 2 điểm ( mỗi phép tính được điểm )
-Bài 2 : ( 2 điểm )- Học sinh tính đúng mỗi hình phép tính được điểm .
Bài 3 :( 2 điểm ) – Mỗi lần viết đúng dấu thích hợp được điểm 
Bài 4 : ( 2 điểm ) – Viết câu lời giải đúng được . Viết phép tính đúng được 1 điểm . Viết đáp số đúng được điểm .
- Bài 5 : (2 điểm ) – Vẽ đúng mỗi đoạn thẳng được 1 điểm.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại -Xem trước bài “ Luyện tập”
Buổi chiều
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TOÁN
 A/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về Bảng đơn vị đo độ dài.
 - Giáo dục HS yêu thichs môn học.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a)4m 5cm = ... cm b) 9m 2dm = ... dm
 5m 3dm = ... dm 7m 12cm = ... cm
 8dm 1cm = ... cm 7m 3dm = ... cm
Bài 2: Tính:
 25dam + 42dam = 672m + 314m =
 83hm - 75hm = 475dm - 56dm =
 13km x 5 = 48cm : 6 =
Bài 3: Khoanh vào trước chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số đo độ dài nhỏ hơn 5m 15cm là:
A, 505cm B. 515cm C. 550cm D. 551cm
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xêm lại các BT đã làm.
- Cả lớp đọc kĩ yêu cầu từng bài rồi tự làm bài vào vở.
- 5HS lần lượt lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
Bài 1: Các số cần điền:
 a) 405cm ; 53dm ; 81cm
 b) 92dm ; 712cm ; 730cm
Bài 2:
 25dam + 42dam = 67dam
 83hm - 75hm = 8hm
 13km x 5 = 65km
 672m + 314m = 986m
 475dm - 56dm = 419dm
Bài 3: Khoanh vào đáp án A. 505cm.
- Chữa bài vào vở (nếu sai).
-------------------------------------------------------------
TOÁN NÂNG CAO
 A/ mục tiêu: - Củng cố, nâng cao kiến thức về các đơn vị đo độ dài.
 - Rèn cho HS tính tự giác, kiên trì trong học tập.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Viết vào chỗ chấm theo mẫu:
1km = 10hm = 100dam = 1000m
3km = ....hm = .....dam = ........m
7km = ....hm = .....dam = ........m
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 4m 3dm = ....dm 8dm 7cm = ... cm
 5m 4cm = .... cm 6dm 8mm = ....mm
 9m 7dm = .... cm 7dm 6cm = .... mm
Bài 3: Ba bạn An, Bình, Cường thi ném bóng. An ném xa 4m 52cm, Bình ném xa 450cm, Cường ném xa 4m 6dm. Hỏi 
a) Ai ném được xa nhất ?
b) Cường ném được xa hơn An bao nhiêu cm?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS xung phong lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
 Giải:
 Đổi : 4m 52cm = 452cm
 4m 6dm = 460cm
 Cường ném xa nhất.
Cường ném xa hơn An là:
469 - 452 = 17 (cm)
 ĐS: a) Cường b) 17cm
----------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT
 A/ Mục tiêu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần.
 - Rèn cho HS tính tự giác trong học tập.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Giọng quê hương, Thư gửi bà.
- Theo dõi uốn nắn cho các em.
- Mời các nhóm thi đọc phân vai bài Giọng quê hương.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân bài Thư gửi bà.
- Nhận xét, tuyên dương cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
2/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm BT sau:
Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây:
 Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
 Như tiếng thác dội về
 Như ào ào trận gió.
- Mời 1HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
3/ Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm.
- Các nhóm luyện đọc, theo dõi sửa sai cho bạn trong nhóm mình.
- Thi đọc phân vai.
- Thi đọc cá nhân.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn và nhóm đọc hay nhất.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
--------------------------------------------------------
RÈN CHỮ
 A/ Mục tiêu: - HS luyện viết chữ hoa: Gi, Ô, T, V, X theo cỡ chữ nhỏ.
 - Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì trong học tập.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Yêu cầu HS tập trên bảng con các chữ hoa: Gi, Ô, T, V, X.
* Nêu yêu cầu:
- Viết các chữ hoa trên bằng cỡ chữ nhỏ, viết mỗi chữ 1 dòng.
- Viết 2 dòng: Ông Gióng.
- Viết 2 lần câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
* Yêu cầu HS viết vào vở, GV theo dõi uốn nắn.
* Chấm vở 1 số em, nhận xét tuyên dương.
* Dặn dò: Về nhà luyện viết thêm, ghi nhớ cách viết chữ hoa.
- Cả lớp lấy bảng con tập viết các chữ hoa GV yêu cầu.
- Chú ý theo dõi.
- Cả lớp viết vào vở.
- Nộp vở để GV chấm.
ĐỀ KIỂM TRA 40 PHÚT MÔN TOÁN
Bài 1 . Tính nhẩm:
 6 x 3 = ... 24 : 6 = ... 7 x 2 = ... 42 : 7 = ...
 7 x 4 = ... 35 : 7 = ... 6 x 7 = ... 54 : 6 = ...
 6 x 5 = ... 49 : 7 = ... 7 x 6 = ... 70 : 7 = ...
Bài 2. Tính
 12 20 86 2 99 3
 x x 
 7 6 
Bài 3. 
>
<
=
 2m 20cm ... 2m 25cm 8m 62cm ... 8m 60cm
 4m 50cm ... 450cm 3m 5cm ... 300cm
 6m 60cm ... 6m 6cm 1m 10cm ... 110cm
Bài 4. Chị nuôi 12 con gà, mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà ?
Bài 5. a,Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm ? 
 b,Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
 Hướng dẫn cho điểm.
Bài 1: Tính đúng kết quả được 2 điểm ( mỗi phép tính được điểm )
Bài 2: ( 2 điểm ) - Học sinh tính đúng mỗi hình phép tính được điểm .
Bài 3:( 2 điểm ) – Mỗi lần viết đúng dấu thích hợp được điểm 
Bài 4: ( 2 điểm ) – Viết câu lời giải đúng được . Viết phép tính đúng được 1 điểm . Viết đáp số đúng được điểm .
Bài 5: (2 điểm ) – Vẽ đúng mỗi đoạn thẳng được 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 10.doc